You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI THẢO LUẬN MÔN LUẬT HÌNH SỰ - PHẦN CHUNG LẦN 9


GIẢNG VIÊN: HS – ThS. TRẦN VĂN THƯỢNG
MÔN HỌC: LUẬT HÌNH SỰ - PHẦN CHUNG
LỚP: TM44B3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3

STT Họ và tên MSSV

1 Diệp Minh Toàn 1953801011303

2 Nguyễn Hà Trâm 1953801011304

3 Võ Nguyễn Bảo Trâm 1953801011305

4 Hoàng Thị Quỳnh Trang 1953801011307

5 Lê Thiên Hạnh Trang 1953801011308

6 Nguyễn Thị Ngọc Trang 1953801011309

7 Phạm Ngọc Quỳnh Trang 1953801011310

8 Phạm Thiên Trang 1953801011311

9 Bùi Thị Diễm Trinh 1953801011312


NỘI DUNG THẢO LUẬN
A. PHẦN NHẬN ĐỊNH:
45. Thời gian thử thách của án treo được tính từ ngày bản án treo có hiệu lực.
- Nhận định sai.
- Theo Điều 5 Nghị quyết 02/2018 về hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS năm 2015 về
án thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách của án treo từ khi tuyên án (Bản án sơ
thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm..) chứ không phải tính từ ngày bản án treo có hiệu lực.
47. Trong thời gian thử thách nếu người được hưởng án treo bị đưa ra xét xử về một
tội phạm khác thì phải chấp hành hình phạt tù đã được cho hưởng án treo.
- Nhận định sai.
- CSPL: khoản 5 Điều 65 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).
- Người được hưởng án treo chỉ phải chấp hành hình phạt tù đã được cho hưởng án treo nếu
người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình
sự 02 lần trở lên hoặc thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp
hành hình phạt của bản án trước.
60. Các biện pháp giám sát, giáo dục chỉ được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội trong trường hợp người này được miễn trách nhiệm hình sự.
- Nhận định sai.
- CSPL: Điều 92 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017).
- Theo đó việc áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục chỉ được thực hiện nếu
có sự đồng ý của người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
64. Mọi hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại thì pháp
nhân đó phải chịu TNHS.
- Nhận định: Sai.
- CSPL: khoản 1 Điều 75 BLHS 2015.
“Điều 75. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau
đây:
a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp
nhân thương mại;

1
d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều
27 của Bộ luật này.”
- Không phải tất cả hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại thì
pháp nhân đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách
nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Bộ luật hình sự
2015.
65. Pháp nhân thương mại phải chịu TNHS đối với tất cả tội phạm.
- Nhận định sai.
- CSPL: Điều 76 BLHS 2015.
- Pháp nhân thương mại không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tất cả các tội phạm mà
chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm quy định tại Điều 76 Bộ luật hình sự
2015.

B. PHẦN BÀI TẬP 


Bài tập 20:
A sinh ngày 15/11/1998 phạm hai tội: Tội cố ý gây thương tích theo khoản 5 Điều 134
BLHS vào ngày 01/7/2016 và tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 1 Điều 318
BLHS vào ngày 15/08/2016. A bị đưa ra xét xử về cả 2 tội vào ngày 5/3/2017.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Tình huống trên có phải là trường hợp phạm nhiều tội không? Tại sao?
- Tình huống trên A đươc xem là trương hợp phạm nhiều tội.
- Vì phạm nhiều tội là trường hợp một chủ thể thực hiện hai tội phạm trở lên, mà những tội
phạm đó được quy định tại các điều luật khác nhau hoặc các khoản khác nhau của một điều
luật trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, nhưng người phạm tội chưa bị xét xử về
tội nào trong số các tội ấy.
- Trường hợp này A phạm 2 tội là tội cố ý gây thương tích theo khoản 5 Điều 134 BLHS và
tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 1 Điều 318 BLHS, và A chưa bị xét xử về tội nào,
nay mang ra xứt xử chung nên A thuộc trường hợp phạm nhiều tội.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội mà A đã thực hiện là bao lâu
và tính từ thời điểm nào?
- CSPL: Khoản 1 Điều 9 và Điều 27 BLHS 2015.

