You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



MÔN HỌC: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

GVGD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng

Lớp: HS44B2

Nhóm thảo luận: Nhóm 3

Niên khóa: 2019 - 2023

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 9 năm 2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT HỌ VÀ TÊN MSSV GHI CHÚ


1 Nguyễn Thụy Minh Thùy 195 380101 3222
2 Trương Thị Mỹ Tiên 195 380101 3228
3 Trương Thị Quế Trân 195 380101 3237
4 Huỳnh Túc Trí 195 380101 3243
5 Trần Thị Kim Trúc 195 380101 3250
6 Cao Thanh Tú 195 380101 3253
7 Tống Hoàng Tuấn 195 380101 3256
8 Nguyễn Quảng Phương Uyên 195 380101 3262
9 Nguyễn Khánh Văn 195 380101 3267
10 Phan Thị Tường Vy 195 380101 3272 Nhóm trưởng
CHƯƠNG 1

KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ, NGUỒN VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN


CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

I. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH

1. Trong mọi trường hợp, quan hệ pháp luật TTHS chỉ phát sinh khi có quyết
định KTVAHS của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhận định sai.

Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự phát sinh khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện hoặc
tiếp nhận tố giác tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Có những trường hợp việc
thu thập tài liệu chứng cứ nhằm xác định tình tiết vụ án đòi hỏi phải nhanh chóng
không chậm trễ thì có thể tiến hành một số hoạt động trước khi có quyết định khởi tố
như khám nghiệm hiện trường, bắt người… Vì vậy quan hệ pháp luật không phải chỉ
phát sinh khi có quyết định KTVAHS của cơ quan nhà nước.

2. Quan hệ pháp luật TTHS xuất hiện sau và trên cơ sở quan hệ pháp luật hình
sự.

Nhận định đúng.

Quan hệ pháp luật TTHS là những quan hệ XH phát sinh, thay đổi hay chấm dứt trong
quá trình giải quyết VAHS được quy phạm pháp luật TTHS điều chỉnh. Vì quan hệ
pháp luật TTHS chỉ điều chỉnh các quan hệ XH phát sinh trong quá trình giải quyết
VAHS nên phải xuất hiện VAHS thì mới xuất hiện luật TTHS. Để được xem là VAHS
thì phải xuất hiện QHPL hình sự. Vì vậy quan hệ pháp luật TTHS xuất hiện sau khi
xuất hiện quan hệ pháp luật hình sự và dựa vào cơ sở của quan hệ pháp luật hình sự.

3. Quan hệ pháp luật TTHS phát sinh từ khi phát hiện dấu hiệu tội phạm.

Nhận định sai.

Vì quan hệ pháp luật TTHS chỉ xuất hiện khi cơ quan có thẩm quyền bắt đầu tham gia
giải quyết quyết vụ án, nếu việc phát hiện dấu hiệu tội phạm không phải của cơ quan
tiến hành tố tụng thi không phát sinh quan hệ tố tụng. Đồng thời có trường hợp có dấu

1
hiệu tội phạm nhưng do tính chất nguy hiểm không cao thì không phát sinh quan hệ
pháp luật tố tụng hình sự.

Ví dụ: A phát hiện B có dấu hiệu trộm cắp nhưng A không báo cơ quan có thẩm quyền
và B không bị phát hiện cũng không bị khởi tố => chưa phát sinh QHPL TTHS vì
chưa bắt đầu quá trình giải quyết VAHS.

4. Quan hệ giữa người bào chữa và người bị buộc tội thuộc đối tượng điều chỉnh
của luật TTHS.

Nhận định sai.

Đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh trong
quá trình giải quyết VAHS. Đó là mối quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng với người tham gia tố tụng, giữa các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành
tố tụng với nhau. Còn quan hệ giữa người bào chữa và người bị buộc tội là quan hệ
những người tham gia tố tụng, không thuộc đối tượng điều chỉnh của luật TTHS.

Nhận định đúng.

Đối tượng điều chỉnh của luật TTHS là những QHXH phát sinh trong quá trình giải
quyết VAHS. Những QHXH chịu sự điều chỉnh của các QPPL TTHS sẽ trở thành
QHPL TTHS. Quan hệ giữa người bào chữa và người bị buộc tội được QPPL quy định
ở các điều như khoản 1 Điều 72 “Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ
bào chữa” hoặc Điều 73 “Người bào chữa có nghĩa vụ giúp người bị buộc tội về mặt
pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ” trong BLTTHS 2015. Vì vậy
quan hệ giữa người bào chữa và người bị buộc tội cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của
luật TTHS.

5. Quan hệ giữa CQĐT và nguyên đơn dân sự trong VAHS là quan hệ pháp luật
TTHS.

Nhận định đúng.

