You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT HÌNH SỰ

THẢO LUẬN LẦN 11

Bộ môn: Luật Hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm


Giảng viên: Mai Thị Thủy
Lớp: HS46B1
Nhóm thảo luận: Nhóm 3

STT Họ và tên MSSV


1 Lương Thanh Ngân 2153801013164
2 Nguyễn Thị Thùy Ngân 2153801013168
3 Phan Kim Thu Ngân 2153801013169
4 Lưu Hà Kim Ngọc 2153801013178
5 Nguyễn Phương Ngọc 2153801013180
6 Phùng Tô Hồng Ngọc 2153801013182
7 Nguyễn Mỹ Phượng 2153801013205
8 Trương Khánh Sương 2153801013218
9 Nguyễn Thị Thủy Tiên 2153801013224
10 Nguyễn Bạch Anh Thái 2153801013230
I. Nhận định
28. Mọi hành vi phạm tội do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện đều cấu
thành các tội phạm về chức vụ (Chương XXIII BLHS).
- Nhận định: Sai
- Giải thích: Các tội ở chương XXIII xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ
quan tổ chức bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức xã
hội và các tổ chức kinh tế. Chủ thể của các tội phạm về chức vụ (chương XXIII BLHS)
đa số là chủ thể đặc biệt (là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan tổ chức), trừ
các tội Đưa hối lộ (Điều 364), Môi giới hối lộ (Điều 365 BLHS) và tội Lợi dụng ảnh
hưởng với người có chức vụ để trục lợi (Điều 366) là có chủ thể thường.
Căn cứ khoản 1 Điều 352; Lấy ví dụ không cấu thành tội này thì cấu thành tội
gì?
Trường hợp hành vi phạm tội do người có chức vụ, quyền hạn xâm phạm đến
hoạt động tố tụng, thi hành án thì cấu thành Điều 377
29. Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà mình có
trách nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là hành vi chỉ cấu thành Tội
tham ô tài sản (Điều 353 BLHS).
- Nhận định sai.
- Giải thích: Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà
mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở đi là hành vi không chỉ cấu
thành Tội tham ô tài sản (Điều 353) mà còn cấu thành các tội phạm khác:
+ Trường hợp người phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài
sản của Nhà nước mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà
tài sản đó là vũ khí quân dụng thì cấu thành Tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng (Điều
304).
+ Trường hợp người phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài
sản của Nhà nước mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà
tài sản đó là ma túy, chất gây nghiện thì cấu thành Tội chiếm đoạt ma túy (Điều 252).
Đối tượng tác động của tội tham ô TS là các tài sản thông thường
Ví dụ chiếm đoạt ma túy thì người có chức quyền sẽ bị cấu thành Tội chiếm đoạt ma
túy (Đ252)
30. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền,
tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên chỉ cấu thành Tội nhận hối lộ (Điều 354
BLHS).
- Nhận định sai.
- Vì hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian nhận
tiền, tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên không chỉ cấu thành Tội nhận hối lộ theo
Điều 354 BLHS mà còn cấu thành Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối
với người khác để trục lợi theo Điều 358 BLHS khi người phạm tội nhận hối lộ rồi mà
thúc đẩy để cho người có chức vụ, quyền hạn thực hiện yêu cầu của người hối lộ. Vì
Chủ thể ở Điều 354 là người nhận hối lộ có thẩm quyền trực tiếp giải quyết yêu cầu
của người đưa hối lộ còn Chủ thể ở Điều 358 là người nhận hối lộ không có thẩm
quyền trực tiếp thực hiện yêu cầu của người đưa hối lộ.
Điều kiện cấu thành Tội hối lộ (Đ354) là người nhận hối lội có THẨM QUYỀN giải
quyết, còn Đ358 là người nhận hối lộ không có THẨM QUYỀN giải quyết
VD: Trong trường hợp người có chức vụ quyền hạn, không có thẩm quyền giải quyêt
