You are on page 1of 6

Buổi thảo luận thứ nhất: Nghĩa vụ.

Vấn đề 1: Thực hiện công việc không có ủy quyền

Câu 1: Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?


Trả lời:
Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện
công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được
thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.
Cơ sở pháp lý: Điều 574 BLDS 2015.

Câu 2: Vì sao thực hiện công việc không cô ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?
Trả lời:
Thực hiện công việc không có ủy quyền là một trong sấu căn cứ phát sinh nghĩa vụ được
quy định tại khoản 3, điều 275 BLDS 2015. Căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là những sự
kiện xảy ra trong thực tế, được pháp luật dân sự dự liệu, thừa nhận là có giá trị pháp lý làm phát
sinh nghĩa vụ dân sự. Do đó, thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ làm phát sinh
nghĩa vụ dân sự là vì trong thực tế có các trường hợp thực hiện công việc không có ủy quyền, mà
việc quy định chế định này tạo nên sự ràng buộc pháp lý giữa người thực hiện công việc và
người có công việc được thực hiện và nâng cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo quyền lợi của
người thực hiện công việc cũng như đối với người có công việc được thực hiện.

Câu 3: Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định thực hiện công
việc không có ủy quyền?
Trả lời:
Chế định thực hiện công việc không có ủy quyền trong BLDS 2005 điều kiện áp dụng
chế định công việc thực hiện công việc không có ủy quyền còn gặp nhiều bất cập khi quy định
điều kiện là "hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện". Nghĩa là người thực
hiện công việc hoàn toàn không có lợi ích trong công việc mà họ được hẹn và tất cả phải vì lợi
ích của người có công việc được thực hiện. Nói cách khác, theo nghĩa này người thực hiện công
việc không có bất kỳ lợi ích nào từ việc thực hiện công việc cho người khác. Tuy nhiên, trong
thực tế xét xử có rất nhiều trường hợp người thực hiện công việc cũng có lợi ích từ việc thực
hiện. Tại điều 574 BLDS 2015 hiện hành đã cải thiện, bám sát với thực trạng khi bỏ đi hai từ
"hoàn toàn" trong quy định. Điều sửa đổi là hoàn toàn hợp lí với thực tế xét xử.

Câu 4: Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” theo
BLDS 2015 ? Phân tích từng điều kiện.
Trả lời:
Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” theo BLDS
2015:
(1) Người thực hiện là người không có nghĩa vụ thực hiện công việc đó. Nghĩa vụ ở đây
là nghĩa vụ pháp lý do luật định hoặc do các bên thỏa thuận. Điều kiện “không có nghĩa vụ thực
hiện công việc” dường như chỉ được xem xét trong quan hệ giữa người thực hiện công việc và
người có công việc được thực hiện nhưng trên thực tế nếu công việc này được thực hiện theo yêu
cầu của người thứ ba hay theo thỏa thuận với người thứ ba thì vẫn có thể vận dụng chế định thực
hiện công việc không có ủy quyền
(2) Thực hiện công việc vì lợi ích của người có công việc được thực hiện. Trên cơ sở yêu
cầu này chúng ta chỉ đươc áp dụng chế định khi người thực hiện công việc tiến hành công việc
này vì lợi ích của người có công việc vì lợi ích của người có công việc được thực hiện. Điều này
có thể hiểu theo hai nghĩa sau. Nghĩa thứ nhất là người thực hiện công việc hoàn toàn không có
lợi ích gì trong công việc họ thực hiện và tất cả chỉ vì lợi ích của người có công việc được thực
hiện. Nghĩa thứ hai, việc thực hiện công việc vì lợi ích của người có công việc được thực hiện
không ngoại trừ khả năng người tiến hàn công việc cũng có lợi ích từ việc thực hiện. Như vậy,
chế định này có thể áp dụng khi người thực hiên có lợi trong việc thực hiện.
(3) Người có công việc được thực hiện không biết hoặc không phản đối. Nếu người có
công việc phản đối mà bên kia vẫn tiếp tục thực hiện thì không thuộc trường hợp thực hiện công
việc không có ủy quyền.

