You are on page 1of 7

1

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh


Khoa Quản trị - Lớp QTL44B2

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 5

THỦ TỤC PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ

Bộ môn: Luật Tố tụng dân sự


Giảng viên: ThS. Nguyễn Trần Bảo Uyên
Nhóm:
Thành viên
STT Họ và tên MSSV
1 Nguyễn Tường Vi 1953401020287
2 Đào Ngọc Phương Vi 1953401020286
3 Nguyễn Lê Mai Tiên 1953401020233
4 Nguyễn Thị Phương Uyên 1953401020284
5 Trần Ngọc Thu Uyên 1953401020285
6 Lê Hoàn Bảo Trân 1953401020247

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 5 năm 2022


2

Phần 1. Nhận định


1. Tòa án cấp phúc thẩm có quyền xét xử lại toàn bộ vụ án đã xét xử ở Tòa  án
cấp sơ thẩm.
Nhận định sai
CSPL: Điều 270 BLTTDS 2015
Phạm vi xét xử phúc thẩm là Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản
án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có
liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Vì vậy Tòa án cấp
thẩm không có quyền xét xử lại toàn bộ vụ án đã xét xử ở Tòa án cấp phúc thẩm
nếu kháng cáo, kháng nghị chỉ kháng cáo, kháng nghị một phần Bản án, quyết định
của Tòa án sơ thẩm.
2. Tại phiên tòa phúc thẩm mà các đương sự thoả thuận được với nhau
thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của
đương sự.
Nhận định sai. CSPL: điều 300 BLTTDS 2015.
Hòa giải trong thời hạn chuẩn bị xét xử và tại phiên tòa sơ thẩm được ghi nhận
dưới hình thức Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Tuy nhiên,
tại phiên tòa phúc thẩm do vụ án đang tồn tại một bản án dân sự sơ thẩm nên
HĐXX phúc thẩm không thể ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự được; bởi khi ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận không làm
mất hiệu lực của bản án sơ thẩm nên sẽ tồn tại song song 01 bản án sơ thẩm và 01
Quyết định về việc giải quyết cùng một vụ án. Do đó, khi các đương sự thỏa thuận
được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm thì HĐXX sẽ ban
hành Bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, có nội dung trong phần quyết định là
công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
3. Nếu người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Hội đồng xét xử
đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Nhận định sai.
Căn cứ theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 296 BLTTDS 2015 về hoãn phiên toà phúc
thẩm:
3

“2. Người kháng cáo, người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
họ được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa.
Trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa
phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
3. Người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì bị
coi như từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu
kháng cáo của người đó, trừ trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa
án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
Trường hợp người kháng cáo vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại
khách quan thì phải hoãn phiên tòa.”
Theo quy định trên, nếu người kháng cáo được toà án triệu tập lần thứ hai
mà vắng mặt thì bị coi như từ bỏ việc kháng cáo và Toà án mới đình chỉ xét xử
phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của người đó.
Còn trong TH người kháng cáo được Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà
vắng mặt thì phải hoãn phiên toà hoặc nếu họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt
trong lần triệu tập lần nhất hoặc lần hai mà vắng mặt thì Toà án tiến hành phiên toà
phúc thẩm xét xử vắng mặt họ chứ không phải đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.
4. Người đại diện theo ủy quyền của đương sự không có quyền kháng cáo thay
đương sự.
Nhận định sai.
Điều 271 BLTTDS 2015 quy định: “Đương sự, người đại diện hợp pháp
của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ
thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự của Tòa án sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải
quyết lại theo thủ tục phúc thẩm”.
Theo Khoản 1 Điều 85 BLTTDS 2015: “Người đại diện trong tố tụng dân
sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người
đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.”
Như vậy, người đại diện theo ủy quyền có quyền kháng cáo thay đương sự.
4

5. Tòa án bắt buộc phải chấp nhận mọi sự thay đổi, bổ sung yêu cầu kháng
cáo của đương sự.
Nhận định sai. Tòa án không buộc phải chấp nhận mọi sự thay đổi, bổ sung
yêu cầu kháng cáo của đương sự.
Theo khoản 1 Điều 284 BLTTDS 2015 quy định trong trường hợp chưa hết
thời hạn kháng cáo theo quy định tại Điều 273 của BLTTDS 2015 thì người đã
kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm vi
kháng cáo ban đầu. Đồng thời, tại khoản 2 Điều 284 BLTTDS 2015 quy định là
trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có
quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo
ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo đã hết.
Như vậy, nếu như thời hạn kháng cáo đã hết và yêu cầu thay đổi, bổ sung
kháng cáo của đương sự đã vượt quá phạm vi kháng cáo ban đầu thì Tòa án sẽ
không chấp nhận yêu cầu bổ sung, thay đổi đó của đương sự 