syêu cầu của người đưa nhưng lợi dụng chức vụ của mình tác đọngo đến người giữ chức vụ
quyền hạn khác để thực hiện thì cấu thành Đ358
34. Hành vi nhận tiền từ 2 triệu đồng trở lên để dùng ảnh hưởng của mình thúc
đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm một việc không được phép làm thì chỉ cấu
thành Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi
(Điều 366 BLHS).
- Nhận định sai.
- Vì hành vi nhận tình từ 2 triệu đồng trở lên để dùng ảnh hưởng của mình thúc
đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm một việc không được phép làm thì cấu thành Tội
lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 366 BLHS)
khi chủ thể phạm tội là chủ thể thường.
Trường hợp hành vi này do chủ thể đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn thực hiện
thì hành vi nhận tiền từ 2 triệu đồng trở lên để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy
người có chức vụ, quyền hạn làm một việc không được phép làm thì cấu thành Tội lợi
dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi tại Điều 358
BLHS 2015.
Điều 366 khi chủ thể nhận tiền từ 2tr đồng trở lên là chủ thể thường, sau đó dùng ảnh
hưởng (ảnh hưởng cá nhân: quan hệ bạn bè, hôn nhân, người yêu, hàng xóm,...) để thúc đẩy
người có chức vụ quyền hạn khác thực hiện điều không được phép làm
Trong trường hợp chủ thể nhận 2tr đồng trở lên là chủ thể đặc biệt, là người có chức
vụ quyền hạn, lợi dụng ảnh hưởng từ chức vụ để thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn thấp
hơn phải làm
37. Đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên nếu chủ thể đã chủ
động khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội.
- Nhận định sai. Căn cứ theo Khoản 7 Điều 364 BLHS 2015 đối với hành vi
đưa hối lộ có giá trị từ 2 triệu trở lên:
Chủ thể đưa hối lộ sẽ bị coi là không có tội khi bị ép buộc đưa hối lộ và chủ
động khai báo trước khi bị phát giác
Ngược lại, chủ thể đưa hối lộ sẽ bị coi là có tội nếu như không bị ép buộc mà đã
chủ động đưa hối lộ dù cho có khai báo trước khi bị phát giác.
II. Bài tập
Bài tập 23
A là cán bộ Ngân hàng nông nghiệp huyện X được phân công phụ trách
địa bàn xã Y. A có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu phát triển sản xuất ở địa phương
để đề xuất với lãnh đạo Ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của nông
dân, thực hiện việc thẩm định, chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định và mức
vốn cho vay trên địa bàn xã và thu hồi lại số tiền đã cho nông dân vay khi đến
thời hạn thanh toán. Để thực hiện nhiệm vụ trên, A được cơ quan giao tiền dưới
hình thức tạm ứng để A chi cho người vay.
Lợi dụng nhiệm vụ được giao, A đã thực hiện những hành vi sau đây:
- Lập 7 hồ sơ giả để lấy 61 triệu đồng chi xài cá nhân
Tội tham ô TS (Đ353)
- Chủ thể: đặc biệt (có chức vụ quyền hạn và là người có trách nhiệm quản lý TS 61 tr)
- Đối tượng tác động: TS của nhà nước
Phân biệt với Điều 355: chủ thể của Điều này là chủ thể đặc (là người có chức vụ quyền hạn
nhưng không có trách nhiệm quản lý TS), đối tượng tác đọng là TS chung (bao gồm tài sản cá
nhân, tài sản nhà nước,...)
=> Nếu xử nhiều tội, nếu các tội đều có mức độ nghiêm trọng thì xử nhiều tội; Nếu có tội
nghiệm tọng nhưng tội kia ít nghiêm trọng thì xử theo tội nghiêm trọng, còn tội ít nghiêm
trọng sẽ là tình tiết của vụ án
- Đến thời hạn thu hồi vốn, A thu hồi của những người đã vay tín dụng
được 40.605.000đ nhưng không nộp lại cho Ngân hàng mà đem chi xài.
Tội tham ô TS (Đ353)
- Chủ thể: đặc biệt (có chức vụ quyền hạn và là người có trách nhiệm quản lý TS 61 tr)
- Đối tượng tác động: TS của nhà nước

