You are on page 1of 30

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

Khoa Quản trị - Lớp Quản trị - Luật 44B




NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG


ĐẾN TIỀN LƯƠNG CHÍNH THỨC
CỦA MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG
Giảng viên: ThS. Nguyễn Trọng Tín
Nhóm: 7
Thành viên
ST Họ và tên MSSV
T
1 Nguyễn Tường Vi 1953401020287
2 Đào Ngọc Phương Vi 1953401020286
3 Nguyễn Lê Mai Tiên 1953401020233
4 Nguyễn Thị Phương Uyên 1953401020284
5 Trần Ngọc Thu Uyên 1953401020285
6 Nguyễn Thị Cẩm Tú 1953401020272
7 Trần Minh Tâm 1953401020195
8 Huỳnh Vũ Tâm Như 1953401020259
9 Phạm Mai Nhất Thống 1953401020216
10 Ngụy Thị Ngọc Quí 1953401020184

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 4 năm 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA TIỀN LƯƠNG VỚI CÁC YẾU TỐ NGHIÊN CỨU......................................1
1.1. Cơ sở lý thuyết về tiền lương và các nghiên cứu trước đây...............................1
1.1.1 Khái niệm và chức năng tiền lương....................................................................1
1.1.1.1 Khái niệm về tiền lương.....................................................................................1
1.1.1.2. Chức năng tiền lương........................................................................................2
1.1.2. Các mô hình nghiên cứu trước đây....................................................................3
1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố tiền lương khởi điểm, độ tuổi, số năm đi học, số
năm kinh nghiệm, khả năng ngoại ngữ, môi trường làm việc, trình độ kỹ thuật
đến tiền lương chính thức............................................................................................5
1.2.1. Ảnh hưởng của tiền lương khởi điểm................................................................5
1.2.2. Ảnh hưởng của độ tuổi.......................................................................................6
1.2.3. Ảnh hưởng của số năm đi học............................................................................6
1.2.4. Ảnh hưởng của số năm kinh nghiệm.................................................................7
1.2.5. Ảnh hưởng của khả năng ngoại ngữ.................................................................7
1.2.6. Ảnh hưởng của trình độ chuyên môn kỹ thuật..................................................8
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỒI QUI VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC
HIỆN NGHIÊN CỨU..................................................................................................9
2.1. Xây dựng mô hình hồi qui....................................................................................9
2.1.1 Xây dựng các biến................................................................................................9
2.1.2 Mô tả nghiên cứu...............................................................................................10
2.1.3 Xây dựng ma trận tương quan giữa các biến....................................................13
2.2 Phương pháp luận sử dụng trong nghiên cứu...................................................14
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu..................................................14
2.2.2 Phương pháp kiểm định hồi quy và đa cộng tuyến...........................................14
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH.................15
3.1 Kết quả mô hình hồi qui......................................................................................15
3.1.1 Chạy mô hình hồi qui và hàm hồi qui mẫu.....................................................15
3.1.2 Ý nghĩa các hệ số ước lượng ^β .........................................................................16
3.2 Kiểm định mô hình hồi qui..................................................................................17
3.2.1 Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi qui..........................................17
3.2.2 Xác định khoảng tin cậy cho các hệ số hồi qui................................................18
3.2.3 Kiểm định độ phù hợp của hàm hồi qui..........................................................19
3.3 Kiểm định khuyết tật của mô hình.....................................................................20
3.3.1 Kiểm định đa cộng tuyến...................................................................................20
3.3.2 Kiểm định phương sai sai số thay đổi................................................................21
3.3.3 Kiểm định bỏ sót biến.........................................................................................22
3.4 Kết luận rút ra từ mô hình..................................................................................23
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, giá trị hàng hóa sức lao động được biểu thị thông
qua tiền lương. Tiền lương là lợi ích kinh tế thiết thân của người lao động, là khoản
tiền mà người sử dụng sức lao động phải trả cho người lao động sau giờ làm việc, là
phương tiện tái sản xuất sức lao động, năng lực của lao động trong quá trình sản sinh
ra các giá trị gia tăng. Tiền lương còn là kết quả phân phối của cải xã hội ở mức cao.
Kinh tế thuộc phạm trù lao động và vốn, trong đó vốn thuộc sở hữu của một bộ phận
dân cư trong xã hội, còn một bộ phận dân cư khác không có vốn chỉ có sức lao động
phải đi làm thuê cho những người có vốn và đổi lại họ nhận được một khoản tiền gọi
là tiền lương. Đối với người sử dụng lao động, tiền lương là động lực thúc đẩy người
lao động làm việc sáng tạo, trách nhiệm; là nhân tố thu hút và giữ chân người lao động
cho doanh nghiệp. Đối với người lao động làm công ăn lương thì tiền lương luôn là
mối quan tâm đặc biệt trong suy nghĩ hằng ngày của họ. Và không có người lao động
nào muốn sự cống hiến sức lao động của mình theo từng năm tháng mà tiền lương
nhận được không có sự thay đổi. Do đó, vấn đề tiền lương là một yếu tố được người
lao động đặt lên hàng đầu khi quết định làm việc cho bất kì một doanh nghiệp nào.
Nhất là sinh viên vừa ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế thì không biết các
yếu tố nào sẽ thu hút được nhà tuyển dụng, hay những người lao động làm việc lâu
năm thì yếu tố nào sẽ giúp thu nhập họ cao hơn, hưởng được nhiều phúc lợi hơn.
Xuất phát từ bản chất tiền lương của C.Mác và nhận thức rõ vai trò của tiền
lương đối với mỗi người lao động kết hợp với kiến thức trong môn Kinh tế lượng về
phân tích hồi qui, nhóm em quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh
hưởng đến tiền lương chính thức của người lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh”