Quan hệ pháp luật TTHS là những quan hệ xã hội phát sinh, thay đổi hay chấm dứt
trong quá trình giải quyết VAHS được các quy phạm pháp luật TTHS điều chỉnh. Do
đó, quan hệ giữa cơ quan điều tra (CQTHTT theo điểm a khoản 1 Điều 34 BLTTHS
2015) và nguyên đơn dân sự (NTGTT khoản 9 Điều 55 BLTTHS) trong VAHS là
2
quan hệ giữa CQTHTT và NTGTT phát sinh trong quá trình giải quyết VAHS. Nên
quan hệ giữa CQĐT và nguyên đơn dân sự trong VAHS là quan hệ pháp luật TTHS.

6. Phương pháp phối hợp chế ước chỉ điều chỉnh mối quan hệ giữa các CQTHTT.

Nhận định sai.

Phương pháp phối hợp chế ước là một phương pháp điều chỉnh của TTHS. Phương
pháp này không chỉ dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền
THTT mà còn dùng để điều chỉnh MQH giữa những người có thẩm quyền THTT với
nhau, giữa các bộ phận, chức danh và các cấp bậc khác nhau trong cùng một cơ quan
tiến hành tố tụng.

7. Quan hệ giữa điều tra viên với người bào chữa được điều chỉnh bởi phương
pháp quyền uy.

Nhận định đúng.

Vì phương pháp quyền uy là phương pháp điều chỉnh đặc trưng của luật tố tụng hình
sự. Phương pháp quyền uy điều chỉnh mối quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền THTT
và người có thẩm quyền THTT với người tham gia tố tụng. Mà điều tra viên là người
có thẩm quyền THTT (điểm a khoản 2 Điều 34 BLTTHS 2015) và người bào chữa là
người TGTT (khoản 17 Điều 55 BLTTHS 2015). Nên quan hệ giữa điều tra viên với
người bào chữa được điều chỉnh bởi phương pháp quyền uy.

8. Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án chỉ được quy định trong pháp luật
TTHS.

Nhận định sai.

Nguyên tắc xác định sự thật vụ án không chỉ được quy định trong pháp luật TTHS mà
còn được quy định quy định trong văn bản pháp luật khác như Điều 11 Tuyên ngôn thế
giới về nhân quyền của LHQ 1948, khoản 2 Điều 14 Công ước về các quyền dân sự và
chính trị 1966, Điều 31 Hiến pháp 2013.

9. Nguyên tắc xét xử công khai được áp dụng cho tất cả phiên tòa hình sự.

Nhận định sai.

CSPL: Điều 25 BLTTHS 2015.


3
Nguyên tắc xét xử công khai không phải được áp dụng cho tất cả phiên tòa Hình sự.
Theo quy định tại Điều 25 BLTTHS 2015 thì trong một số trường hợp đặc biệt cần giữ
bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để
giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín.
Như vậy, xét xử công khai không phải được áp dụng cho tất cả phiên tòa mà tùy
trường hợp phiên tòa xét xử có thể xét xử kín.

10. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm chỉ có trong luật TTHS.

Nhận định sai.

Vì nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm không chỉ có trong luật TTHS mà
còn được ghi nhân trong những luật khác, như quy định tại Điều 24 luật TTDS 2015
về Bảo đảm tranh tụng trong xét xử hoặc theo quy định tại Điều 18 luật TTHC 2015
cũng có quy định về Bảo đảm tranh tụng trong xét xử. Tuy tên gọi của chúng có khác
nhau nhưng bản chất của chúng vẫn là đảm bảo việc tranh trụng trong xét xử. Do đó,
Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm không chỉ có trong luật TTHS.

11. Kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ tại phiên tòa là căn cứ duy nhất để Tòa
án ra bản án, quyết định.

Nhận định sai.

CSPL: Điều 26 BLTTHS 2015.

Tòa án khi ra bản án, quyết định thì phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng
cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Như vậy ngoài kết quả kiểm tra, đánh giá chứng
cứ tại phiên tòa thì còn căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa để Tòa án ra bản án,
quyết định.

12. Người THTT và người TGTT có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc
mình.

Nhận định sai.

CSPL: Điều 29 BLTTHS 2015.

Tiếng nói và chữ viết được dùng trong tố tụng hình sự là tiếng việt. Trường hợp người
tham gia tố tụng là người dân tộc thì có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc

4
mình. Như vậy chỉ có người TGTT mới có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân
tộc mình còn người THTT thì không.

II. BÀI TẬP

Bài tập 1:

Trong lúc đang trộm cắp tài sản, A bị B phát hiện và đuổi theo nhưng không bắt
được. Một thời gian sau, B tình cờ biết được A đang cư trú tại phường X nên đã tố
giác với cơ quan công an nơi đây. Công an phường X tiến hành kiểm tra, xác minh sơ
bộ và chuyển hồ sơ cho CQĐT công an quận. Vụ án được khởi tố, Điều tra viên N là
người được phân công trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra dưới sự kiểm sát của
Kiểm sát viên M. Vì A là người chưa thành niên nên được chỉ định luật sư C làm
người bào chữa. CQĐT nhận thấy A có nhiều tình tiết giảm nhẹ, phạm tội ít nghiêm
trọng, đã tự nguyện khắc phục hậu quả, nên quyết định miễn TNHS và áp dụng biện
pháp hòa giải tại cộng đồng. Điều tra viên N được phân công chủ trì việc hòa giải giữa
bị can A, cha mẹ A và bị hại B. Trong biên bản hòa giải, các bên đã thỏa thuận về vấn
đề bồi thường thiệt hại, bị can A xin lỗi người bị hại B.

