You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ

LỚP 84 - QTL42

THẢO LUẬN HÌNH SỰ


(PHẦN CÁC TỘI PHẠM)
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Tên MSSV


1 Lương Thị Thu Phương 1751101030110
( Nhóm trưởng)
2 Bùi Nhật Khiêm 1751101030054
3 Phạm Thị Mỹ Lệ 1751101030061
4 Bùi Thị Thùy Linh 1751101030062
5 Nguyễn Vũ Diệu Linh 1751101030067
6 Bùi Thị Mỹ Ngà 1751101030079
7 Phan Châu Pha 1751101030104
8 Đặng Viết Phụng 1751101030105
9 Nguyễn Phương Thảo 1751101030141
10 Nguyễn Thị Thấm 1751101030134
11 Nguyễn Thị Ngọc Trâm 1751101030162
12 Đoàn Thị Kim Yến 1651101030171

CỤM 2
2

CÁC TỘI XÂM PHẠM CON NGƯỜI

I. NHẬN ĐỊNH:
30. Hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu định tội của Tội vứt bỏ con mới đẻ (Điều
124 BLHS).
Nhận định trên đúng
Vì Tội vứt bỏ con mới đẻ là cấu thành tội phạm vật chất gồm hành vi khách quan
là người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh
khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi và hậu quả là
đứa trẻ chết
Đứa trẻ mới đẻ bị vứt bỏ phải chết thì người mẹ mới bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội vứt bỏ con mới đẻ, ngược lại thì chưa cấu thành tội vứt bỏ con mới đẻ. Vì
vậy tội này không có trường hợp phạm tội chưa đạt
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 124 BLHS 2015.
31. Hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể của người khác chỉ được quy định là tình
tiết định khung của Tội giết người tại điểm h khoản 1 Điều 123.
Nhận định trên sai
Vì hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể của người khác còn được quy định là hành vi
khách quan của Tội mua bán, chiếm đoạt bộ phận cơ thể người (khoản 1 Điều 154
BLHS 2015)
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 154 BLHS 2015.
33. Chủ thể của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157 BLHS)
chỉ là người không có thẩm quyền mà thực hiện việc bắt, giữ hoặc giam người.
Nhận định trên sai
Dấu hiệu trái pháp luật được thể hiện qua 2 đặc điểm:
+ Người không có thẩm quyền nhưng lại thực hiện việc bắt, giữ , giam người khác
+ Người có thẩm quyền trong việc bắt, giữ hoặc giam người những thực hiện việc
bắt, giữ, giam không đúng quy định của pháp luật: Không có lệnh bắt, tạm giam quá
thời hạn hoặc bắt sai đối tượng
Chủ thể của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là chủ thể thường, tức bất
kỳ người nào có đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS
Còn cũng là hành vi này nhưng quy định chủ thể là người có chức vụ quyền hạn
thì quy định tại Điều 377 BLHS 2015
Cơ sở pháp lý: Điều 157 BLHS 2015.
3

36. Đối tượng tác động của Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải
người lao động trái pháp luật (Điều 162 BLHS) chỉ là công chức, viên chức hoặc
người lao động của các cơ quan Nhà nước.
Nhận định trên sai
Vì đối tượng tác động của Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải
người lao động trái pháp luật (Điều 162 BLHS) gồm công chức làm trong các đơn vị
sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà Nước, tổ chức chính trị-xã
hội (đơn vị sự nghiệp công lập) và những người lao động làm trong các doanh nghiệp
tư nhân, công ty nước ngoài,.. thuộc các thành phần kinh tế khác nhau
Cơ sở pháp lý: Điều 162 BLHS 2015
40. Mọi trường hợp đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác đều cấu
thành Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 182 BLHS).
Nhận định trên là sai
Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc các trường hợp sau:
+ Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng
Hậu quả nghiêm trọng là loàm gia đình của một hoặc cả 2 tan vỡ dẫn đến ly hôn,
vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát
+ Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi
này mà còn vi phạm
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 182 BLHS 2015.
41. Giao cấu thuận tình với người có cùng dòng máu về trực hệ là hành vi chỉ
quy định trong cấu thành được quy định tại Điều 184 BLHS.
Nhận định trên sai
Vì chỉ khi nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ,
là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha thì
mới phạm tội theo Điều 184 BLHS 2015 còn nếu không biết thì không được xem là
tội phạm của tội này
Nếu người đã thành niên (đủ 18 tuổi) thực hiện hành vi loạn luân với người từ đủ
13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì hành vi loạn luân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
tội giao cấu với trẻ em thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 145 BLHS
2015
Nếu người từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện hành vi loạn luân với người dưới 13 tuổi
thì hành vi loạn luân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em theo
quy định tại điểm a khoản 2 Điều 142 BLHS 2015
Cơ sở pháp lý: Điều 184 BHS 2015.