sự ảnh hưởng đến tiền lương chính thức của người lao động thông qua các nhân
tố: tiền lương khởi điểm, độ tuổi, số năm đi học, số năm kinh nghiệm, khả năng ngoại
ngữ, trình độ kỹ thuật để tìm ra mô hình ước lượng tối ưu nhất xác định sự phụ thuộc
giữa tiền lương chính thức với các yếu tố trên.
Bài tiểu luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tiền lương và mối quan hệ giữa tiền lương với các
yếu tố nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp luận và xây dựng mô hình hồi qui
Chương 3: Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình
Trong bài tiểu luận có tham khảo từ nhiều nguồn nghiên cứu trước đây. Do vốn
kiến thức còn hạn chế, bài tiểu luận của chúng em chắc chắn sẽ còn thiếu sót. Rất
mong nhận được sự nhận xét và ý kiến đóng góp từ phía thầy cũng như từ phía các bạn
để đề tài nghiên cứu của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA TIỀN LƯƠNG VỚI CÁC YẾU TỐ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý thuyết về tiền lương và các nghiên cứu trước đây
1.1.1 Khái niệm và chức năng tiền lương
1.1.1.1 Khái niệm về tiền lương
Khi phân tích nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nơi mà các quan hệ thị trường thống
trị mọi quan hệ kinh tế - xã hội khác, C.Mác viết: "Tiền công không phải giá trị hay
giá cả của lao động mà chỉ là một hình thức cải trang giá trị hay giá cả sức lao động".
Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động được coi là một loại hàng hoá. Vì vậy, tiền
lương chính là giá cả của sức lao động.
Tiền lương phản ánh nhiều quan hệ kinh tế, xã hội khác nhau. Tiền lương trước
hết là số tiền mà người sử dụng lao động (người mua sức lao động) trả cho người lao
động (người bán sức lao động), được gọi là quan hệ kinh tế của tiền lương. Mặt khác,
do tính chất đặc biệt của loại hàng hoá sức lao động nên tiền lương không chỉ thuần
tuý là vấn đề kinh tế mà còn là một vấn đề xã hội rất quan trọng liên quan đến đời sống
và trật tự xã hội. Trong quá trình hoạt động hoạt động kinh doanh, đối với chủ doanh
nghiệp, tiền lương là một phần chi phí cấu thành chi phí sản xuất - kinh doanh. Còn
với người lao động, tiền lương là thu nhập từ quá trình lao động của họ, có ảnh hưởng
trực tiếp đến mức sống của họ. Phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích của hết thảy
người lao động. Mục đích này tạo động lực để người lao động phát triển trình độ và
khả năng lao động của mình.
Trên thực tế, khái niệm chính xác về tiền lương rất đa dạng ở các quốc gia khác
nhau. Chẳng hạn, ở Pháp quan niệm rằng “Sự trả công được hiểu là tiền lương, hoặc
lương bổng cơ bản, bình thường hay tối thiểu và mọi thứ lợi ích, được trả trực tiếp hay
gián tiếp bằng tiền hay hiện vật, mà người sử dụng lao động trả cho người lao động
theo việc làm của người lao động”. Ở Nhật Bản: “Tiền lương là thù lao bằng tiền mặt
và hiện vật trả cho người làm công một cách đều đặn, cho thời gian làm việc hoặc cho
lao động thực tế, cùng với thù lao cho khoảng thời gian không làm việc, như là nghỉ
mát hàng năm, các ngày nghỉ có hưởng lương hoặc nghỉ lễ. Tiền lương không tính đến
những đóng góp của người thuê lao động đối với bảo hiểm xã hội và quỹ hưu trí cho
người lao động và phúc lợi mà người lao động được hưởng nhờ có những chính sách
này. Khoản tiền được trả khi nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động cũng không
được coi là tiền lương.” 
Ở Việt Nam, căn cứ vào khoản 1 Điều 90 Bộ luật lao động 2019, tiền lương
được định nghĩa như sau: “Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho
người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công
việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác”.
Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần như nước ta hiện
nay, phạm trù tiền lương được thể hiện cụ thể trong từng thành phần, khu vực kinh tế.
Trong thành phần kinh tế nhà nước và khu vực hành chính sự nghiệp, tiền lương là số
tiền mà các doanh nghiệp quốc doanh, các cơ quan, tổ chức của nhà nước trả cho
người lao động theo cơ chế và chính sách của nhà nước và được thể hiện trong hệ
thống lương thang lương, bảng lương do Nhà nước qui định. Trong khu vực kinh tế
ngoài quốc doanh, tiền lương chịu sự tác động chi phối lớn của thị trường lao động.
Tiền lương trong khu vực này mặc dù vẫn nằm trong khuôn khổ luật pháp và theo
những chính sách của chính phủ nhưng là những giao dịch trực tiếp giữa chủ và thợ
thông qua những hợp đồng lao động có tác động trực tiếp đến phương thức trả công.
Đứng trên phạm vi toàn xã hội, tiền lương được xem xét và đặt trong quan hệ về phân
phối thu nhập, quan hệ sản xuất và tiêu dùng, quan hệ về trao đổi…
Mặc dù có nhiều khái niệm và các quan điểm khác nhau, nhưng nhìn chung các
khái niệm về tiền lương đều xoay quanh bản chất của nó. Bản chất của tiền lương là
giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thoả
thuận giữa người có sức lao động và người sử dụng người lao động.
1.1.1.2. Chức năng tiền lương
(i) Chức năng tái sản sản xuất sức lao động
Cùng với quá trình tái sản xuất của cải vật chất, sức lao động cần được tái tạo,
với các hình thái kinh tế xã hội khác nhau sẽ có sự tái sản xuất sức lao động khác
nhau. Quá trình này thể hiện rõ ở sự tiến bộ của xã hội và sự tác động của khoa học-
công nghệ. Quy trình tái sản xuất sức lao động được thể hiện qua việc trả công cho
người lao động bằng tiền lương. Như vậy, bản chất của tái sản xuất sức lao động là
nhằm đảo bảo cho người lao động có một số tiền lương nhất định dùng cho sinh hoạt
để họ có thể duy trì và phát triển sức lao động của mình, sản xuất ra sức lao động mới,
tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ để hoàn thành kỹ năng lao động và tăng cường
chất lượng lao động.
(ii) Là thước đo giá trị
Khi tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động tương ứng với giá trị
sức lao động mà họ bỏ ra trong quá trình thực hiện công việc ta có thể xác định được
hao phí lao động của toàn thể cộng đồng thông qua tổng quỹ lương cho toàn thể người
lao động. Điều này cũng có nghĩa là công tác thống kê sẽ giúp cho nhà nước có thể
hoạch định các chính sách điều chỉnh mức lương tối thiểu nhằm đảm bảo hợp lý thực
tế phù hợp với chính sách của nhà nước.
(iii) Kích thích lao động
Trong quá trình lao động, lợi ích về kinh tế của người lao động là động lực sản
xuất. Khi người lao động được trả công xứng đáng thì họ sẽ làm việc tích cực, không
ngừng hoàn thiện mình. Ngược lại, nếu người lao động không được trả công xứng
đáng sẽ có những biểu hiện tiêu cực không thuận lợi cho doanh nghiệp, thậm chí sẽ
xảy ra đình công gây xáo trộn về chính trị, bất ổn xã hội. Việc tổ chức tiền lương và
tiền công sẽ thúc đẩy, khuyến khích người lao động nâng cao năng suất, chất lượng và
hiệu quả lao động để đảm bảo công bằng trên cơ sở thực hiện tiền lương.
(iv) Chức năng điều tiết lao động
Trong việc thực hiện kế hoạch cân đối giữa các ngành, nghề ở các khu vực trên
toàn quốc, nhà nước thường thông qua hệ thống thang bảng lương, các chế độ phụ cấp
cho từng ngành nghề, khu vực để làm công cụ điều tiết lao động. Nhờ vậy, tiền lương
cũng góp phần tạo ra một cơ cấu hợp lý để phát triển xã hội.
(v) Chức năng tích lũy
Tiền lương không chỉ đảm bảo cho người lao động duy trì được cuộc sống hằng
ngày mà còn dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hoặc gặp
bất trắc.
(vi) Công cụ quản lý Nhà nước
Nhà nước ban hành Luật lao động để bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các
quyền khác của người lao động để từ đó tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được
hài hòa và ổn định nhằm góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động
nhằm đạt mục tiêu của doanh nghiệp về năng suất, chất lượng lao động, tiến bộ xã hội.
1.2. Các mô hình nghiên cứu trước đây
Theo lý thuyết công bằng (Equity Theory) bao gồm công bằng bên trong và
công bằng bên ngoài. Công bằng bên trong cho thấy việc trả lương có tính đến sự khác
biệt giữa các trình độ chuyên môn và kỹ năng cũng như trách nhiệm của từng lao
động. Công bằng bên ngoài cho thấy việc trả lương có so sánh với mức lương được trả
các doanh nghiệp lân cận có cùng ngành nghề, cùng địa điểm và với lao động cùng kỹ
năng. Mức lương được trả cho lao động phụ thuộc vào các yếu tố như: khu vực làm
việc, thời gian và điều kiện làm việc, loại sản phẩm sản xuất ra, quy mô doanh nghiệp
và các yếu tố khác. Trong cùng một ngành, mức lương cũng khác nhau giữa các công
nhân có trình độ tay nghề khác nhau, hoặc công nhân có cùng trình độ kỹ năng và tay
nghề nhưng làm việc ở những ngành khác nhau và khu vực khác nhau. Chẳng hạn, lao
động làm việc cho các công ty đa quốc gia bao giờ cũng được trả cao hơn.
Adam Smith (1904) - cha đẻ của kinh tế chính trị hiện đại đã chỉ ra rằng xã hội
có 3 giai cấp tương ứng với 3 hình thức thu nhập: địa chủ-địa tô, nhà tư bản – lợi
nhuận và công nhân – tiền lương. Trong đó, lương là thu nhập của người lao động lại
phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, có nghĩa là nếu tốc độ tăng
của cải của quốc gia tăng thì lương tăng và ngược lại. Ngoài ra, lương cũng bị ảnh
hưởng bởi một số đặc điểm liên quan đến lao động như điều kiện lao động, tính chất
công việc, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp.  
Theo nghiên cứu của tác giả Phan Thị Hữu Nghĩa (2011), Các nhân tố tác động
đến thu nhập cá nhân - Hàm ý cho chính sách công - Trường hợp TP. Hồ Chí Minh,
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế. Từ cơ sở lý thuyết của Joop Hartog thì tác giả đã đề nghị
mô hình nghiên cứu gồm biến phụ thuộc là thu nhập cá nhân và biến độc lập gồm có 3
nhóm: (1) Nhóm nhân tố về khác biệt công việc: Nghề nghiệp - Ngành công nghiệp -
Cấp độ phân cấp; (2) Nhóm nhân tố về khác biệt cá nhân: Giới tính - Tuổi tác - Giáo
dục - Đào tạo - Kinh nghiệm - Nền tảng gia đình về giáo dục - Dân tộc - Chỉ số - IQ;
(3) Nhóm nhân tố về đặc thù công việc: Khu vực và thời gian làm việc. Mô hình thể
hiện mối quan hệ giữa 3 nhóm thành phần ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân cần được