Câu 5: Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có thể yêu
cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế định “thực
hiện công việc không có ủy quyền” trong BLDS 2015 không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.
Trả lời:
Sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có thể yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện
những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền”
trong BLDS 2015.
Vì có đủ các yếu tố để xác định nhà thầu C đã thực hiện công việc không có ủy quyền đối
với bên có công việc là chủ đầu tư A
 Thứ nhất, việc xây dựng công tình công cộng hoàn toàn không phải là nghĩa vụ do nhà
thầu C và chủ đầu tư A thỏa thuận (mà do Ban quản lý dự án B ký hợp đồng với C mà
không nêu rõ trong hợp đồng B đại diện A và cũng không có ủy quyền của A); việc xây
dưng công trình công cộng này cũng không do luật định đối với C là bên thực hiện công
việc không có ủy quyền.
 Thứ hai, việc xây dựng công trình công cộng đó là vì lợi ích của người có công việc được
thực hiện là A.
 Thứ ba, chủ đầu tư A không biết hoặc biết mà không phản đối việc nhà thầu C xây dựng
công trình công cộng. Theo quan điểm của nhóm em là A biết mà không phản đối, bởi
việc xây dựng công trình công cộng của C là hiện hữu, có tiến độ thi công hằng ngày, chứ
không đơn thuần là việc mua bán hay giao kết một hợp đồng.
Cơ sở pháp lý của việc xác định nhà thầu C đã thực hiện công việc không có ủy quyền là
điều 574 BLDS 2015. Nếu đã xác định được C thực hiện công việc không có ủy quyền thì C
hoàn toàn có thể yêu cầu A thực hiện nghĩa vụ của bên có công việc theo điều 576 BLDS 2015.
Câu 6: Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế nào?
Qua trung gian là tài sản là gì?
Trả lời:
Theo điểm a, b Điều 1, mục I của thông tư thì cách tính lại giá trị khoản tiền phải thanh
toán là:
 Sự việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ dân sự xảy ra trước ngày 1-7-1996 và trong
thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm
mà giá gạo tăng từ 20% trở lên, thì Toà án quy đổi các khoản tiền đó ra gạo theo giá gạo
loại trung bình ở địa phương (từ đây trở đi gọi tắt là “giá gạo”) tại thời điểm gây thiệt hại
hoặc phát sinh nghĩa vụ, rồi tính số lượng gạo đó thành tiền theo giá gạo tại thời điểm xét
xử sơ thẩm để buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán và chịu án phí theo số tiền
đó.
 Sự việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ xảy ra sau ngày 1-7-1996 hoặc tuy xảy ra
trước ngày 1-7-1996, nhưng tại khoảng thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh
nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo không tăng hay tuy có tăng nhưng ở
mức dưới 20%, thì Toà án chỉ xác định các khoản tiền đó để buộc bên có nghĩa vụ phải
thanh toán bằng tiền. Trong trường hợp người có nghĩa vụ có lỗi thì ngoài khoản tiền nói
trên còn phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà
nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm xét xử sơ thẩm theo quy
định tại khoản 2 Điều 313 Bộ luật dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp
luật có quy định khác.
 Giá gạo là trung gian được tòa án sử dung.

Câu 7: Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền cụ
thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
Ông Quới phải trả cho cô khoản tiền là 3. 285.00 đồng. Bởi lẽ:
 Nghĩa vụ dân sự phát sinh giữa hai ông bà vào ngày 15/11/1973 tức là trước ngày
1/7/1996 và giá gạo trung bình vào năm 1973 là 137đ/kg và giá gạo trung bình hiện nay
theo Sở tài chính TP.HCM là 9000đ/kg, giá gạo hiện nay đã tăng lên quá 20%. Căn cứ
điểm a khoản 1 Điều I Thông tư số 01/TTLT ngày19/06/1997 của Toà án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và
thi hành án về tài sản thì:
 Bà Cô đưa cho ông Quới số tiền 50.000đ với giá gạo thời điểm này (nằm 1973) là
137đ/kg nên: 50.000: 137 = 365kg và sau khi quy đổi theo giá gạo ở thời điểm hiện nay
thì số tiền mà ông Quới phải trả là: 365.9.000 = 3.285.000đ.

Câu 8: Thông tư có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất
động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS – GĐT không? Vì sao?
Trả lời:
Thông tư trên không điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất
động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS – GĐT. Vì thông tư trên không nêu về việc điều
chỉnh thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản mà thông tư trên chỉ chỉnh
nghĩa vụ tài sản là các khoản: tiền, vàng (là các khoản tiền, tiền hoàn trả, tiền công, tiền lương,
tiền truy thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính) và nghĩa vụ tài sản là hiện vật theo mục I và
mục II của thông tư

Vấn đề 2: Thực hiện nghĩa vụ (thanh toán một khoản tiền)

