You are on page 1of 10

Vấn đề 4: Bảo lãnh

Tóm tắt quyết định số 02/2013/KDTM-GĐT ngày 08/1/2013 của Hội đồng thẩm
phánTòa án nhân dân tối cao:

Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Đồng Nai ký hợp đồng cho
Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc vay tiền. Tài sản được dùng để đảm bảo cho khoản vay
là quyền sử dụng mảnh đất của ông Miễn và bà Cà. Hợp đồng này thông qua bà Trang
để thực hiện và ông Miễn bà Cà đều nói rằng mình không quen biết với bà Tỉnh cũng
như Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc. Nay Quỹ tín dụng không đòi được nợ từ bà Tỉnh
cũng như Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc nên buộc người bảo lãnh phải có trách
nghiệp với khoản nợ đó. Cả ông Miễn và bà Cà đều không đồng ý với quyết định này.
Tòa án tuyên chỉ khi chủ Doanh nghiệp tư nhân không trả được nợ hoặc không đủ thì
ông Miễn và bà Cà mới phải trả thay; nếu cả hai đều không trả thì mới xử lý tài sản
thế chấp để thu hồi nợ.

Tóm tắt Quyết định số 968/2011/DS-GĐT ngày 27/12/2011 của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao:

Bà Nhung cho bà Mát vay 500.000.000 đồng, với lãi suất 1,2% tháng và bà Mát
được ông Ân và bà Thắng bảo lãnh. Sau khi vay, bà Mát trả được 8 tháng tiền lãi sau
đó bà Mát không trả tiền cả gốc lẫn lãi nên bà Nhung khởi kiện yêu cầu bà Mát phải
trả tiền cho bà. Tại Toà sơ thẩm quyết định bà Mát và bà Thắng cùng liên đới chịu
trách nhiệm trả tiền cho bà Nhung. Bà Thắng kháng cáo không đồng ý với bản sơ
thẩm. Tại bản án dân sự phúc thẩm thì huỷ bản án sơ thầm và nhận xét rằng quan hệ
vay tiền và quan hệ bảo lãnh là hai quan hệ độc lập nên bà Nhung có quyền khởi kiện
bà Mát trả tiền hoặc bà Thắng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trả nợ thay cho bà Mát. Sau
đó bà Nhung khởi kiện lại yêu cầu bà Thắng phải trả tiền thay cho bà Mát. Tại quyết
định giám đốc thẩm quyết định huỷ cả bản án sơ thẩm và phúc thẩm, cho rằng trước
hết cần xác định bà Mát là người thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình với bà Nhung,
nếu bà Mát không có khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc chỉ thực hiện được một
phần thì phần không thực hiện được bà Thắng và ông Ân mới có trách nhiệm thực
hiên thay.
Câu 1: Những đặc trưng của bảo lãnh:

- Bên bảo lãnh phải dùng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc tự mình thực hiện
một công việc để chịu trách nhiệm thay cho người được bảo lãnh nếu người
này không thực hiện nghĩa vụ hoặc gây ra thiệt hại cho bên nhận bảo lãnh. Khi
bên bảo lãnh thực hiện xong những cam kết trước bên nhận bảo lãnh thì quan
hệ nghĩa vụ chính cũng như việc bảo lãnh được coi là chấm dứt.
- Bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp sau đây:
- – Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt.
- – Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
- – Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- – Theo thỏa thuận của các bên.
- Khi đó, bên bảo lãnh có quyền yêu cầu người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ
đối với mình trong phạm vi đã bảo lãnh; bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu
có thỏa thuận giữa họ với người được bảo lãnh hoặc pháp luật có quy định.
- Nếu trong các giao dịch khác, hợp đồng có hiệu lực kể từ khi kí kết hoặc
chuyển giao tài sản thì trong bảo lãnh, nghĩa vụ bảo lãnh chỉ xuất hiện khi bên
được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ khi đến
hạn thực hiện.

