You are on page 1of 2

Câu 7: Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về lỗi của

người bị thiệt hại.


Điều 617 BLDS 2005 có quy định về Bồi thường thiệt hại trong trường hợp
người bị thiệt hại có lỗi: “Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt
hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với
mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt
hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường”.
Một trong những quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình xây dựng,
hoàn thiện BLDS 2015, là ghi nhận và bảo vệ tốt hơn các quyền của cá nhân,
pháp nhân trong giao lưu dân sự; bảo đảm tính kế thừa và phát triển các quy
định còn phù hợp với thực tiễn của pháp luật dân sự. Nội dung quy định tại
Điều 617 BLDS năm 2005, được nhà làm luật sắp xếp lại theo hướng phù hợp
hơn với cơ cấu từng điều trong bộ luật mới.
Do vậy, có thể thấy nội dung quy định tại khoản 2 Điều 584 BLDS 2015 về
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: “Người gây thiệt
hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt
hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị
thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Quy
định tại khoản 4 Điều 585 BLDS 2015 về Nguyên tắc bồi thường thiệt hại như
sau: “Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi
thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra” chính là nội dung quy định của
Điều 617 BLDS năm 2005.”
Câu 8: Suy nghĩ của anh chị về việc Tòa án xác định bà Nga có lỗi trong
việc lợn nhà bà Nga bị xâm hại?
Toà án nhận định bà Nga có lỗi là hợp lí. Như nhận định đã rõ, áp dụng
Điều 625 BLDS 2005 là phù hợp với việc thực tế là bà Nga thả nuôi heo theo
tập quán mà không quản lí để là nguyên nhân dẫn đến việc heo vào phần đất
của ông Nhã bị chó của ông cắn chết 01 con. Trong trường hợp này, người bị
thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi
thường tương ứng với mức độ lỗi của mình.

Trong BLDS năm 2015, không có quy định cụ thể về mức độ lỗi, vì vậy,
việc xác định trách nhiệm dân sự “hỗn hợp lỗi” trong trường hợp cả người gây
thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗi gây ra thiệt hại thì mỗi bên phải chịu
trách nhiệm dân sự tương ứng với mức độ lỗi của mình. Mức độ lỗi trong
trường hợp này được xác định dựa trên những cơ sở lý luận pháp luật hình sự
trong việc phân biệt mức độ lỗi vô ý hoặc lỗi cố ý của một người mà gây ra
thiệt hại thì tương ứng với nó mức bồi thường thiệt hại có khác nhau.

Như cách đặt vấn đề ở phần trên, lỗi phản ánh yếu tố tâm lý của con người,
có tác động trực tiếp đến hành vi của người đó và thiệt hại xảy ra do hành vi vô
ý vì cẩu thả, vô ý vì quá tự tin hoặc cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp gây ra thiệt hại
đã phản ánh yếu tố tâm lý chủ quan của người đó. Việc xác định trách nhiệm
hỗn hợp căn cứ vào mức độ lỗi của mỗi bên đã có tính thuyết phục, bởi tính
hợp lý của cách xác định đó.

Câu 9: Việc Tòa án không buộc ông Nhã bồi thường toàn bộ thiệt hại cho
bà Nga có thuyết phục không? Vì sao?
Việc Tòa án không buộc ông Nhã bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bà Nga
là thuyết phục. Vì bà Nga có một phần lỗi, và ông Nhã cũng có một phần lỗi.
Và 2 lỗi này đều ngang nhau về việc không quản lí vật nuôi. Và bà cũng đã yêu
cầu ông Nhã trả 1/2 trị giá con heo như đã nói trong bản án, như vậy thì Tòa
không buộc ông Nhã bồi thường toàn bộ là điều thuyết phục, hợp lý, hợp tình.

You might also like