Tóm tắt án: Cụ Ngô Quang Bảng với vợ chồng bà Mai Hương và ông Hoàng văn Thịnh có ký
hợp đồng chuyển nhượng 1.010m2 đất với số tiền là 5.000.000 đồng. Bà Hương đã trả cho cụ
4.000.000 đồng, còn nợ 1.000.000 đồng tương đương 1/5 giá trị thửa đất chưa thanh toán. Nhưng
vợ chồng bà Hương và ông Thịnh đã được nhận đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên
và bà Hương không trả số tiền còn thiếu. Sau đó bà Hồng chuyển nhượng lại mảnh đất trên cho
vợ chồng ông Chinh và bà Sáu. Theo hội đồng giám đốc thẩm, trong quá trình thực hiện hợp
đồng bà Hương đã vi phạm nghĩa vụ chuyển tiền chuyển nhượng đất không đúng thời hạn, do đó
bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng số tiền chuyển nhượng còn thiếu theo giá thị trường tại
thời điểm xét xử sơ thẩm. Như vậy mới bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Câu 9: đối với tình huống trong quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà đất được xác
định là 1.697.760.000 đồng như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì, theo Tòa án nhân dân cấp cao tại
Hà Nội, khoản tiền bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?
Trả lời: Trong bản án, TAND cấp cao tại Hà Nội có nói rõ: “Bà Hương phải thanh toán cho cụ
Bảng số tiền còn nợ tương ứng với 1/5 giá trị nhà, đất theo định giá tại thời điểm xét xử sơ thẩm
mới đúng với đúng với hướng dẫn tại điểm b2 tiêu mục 2.1, mục 2 phần II nghị quyết số
02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao”, vậy nên
nếu giá trị nhà đất được xác định là 1.697.760.000 đồng thì bà Hương phải thanh toán cho cụ
Bảng số tiền là:
1/5x1.697.760.000=339.552.000 đồng
Vì Tòa án giải quyết theo hướng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (bên có
quyền) cụ thể trong bản án là cụ Ngô Quang Bảng.

Câu 10: Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa? Nêu một
tiền lệ (nếu có) ?
Trả lời: Chưa có tiền lệ

Vấn đề 3: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận

Câu 13: đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ cho bà Tú đã được chuyển giao sang
cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh
Trả lời:
Trong Phần xét thấy. Tuy nhiên, phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao
nghĩa vụ trả nợ sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú thiết lập hợp
đồng cho bà Ngọc vay 465.000.000đ và hợp đồng cho bà Loan, ông Thạnh vay 150.000.000đ
vào ngày 12/5/2005. Như vậy, kể từ thời điểm bà tú thiết lập hợp đồng vay với bà Ngọc, bà Loan
và ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng với bà Tú đã chấm dứt. Việc yêu cầu bà
Phượng có trách nhiệm thanh toán nợ cho bà Tú là không có căn cứ.’

Câu 14: Suy nghĩ của anh, chị về đánh giá trên của tòa án
Trả lời:
Đánh giá của tòa án là hoàn toàn hợp lý. Theo khoản 1 điều 370 BLDS 2015 về chuyển
giao nghĩa vụ: bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên
có quyền đồng ý. Vì vậy bà Phượng khi yêu cầu chuyển giao nghĩa vụ cho bà Ngọc, Loan và ông
Thạnh đã được bà Tú chấp nhận thỏa mãn điều kiện của luật quy định.

Câu 15: Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu còn có trách nhiệm đối với
người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển giao?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu không còn trách nhiệm đối với người
có quyền chuyển giao khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đươc chuyển giao.

Câu 16: Nhìn từ góc độ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách
nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được
chuyển giao? Nêu rõ quan điểm của các tác giả mà anh/chị biết.
Trả lời:
Tác giả Đỗ Văn Đại đưa ra quan điểm về vấn đề này là: “Khi có chuyển giao nghĩa vụ
theo thỏa thuận, người có nghĩa vụ ban đầu không còn trách nhiệm với người có quyền nên
người có quyền không thể yêu cầu người có nghĩa vụ ban đầu thực hiện nghĩa vụ khi người thế
nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển giao. Nếu có nghĩa vụ chuyển giao theo pháp
luật mà khi chuyển giao người có nghĩa vụ ban đầu chết hay chấm dứt (như do sáp nhập hay hợp
nhất) thì hiển nhiên người có quyền cũng sẽ không thể yêu cầu người có nghĩa vụ ban đầu thực
hiện nghĩa vụ”. Như vậy, nhìn từ góc độ quan điểm tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu không
còn trách nhiệm đối với người có quyền khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được
chuyển giao.

Câu 19: Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.
Trả lời:
Theo em hướng giải quyết trên của Tòa án là hợp lí. Bởi lẽ bà Phượng là người trung gian
giữa bà Tú và bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh nên khi bà phượng chuyển giao nghĩa vụ và được
bà Tú đồng ý thì nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú hoàn toàn chấm dứt là hợp lí. Bà Phượng
cũng chỉ là người đứng ra giúp mượn tiền nên không phải chiu trách nhiệm trả nợ.
-Tiếp đó căn cứ vào điều 370 BLDS 2015 quy định về chuyển giao nghĩa vụ dân sự thì:
“1.Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền
đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có
quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
2.Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.”
Nghĩa là bà Phượng sẽ không phải chịu trách nhiệm trả nợ khi đã chuyển giao nghĩa vụ.

Câu 20: Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo lãnh
của người thứ ba thì, khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh có chấm dứt
không? Nêu cơ sở pháp lí khi trả lời.
Trả lời:
Căn cứ điều 371 BLDS 2015 về chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm: “Trường
hợp nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.” Theo đó trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà
Tú có biện pháp bảo lãnh của người thứ ba thì nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh sẽ
chấm dứt trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Xét thấy không có thỏa thuận thì biện pháp bảo
lãnh hoàn toàn chấm dứt.

You might also like