Câu 2: Những thay đổi của BLDS 2015 và 2005 về bảo lãnh:

- Đối chiếu về nội dung của BLDS 2015 và BLDS 2005 thì cơ bản là giống
nhau, vẫn giữ nguyên nội dung của một số điều bao gồm : khái niệm; thù lao;
nhiều người cùng bảo lãnh; quyền yêu cầu của bên bảo lãnh và chấm dứt bảo
lãnh

● Về khái niệm bảo lãnh:

Điều 361 BLDS 2005 Điều 335 BLDS 2015


- Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây 1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây
gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có
quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh)
sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có
nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo
lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện
bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không
không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thực hiện hoặc thực hiện không đúng
thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ nghĩa vụ.
phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được
bảo lãnh không có khả năng thực hiện 2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên
nghĩa vụ của mình. bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ
thay cho bên được bảo lãnh trong trường
hợp bên được bảo lãnh không có khả
năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

- So với BLDS 2005, quy định về khái niệm bảo lãnh tại BLDS 2015 được tách
thành 2 khoản thể hiện sự rõ ràng và tính logic của Luật. Tuy nhiên khái niệm
bảo lãnh được quy định tại BLDS 2015 có bổ sung thêm những từ ngữ để làm
sáng tỏ nội dung của Luật, tránh việc hiểu sai và áp dụng không đúng nội dung
như “đến thời hạn” thành “đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ”; “thực hiện nghĩa
vụ…” thành “thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường
hợp…”.

● Về phạm vi bảo lãnh: BLDS 2015 có một số khoản được sửa đổi và bổ sung
chi tiết hơn so với điểu 363 BLDS 2005.

- Sửa đổi khoản 2, theo quy định BLDS 2015 nếu các bên không có thỏa thuận
khác thì nghĩa vụ bảo lãnh ngoài việc bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền
bồi thường thiệt hại giống với BLDS 2005 thì còn bao gồm cả lãi trên số tiền chậm trả
trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Từ đó ta có thế thấy quy định này đã hoàn thiện
hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của bên nhận bảo lãnh.

- Bổ sung thêm khoản 3, BLDS 2015 được nhận quy định mới tại khoản 3 điều
336 “Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”. Đây cũng được coi là một điểm mới có những ưu điểm
nhất định so với BLDS 2015, là sự thay đổi đúng đắn và đầy tính thuyết phục.

- Bổ sung thêm khoản 4, BLDS 2015 được nhận quy định mới tại khoản 4 điều
336 “Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì
phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc
pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.”. Về nguyên tắc theo khoản 1 điều 615 BLDS
2015 người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do
người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác nên chỉ thực hiện nghiã vụ bảo
lãnh đối với những khoản nợ phát sinh trước khi bên bảo lãnh chết. Từ đó giúp khắc
phục được việc phát sinh tranh chấp khó giải quyết và là một giải pháp bảo vệ bên bảo
lãnh.
● Về miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

- Sửa đổi khoản 1, điều 368 BLDS 2005 quy định trong trường hợp bên nhận bảo
lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì việc bên được bảo lãnh vẫn
phải thực hiện nghĩa vụ thì điều 341 BLDS 2015 “ Trường hợp bên bảo lãnh phải thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên
bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo
lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.” Qua đó cho ta
thấy BLDS 2015 quy định như vậy hợp lí, phù hợp với thực tiễn giao kết hợp đồng
bảo lãnh cũng như thể hiện sự tôn trọng quyề quyết định của bên nhận bảo lãnh.

- Bổ sung thêm khoản 3, điều 368 BLDS 2015 ghi nhận “Trường hợp một trong
số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh không phải thực hiện
phần nghĩa vụ đối với mình thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại
đối với những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại.” Việc bổ sung thêm khoản trên
giúp cụ thể và hoàn thiện hơn về trường hợp nhiều người tham gia trong quan hệ bảo
lãnh ngoài trường hợp trên còn có trường hợp nhiều người nhận được bảo lãnh. Trên
thực tế thì trường hợp sau dễ xảy ra tranh chấp hơn, nên việc bổ sung này là hoàn toàn
thuyết phục.

● Về trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh: đây là điều mới hoàn toàn được bổ sung
thêm tại BLDS 2015, được ghi nhận tại điều 342 BLDS 2015 làm đầy đủ các chế định
về bảo lãnh. Cụ thể tại khoản 2 điều 342 “Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện
đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh
toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.” thay thế cho quy định về quản
lý tài sản tại điều 369 BLDS 2005.