Hãy xác định A phạm tội gì? Cần áp dụng điều khoản nào BLHS đối với
A?
A phạm tội tham ô theo Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015.
- Chủ thể: A là người được giao trách nhiệm quản lý tài sản là vốn vay và các
khoản thu hồi vốn.
- Khách thể: xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, đồng thời
xâm hại vào quyền sở hữu tài sản của cơ quan, tổ chức.
- Mặt khách quan của tội phạm: A đã lợi dụng quyền hạn và chức vụ của mình
để chiếm đoạt tài sản mà mình đang có nhiệm vụ quản lý trị giá, cụ thể A lập 7 hồ sơ
giả để lấy 61 triệu chi xài cá nhân, đồng thời khi thu hồi vốn, A thu 40.605.000 đồng
nhưng không nộp lại cho Ngân hàng mà đem chi xài. Hành vi của A gây thiệt hại trực
tiếp cho Ngân hàng.
- Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi cố ý trực tiếp.

Bài tập 24
A là kế toán trưởng của một công ty tư nhân. Là một người có năng lực
trong nghiệp vụ và năng nổ nên A giúp cho chủ doanh nghiệp nhiều việc và được
tin dùng. Nhân một chuyến đi nước ngoài để thăm dò mở rộng thị trường, giám
đốc công ty đã giao cho A nhiệm vụ thanh lý một số hợp đồng tới hạn và thu tiền
về cho công ty. Sau khi thu được 300 triệu đồng tiền hàng do thanh lý hợp đồng,
A bỏ trốn cùng với số tiền trên.
Hãy xác định tội danh trong vụ án này.
Trong vụ án này A phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
theo Điều 355 BLHS 2015
- Khách thể: A xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của công ty
- Mặt khách quan: A được công ty giao nhiệm vụ thanh lý một số hợp đồng tới
hạn và thu tiền. Nhưng dựa vào sự tin dùng của công ty đối với mình nên A đã lợi
dụng quyền hạn và nhiệm vụ sau khi thu được 300 triệu đồng từ tiền hàng do thanh lý
hợp đồng thì đã bỏ trốn cùng với số tiền đó.
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp
- Chủ thể: A là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn trong công ty.
Điều 353 (tại khoản 6):
Bài tập 27
Lợi dụng cương vị công tác là cán bộ địa chính xã X, A đã thu của 14 người
dân trong xã với số tiền 92 triệu đồng để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Khi thu tiền, A thông báo với người dân đó là số tiền nộp thuế chuyển mục đích
sử dụng đất. Nhưng thực tế số tiền nộp thuế chỉ là 56 triệu đồng. Số tiền còn lại A
chiếm đoạt để tiêu xài cá nhân.
Hãy xác định hành vi của A có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì?
Tại sao?
A phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 Bộ luật
hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
- Khách thể: Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức, làm cho
cơ quan tổ chức mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền
Đối tượng tác động: Tài sản của người dân xã X
- Chủ thể: A là cán bộ xã X, chủ thể đặc biệt, người có chức có quyền
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: A đã thu tiền của người dân trong xã X số tiền 92 triệu đồng để
làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và A thông báo với người dân đó là số tiền
nộp thuế chuyển mục đích sử dụng đất. Nhưng thực tế số tiền nộp thuế chỉ là 56 triệu
đồng và A chiếm đoạt số tiền còn lại để tiêu xài cá nhân.
+ Hậu quả: Gây thiệt hại về tài sản cho người dân
+ Mối quan hệ nhân quả: hành vi của A là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt
hại về tài sản cho người dân.
- Mặt chủ quan: A phạm lỗi cố ý trực tiếp, A biết hành vi của mình trái pháp
luật nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.

Bài tập 32
Đ là Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện X phụ trách hình sự. Biết Đ là
lãnh đạo Tòa án huyện, K đã đến nhà tìm gặp và nhờ Đ giúp đỡ đòi lại ngôi nhà
cho người khác ở nhờ đã nhiều năm nay và vụ kiện đang được thụ lý ở Tòa án
nhân dân huyện và hứa sẽ không quên ơn. Sau đó Đ đã trực tiếp nhờ thẩm phán
giải quyết vụ kiện đó chú ý hộ, bảo K là người nhà của Đ. Kết quả là K được trả
nhà, K đưa cho Đ một lượng vàng SJC.
Hãy xác định K và Đ có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
K và Đ có phạm tội.
* K phạm tội đưa hối lộ (Điều 364 BLHS năm 2015)
- Khách thể:
+ Quan hệ xã hội bị xâm phạm: xâm phạm đến hoạt động đứng đắn của cơ
quan tổ chức (cụ thể là Tòa án nhân dân huyện X).
+ Đối tượng tác động: tài sản dùng để hối lộ (cụ thể là một lượng vàng SJC).
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: K đã có hành vi thỏa thuận đưa hối lộ cho Đ, cụ thể là K đã đến
nhà của Đ để nhờ Đ giúp đỡ đòi lại ngôi nhà cho người khác ở nhờ đã nhiều năm và
đồng thời hứa sẽ không quên ơn Đ. Sau khi K được trả nhà thì K đã đưa cho một
lượng vàng SJC.
- Chủ thể: K - chủ thể thường, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi
theo luật định.
- Mặt chủ quan: Lỗi: cố ý trực tiếp
* Đ phạm Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục
lợi (Điều 358 BLHS 2015).
- Khách thể:
+ Quan hệ xã hội bị xâm phạm: xâm phạm đến sự hoạt động đúng đắn của
cơ quan tổ chức (cụ thể là Tòa án nhân dân huyện X).
+ Đối tượng tác động: Tài sản (cụ thể là một lượng vàng SJC).
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: Đ lợi dụng chức vụ quyền hạn nhận lợi ích về tài sản dùng ảnh
hưởng của mình để thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn khác làm một việc thuộc
trách nhiệm của họ. Cụ thể Đ đã nhờ X – thẩm phán giải quyết vụ án của K chú ý vụ
án hộ và nói với X, K là người nhà của Đ. Kết quả là K được trả lại nhà và Đ nhận từ
K một lượng vàng SJC.
- Chủ thể: Đ - chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ quyền hạn và có đầy đủ
năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.
- Mặt chủ quan: Lỗi: lỗi cố ý

You might also like