kiểm định với 13 biến quan sát. Qua kết quả khảo sát dữ liệu cho thấy các nhân tố có
quan hệ ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân chỉ có loại hình doanh nghiệp, cấp độ phân
cấp, giáo dục và kinh nghiệm của cá nhân. So với lý thuyết và thực tế nghiên cứu tại
một số quốc gia thì công việc/nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác, quê quán (vùng miền)
của cá nhân có ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, kết quả khảo sát của tác
giả thì không có mối quan hệ giữa các nhân tố này với thu nhập của người lao động. 
Theo tác giả Bùi Thị Thu Minh, Lê Nguyễn Đoan Khôi (2014)1 cho rằng,
nghiên cứu động lực làm việc của nhân viên trực tiếp sản xuất có tầm quan trọng trong
thu hút và giữ chân người tài. Nghiên cứu đã tiến hành phân tích kết quả thu thập được
từ quan sát, kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố. Sau đó phân tích
tương quan, hồi quy tuyến tính bội theo hồi quy đa biến thông thường, nghiên cứu đã
phát hiện 07 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trực tiếp sản xuất
bao gồm: văn hóa doanh nghiệp, công việc, cơ hội đào tạo và phát triển, điều kiện làm
việc, lương và chế độ phúc lợi, mối quan hệ với đồng nghiệp, mối quan hệ lãnh đạo.
Trong đó, lương và chế độ phúc lợi với văn hóa doanh nghiệp là yếu tố tác động mạnh
nhất.
 Hay quan điểm của tác giả Phạm Thị Phong Lan và Trương Hoàng Minh
(2014) cho rằng, yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập là kinh nghiệm, nhất là trong
các nghề khai thác truyền thống. Bài viết sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp
sau đó mã hóa số liệu để tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, nhỏ
nhất và giá trị phần trăm. So sánh sự khác biệt thông qua kiểm định ANOVA và kiểm
định T-test với mức ý nghĩa 5%, ngoài ra còn sử dụng mối tương quan hồi quy đa biến
của các biến độc lập ảnh hưởng đến sản lượng và lợi nhuận.
1
Bùi Thị Minh Thu, Lê Nguyễn Đoan Khôi (2014), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến độg lực làm việc
của nhân viên trực tiếp sản xuất ở Tổng Công ty Lắp Máy Việt Nam. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ.
Nghiên cứu của Chử Thị Lân, Quyền Đình Hà (2011), Các yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long (2011), Khoa
Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu thông qua số liệu
điều tra trực tiếp từ 150 hộ Khmer ở tỉnh Trà Vinh, 90 hộ Chăm ở tỉnh An Giang và áp
dụng mô hình phân tích hồi qui tuyến tính cho thấy, các nhân tố tác động đến thu nhập
bình quân/người của hộ dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long là: trình độ học
vấn của chủ hộ, trình độ học vấn của lao động trong hộ, số nhân khẩu trong hộ, số hoạt
động tạo thu nhập của hộ, độ tuổi của lao động trong hộ và tiếp cận với các chính sách
hỗ trợ. Trong đó, nhân tố số nhân khẩu và độ tuổi của lao động trong hộ tỷ lệ nghịch
với thu nhập bình quân/người của hộ dân tộc, nhân tố số hoạt động tạo ra thu nhập của
hộ có tác động mạnh nhất đến thu nhập bình quân/người của hộ dân tộc thiểu số ở
đồng bằng sông Cửu Long.
Kế thừa và phát huy từ các mô hình nghiên cứu trước đây, nhóm phát triển bài
nghiên cứu với 6 nhân tố: tuổi, số năm đi học, số năm kinh nghiệm, trình độ ngoại
ngữ, trình độ chuyên môn kĩ thuật và tiền lương khởi điểm mục đích tìm ra được sự
ảnh hưởng của những yếu tố này đến tiền lương chính thức của người lao động tại khu
vực Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố tiền lương khởi điểm, độ tuổi, số năm đi học, số
năm kinh nghiệm, khả năng ngoại ngữ, môi trường làm việc, trình độ kỹ thuật
đến tiền lương chính thức
1.2.1. Ảnh hưởng của tiền lương khởi điểm
Thông thường, lương khởi điểm cao thì tiền lương chính thức cũng cao vì chế
độ tăng lương hay thưởng sau này đều dựa trên mức lương khởi điểm ban đầu. Tuy
nhiên, do kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm chưa đủ nên phần lớn người lao động
ban đầu sẽ chấp nhận một vị trí làm việc với mức lương khởi điểm dù thấp nhưng có
kỳ vọng sẽ được xét tăng lương thường xuyên. Ngoài ra, lương khởi điểm thấp có thể
giúp người lao động có động lực thôi thúc bản thân phải luôn cố gắng làm việc để đạt
được nhiều thành quả cho bản thân hơn. Công việc lương thấp sẽ tích lũy được kinh
nghiệm một cách từ từ, học hỏi nó một cách chọn lọc mà không bị quá tải. Nhiều
nghiên cứu cho thấy những người chấp nhận đi lên từ bậc thấp thường có khả năng
tiến xa hơn. Tích lũy được nhiều kiến thức về chuyên môn giúp người lao động có
định hướng nghề nghiệp tốt hơn.
1.2.2. Ảnh hưởng của độ tuổi
Tuổi càng cao thường sẽ có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, tuổi cao thì sức
khỏe, độ nhanh nhạy, kỹ năng làm việc của người lao động càng giảm, trong khi đó
phải trả lương cao cho họ vì thâm niên làm việc. Theo ống kê về “Số năm người lao
động gắn bó với nơi làm việc ảnh hưởng đến tiền lương của họ" vào 18/9/2014 cho
thấy về góc độ nhân khẩu học, độ tuổi của người lao động từ 55 đến 64 (làm việc từ
10,4 năm trở lên) sẽ có thu nhập cao hơn những người trẻ từ 25-34 (làm việc từ 3 năm
trở lên).
1.2.3. Ảnh hưởng của số năm đi học
Theo nghiên cứu của tác giả Borjas vào năm 2013 cho rằng, tiền lương của một
người phụ thuộc vào tuổi tác của người đó. Tiền lương tương đối thấp với NLĐ trẻ,
tăng lên khi họ trưởng thành và tích lũy được vốn con người, rồi có thể giảm nhẹ đối
với NLĐ lớn tuổi, đã trình bày mối quan hệ và số năm đi học của một người bằng
“đường tiền lương theo học vấn” cho thấy tiền lương của các doanh nghiệp sẵn sàng
trả tương ứng cho mỗi trình độ học vấn, thể hiện mối quan hệ giữa lương và số năm đi
học.
Số năm đi học của người lao động của quốc gia thể hiện ở số năm bình quân đi
học; tỷ lệ lao động biết chữ; mức độ giáo dục phổ cập…Trong báo cáo về chỉ số Phát
triển Con người (HDI) hàng năm của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP),
chỉ số giáo dục được dùng để đánh giá số năm đi học của các quốc gia và có thể so
sánh quốc tế. Số năm đi học của người lao động càng cao thì phẩm chất này của người
lao động càng tốt.
So với thế giới, số năm đi học của nước ta khá cao, xếp vào hạng trên trung
bình, 94% dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ (2009), số năm đi học bình quân đạt mức
7,8 năm, về cơ bản đã phổ cập cấp giáo dục tiểu học và đang trong giai đoạn kết thúc
phổ cập THCS vào năm 2010. Số năm đi học của lực lượng lao động cũng khá cao,
năm 2008 đạt khoảng 96% lực lương lao động biết chữ, trong đó, 32,08% lao động tốt
nghiệp THCS và 23,58% lao động tốt nghiệp THPT. 
Mặc dù vậy, tỷ lệ lao động không biết chữ vẫn chiếm tới 4%, và có tới 40,36%
lao động mới có trình độ giáo dục tiểu học. Lao động ở khu vực nông thôn, khu vực
phi kết cấu có số năm đi học thấp; đặc biệt là lao động vùng miền núi và đồng bào dân
tộc thiểu số số năm đi học rất thấp, tỷ lệ mù chữ và tái mù chữ cao. Theo UNESCO,
năm 2008 Việt Nam tiếp tục mất điểm về Chỉ số Phát triển Giáo dục cho mọi người
(EDI), là chỉ số được đánh giá theo 4 tiêu chí cơ bản (phổ cập giáo dục tiểu học, xoá
mù chữ cho người lớn, bình đẳng giới trong giáo dục và chất lượng giáo dục), tụt 9 bậc
trong bảng xếp hạng, đứng vị trí 79 trong 129 quốc gia. Đó là những yếu kém của lao
động Việt Nam, cần phải có giải pháp mạnh để hoàn thiện.
1.2.4. Ảnh hưởng của số năm kinh nghiệm
Thâm niên công tác và kinh nghiệm làm việc thường đi đôi với nhau. Một
người qua nhiều năm công tác sẽ đúc rút được nhiều kinh nghiệm, hạn chế được những
rủi ro có thể xảy ra trong công việc, nâng cao bản lĩnh trách nhiệm của mình trước
công việc đạt năng suất chất lượng cao vì thế mà thu nhập của họ sẽ ngày càng tăng
lên. Ngày nay trong nhiều tổ chức yếu tố thâm niên công tác có thể không phải là một
yếu tố quyết định cho việc tăng lương. Thâm niên công tác chỉ là một trong những yếu
tố giúp cho đề bạt, thăng thưởng nhân viên.
Theo các nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hà (2020)2 cho thấy nhân tố kinh
nghiệm làm việc có tác động cùng chiều với thu nhập, trong trường hợp các nhân tố
khác không đổi, nếu kinh nghiệm tăng thêm 1 năm thì làm cho thu nhập tăng thêm
0,213 triệu đồng (213 ngàn đồng/tháng). Điều này có nghĩa là thu nhập sẽ tăng lên khi
công nhân có nhiều kinh nghiệm và với mức ý nghĩa 99%.
1.2.5. Ảnh hưởng của khả năng ngoại ngữ 
Theo khảo sát của một công ty tuyển dụng tại Việt Nam, trong số lao động trẻ
có dưới 2 năm kinh nghiệm, 60% đang làm các công việc đòi hỏi phải có trình độ
ngoại ngữ. Đáng chú ý, có đến 95% ứng viên trong nhóm "không yêu cầu năng lực
ngoại ngữ" có mức lương dưới 10 triệu đồng. Ngược lại, với nhóm ứng viên có khả
năng ngoại ngữ thành thạo, gần 40% có mức lương trên 10 triệu đồng. Điều này cho
thấy các nhân viên có năng lực ngoại ngữ tốt luôn được các công ty trong và ngoài
nước săn đón và sẵn sàng trả cho họ mức lương cao hơn.
Theo khảo sát của Navigos Group trên 1.600 ứng viên trẻ có từ 0 - 2 năm kinh
nghiệm, 60% công việc của họ đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ. Trong đó, 31% ứng
viên cho biết công việc của họ yêu cầu giao tiếp cơ bản, 22% yêu cầu đọc hiểu văn bản
và 13% yêu cầu sử dụng lưu loát 4 kỹ năng. Tuy nhiên, 34% ứng viên tham gia khảo
sát lại có ý kiến rằng công việc của họ không yêu cầu năng lực ngoại ngữ. Đáng chú ý,
có đến 95% ứng viên trong nhóm “không yêu cầu năng lực ngoại ngữ” có mức lương
dưới 10 triệu. Trong khi đó, khảo sát cho thấy nhóm ứng viên có trình độ ngoại ngữ
lưu loát có đến 37% có mức lương trên 10 triệu. Điều này cho thấy nhân viên có năng
lực ngoại ngữ sẽ có cơ hội thu nhập tốt hơn.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Đầu tư nước ngoài), tính đến
20/03/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà
đầu tư nước ngoài đạt 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2020. Điều này
có nghĩa, những người giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ngày càng có nhiều cơ hội
để lựa chọn môi trường làm việc.
Những con số nêu trên đều cho thấy trình độ ngoại ngữ ảnh có ảnh hưởng lớn
đối với mức lương cũng như cơ hội tìm kiếm việc làm của ứng viên.

