You are on page 1of 4

Vấn đề 1: Bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng đưa ra.

Câu 1: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
theo pháp luật Việt Nam? Nêu rõ những thay đổi trong BLDS 2015 so với
BLDS 2005 về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
hợp đồng.
Thứ nhất, về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp
đồng theo pháp luật Việt Nam:

+ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là trách nhiệm dân sự
phát sinh do hành vi vi phạm hợp đồng của một bên, do đó bên có hành vi vi
phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại
mà mình đã gây ra cho phía bên kia tương ứng với mức độ lỗi của mình.
Trong pháp luật Việt Nam, các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong hợp đồng:
+ Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự (Điều 351 BLDS
2015).
+ Trách nhiệm dân sự do vi phạm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật
(Điều 356 BLDS 2015).
+ Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc
không thực hiện một công việc (Điều 358 BLDS 2015).
+ Trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ (Điều 353 BLDS
2015).
Thứ hai, về những thay đổi của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về Căn
cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
Điều 307 BLDS 2005 có đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
vi phạm nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, quy định vừa nêu không đưa ra căn cứ
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ mà chỉ đề
cập đến hai loại trách nhiệm. Đó là trách nhiệm bồi thường về vật chất và
trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần. Nói cách khác, BLDS 2005
chưa làm rõ về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Từ đó,
BLDS 2015 đã bổ sung thêm Điều 360 với tiêu đề “Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ”. Hướng sửa đổi nêu trên là hoàn toàn thuyết
phục và phù hợp với thực tiễn để giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt
hại.
Câu 2: Trong tình huống trên, có việc xâm phạm tới yếu tố nhân thân của
bà Nguyễn không? Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho
bà Nguyễn đã hội đủ chưa? Vì sao?
Trong tình huống trên đã có việc xâm phạm đến yếu tố nhân thân của bà
Nguyễn (căn cứ theo khoản 3 Điều 33 BLDS 2015).
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Nguyễn đã hội
đủ. Vì theo khoản 1 Điều 351 BLDS 2015 thì ông Lại đã thực hiện không đúng
nội dung mà bà và ông đã thỏa thuận cho ca phẫu thuật.
Câu 3: Theo quy định hiện hành, những thiệt hại vật chất nào do vi phạm
hợp đồng gây ra được bồi thường? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 361 BLDS 2015
Theo đó thì các thiệt hại vật chất do vi phạm hợp đồng gây ra được bồi
thường gồm có: thiệt hại tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc
phục thiệt hại, thu thập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
Câu 4: BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về thần phát sinh
do vi phạm hợp đồng không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
- BLDS 2005 đã không quy định về vấn đề này. Tuy nhiên BLDS 2015 đã rất
tiến bộ khi có quy định theo hướng cho phép bồi thường tổn thất về tinh thần
trong lĩnh vực hợp đồng với nội dung theo khoản 3 Điều 419 “Theo yêu cầu
của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ
vào nội dung vụ việc.”
Câu 5: Theo quy định hiện hành bà Nguyễn có được bồi thường tổn thất
về tinh thần không?Vì sao?Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời?
- Theo chúng tôi, bà Nguyễn được bồi thường tồn thất về tinh thần. Tại khoản
1 điều 351 BLDS 2015 “Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu
trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời
hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của
nghĩa vụ.” Thì ở đây như thỏa thuận ban đầu giữa ông Lại và bà Nguyễn là
không được đụng đến núm vú nhưng sau khi phẫu thuật xong thì bà Nguyễn lại
mất núm vú phải vì vậy ông Lại đã vi phạm. Bên cạnh đó theo khoản 3 điều
361 BLDS 2015 “Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm
đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân
khác của một chủ thể.” Có thể thấy ông Lại đã xâm phạm đến sức khỏe của bà
Nguyễn vì vậy nên ông Lại phải bồi thường về tổn thất tinh thần và lẫn bòi
thường thiệt hại do mình gây ra.
Vấn đề 2: Phạt vi phạm hợp đồng.
Câu 1: Điểm mới của BLDS 2015 so với 2005 về phạt vi phạm hợp đồng.
BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
Điều 422. Thực hiện hợp đồng có Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm
thỏa thuận phạt vi phạm. 1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận
1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng,
giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ
theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho
phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
bên bị vi phạm. 2. Mức phạt vi phạm do các bên
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật
thỏa thuận. liên quan có quy định khác.
3. Các bên có thỏa thuận về việc 3. Các bên có thỏa thuận về việc
bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải
nộp tiền phạt vi phạm mà chịu phạt vi phạm mà không
không phải bồi thường thiệt hại phải bồi thường thiệt hại hoặc
hoặc vừa phải nộp phạt vi vừa phải chịu phạt vi phạm và
phạm và vừa phải bồi thường vừa phải bồi thường thiệt hại.
thiệt hại; nếu không có thỏa
thuận trước về mức bồi thường
thiệt hại thì phải bồi thường
toàn bộ thiệt hại.