● Về hình thức bảo lãnh: khác với BLDS 2005, BLDS 2015 đã loại bỏ quy định về
hình thức bảo lãnh .Theo đó, việc bảo lãnh không nhất thiết phải được lập bằng văn
bản theo BLDS 2005 mà có thể được thể hiện dưới bất kì hình thức nào của hợp đồng
như bằng văn bản, thỏa thuận miệng hay bằng hành vi cụ thể. Do đó, việc BLDS 2005
quy định biện pháp bảo lãnh bắt buộc phải bằng văn bản không đáp ứng được yêu cầ
thực tiễn do các bên xác lập biên pháp bảo lãnh dưới nhiều hình thức khác nhau. Như
vậy có thể thấy rằng BLDS 2015 sự tự do ý chí của các bên trong việc lựa chọn các
hình thức của hợp đồng bảo lãnh.

● Về xử lý tài sản của các bên bảo lãnh: quy định này tại điều 369 BLDS 2005 được
hủy bỏ vì chưa thực sự đúng với bản chất bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm đối nhân

● Về hủy bỏ việc bảo lãnh: quy định này tại điều 370 BLDS 2005 khi sang BLDS
2015 cũng được hủy bỏ. BLDS 2015 đã hủy bỏ các quy định về việc hủy bỏ cầm cố
và thế chấp, để khái quát, phù hợp thống nhất với chế định về hủy bỏ hợp đồng.

 Đối với Quyết định số 02:


Câu 3: Đoạn nào cho thấy Toà án xác định quan hệ giữa ông Miễn, bà Cà với
Quỹ tín dụng là quan hệ bảo lãnh?

Đoạn cho thấy Toà án xác định quan hệ giữa ông Miễn, bà Cà với Quỹ tín dụng là
quan hệ bảo lãnh:

“Việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm tuyên: “Số tiền trên được ưu
tiên đảm bảo thanh toán bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ông Trần Văn
Miễn đứng tên diện tích là 20.408 m2, theo Hợp đồng thế chấp của người thứ ba...” là
không đúng. Trong trường hợp xác định Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của
người thứ ba số 01534 ngày 22/9/2006 giữa các bên có hiệu lực thì phải tuyên theo
đúng quy định tại khoản 1, Điều 5 và khoản 1, Điều 7 của Hợp đồng thế chấp; Điều
361 Bộ luật Dân sự là khi Chủ doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân không trả nợ hoặc
trả không đủ thì ông Miễn, bà Cà phải trả thay; nếu ông Miễn, bà Cà không trả nợ
hoặc trả không đủ thì mới xử lí tài sản thế chấp để thu hồi nợ”.

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về việc xác định trên của Hội đồng thẩm phán.

Về nguyên tắc cũng như trên thực tế, bảo lãnh là biện pháp bảo đảm tồn tại trong
quan hệ giữa bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh mà trong đó
bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh hẳn là có quan hệ mật thiết, tin tưởng nhau, có sự
ràng buộc về tình nghĩa hoặc ít nhất phải quen biết nhau. Trong trường hợp này theo
lời trình bày của bà Tỉnh-chủ DTNN Đại Lộc Tân và người có nghĩa vụ liên quan là
ông Miễn, bà Cà thì trước khi làm thủ tục vay tiền họ hoàn toàn không quen biết nhau,
không bàn bạc gì về việc thế chấp để vay tiền, mà đều thông qua bà Trang. Việc ông
Miễn ký giấy ủy quyền và hợp đồng thế chấp để bà Tỉnh vay được tiền từ Quỹ tín
dụng dù ông biết là mình đang lấy quyền sử dụng đất để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ
của bà Tỉnh với số nợ rất lớn hoàn toàn trong trường hợp bất đắc dĩ .

Trong trường hợp này, sự xuất hiện của bà Trang với vai trò là người trung gian
tìm kiếm người bảo lãnh cho bà Tỉnh và đáp ứng nguyện vọng của ông Miễn được vay
70 triệu đồng và trường hợp thông qua người trung gian vẫn chưa có quy định điều
chỉnh. Tuy nhiên theo quan điểm cá nhân, nếu việc bà Trang là người trung gian trong
trường hợp này không vi phạm pháp luật thì trước khi thực hiện việc ký hợp đồng thế
chấp và hợp đồng tín dụng phải cho bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh gặp gỡ để đưa
ra những thỏa thuận hợp lý.Bên cạnh đó, tại hợp đồng thế chấp và cả hợp đồng tín
dụng đều ghi ngày 26/09/2006 xác lập 2 hợp đồng trên, nhưng UBND xã Thạnh Phú
xác nhận hợp đồng thế chấp ông Miễn, bà Cà ký vào ngày 22/09/2006 không trùng
khớp với ngày ký ghi trong hợp đồng thế chấp. Điều đáng nhắc đến ở đây là phía
UBND xã Thạnh Phú xác nhận là “các đương sự... đã ký trước mặt chúng tôi” trong
khi đó bà Tỉnh lại khai báo lúc ông Miễn, bà Cà thực hiện ký hợp đồng thế chấp tại xã
thì không có sự hiện diện của bà.

