You are on page 1of 4

PHÂN CÔNG LÀM BÀI TẬP THẢO LUẬN

MÔN HỌC: HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

DANH SÁCH THÀNH VIÊN:

STT HỌ TÊN MSSV

1 Lê Hoàng Nhi 2053801014184

2 Đặng Trần Khánh Như 2053801014193

3 Nguyễn Trần Xuân Quyên 2053801014225

4 Nguyễn Việt Tân (nhóm trưởng) 2053801014234

5 Lê Duy Tạo 2053801014235

6 Hồ Trần Anh Thư 2053801014255

7 Nguyễn Thị Anh Thư 2053801014259

BÀI TẬP THÁNG THỨ NHẤT

VẤN ĐỀ 1: ĐƯỢC LỢI VỀ TÀI SẢN KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT


Nghiên cứu: 
 Điều 275, Điều 579 và tiếp theo BLDS 2015 (Điều 194, 281, 600 và 601 BLDS 2005) và
các quy định liên quan khác (nếu có);
 Bản án số 19/2017/DS-ST ngày 03/5/2017 của Toà án nhân dân huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh
Long (Tóm tắt bản án).
Đọc: 
 Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 1;
 Lê Minh Hùng, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 2;
 Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, Nxb. Đại
học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 278 và 279;
 Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội
Luật gia Việt Nam 2020 (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 15-18;
 Các tài liệu khác (nếu có).
Xem: https://www.youtube.com/watch?
v=4YepPrCIlvU&list=PLy3fk_j5LJA4xqs1oy1oSSJiE5fPovU9g
Và cho biết:
1
 Thế nào là được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật?
 Vì sao được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?
 Trong điều kiện nào người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có trách nhiệm
hoàn trả?
 Trong vụ việc được bình luận, đây có là trường hợp được lợi về tài sản không có căn cứ
pháp luật không? Vì sao?
 Nếu Ngân hàng không rút yêu cầu tính lãi chậm trả thì phải xử lý như thế nào? Cụ thể,
anh T có phải chịu lãi không? Nếu chịu lãi thì chịu lãi từ thời điểm nào, đến thời điểm nào
và mức lãi là bao nhiêu?
Người thực hiện: SHIN + THƯ.

VẤN ĐỀ 2: GIAO KẾT HỢP ĐỒNG CÓ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH


Nghiên cứu: 
 Điều 120 BLDS 2015 (Điều 125 BLDS 2005) và các quy định liên quan khác (nếu có);
 Quyết định số 14/2015/DS-GĐT ngày 18/5/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao (Tóm tắt quyết định).
Đọc: 
 Lê Thị Diễm Phương, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 14;
 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Đại học quốc
gia Tp. Hồ Chí Minh 2020 (xuất bản lần thứ tám), Bản án số 29-32.
Và cho biết:
 BLDS có cho biết thế nào là hợp đồng giao kết có điều kiện phát sinh không?
 Trong trường hợp bên chuyển nhượng tài sản chưa có quyền sở hữu tại thời điểm giao kết
nhưng đang làm thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu, có quy định nào của BLDS coi đây là
hợp đồng giao kết có điều kiện không?
 Trong Quyết định số 14, Tòa án nhân dân tối cao có coi hợp đồng trên là hợp đồng giao
kết có điều kiện không?
 Ngoài bản án này còn có quyết định nào khác đề cập đến vấn đề này không? 
 Cho đến khi Ủy ban nhân dân bán hóa giá nhà và cấp giấy chứng nhận cho bà Tao, hợp
đồng chuyển nhượng có tranh chấp đã tồn tại chưa? Vì sao?
 Hệ quả pháp lý khi bà Tao có chủ quyền sở hữu nhà có tranh chấp;
 Suy nghĩ của anh/chị về việc vận dụng các quy định liên quan đến giao kết hợp đồng có
điều kiện.
Người thực hiện: TẠO + NHI.

VẤN ĐỀ 3: HỢP ĐỒNG CHÍNH/PHỤ VÔ HIỆU


Nghiên cứu: 

2
 Điều 407 BLDS 2015 (Điều 406, 410 BLDS 2005) và các quy định liên quan khác (nếu
có);
 Tình huống: Ngân hàng cho Công ty Thiên Minh vay một số tiền. Việc vay này được bà
Quế đứng ra bảo lãnh bằng một bất động sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà Quế.
Việc bảo lãnh bằng bất động sản đã được công chứng nhưng không có sự đồng ý của
chồng bà Quế. Khi xảy ra tranh chấp, Tòa án xét rằng “hợp đồng thế chấp trên bị vô hiệu”
và “không có cơ sở để buộc bà Quế phải chịu trách nhiệm dân sự đối với các khoản nợ
nêu trên”. 
Đọc: 
 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Đại học quốc
gia Tp. Hồ Chí Minh 2020 (xuất bản lần thứ tám), Bản án số 120-122.
Xem: https://www.youtube.com/watch?
v=iIwzyUK2BLg&list=PLy3fk_j5LJA6AQWgAs8Jq2O9MlzRZxUko
Và cho biết:
 Thế nào là hợp đồng chính và hợp đồng phụ? Cho ví dụ minh họa đối với mỗi loại hợp
đồng.
 Trong vụ việc trên, ai là người (chủ thể) có nghĩa vụ trả tiền cho Ngân hàng?
 Bà Quế tham gia quan hệ trên với tư cách gì? Vì sao?
 Việc Tòa án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu có thuyết phục không? Vì sao?
 Theo Tòa án, bà Quế có còn trách nhiệm gì đối với Ngân hàng không? 
 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong vụ việc trên liên quan đến
trách nhiệm của bà Quế.
Người thực hiện: TÂN.

VẤN ĐỀ 4: PHÂN BIỆT THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN VÀ VỀ
HỢP ĐỒNG
Nghiên cứu: 
 Điều 155, Điều 328 và Điều 429 BLDS 2015 (Điều 358 và 427 BLDS 2005) và các quy
định liên quan khác (nếu có);
 Quyết định số 14/2017/QĐ-PT ngày 14/7/2017 của Toà án nhân tỉnh Hưng Yên (Tóm tắt
bản án).
Đọc: 
 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Đại học quốc
gia Tp. Hồ Chí Minh 2020 (xuất bản lần thứ tám), Bản án số 244-249.
Và cho biết:
 Những điểm khác biệt giữa thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng và thời hiệu khởi
kiện tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.
 Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 45 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng hay tranh chấp
về quyền sở hữu tài sản? Vì sao?

3
 Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 25 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng hay tranh chấp
về quyền sở hữu tài sản? Vì sao?
 Đường lối giải quyết của Toà án về 2 khoản tiền trên có thuyết phục không? Vì sao?
 Đường lối giải quyết cho hoàn cảnh như trên có thay đổi không khi áp dụng BLDS 2015?
Vì sao?
Người thực hiện: NHƯ + QUYÊN.

HẠN NỘP BÀI: 12h00. Chủ nhật, ngày 14 tháng 11 năm 2021. Khi làm xong các bạn gửi
messenger vào nhóm chat “HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN ĐỔ VỠ”, hay gửi cho cá nhân mình điều
được nha.

You might also like