Trường hợp các bên có thoản


Trong trường hợp các bên không có thuận về phạt vi phạm nhưng
thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì không thỏa thuận về việc vừa
bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp phải chịu phạt vi phạm và vừa
tiền phạt vi phạm phải bồi thường thiệt hại thì
bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải
chịu phạt vi phạm.

Tiếp theo đó:


● Về mức phạt, tại khoản 2 điều 422 BLDS 2005 quy định “Mức phạt vi phạm
do các bên thỏa thuận” , còn tại khoản 2 điều 418 BLDS 2015 theo hướng “
Mức vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định
khác”. Luật liên quan ở đây cụ thể là Luật xây dựng, Luật thương mại có quy
định về mức phạt tối đa.
●Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì bên
vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm. Tại khoản 3 điều 418 BLDS
2015, thì đoạn “ nếu không có thỏa thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì
phải bồi thường toàn bộ thiệt hại” đã được bỏ đi vì đây là vấn đề bồi thường
thiệt hại và đã có quy định khác điều chỉnh (Điều 13 và Điều 360 BLDS 2015).
Đối với vụ việc thứ nhất
Câu 2: Điểm giống nhau giữa đặt cọc và phạt vi phạm hợp đồng
- Về đối tượng thực hiện: là khoản tiền buộc phải nộp cho một bên.
- Về hình thức: đều được lập thành văn bản.
- Về hậu quả pháp lý: bên vi phạm bị mất một khoản tiền (mức phạt vi phạm
hoặc phạt cọc), và không căn cứ vào thiệt hại thực tế.
Vấn đề 4:Tìm kiếm bản án liên quan đến chậm thực hiện nghĩa vụ thanh
toán.
Bản án 04/2018/KDTM-PT ngày 06/02/2018 TP.Đà Nẵng về yêu cầu thực hiện
nghĩa vụ trả tiền
- Nguyên đơn: Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông Đ( gọi tắt là
công ty CĐ)
- Bị đơn: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Đ ( gọi tắt là công ty Đ)
- lí do tranh chấp: Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
- Hướng giải quyết của Toà: Tổng Công ty CĐ khởi kiện yêu cầu buộc
Công ty Đ thanh toán số tiền 8.561.089.732 đồng gồm số tiền nợ gốc
4.099.314.732 đồng và lãi chậm trả tạm tính đến ngày 31.12.2016 là
4.461.775.000 đồng. Sau khi xem xét vụ việc, Toà đã đưa ra quyết đinh
buộc Công ty Đ phải trả tiền Công ty CĐ số tiền 4.099.314.732đ đồng
(Bốn tỉ, không trăm chín mươi chín triệu, ba trăm mười bốn nghìn, bảy
trăm ba mươi hai đồng); đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện về việc
yêu cầu trả tiền lãi số tiền 3.480.627.000 đồng của Công ty Đ đối với
Công ty CĐ.
 Theo nhóm, hướng giải quyết của Toà là hợp lí. Theo mục” 2./”
trong bản án thì ta thấy toà đã vận dụng các k1,2 Đ184 và điểm e
khoản 1 Điều 217, điểm b khoản 2 Điều 266 BLTTDS; Đ157, Đ
429 BLDS 2015 trong xác định thời hiệu khởi kiện để đảm bảo
quyền lợi cho các bên cũng như xác định rõ ràng nghĩa vụ trả tiền
của công ty Đ trong việc chậm trả tiền, bên cạnh đó Toà xác định
người đại diện theo pháp luật của công ty Đ trong xác nhận ngày
30/06/2013 để đảm bảo tính minh bạch, chính xác và đúng quy
định pháp luật trong việc người đại diên nhân danh công ty xác
nhận ký kết “giao dịch” nhằm không gây tổn thất cho công ty.

You might also like