Câu hỏi:

1. Xác định tất cả QHXH giữa các chủ thể trong vụ án trên thuộc đối tượng điều
chỉnh của luật TTHS?

Quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật TTHS là:

- Quan hệ giữa Công an phường X với bị hại B;

- Quan hệ giữa Công an phường X với CQĐT công an quận;

- Quan hệ giữa CQĐT với Điều tra viên N;

- Quan hệ giữa Điều tra viên N với bị can A;

- Quan hệ giữa Điều tra viên N với Kiểm sát viên M;

- Quan hệ giữa CQĐT với luật sư bào chữa C;

- Quan hệ giữa CQĐT với bị can A;

- Quan hệ giữa CQĐT với bị hại B.

5
2. Xác định phương pháp điều chỉnh của luật TTHS đối với từng QHXH?

- Phương pháp quyền uy được sử dụng cho:

+ Quan hệ giữa Công an phường X với bị hại B;

+ Quan hệ giữa Điều tra viên N với bị can A;

+ Quan hệ giữa CQĐT với luật sư bào chữa C;

+ Quan hệ giữa CQĐT với bị can A;

+ Quan hệ giữa CQĐT với bị hại B.

- Phương pháp phối hợp – chế ước được sử dụng cho:

+ Quan hệ giữa Công an phường X với CQĐT công an quận;

+ Quan hệ giữa CQĐT với Điều tra viên N;

+ Quan hệ giữa Điều tra viên N với Kiểm sát viên M.

Bài tập 2:

A (là người nước ngoài) bị CQĐT tỉnh X khởi tố vụ án và khởi tố bị can về tội
trộm cắp tài sản. Trong quá trình tố tụng, A nhờ luật sư B bào chữa cho mình. Vì A
không sử dụng được tiếng Việt nên cơ quan có thẩm quyền đã nhờ C phiên dịch cho
A. Sau khi kết thúc giai đoạn điều tra, CQĐT đã làm bản kết luận điều tra và đề nghị
VKS truy tố A về tội trộm cắp tài sản. VKS đã làm bản cáo trạng để truy tố A về tội
danh trên. Sau đó Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm và tuyên phạt A 05 năm tù.

Câu hỏi:

1.Trong quá trình giải quyết vụ án trên có thể phát sinh quan hệ giữa những chủ
thể nào?

Những quan hệ có thể phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án là:

- Quan hệ giữa CQĐT tỉnh X với bị can A;

- Quan hệ giữa bị can A và luật sự B;

- Quan hệ giữa CQĐT tỉnh X với người phiên dịch C;

6
- Quan hệ giữa bị can A với người phiên dịch C;

- Quan hệ giữa CQĐT tỉnh X với VKS;

- Quan hệ giữa VKS với bị can A;

- Quan hệ giữa Tòa án với CQĐT tỉnh X;

- Quan hệ giữa Tòa án với VKS;

- Quan hệ giữa Tòa án với bị can A;

- Quan hệ giữa Tòa án với luật sư B;

- Quan hệ giữa Tòa án với người phiên dịch C.

2.Trong những quan hệ đó, quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của luật
TTHS?

Quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật TTHS là:

- Quan hệ giữa CQĐT tỉnh X với bị can A;

- Quan hệ giữa CQĐT tỉnh X với người phiên dịch C;

- Quan hệ giữa CQĐT tỉnh X với VKS;

- Quan hệ giữa VKS với bị can A;

- Quan hệ giữa Tòa án với CQĐT tỉnh X;

- Quan hệ giữa Tòa án với VKS;

- Quan hệ giữa Tòa án với bị can A;

- Quan hệ giữa Tòa án với luật sư B;

- Quan hệ giữa Tòa án với người phiên dịch C.

3.Xác định phương pháp điều chỉnh đối với từng quan hệ thuộc đối tượng điều
chỉnh của luật TTHS?

Phương pháp điều chỉnh đối với từng quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật
TTHS:

- Phương pháp quyền uy được sử dụng đối cho các quan hệ:
7
+ Quan hệ giữa CQĐT tỉnh X với bị can A;

+ Quan hệ giữa CQĐT tỉnh X với người phiên dịch C;

+ Quan hệ giữa VKS với bị can A;

+ Quan hệ giữa Tòa án với bị can A;

+ Quan hệ giữa Tòa án với luật sư B;

+ Quan hệ giữa Tòa án với người phiên dịch C.

- Phương pháp phối hợp – chế ước được sử dụng đối với:

+ Quan hệ giữa CQĐT tỉnh X với VKS;

+ Quan hệ giữa Tòa án với CQĐT tỉnh X;

+ Quan hệ giữa Tòa án với VKS.

You might also like