2
Theo Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hà (2020), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao
động tại các khu công nghiệp tỉnh Trà Vinh. 
1.2.6. Ảnh hưởng của trình độ chuyên môn kỹ thuật
Cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại và sự phát triển của tri
thức, người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đang ngày chiếm vai trò quan
trọng trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở
2019 đã phản ánh một bức tranh rõ nét về trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao
động Việt Nam. Toàn quốc có 80,8% dân số từ 15 tuổi trở lên không có trình độ
chuyên môn kỹ thuật. Một nửa trong số 19,2% người có trình độ chuyên môn kỹ thuật
là người có trình độ từ đại học trở lên (chiếm 9,3%). Tỷ lệ dân số có chuyên môn kỹ
thuật đã tăng lên đáng kể so với năm 2009, tăng 5,9% (năm 2009: 13,3%). Tỷ trọng
lao động có việc làm được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm 23,1% (hơn ba phần tư
lao động có việc làm chưa được đào tạo, chiếm 76,9%). Đa số lao động có việc làm
chưa qua đào tạo đang cư trú ở khu vực nông thôn. Có thể nói, sau 10 năm, tỷ lệ dân
số có trình độ đại học trở lên đã tăng hơn hai lần. Mức sống càng cao, tỷ lệ dân số có
trình độ chuyên môn kỹ thuật càng cao.
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỒI QUI VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC
HIỆN NGHIÊN CỨU
2.1. Xây dựng mô hình hồi qui
2.1.1 Xây dựng các biến
Theo như các nghiên cứu trước đó mà nhóm đã trình bày ở Chương 1 thì có một
sự đồng thuận chung giữa các nhà kinh tế học lao động là học tập, tuổi, giới tính, kinh
nghiệm, là những yếu tố có ý nghĩa trong việc lý giải sự khác biệt về mặt bằng mức
lương hiện tại của các cá nhân. Để kiểm tra ảnh hưởng các yếu tố đến tiền lương,
nhóm vận dụng cơ sở lý thuyết và xem xét các biến như sau:
Biến phụ thuộc: Y (Wage): thu nhập hàng tháng. 
Biến giải thích: 
+ Age: độ tuổi.
+ Education: trình độ học vấn 
+ Experience: kinh nghiệm làm việc
+ Salary begin: lương khởi điểm
+ Language: trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh - Toeic)
+ Quality: trình độ chuyên môn