II. BÀI TẬP:


15. A và B cùng đi săn. A nhìn thấy một con gà rừng liền giơ súng lên ngắm bắn.
B thấy gần đó có một người đang bẻ măng nên ngăn đừng bắn và nói rằng: “Thôi
đừng bắn nữa, nhỡ trúng người ta thì chết”. A cứ tiếp tục rê súng theo con gà
4

rừng và đáp lại: “Mày chưa biết tài bắn của tao à! Chưa bao giờ tao bắn trượt
cả”. Nói xong, A bóp cò, không ngờ đạn trúng vào người bẻ măng.
Hãy xác định A phạm tội gì nếu:
a. Nạn nhân chết;
b. Nạn nhân bị thương nặng;
c. Nạn nhân bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể 21%.

a. A đã phạm Tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS 2015)

Dấu hiệu
- Quan hệ bị xâm phạm: Quyền được bảo
Khách thể vệ tính mạng của người khác (Tính mạng
của người bị bẻ măng)

- Đối tượng tác động: Con người (Người


bẻ măng)

Mặt khách quan - Hành vi: Giết người; bóp cò, bắn súng
làm chết người
- Hậu quả: Làm chết người ( Người bẻ
măng bị chết)
- Mối quan hệ nhân quả: Đơn trực tiếp:
Hành động bắn súng của A làm trúng
người bẻ măng là nguyên nhân trực tiếp
dẫn đến cái chết của người bẻ măng

- A từ đủ 16 tuổi trở lên nên A đủ tuổi


Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự (khoản 1 Điều
12 BLHS 2015)
- A có năng lực trách nhiệm hình sự (A
có khả năng nhận thức và điều khiển hành
vi bắn súng của mình)

Mặt chủ quan: - Lỗi vô ý vì quá tự tin: A nhận thức được


hành vi băn súng của mình là nguy hiểm,
thấy trước được hậu quả nguy hiểm của
hành vi bắn súng có thể làm chết người.
Tuy nhiên, A quá tự tin vào khả năng băn
súng của mình và nghĩ rằng hậu quả
không xảy ra (khoản 1 Điều 11 BLHS
2015)
5

b. Nếu tỷ lệ tổn thương cơ thê từ 31% đến 60% thì A phạm Tội vô ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác (Điều 138 BLHS 2015), dưới 31%
thì không phạm tội

Dấu hiệu
- Quan hệ bị xâm phạm: Quyền được bảo
Khách thể vệ sức khỏe của con người (Sức khỏe của
người bẻ măng)

- Đối tượng tác động: Con người (Người


bẻ măng)

Mặt khách quan - Hành vi: bóp cò, bắn súng làm ngưởi bẻ
măng bị thương nặng
- Hậu quả: Người bẻ măng bị thương
nặng
- Mối quan hệ nhân quả: Đơn trực tiếp:
Hành động bắn súng của A làm trúng
người bẻ măng là nguyên nhân trực tiếp
dẫn đến người bẻ măng bị thương nặng

- A từ đủ 16 tuổi trở lên nên A đủ tuổi


Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự (khoản 1 Điều
12 BLHS 2015)
- A có năng lực trách nhiệm hình sự (A
có khả năng nhận thức và điều khiển hành
vi bắn súng của mình)

