You are on page 1of 1

Hoạt động nội thương thời Lê Thánh Tông chủ yếu là hình thức trao đổi sản phẩm

giữa
các địa phương. Đông Kinh là trung tâm buôn bán lớn nhất và sầm uất nhất. Ngoài
Đông Kinh và một vài thị trấn là trung tâm buôn bán, hầu hết là các chợ nằm ở các địa
phương. Mỗi xã có một chợ hoặc một vài xã lân cận có một chợ chung. Chợ họp hàng
ngày hoặc theo những ngày nhất định trong tháng gọi là ngày phiên chợ. Họp chợ là
dịp để những người trong địa phương và các lái buôn từ xa tới buôn bán trao đổi sản
phẩm - chủ yếu là trao đổi giữa nông phẩm và sản phẩm thủ công. Để tạo thuận tiện
cho việc mua bán Lê Thánh Tông đã từng khuyến dụ các quan rằng: “Trong dân gian
hễ có dân là có chợ để lưu thông hàng hóa, mở đường giao dịch cho dân. Các xã chưa
có chợ có thể lập thêm chợ mới. Những ngày họp chợ mới không được trùng hay trước
ngày họp chợ cũ để tránh tình trạng tranh giành khách hàng của nhau”
Do dân cư ngày càng đông đúc và nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng lớn, năm 1477,
Lê Thánh Tông ra quy định về việc chia chợ. Theo đó, các quan phủ, huyện, châu phải
xem xét thực trạng, nếu việc chia chợ là thuận tiện cho việc buôn bán của dân thì làm
bản tâu lên xin phép triều đình. Luật Hồng Đức có quy định cấm những hành động
sách nhiễu và thu thuế quá cao đối với các chợ. Điều 186 chương Vi chế ghi: “Những
người coi chợ trong kinh thành mà sách nhiễu tiền lều chợ thì xử tội xung, đánh 50 roi,
biếm 1 tư; lấy thuế chợ quá nặng biếm 2 tư, mất chức coi chợ và bồi thường tiền gấp
đôi trả cho dân, tiền phạt trả cho người cáo giác. Nếu lấy thuế chợ không đúng luật thì
đánh 80 trượng và dẫn đi rao trong chợ 3 ngày”
Đối với ngoại thương, Lê Thánh Tông thực hiện chính sách ức chế nghiêm ngặt. Trên
cửa khẩu dọc biên giới miền duyên hải, triều đình lập cơ quan kiểm soát ngoại thương
rất khắt khe. Những nhà buôn ngoại quốc đến Đại Việt buôn bán chỉ được ra vào hạn
chế tại một số địa điểm quy định, chủ yếu là Vân Đồn. Tại các cửa biển có các quan
Sát hải sứ kiểm soát tàu bè, các An phủ ty và Đề Bạc ty kiểm soát buôn bán và đi lại.
Nhân dân và quan lại vùng duyên hải tự ý mua hàng hoá của người nước ngoài hoặc
đón tiếp các thuyền buôn thì sẽ bị nghiêm trị, phạt tiền rất nặng, từ 50 quan đến 200
quan.

You might also like