14
Dấu kì
Tên Ý nghĩa Diễn giải
vọng

Biến Wage – Thu


Tiền lương hiện tại hằng tháng
phụ Y nhập hàng
của người lao động
thuộc tháng (VNĐ)

Người có độ tuổi cao hơn sẽ có


Age Số tuổi (năm) +
mức thu nhập hàng tháng cao hơn

Trình độ học Số năm đi học càng cao thì mức


Education +
Biến vấn (năm) lương càng cao
độc lập Số năm kinh Số năm kinh nghiệm càng nhiều
Experience +
nghiệm thì mức lương càng cao

Salary Tiền lương Lương khởi điểm thấp thì mức


+
Begin khởi điểm lương hiện tại cao

Trình độ ngôn Trình độ tiếng Anh càng cao thì


Language +
ngữ mức lương hiện tại cao

Trình độ
Trình độ chuyên môn càng cao thì
Quality chuyên môn +
mức lương hiện tại cao
(bậc)

2.1.2 Mô tả nghiên cứu


Bài nghiên cứu nhóm hướng đến là những người lao động thuộc nhóm người từ
18 tuổi trở lên đã có công việc đem lại thu nhập ổn định hằng tháng. Nhóm tiến hành
tạo form khảo sát với cở mẫu là 49 người lao động (n=49) thông qua các phương tiện
mạng xã hội, thầy cô, bạn bè, người thân… với nhiều ngành nghề khác nhau. 
Nhóm bắt đầu lấy Sum đối với các mẫu thu thâp được và thu được kết quả như
sau:

15
salary experien education salbegin language quality age
ce

1 12.500.000 3 16 6.500.000 700 4 24

2 14.500.000 18 16 3.500.000 800 4 40

3 9.500.000 7 16 4.500.000 700 3 28

4 13.500.000 8 16 4.500.000 780 4 30

5 8.500.000 8 16 3.500.000 500 3 27

6 9.500.000 5 16 5.500.000 590 3 28

7 10.500.000 4 16 7.500.000 620 3 27

8 10.500.000 6 16 4.500.000 600 3 27

9 9.500.000 2 16 5.500.000 550 3 23

10 25.000.000 25 18 10.000.000 900 4 49

11 9.500.000 2 16 6.500.000 600 2 24

12 9.500.000 13 16 3.500.000 500 3 37

13 13.500.000 15 16 4.500.000 780 3 38

14 9.500.000 18 16 1.500.000 550 2 42

15 17.500.000 25 16 2.700.000 900 4 46

16 14.500.000 16 16 2.500.000 750 4 38

17 9.500.000 2 16 4.500.000 600 2 24

18 14.500.000 14 16 1.600.000 880 3 38

19 6.500.000 2 16 1.500.000 440 2 22

20 25.000.000 10 16 6.000.000 910 4 30

21 9.500.000 3 16 1.500.000 510 3 23

22 15.000.000 7 16 7.500.000 900 3 26

23 9.500.000 2 16 7.500.000 670 3 23

24 10.500.000 5 16 8.500.000 600 3 27

25 9.800.000 5 16 4.000.000 660 3 26

16
26 13.700.000 3 16 8.500.000 630 3 23

27 14.000.000 4 16 9.000.000 900 4 27

28 9.400.000 18 16 3.500.000 560 3 42

29 10.000.000 2 16 8.200.000 610 2 25

30 9.800.000 3 16 5.700.000 650 3 25

31 5.400.000 2 16 4.700.000 300 1 22

32 7.000.000 2 16 5.000.000 450 2 22

33 7.000.000 4 16 5.000.000 370 2 24

34 6.000.000 3 16 5.000.000 350 2 25

35 8.200.000 8 16 4.500.000 440 2 32

36 12.000.000 4 16 7.000.000 690 3 28

37 15.000.000 1 16 8.000.000 710 4 22

38 25.000.000 7 18 12.000.000 890 4 28

39 18.000.000 2 16 14.000.000 800 4 26

40 20.000.000 8 16 12.000.000 900 4 34

41 6.000.000 1 16 2.500.000 500 2 22

42 30.000.000 15 18 10.000.000 790 4 36

43 9.000.000 1 16 7.000.000 965 2 23

44 6.000.000 0 16 6.000.000 590 2 22

45 13.000.000 1 16 10.000.000 690 3 23

46 5.200.000 0 16 3.000.000 900 1 22

47 10.000.000 17 15 3.300.000 220 3 35

48 5.800.000 5 12 3.200.000 200 2 23

49 13.100.000 20 16 4.500.000 245 4 37

SUM 585.900.000 356 785 280.900.000 31.340 144 1.415

17
Từ dữ liệu tổng hợp trên cho thấy:
(i) Độ tuổi (Age): trung bình là 29 tuổi; thấp nhất là 22 tuổi và cao nhất là 49
tuổi. 
(ii) Trình độ học vấn (Education): trung bình là 16 năm; thấp nhất là 12 năm và
cao nhất là 18 năm.
(iii) Kinh nghiệm làm việc (Experience): trung bình là 7 năm; thấp nhất là 0
năm và cao nhất là 25 năm.
(iv) Mức lương khởi điểm (Salary begin): trung bình là 5.732.653 VNĐ; thấp
nhất là 1.500.000 VNĐ và cao nhất là 14.000.000 VNĐ.
(v) Trình độ ngoại ngữ (Language - Toeic): trung bình là 640 điểm; thấp nhất là
200 điểm và cao nhất là 965 điểm.
(vi) Trình độ chuyên môn (Quality): trung bình là bậc 3; thấp nhất là bậc 1 và
cao nhất là bậc 4.
(vii) Mức lương hiện tại (Salary): trung bình là 11.957.143 VNĐ; thấp nhất là
5.200.000 VNĐ và cao nhất là 30.000.000 VNĐ.
2.1.3 Xây dựng ma trận tương quan giữa các biến
Dùng lệnh Correlation trong phần mềm Eviews để xây dựng ma trận tương
quan giữa các biến, nhóm thu được kết quả như sau:

 r(Y,age)=0,4815. Mức độ tương quan giữa Salary và Age cùng chiều, độ tuổi
có ảnh hưởng 48,15% đến tiền lương  thức của người lao động. Tuy nhiên, do r(Y,age)
khá cao nên nhóm xét mức độ tương quan giữa biến Age với các biến phụ thuộc khác.
Trong đó, nhóm nhận thấy r(Y,exper)=0,9668 (lớn hơn 0,9) là khá cao. Do đó nhóm
dự đoán biến Age có thể làm mô hình mắc đa cộng tuyến. 

18
 r(Y,exper)=0,46664. Mức độ tương quan giữa Salary và biến Experience là
cùng chiều, kinh nghiệm làm việc có ảnh hưởng 46,64% đến tiền lương hiện tại của
nguời lao động. 
 r(Y,edu)=0,5599. Mức độ tương quan giữa Salary và biến Education là 55,99%
là khá cao.
 r(Y,language)=0,6197. Mức tương quan giữa language và biến Language cùng
chiều, biến trình độ ngôn ngữ có tác động 61,97% đến tiền lương.
 r(Y,salbegin)=0,5630. Mức độ tương quan giữa tiền lương khởi điểm và tiền
lương hiện tại cùng chiều, lương khởi điểm có ảnh hưởng 56,3% đến tiền lương hiện
tại của người lao động.
 r(Y,quality)=0,7663. Trình độ kĩ thuật có ảnh hưởng 76,63% đến tiền lương
chính thức của người lao động, khá cao, tương quan cùng chiều. 
Sau khi xem xét, đánh giá hệ số tương quan giữa các biến độc lập, nhóm nhận
thấy biến Age có mức độ tương quan khá cao. Nên nhóm quyết định loại bỏ biến Age
để mô hình không mắc đa cộng tuyến khi kiểm định khuyết tật mô hình.
2.2 Phương pháp luận sử dụng trong nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu
Số liệu mà nhóm đã thu thập thuộc dạng thông tin thứ cấp, là dạng số liệu hỗn
hợp, thể hiện thông tin của các yếu tố cơ bản liên quan tới thu nhập các yếu tố ảnh
hưởng đến tiền lương của những người lao động. Nguồn dữ liệu thứ cấp đã được xác
minh là có tính thực tế cao do nhóm khảo sát thực tiễn bên ngoài. 
2.2.2 Phương pháp kiểm định hồi quy và đa cộng tuyến
Dùng phần mềm Eviews để chạy hồi quy mô hình bằng phương pháp bình
phương tối thiểu (OLS) để ước lượng ra tham số của các mô hình hồi quy đa biến.
Dùng kiểm định White để kiểm định phương sai sai số thay đổi. Dùng kiểm định F
nhận xét sự phù hợp của mô hình và kiểm định t để ước lượng khoảng tin cậy cho các
tham số trong mô hình. Nếu xảy ra trường hợp một biến giải thích nào đó có tương
quan với một số biến giải thích khác có nghĩa mô hình xảy ra hiện tượng đa cộng
tuyến. Từ phần mềm Eviews nhóm xét phương sai VIF để từ đó nhận biết mô hình có
mắc đa cộng tuyến hay không.

19
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH
3.1 Kết quả mô hình hồi qui
3.1.1 Chạy mô hình hồi qui và hàm hồi qui mẫu
Chạy mô hình hồi quy như đã thiết lập ở chương 2 giữa các biến độc lập và biến
phụ thuộc, với phương trình: 
Y = β1  + β2education + β3experience + β4language + β5quality + β6salbegin

Sau khi chạy mô hình hồi quy bằng phần mềm Eviews, nhóm tác giả đã tổng
hợp kết quả ở bảng dưới đây:

Biến Hệ số Giá trị Thống kê t P-Value


^β -21063205 -2,5504 0,0144
1

Education ^β 2 1087199 1,9634 0,0561


Experience ^β 278786,5 3,9348 0,0003
3

Language ^β 5567,306 2,4609 0,0179


4

Quality ^β 2050670 3,3929 0,0015


5

Salbegin ^β 6 0,696056 4,2204 0,0001

Như vậy, hàm hồi quy mẫu biểu diễn sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tiền
lương của người lao động có dạng:
20
Y^  = -210663205 + 1087199.Edu + 278786,5.Exper + 5567,306.Language +
2050670.Quality + 0,696065.Salbegin + e i
3.1.2 Ý nghĩa các hệ số ước lượng ^β
^β 1 = -210633205: Khi các yếu tố khác không thay đổi thì tiền lương chính thức của

người lao động sẽ giảm một lượng trung bình là 21063205VNĐ/1 tháng. 
^β = 1087199: Khi số năm đi học của một người ta lên 1 năm thì tiền lương chính thức
2

của người đó sẽ tăng 1087199 VNĐ/tháng với điều kiện các biến còn lại không đổi.
^β 3= 278786,5: Khi số năm kinh nghiệm của một người tăng lên 1 năm thì tiền lương

trung bình của người đó sẽ tăng 278786,5VNĐ/tháng với điều kiện các biến còn lại
không đổi.
^β = 5567,306: Khi trình độ ngoại ngữ TOEIC tăng lên 1 điểm thì tiền lương trung
4

bình của người lao động sẽ tăng 5567,306 VNĐ/tháng.