Mặt chủ quan: - Lỗi vô ý vì quá tự tin: A nhận thức được


hành vi băn súng của mình là nguy hiểm,
thấy trước được hậu quả nguy hiểm của
hành vi bắn súng có thể ảnh hưởng đến
người khác. Tuy nhiên, A quá tự tin vào
khả năng bắn súng của mình và nghĩ rằng
hậu quả không xảy ra (khoản 1 Điều 11
BLHS 2015)

c. A không phạm tội vì Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác ( Điều 138 BLHS 2015) là CTTP vật chất: A đã thực hiện hành vi
và hậu quả đã xảy ra nhưng hậu quả xảy ra chưa đủ và chưa thỏa mãn hậu quả
trong CTTP để A trở thành tội phạm tại Điều 138 BLHS 2015.
6

16. Ông M và bà H lấy nhau đã được 30 năm nhưng hai người không có con
chung. Ông M thường xuyên vắng nhà, có khi nhiều ngày không hề về nhà.
Quan hệ của M và H cứ như thế đã nhiều năm. Cuộc sống tẻ nhạt của bà H thật
sự đã trở thành địa ngục khi bà biết ông M lừa dối bà: ông M đang có vợ bé và
đang có một con chung với người vợ này.
Đúng vào ngày sinh nhật thứ 53 của bà H, ông M trở về nhà chìa vào mặt bà
H tờ đơn xin ly hôn. Bà H buồn rầu nói qua hai hàng nước mắt: “Ông thật tàn
ác, hôm nay là sinh nhật tôi cơ mà! Tôi hận ông đã lừa dối tôi suốt nấy nhiêu
năm. Không cần đơn chi hết. Tôi sẽ chết cho ông rảnh nợ mà đi lấy người ta.
Ông đừng có cản tôi, tôi đã quyết vậy rồi”.
Ông M buông lời lạnh lùng: “Bà làm gì mặc xác bà. Tôi cần một chữ ký của
bà vô tờ đơn gửi Tòa thôi”.
Nghe vậy bà H leo lên thành cửa sổ (đang mở sẵn), ông M vẫn ngồi yên ở ghế
salon mà không nói gì thêm. Khoảng cách giữa chỗ ông M ngồi và thành cửa sổ
là 5m. Bà H nhảy xuống, đầu đập xuống nền xi măng, vỡ hộp sọ và chết (Nhà
ông M và bà H ở tầng 5 chung cư T). Theo tin báo của nhân dân, công an đã tạm
giữ ông M đã làm rõ cái chết của bà H.
Hãy xác định ông M có tội không? Nếu có là tội gì?

Ông M phạm Tội bức tử (Điều 130 BLHS 2015)

Dấu hiệu
- Quan hệ bị xâm phạm: Quyền được
Khách thể bảo vệ tính mạng của người khác ( mà cụ
thể là bà H)

- Đối tượng tác động: Con người (Cụ thể


là H)
Mặt khách quan - Hành vi: Thường xuyên ức hiếp,
ngược đãi (tức là đối xử bất công, bất
bình đẳng). Ông M thường xuyên vắng
nhà, nhiều hôm không về, còn có vợ
bé lừa dối bà H làm cuộc sống của bà
trở thành địa ngục. Hành vi của ông M
không những vi phạm nghĩa vụ phải
thương yêu, chăm sóc nhau của vợ
chồng mà còn khiến bà H dày vò, bế
tắc dẫn đến tự sát (ông M đưa đơn ly
hôn trong ngày sinh nhật lầ thứ 53 của
bà, buông lời lạnh lùng)
- Hậu quả: Bà M tự sát, M chết hay
7

không chết không có ý nghĩa trong việc


định tội
- Mối quan hệ nhân quả: Đơn trực
tiếp:Hành vi của ông M thường xuyên
vắng nhà, lại còn có vợ bé, lừa dối bà H
gây ra sự đau đớn về tinh thần, và lặp đi
lặp lại nhiều lần là nguyên nhân trực tiếp
dẫn đến chị H tự sát và dù không có lời
cuối của ông M thì chị H đã có ý định tự
sát trước đó thông qua lời nói của bà M:
“Tôi sẽ chết cho ông rảnh nợ mà đi lấy
người ta. Ông đừng có cản tôi, tôi đã
quyết vậy rồi.”