2
- Theo đó tội cố ý gây thương tích Khoản 5 Điều 134 là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng =>
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 20 năm (điểm d Khoản 2 Điều 27 BLHS).
- Tội gây rối trật tự công cộng khoản 1 Điều 318 là tội phạm ít nghiêm trọng => thời hiệu
truy cứu trách nhiệm hình sự là 05 năm (điểm a Khoản 2 Điều 27 BLHS).
- Nhưng Khoản 3 Điều 27 có quy định “ Nếu trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều này,
người phạm tội lại thực hiện một hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao
nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính
lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới”.
- A phạm tội gây rối trật tự công cộng theo Khoản 1 Điều 318 BLHS thì mức phạt cao nhất
là 2 năm, A phạm tội trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương
tích. Thế nên Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với A là 20 năm kể từ ngày A
phạm tội gây rối trật tự công cộng ( 15/8/2016).
3. Về tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS), tòa án có thể xử phạt 1 năm quản
chế đối với A không? Tại sao?
- Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS) tòa án không thể xử phạt 1 năm quản chế
đối với A.
- Vì theo Điều 43 BLHS 2015 quy định: “Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội
xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác
do Bộ luật này quy định.” Và Điều 318 BLHS 2015 không quy định về hình phạt bổ sung
quản chế nên không thể áp dụng hình phạt quản chế đối với A.
- Mặt khác quản chế là hình phạt bổ sung, nên không thể áp dụng với A vì A thực hiện hành
vi khi chưa đủ 18 tuổi (Sinh ngày 15/11/1998, phạm tội gây rối trật tự ngày 01/7/2016).
Theo khoản 6 Điều 91BLHS 2015: “Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới
18 tuổi phạm tội.”
4. Mức hình phạt cao nhất mà Tòa án có thể áp dụng đối với A về tội cố ý gây thương
tích (Điều 134 BLHS)? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
- Theo khoản 5 Điều 134 BLHS 2015 thì mức hình phạt phải chịu là “phạt tù từ 12 năm đến
20 năm hoặc tù chung thân”. Tuy nhiên theo như dữ kiện đề bài thì A sinh ngày 15/11/2000
và ngày A phạm tội cố ý gây thương tích là vào ngày 1/7/2018. Tức là phải đến ngày
15/11/2018 A mới chính thức tròn 18t. Mà theo khoản 1 Điều 101 “Đối với người từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung
thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; ”,vậy
nên, mức hình phạt cao nhất Tòa án có thể áp dụng cho A trong trường hợp này là 18 năm
tù.
- Cơ sở pháp lý: khoản 5 Điều 134, khoản 1 Điều 101 BLHS 2015.
3
5. Mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên có thể áp dụng đối với A là bao
nhiêu? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
- Đầu tiên, về tội danh cố ý gây thương tích thì mức cao nhất của tội khung hình phạt quy
định tại khoản 5 Điều 134 BLHS 2015 là tù chung thân. Tuy nhiên, lúc A phạm tội này
chưa đủ 18t nên theo khoản 1 Điều 101 BLHS 2015 thì mức phạt tối đa của A ở tội này là
18 năm tù.
- Tiếp đến, là tội danh gây rối trật tự công cộng thì mức hình phạt cao nhất quy định tại
khoản 1 Điều 318 BLHS là 2 năm tù. Mà theo khoản 1 Điều 101 BLHS 2015 thì đối với tù
có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà
luật quy định. Vậy nên, mức hình phạt tới đa của A ở tội danh này là ¾* 2 năm = 1 năm 6
tháng tù.
- Cuối cùng, theo Điều 55 BLHS thì mức hình phạt tối đa mà A phải chịu từ 2 tội trên là 19
năm 6 tháng. Tuy nhiên, lúc thực hiện 2 tội danh trên A trên 16t và dưới 18t nên khi áp
dụng khoản 1 Điều 103 BLHS thì mức phạt tối đa của hình phạt chung của hai tội trên đối
với A là 18 năm tù.
- Cơ sở pháp lý: Điều 55 BLHS 2015, khoản 1 Điều 101 BLHS 2015, khoản 1 Điều 103
BLHS 2015.
6. Mức phạt thấp nhất mà Tòa án có thể quyết định đối với A về tội cố ý gây thương
tích nếu áp dụng Điều 54 BLHS đối với tội này.
- Theo khoản 1 Điều 54 BLHS 2015 thì A sẽ được áp dụng mức hình phạt trong khung hình
phạt liền kề nhẹ hơn của khoản 5 Điều 134, nghĩa là A sẽ được áp dụng hình phạt tại khoản
4 Điều 134 BLHS. Mức hình phạt thấp nhất trong khung hình phạt này là 7 năm tù. Tuy
nhiên A phạm tội khi trên 16t và dưới 18t nên khi áp dụng theo khoản 1 Điều 101 thì dối
với tù có thời hạn mức hình phạt tối đa không quá ba phần tư mức hình phạt quy định. Tức
là ta lấy ¾ * 7 = 5 năm 3 tháng,
- Vậy, mức hình phạt thấp nhất mà Tòa án có thể quyết định với A về tội cố ý gây thương
tích khi áp dụng Điều 54 BLHS là 5 năm 3 tháng tù.
- Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 54 BLHS 2015, khoản 1 Điều 101 BLHS 2015.
Bài tập 21
A (17 tuổi) phạm tội cướp giật tài sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 171 BLHS 2015
và bị Tòa án tuyên phạt 01 năm tù, phải bồi thường cho người bị hại 03 triệu đồng và
nộp án phí.
Anh chị hãy xác định:

4
1. Thời hiệu thi hành bản án về tội cướp giật tài sản nêu trên là mấy năm? Chỉ rõ căn
cứ pháp lý.
- A bị tuyên phạt 1 năm tù và phải bồi thường cho người bị hại là 3 triệu đồng. Do đó thời
hiệu thi hành án về tội cướp giật tài sản của A là 05 năm.
- CSPL: điểm a Khoản 2 Điều 60 BLHS.
“2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau:
a) 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ
03 năm trở xuống;
b) 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;
c) 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;
d) 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.”
2. Thời điểm xóa án tích về tội cướp tài sản, nếu ngày 1/7/2019, A chấp hành xong hình
phạt tù, ngày 30/7/2019 A thực hiện xong bồi thường cho người bị hại và ngày 1/8/2019
A đã đóng án phí.
- A bị tuyên 01 năm tù về tội cướp giật tài sản theo Khoản 1 Điều 171 BLHS 2015, tại điểm
a khoản 1 Điều 9 thì đây là tội phạm nghiêm trọng. Mà A mới 17 tuổi nên sẽ được coi là
không có án tích theo điểm b Khoản 1 Điều 107 BLHS 2015 thì người từ đủ 16 đến dưới 18
tuổi sẽ được coi là không có án tích nếu bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng
hoặc rất nghiêm trọng do vô ý.
3. Tòa án có thể phạt tiền theo khoản 5 Điều 171 BLHS đối với A được không? Tại
sao?
- Tòa án có thể phạt tiền theo khoản 5 Điều 171 đối với A.
- Căn cứ theo Điều 99 BLHS 2015, phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người
từ đủ 16 đến 18 tuổi nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Ở đây A đã 17 tuổi và
nếu có thu nhập hoặc có tài sản riêng thì được áp dụng phạt tiền theo khoản 5 Điều 171
BLHS, mức tiền phạt không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.
Bài tập 22:
A phạm tội (tội X) và bị Tòa án tuyên phạt 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo với thời
gian thử thách là 4 năm. Chấp hành được 2 năm thử thách thì A bị đưa ra xét xử về
một tội phạm khác (tội Y).
Hãy tổng hợp hình phạt đối với A trong trường hợp nếu tội phạm Y tòa án tuyên:
Câu 1. Phạt tù 3 năm