^β = 2050670: Khi trình độ kỹ thuật tăng lên 1 bậc thì tiền lương trung bình của người
5

lao động sẽ tăng 2050670 VNĐ/tháng.


^β 6 = 0,6960: Khi tiền lương khởi điểm tăng lên 1 VNĐ thì tiền lương trung bình của

người lao động sẽ tăng 0,6960VNĐ/tháng.

3.1.3 Phân tích kết quả hồi quy


Số quan sát đưa vào phân tích: 49
Số biến độc lập của mô hình: 6
Bậc tự do của mô hình: 49 – 6 = 43
Mức độ phù hợp của mô hình so với thực tế là R 2 = 0,8211% cho thấy các biến
độc lập giải thích được khoảng 82,11% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Hệ số này đủ
đảm bảo một mức độ tin cậy nhất định vào mô hình đã lựa chọn. Nhìn vào bảng kết
quả, ta thấy rằng, quan hệ giữa tiền lương chính thức với yếu tố là tỷ lệ thuận. Mỗi yếu
tố ảnh hưởng khi tăng lên 1 đơn vị thì đều làm cho tiền lương tăng theo.

21
3.2 Kiểm định mô hình hồi qui
Để kiểm định các ước lượng của mô hình có thật sự ảnh hưởng đến tiền lương
chính thức của người lao động hay không, nhóm tiếp tục tiến hành kiểm định mô hình
với độ tin cậy 90% để có thể rút ra được kết luận rằng tiền lương của người lao động
phụ thuộc khắng khít vào các yếu tố: trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm, mức
lương khởi điểm, trình độ kĩ thuật chuyên môn và trình độ ngoại ngữ.
3.2.1 Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi qui
Để kiểm định mô hình có ý nghĩa hay không, nhóm sẽ dùng phương pháp p-
value để tìm giá trị nhỏ nhất mà giả thiết H 0 đặt ra có thể bác bỏ với độ tin cậy của mô
hình 90%.
Biến Hệ số P-Value
Education ^β 0,0561
2

Experience ^β 3 0,0003
Language ^β 0,0179
4

Quality ^β 5 0,0015
Salbegin ^β 6 0,0001

+ Kiểm định ^β 2:
Ta có cặp giả thuyết thống kê:

{ H 0 : β 2=0
H 1 : β2≠ 0
Quy tắc bác bỏ H 0 khi p-value < α .

Từ bảng kết quả hồi quy của mô hình, ta thấy: p-value = 0,0561 < 0,1
Bác bỏ H 0.
 Hệ số β 2 có ý nghĩa đến tiền lương chính thức của người lao động với số năm đi học
càng cao thì tiền lương chính thức cũng tăng.

+ Kiểm định ^β 3:
Ta có cặp giả thuyết thống kê:

{ H 0 : β 3=0
H 1 : β3≠ 0
Quy tắc bác bỏ H 0 khi p-value < α .

Từ bảng kết quả hồi quy của mô hình, ta thấy: p-value = 0,0003 < 0,1
 Bác bỏ H 0
Hệ số β 3 có ý nghĩa thống kê. Khi người lao động càng có nhiều kinh nghiệm thì tiền
lương chính thức cũng tăng theo.
22
+ Kiểm định ^β 4 :
Ta có cặp giả thuyết thống kê:

{ H 0 : β 4 =0
H 1 : β 4 ≠0
Quy tắc bác bỏ H 0 khi p-value < α .

Từ bảng kết quả hồi quy của mô hình, ta thấy: p-value = 0,0179 < 0,1
 Bác bỏ H 0
 Hệ số β 4 có ý nghĩa thống kê cho thấy khi người lao động có trình độ tiếng Anh
càng cao thì mức lương chính thức của người lao động cũng tăng bởi xu thế hội nhập
với nền kinh tế thế giới, người lao động làm việc ở môi trường doanh nghiệp nước
ngoài còn có thể được trả lương bằng USD (tỷ giá của USD sẽ cao hơn đồng Việt
Nam), do đó tiền lương của lao động cũng tăng theo.
+ Kiểm định ^β 5:
Ta có cặp giả thuyết thống kê:

{ H 0 : β 5=0
H 1 : β5≠ 0
Quy tắc bác bỏ H 0 khi p-value < α .

Từ bảng kết quả hồi quy của mô hình, ta thấy: p-value = 0,0015 < 0,1
 Bác bỏ H 0
 Hệ số β 5 có ý nghĩa thống kê, nghĩa là lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật
càng cao thì tiền lương chính thức của họ cũng cao.
+ Kiểm định ^β 6:
Ta có cặp giả thuyết thống kê:

{ H 0 : β 6 =0
H 1 : β6≠ 0
Quy tắc bác bỏ H 0 khi p-value < α .

Từ bảng kết quả hồi quy của mô hình, ta thấy: p-value = 0,0001 < 0,1
 Bác bỏ H 0
 Hệ số β 6 có ý nghĩa thống kê.
3.2.2 Xác định khoảng tin cậy cho các hệ số hồi qui
Xét β 2: Khoảng tin cậy của β 2 có dạng:
β 2 - t α ;(n−6) se( ^
β2 ∈ (^ β 2 + t α ;(n−6) se( ^
β 2) ; ^ β 2))
2 2

Với độ tin cậy 90% => α = 10% => α/2 = 0,05


tα/2(n - 6) = t0,05(43) = 1,681
Thay số: ^ β 2) =553715,2 ; t α ;(n−6) = 2,576
β 2 =1087199; se( ^
2