- Chủ thể đặc biệt: H là chồng nạn nhân


Chủ thể và M có quan hệ lệ thuộc với H
- Có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Mặt chủ quan: - Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể nhận thức rõ
hành vi của mình có thể làm cho chị H tự
sát, tuy không mong muốn nhưng có ý
định để mặc hậu quả xảy ra

19. A và B là vợ chồng có một đứa con chung là C (8 tháng tuổi). Cuộc sống gia
đình khó khăn, vợ chồng thường xuyên mâu thuẫn. A thường xuyên nhậu nhẹt,
say xỉn về đánh đập mẹ con chị B. Đêm 29/7, sau khi đi nhậu về, A tiếp tục đánh
đập, chửi bới chị B rồi vứt quần áo đuổi hai mẹ con ra khỏi nhà mặc dù trời bên
ngoài đang mưa bão. Chị B khóc van xin A mở cửa nhưng A kiên quyết không
chịu. Qúa tuyệt vọng, chị B bế con ra bờ sông gần nhà nhảy xuống tự sát. Lúc
này, ông X đi ngang qua thấy vậy nhảy xuống sông cứu hai mẹ con nhưng chỉ
cứu được chị B, cháu C chết do ngạt nước.
Trong tình huống trên, ai phạm tội? Nếu có phạm tội gì? Tại sao?

A phạm Tội bức tử (Điều 130 BLHS 2015)

Dấu hiệu
8

- Quan hệ bị xâm phạm: Quyền được


Khách thể bảo vệ tính mạng của người khác ( mà cụ
thể là B)

- Đối tượng tác động: Con người (Cụ thể


là B)

Mặt khách quan - Hành vi: Hành vi đánh đập mẹ con chị
B, chửi bới rồi vứt quần áo chị B ra ngoài
đường khi trời đang mưa bão. Đây được
coi là hành vi đối xử tàn ác và làm nhục,
xúc phạm nhân phẩm danh dự của người
bị lệ thuộc
- Hậu quả: Nạn nhân tự chấm dứt cuộc
sống của mình ( Chị B bế con ra bờ sông
gần nhà nhảy xuống tự sát); nạn nhân chết
hay được cứu sống không có ý nghĩa
trong việc định tội
- Mối quan hệ nhân quả: Đơn trực
tiếp:Hành vi thường xuyên đánh đập mỗi
lần say xỉn và lần này là đánh đập, chửi
bới chị B rồi vứt quần áo đuổi hai mẹ con
ra khỏi nhè mặc dù trời bên ngoài mưa
bão là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chị
B ôm con nhảy xuống sông tự vẫn

- Chủ thể đặc biệt: A là chồng nạn nhân


Chủ thể và B có quan hệ lệ thuộc với A
- Có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Mặt chủ quan: - Khi đánh đập B và con cũng như đuổi B
ra khỏi nhà, A mặc dù đang say rượu
nhưng vẫn có thể nhận thức được hành vi
của mình là nguy hiểm cho xã và vẫn
phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 13
BLHS 2015), tuy không mong muốn
nhưng lại có ý thức để mặc hậu quả xảy
ra nên A phạm tỗi với lỗi cố ý gián tiếp.

B phạm Tội giết người (Điều 123 BLHS 2015)


9

Dấu hiệu
- Quan hệ bị xâm phạm: Quyền được
Khách thể bảo vệ tính mạng của người khác ( mà cụ
thể là C)

- Đối tượng tác động: Con người (Cụ thể


là C)

- Hành vi: Chị B bế con ra bờ sông gần


Mặt khách quan nhà nhảy xuống tự sát
- Hậu quả: Cháu C chết do ngạt nước
- Mối quan hệ nhân quả: Đơn trực tiếp:
Hành vi chị B ôm con nhảy xuống sông
gần nhà tự sát là nguyên nhân trực tiếp
dẫn đến cái chết của cháu C

- Có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ


Chủ thể tuổi chịu trách nhiệm hình sự
- Vậy B thỏa mãn về điều kiện chur thể
thường của tội phạm này

- B khi thực hiện hành vi này rõ ràng nhận


Mặt chủ quan thức hành vi này gây hậu quả nguy hiểm
cho xã hội, thấy trước được hậu quả đó và
mong muốn nó xảy ra nên lỗi của B là lỗi
cố ý trực tiếp

You might also like