5
- Theo quy định tại khoản 5 Điều 65 BLHS 2015 thì trường hợp người hưởng án treo thực
hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án
trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 BLHS.
- Vậy trong trường hợp này A phải chịu hình phạt là 5 năm tù (2 năm cho tội X đã được
hưởng án treo và 3 năm cho tội Y).
Câu 2 và 3:
Trường hợp 1: Nếu A phạm tội Y trước khi hưởng án treo vì tội X.
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP: “Trường hợp người
đang được hưởng án treo mà lại phát hiện trước khi được hưởng án treo họ đã thực hiện
một tội phạm khác thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm đó và không tổng hợp
hình phạt với bản án cho hưởng án treo. Trong trường hợp này, người phạm tội phải đồng
thời chấp hành 02 bản án…”.
- Theo đó, nếu A phạm tội Y trước khi được hưởng án treo vì tội X thì không tổng hợp hình
phạt của tội Y với bản án cho hưởng án treo của A. Thay vào đó, A sẽ phải đồng thời chấp
hành cả 2 bản án với tội X và tội Y. Cụ thể như sau:
- Trong trường hợp nếu tội Y Tòa tuyên:
2. Phạt cải tạo không giam giữ 2 năm.
- A phải đồng thời chấp hành 2 bản án với hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ 2 năm
đối với tội Y và tiếp tục chấp hành 2 năm thử thách còn lại đối với tội X.
3. Phạt tiền 5 triệu đồng.
- A phải đồng thời chấp hành 2 bản án với hình phạt là phạt tiền 5 triệu đồng đối với tội Y
và tiếp tục chấp hành 2 năm thử thách còn lại đối với tội X.
Trường hợp 2: Nếu A phạm tội Y trong thời gian đang chấp hành thử thách 4 năm án
treo.
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP: “Trường hợp người
được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án quyết định hình phạt
đối với tội phạm mới và tổng hợp với hình phạt tù của bản án trước theo quy định tại Điều
55 và Điều 56 của Bộ luật Hình sự; nếu họ đã bị tạm giam, tạm giữ thì thời gian bị tạm
giam, tạm giữ được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.”
- Theo đó, nếu A phạm tội Y trong thời gian chấp hành án treo vì tội X thì tổng hợp hình
phạt đối với A được xác định như sau:
- Trong trường hợp nếu tội Y Tòa tuyên:
2. Phạt cải tạo không giam giữ 2 năm.
6
- Theo điểm b khoản 1 Điều 55 BLHS 2015: “Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không
giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình
phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để
tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.”
- Theo đó, hình phạt cải tạo không giam giữ 2 năm được chuyển thành phạt tù 8 tháng. Áp
dụng khoản 5 Điều 65, khoản 2 Điều 56 và điểm b khoản 1 Điều 55 BLHS 2015, tổng hợp
hình phạt đối với A là 2 năm 8 tháng tù.
3. Phạt tiền 5 triệu đồng.
- Điểm đ khoản 1 Điều 55 BLHS 2015 quy định: “Phạt tiền không tổng hợp với các loại
hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung.”
- Áp dụng các quy định tại khoản 3 Điều 32, khoản 5 Điều 65, khoản 2 Điều 56 và điểm đ
khoản 1 Điều 55 của BLHS 2015 thì tổng hợp hình phạt đối với A là 2 năm tù và phạt tiền 5
triệu đồng.
Bài tập 24:
Pháp nhân thương mại A bị Tòa án tuyên phạt 500 triệu đồng về hành vi buôn lậu
(khoản 1 và điểm a khoản 6 Điều 188 BLHS).
Anh (chị) hãy xác định:
1. Có thể áp dụng các hình phạt bổ sung nào đối với pháp nhân thương mại A? Tại
sao?
- Có thể áp dụng hình phạt bổ sung phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính đối với
pháp nhân thương mại A. Theo điểm a khoản 6 Điều 188 BLHS 2015 quy định “Thực hiện
hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý,
đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới
200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý,
đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi
phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190,
191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội
này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến
1.000.000.000 đồng”. Có thể áp dụng hình phạt bổ sung phạt tiền đối với pháp nhân thương
mại A.
2. Thời hiệu thi hành bản án đối với pháp nhân thương mại A là bao lâu và tính từ khi
nào? Tại sao?
- CSPL: khoản 3, 4 Điều 60 BLHS 2015
“3. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm.
7
4. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu
trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người bị kết án, pháp nhân
thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày
thực hiện hành vi phạm tội mới.”
- Như vậy, thời hiệu thi hành bản án đối với pháp nhân thương mại A là 5 năm và được tính
từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

You might also like