Từ những điều bất cập trên thì việc Tòa án xác định quan hệ giữa ông Miễn, bà Cà
với Quỹ tín dụng là quan hệ bảo lãnh hoàn toàn không hợp lý và thuyết phục, chính vì
vậy cần xem xét lại và nên lấy thêm lời khai từ bà Trang để xác định lời khai của ông
Miễn, bà Cà, bà Tỉnh có đúng sự thật không.

Câu 5: Theo Tòa án, quyền sử dụng đất của ông Miễn, bà Cà được sử dụng để
bảo đảm nghĩa vụ nào? Vì sao?

Theo Tòa án quyền sử dụng đất của ông Miễn, bà Cà được sử dụng để bảo đảm
nghĩa vụ trả nợ của bà Đỗ Thị Tỉnh-chủ DNTN Đại Lộc Tân.

Vì tài sản bảo đảm cho khoản vay là quyền sử dụng 20.408 m 2 đất tại xã Thạnh
Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai (theo chứng nhận quyền sử dụng đất số
L157487 ngày 31/10/1997 do UBND huyện Vĩnh Cửu cấp cho ông Trần Văn Miễn)
do vợ chồng ông Miễn, bà Cà đem thế chấp cho Qũy tín dụng để bảo đảm nghĩa vụ trả
nợ của chủ DNTN Đại Lộc Tân bằng Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người
thứ 3 số 10534 ngày 22/9/2006 giữa Quỹ tín dụng (bên nhận thế chấp) với ông Trần
Văn Miễn và bà Nguyễn Thị Cà (bên thế chấp) và bà Đỗ Thị Tỉnh-chủ DNTN Đại
Lộc Tân (bên vay vốn). Hợp đồng được UBND xã Thạnh Phú chứng thực ngày
22/9/2006 và đăng ký giao dịch bảo đảm tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
huyện Vĩnh Cửu ngày 25/9/2006.

Câu 6: Đoạn nào cho thấy Toà án địa phương đã theo hướng người bảo lãnh và
người được bảo lãnh liên đới thực hiện nghĩa vụ đối với người có quyền

Đoạn số 5,6,7,8 đối với bản án số 376/2009/DS-ST và đoạn 12, 13 đối với
bản án số 24/2010/DS-PT đã đưa ra quyết định bà Thắng phải thực hiện nghĩa
vụ thay cho bà Mát, ông Ân trong việc thực hiện nghĩa vụ dân sự trả nợ cho bà
Nhung.

Câu 7: Hướng liên đới trên có được toà giám đốc thẩm chấp nhận không?

Toà giám đốc thẩm không chấp nhận hướng giải quyết liên đới nêu trên,
theo đoạn số 17 phần “ Nhận thấy” - cả hai toà chưa tìm các chứng cứ rõ ràng
đã đưa ra kết luận buộc bà Thắng liên đới chịu trách nhiệm trong việc thực hiện
nghĩa vụ dân sự thay cho bà Mát, như vậy quyết định này không đảm bảo
quyền lợi cho người bảo lãnh là bà Thắng.

Câu 8: Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết của Toà giám đốc thẩm liên
quan đến vấn đề liên đới nêu trên.

Theo nhóm em, hướng giải quyết trên của Toà giám đốc thẩm là hợp lí,căn
cứ theo điều 361 BLDS 2005 thì toà giám đốc thẩm đã xác định người vay tiền
là bà Mát, bà Thắng là người bảo lãnh, chính vì vậy, bà Mát có nghĩa vụ trả nợ
( cả gốc lẫn lãi) cho bà Nhung, trường hợp không có khả năng trả hết hoặc chỉ
trả được một phần thì bà Thắng mới có nghĩa vụ trả lại phần còn nợ cho bà
Nhung.