Phần 2. Bài tập


Tháng 6 năm 2015, ông I Richard Jeffrey Đi du lịch tại Việt Nam và có quen, biết
với bà Lê Thị T. Tháng 6 năm 2016, ông I cho bà T mượn 100.000.000 đồng để bà
T mở Spa cho con gái. Trong thời gian quen nhau, bà T hứa sẽ kết hôn với ông I,
vào tháng 4 và tháng 5/2016 ông I đã cùng bà T đi mua sắm một số trang thiết
bị ,vật dụng như máy điều hòa, ti vi, tủ lạnh, nồi cơm điện... tại cửa hàng Điện Máy
Xanh – thành phố H với số tiền 139.827.000 đồng để lắp đặt tại căn nhà của bà T.
Khoản chi tiêu mua sắm vật dụng này ông I có hóa đơn chứng từ do cửa hàng Điện
Máy Xanh – thành phố H cung cấp. Nay, bà T không đồng ý kết hôn. Vì vậy, ông I
đề nghị Tòa án buộc bà Lê Thị T trả cho ông I số tiền đã mượn là 100.000.000
đồng và trả lại cho ông I số vật dụng mua sắm giống như ban đầu (mới 100%) hoặc
nếu bà T không thể hoàn trả số vật dụng đó thì có thể thanh toán bằng tiền cho ông
I đã mua sắm tổng cộng là 139.827.000 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu
cầu khởi kiện của ông I Richard Jeffrey. Buộc bà Lê Thị T trả cho ông I Richard
Jeffrey số tiền vay là 100.000.000 đồng và hoàn trả cho ông I Richard Jeffrey Giá
trị tài sản là 78.400.000 đồng.
5

Bị đơn kháng cáo không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, chỉ đồng ý
hoàn trả 100 triệu đồng đã mượn, còn các vật dụng ông I đã sắm bà không đồng ý
trả lại vì bà cho rằng ông I đã tặng cho bà. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn đưa ra ý
kiến bị đơn sẽ trả cho nguyên đơn 150 triệu đồng và yêu cầu nguyên đơn phải rút
toàn bộ đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm, không yêu cầu Tòa án giải quyết
tranh chấp.
Nếu anh/chị là nguyên đơn, anh/chị đồng ý với ý kiến của bị đơn không? Tại
sao?
Không đồng ý với ý kiến của bị đơn.
Theo Điều 457 BLDS 2015 thì hợp đồng tặng cho theo đó “bên tặng cho
giao tài sản của mình cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù và bên
được tặng cho đồng ý nhận”. Điều 458 BLDS 2015 cho thấy “việc tặng cho động
sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng
cho nhận tài sản.” Khi giữa ông I và bà T có quan hệ tình cảm, ông I đã có hành vi
cụ thể là tự nguyện mua sắm lắp đặt 1 số trang thiết bị nêu trên cho bà T sử dụng,
giữa hai bên không có điều kiện hay thủ tục gì khác. Việc đi mua sắm và lắp đặt
các thiết bị của ông I là hoàn toàn tự nguyện chứng tỏ ông I đã có sự tặng cho tài
sản cho bà T theo lời khai của bà T là phù hợp với pháp luật.
Tại phiên toà phúc thẩm, bị đơn đưa ra ý kiến bị đơn sẽ trả 150 triệu và yêu
cầu nguyên đơn rút toàn bộ đơn khởi kiện, do đó có các trường hợp có thể xảy ra:
- Ông I chấp nhận yêu cầu của bà T về việc bà T sẽ trả cho ông 150 triệu và
ông I đồng ý rút đơn khởi kiện: Theo Điều 299 BLTTDS 2015 thì nếu ông I rút
đơn khởi kiện và bà T cũng đồng ý thì HĐXX chấp nhận việc rút đơn và ra quyết
định huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Về án phí: Ông I và bà T
chịu án phí sơ thẩm và 1 nửa án phí phúc thẩm. Nếu bà T không thực hiện trả ông
150 triệu thì ông I có quyền khởi kiện yêu cầu bà T thực hiện nghĩa vụ của mình
nhưng thủ tục tố tụng sẽ phải làm lại từ đầu và lại chịu án phí mới.
- Ông I không chấp nhận việc rút đơn mà chỉ chấp nhận việc thỏa thuận bà T
sẽ trả ông 150 triệu đồng: Theo Điều 300 BLTTDS 2015 thì việc thoả thuận này tự
nguyện không vi phạm điều cấm của luật, do đó HĐXX ra bản án phúc thẩm sửa
bản án sơ thẩm, công nhận sự thoả thuận của các bên. Bản án phúc thẩm có hiệu
6

lực thi hành ngay. Về án phí: Ông I, bà T tự thoả thuận với nhau việc trả phí, nếu
không thoả thuận được thì theo quyết định của pháp luật.