Câu 9: Phân biệt thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thời điểm thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh.

Thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh là khi người thứ ba cam kết với bên
có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ nếu khi đến thời hạn
thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ. Đó là khi nghĩa vụ bảo lãnh được phát sinh.
Thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là thời điểm bên có quyền yêu cầu
bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, hoặc bên có nghĩa vụ hết thời hạn mà
không thực hiện nghĩa vụ cùa mình với bên có quyền.

Câu 10: Theo BLDS khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Theo Đ361 BLDS 2005, người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
của mình khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh hoặc các bên có thể thoả
thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
Câu 11: Theo Quyết định, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh?
Theo Quyết định, người bảo lãnh ở đây là bà Thắng và ông Ân phải thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên được bảo lãnh là bà Mát không có khả năng
thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc chỉ có thể thực hiện được một phần. Đoạn văn
cho thấy: “Như vậy, căn cứ vào tài liệu nêu trên có cơ sở xác định bà Mát là
người vay tiền của bà Nhung, còn bà Thắng và ông Ân (Nhơn) chỉ là người bảo
lãnh cho bà Mát nên trước hết cần xác định bà Mát phải là người thực hiện
nghĩa vụ dân sự của mình đối với bà Nhung; nếu bà Mát không có khả năng
thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc chỉ có thể thực hiện được một phần, thì phần
không thực hiện được bà Thắng và ông Ân mới phải có trách nhiệm thực hiện
thay theo quy định tại Điều 361, 363 và Điều 365 Bộ luật dân sự.”
Câu 12: Có bản án, quyết định nào theo hướng giải quyết trên về thời
điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh chưa? Nêu rõ bản án, quyết định mà
anh/chị biết?
Trong thực tế có rất nhiều trường hợp Tòa án đã phải giải quyết thời điểm
thực hiện nghĩa vụ dân sự bảo lãnh. Quyết định số 376/2011/DS-GĐT ngày 20-
5-2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao: “Ở đây anh Sơn (chồng chị
Phượng) vay tiền và việc vay tiền này được cho là có bảo lãnh của ông Be. Về
thời điểm ông Be phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, Tòa dân sự cũng theo
hướng sử dụng thời điểm bên có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa
vụ. Cụ thể, theo tòa Dân sự, “nếu có căn cứ xác định người vay tiền là vợ
chồng anh Sơn, còn ông Be chỉ là người thế chấp để đảm bảo cho số tiền vay,
thì cần thu thập, xác minh làm rõ nếu anh Sơn, chị Phượng không có khả năng
thực hiện nghĩa vụ dân sự, thì ông Be mới phải thực hiện nghĩa vụ dân sự thay
cho anh Sơn, chị Phượng.”
Câu 13: Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc
thẩm?
Hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm chưa phải là hoàn toàn phù
hợp với BLDS năm 2015, tuy nhiên đó là một hướng giải quyết thuyết phục và
phù hợp với thực tiễn. Theo khoản 2 Điều 335 BLDS năm 2015: “Các bên có
thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên
được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh”. Điều đó có nghĩa là nếu thông thường giữa các bên
chỉ có đề cập đến vấn đề bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với bên được bảo lãnh
mà không nêu thêm điều kiện thực hiện là chỉ khi nào bên được bảo lãnh không
có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên bảo lãnh mới phải thực hiện
nghĩa vụ đó, thì theo tinh thần Bộ luật này, bên bảo lãnh sẽ phải đương nhiên
liên đới chịu trách nhiệm với bên được bảo lãnh. Đó là một điều rất nguy hiểm
và bất công đối với bên bảo lãnh. Bởi vì họ phải chịu nghĩa vụ vốn dĩ không
phải của mình cho dù bên được bảo lãnh có khả năng thực hiện nghĩa vụ đó
nhưng cố ý không thực hiện. Và trong thực tiễn điều kiện tại khoản hai được
các bên áp dụng rất mập mời, đôi khi nó bị lãng quên đi. “Hướng của thực tiễn
xét xử không phù hợp Bộ luật dân sự nhưng có lợi hơn cho người bảo lãnh cá
nhân, một chủ thể đáng được bảo vệ trong bối cảnh hiện nay khi mà họ không
phải là người đích thực có nghĩa vụ và không được thù lao từ việc bảo lãnh”

You might also like