Phần 3. Phân tích Quyết định GĐT số: 59/2019/DS-GĐT


Tóm tắt tình huống
Nguyên đơn: Bà Phạm Thị Đ
Bị đơn: Ông Nguyễn X, Bà Nguyễn Thị Hồng S
Bà Phạm Thị Đ yêu cầu Tòa án huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho
vợ chồng anh X, công nhận diện tích đất trên thuộc quyền sở hữu của vợ chồng bà
và vợ chồng bà được quyền nhận số tiền 71.712.000 đồng đối với diện tích đất đền
bù 49,8m2 khi mở rộng Quốc lộ 1A, diện tích đất còn 61,5 m 2 vợ chồng anh X phải
tháo dỡ tài sản trả đất lại cho bà.
Tại phiên tòa sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Công nhận số tiền
71.712.000 đồng đối với diện tích đất đền bù cho bà Đ được nhận. Giao cho vợ
chồng ông Nguyễn X tiếp tục quản lý, sử dụng 61,5 m 2 đất và buộc vợ chồng ông
phải tra cho bà Đ số tiền 184.500.000 đồng để được quản lý, sử dụng đất trên.
Tại phiên tòa phúc thẩm: Chấp nhận kháng cáo của vợ chồng ông X, một phần
kháng nghị của VKS tỉnh, không chấp nhận kháng cáo của bà Đ - Sửa bản án sơ
thẩm.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm: Huỷ toàn bộ bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm;
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự giữa nguyên đơn và bị đơn.

1. Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự là gì?


Theo Điều 270 BLTTDS 2015 thì “Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp
phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.”
Đối tượng xét xử của phúc thẩm là các bản án, quyết định sơ thẩm nhưng chưa có
hiệu lực pháp luật và bị đương sự kháng cáo hoặc VKS kháng nghị.
2. Phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án dân sự? 
Tòa án cấp phúc thẩm chỉ được xét xử lại những nội dung đã được cấp sơ
thẩm xét xử nhưng giới hạn trong yêu cầu kháng cáo kháng nghị. Trường hợp
7

kháng cáo, kháng nghị toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm thì cấp phúc thẩm xét
lại toàn bộ nhưng nếu chỉ kháng cáo, kháng nghị một phần thì cấp phúc thẩm chỉ
được xét lại nội dung phần có kháng cáo, kháng nghị, nhũng phần còn lại của bản
án, quyết định sơ thẩm cho dù không đúng pháp luật cấp phúc thẩm cũng không
được quyền xét xử lại.
3. Trong tình huống đã cho, việc Tòa án cấp phúc thẩm xác định việc
tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn bà Đ với bị đơn vợ chồng bà
S, ông X đã được giải quyết tại Thông báo ngày 5 01/7/1991 của UBND xã Hòa
Xuân (cũ) và phía ông X đã được UBND huyện Tuy Hòa (cũ) cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất và sử dụng ổn định cho đến nay nhưng lại sửa bản án
sơ thẩm, xử không chấp nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn có đúng pháp
luật hay không? Tại sao?
Việc sửa bản án sơ thẩm, xử không chấp nhận đơn khởi kiện của nguyên
đơn là không đúng pháp luật.
Trong trường hợp này khi TA cấp phúc thẩm xác định việc tranh chấp quyền
sử dụng đất giữa nguyên đơn là bà Đ với bị đơn là vợ chồng bà S, ông X đã được
giải quyết tại Thông báo ngày 5 01/7/1991 của UBND xã Hoà Xuân (cũ) và phía
ông X đã được UBND huyện Tuy Hoà (cũ) cấp GCNQSDĐ và sử dụng ổn định
cho đến nay thuộc điểm g khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015 thì sau khi thụ lý vụ
án, căn cứ Điều 311 BLTTDS 2015 thì Tòa án cấp phúc thẩm phải ra quyết định
hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án chứ không có thẩm quyền sửa bản
án sơ thẩm, không chấp nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn.

You might also like