 Khoảng tin cậy của β2: 156403,7488; 2017994,251

23
Nhận xét: Với độ tin cậy 90% và các yếu tố khác không đổi, khi số năm đi học
tăng thêm 1 năm thì tiền lương trung bình tăng trong khoảng từ 156403,7 VNĐ/1
tháng đến 2017994,2 VNĐ/1 tháng.
Thực hiện tìm khoảng tin cậy tương tự với các hệ số β 3; β 4 ; β 5 ; β 6 ta thu được
kết quả như sau:
 Khoảng tin cậy của β3: 278786,5 + 1,681 x 70851,1
Nhận xét: Với độ tin cậy 90% và các yếu tố khác không đổi, khi số năm kinh
nghiệm tăng thêm 1 năm thì tiền lương trung bình tăng trong khoảng từ 159685,8
VNĐ/1 tháng đến 397887,2 VNĐ/1 tháng.
 Khoảng tin cậy của β4: 5567,306 + 1,681 x 2262,261
Nhận xét: Với độ tin cậy 90% và các yếu tố khác không đổi, khi điểm TOEIC
tăng thêm 1 điểm thì tiền lương trung bình tăng trong khoảng từ 1764,4 VNĐ/1 tháng
đến 9370,2 VNĐ/1 tháng.
 Khoảng tin cậy của β5: 2050670 + 1,681 x 604384,1
Nhận xét: Với độ tin cậy 90% và các yếu tố khác không đổi, khi trình độ kĩ
thuật tăng thêm 1 bậc thì tiền lương trung bình tăng trong khoảng từ 10034700,3
VNĐ/1 tháng đến 3066639,7 VNĐ/1 tháng.
 Khoảng tin cậy của β6: 0,696056 + 1,681 x 0,164926 
Nhận xét: Với độ tin cậy 90% và các yếu tố khác không đổi, khi lương khởi
điểm tăng thêm 1VNĐ thì tiền lương trung bình tăng trong khoảng từ 0,4189 VNĐ/1
tháng đến 0,9733 VNĐ/1 tháng.
3.2.3 Kiểm định độ phù hợp của hàm hồi qui
Theo kết quả, ta có R2= 0,821152. Có nghĩa là các yếu tố giải thích được được
82,1% sự thay đổi của tiền lương chính thức. Nhóm tiến hành đánh giá mức độ phù
hợp của mô hình với hai giả thiết và bác bỏ H0 khi p-value > 𝛼.

{ H 0 : R 2=0
H 1 : R2 ≠ 0

Nhìn vào kết quả Eviews ta thấy p-value=0


24
Với độ tin cậy 90%, ta có 𝛼=0,1.
 p-value < 𝛼  Bác bỏ H 0.
Kết luận: Hàm hồi quy là phù hợp với độ tin cậy 90%.
3.3 Kiểm định khuyết tật của mô hình
3.3.1 Kiểm định đa cộng tuyến

Đa cộng tuyến là hiện tượng xảy ra khi các biến độc lập có tương quan chặt chẽ
với nhau. Điều này làm cho hệ số R bình phương và các hệ số hồi quy có sự sai lệch.
Việc kiểm tra có đa cộng tuyến trong mô hình hay không được tiến hành bằng cách
xem xét hệ số VIF. 

Nếu VIF ≥ 10 (tương đương R2> 0.9 ) thì có đa cộng tuyến. Quan sát Bảng
trên, hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 10.
Ta có: VIF education = 1.471864 < 10
           VIF experience =  1.815763 < 10
           VIF language = 1.588369 < 10
           VIF quality = 2.106743 < 10
           VIF salbegin  = 1.846277 < 10
Kết luận: Theo kết quả ta thấy tất cả các cột Centered VIF đều < 10 , nên mô
hình có đa cộng tuyến nhẹ, không cần phải khắc phục.

3.3.2 Kiểm định phương sai sai số thay đổi


Nhóm bắt đầu thực hiện kiểm định White trong Eviews, thu được kết quả sau:

25
Ta có cặp giả thuyết thống kê:

{ H 0 :các biếnđộc lập phụ đều bằng 0


H 1 :Tồn tại ít nhất một biến độc lập phụ khác không

Kết quả cho thấy giá trị p-value của mô hình này là 2,3331.
Với mức ý nghĩa α = 0.1, ta có p-value > α (0,2331 > 0,1)
 Không bác bỏ giả thiết H0
 Mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
3.3.3 Kiểm định bỏ sót biến
Để kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong mô hình, nhóm tiếp tục dùng kiểm
định Reset của Ramsey để kiểm tra tình trạng mô hình có sót biến hay không như sau:

26
- Giả sử mô hình đã bỏ sót biến Z và không có thông tin về biến Z, Mô hình mới:
Y = β1 + β 2 Edu+ β 3 Exper+ β 4 Language+ β5 Quality+ β6 Salary+ β 7 Z +ui
- Ta sử dụng phương pháp kiểm định RESET Ramsey có dùng Y^ 2 ^3
, Y làm ước lượng cho
Zi, sử dụng phương pháp kiểm định thu hẹp hồi quy.

- Xét cặp giả thuyết { H 0 : Biến Z không bị bỏ sót


H 1 :Biến Z bịbỏ sót
Chạy kiểm định RESET này trong Eviews, nhóm thu được kết quả như bảng dưới đây:

Nhóm thấy p-value < α (0,0003 < 0,1)


 Bác bỏ H0
 Nhận xét: Mô hình có hiện tượng bỏ sót biến.
Cách khắc phục: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương chính thức
của người lao động có 5 yếu tố gồm: số năm đi học, số năm kinh nghiệm, trình độ
ngoại ngữ, trình độ kĩ thuật chuyên môn và tiền lương khởi điểm. Tuy nhiên. Để nhận
biết được cụ thể biến bị sót là yếu tố nào là khó, tham khảo các nghiên cứu trước đây
cho thấy có khá nhiều yếu tố tác động đến tiền lương của một người lao động mà
nhóm chưa có cơ hội tiếp cận nên đã bỏ qua biến. Ví dụ, "Mô hình phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến tền lương hàng tháng của người lao động" (2017) được nghiên cứu
bởi nhóm tác giả Trường Đại học Ngoại thương có nghiên cứu đến yếu tố: trình trạng
hôn nhân, chỉ số IQ. kết quả nghiên cứu cho thấy 2 yếu tố này có ảnh hưởng đến tiền
lương của người lao động. Thực tế, có nhiều người lao động dù chưa trải qua bài test
IQ, chưa biết chỉ số IQ là cao hay thấp nhưng tiền lương họ nhận được cũng đã ổn
định, thực tế doanh nghiệp hiện nay cũng không đặt nặng kiểm tra IQ đối với người
lao động mà họ tuyển dụng.
Do đó, với độ tin cậy 90%, nhóm nhận thấy hiện tượng sót biến không nặng, không
làm ảnh hưởng đến kết quả của mô hình nghiên cứu.
3.4 Kết luận rút ra từ mô hình
Các bước trên đã phần nào giúp nhóm tìm ra được câu trả lời cho nghiên cứu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương hiện tại của người lao động thông qua các biến
tuổi, số năm đi học, số năm kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật (chuyên môn), trình độ anh
văn, tiền lương khởi điểm. Thông qua việc sử dụng phương pháp định lượng có sự hỗ

27
trợ của phần mềm Eviews, nhóm chúng em đã đưa ra số liệu cụ thể cũng như chạy mô
hình và tiến hành các phép toán để có thể hồi quy, kiểm định mô hình phục vụ cho
mục đích của bài nghiên cứu. Cuối cùng, nhóm rút ra được các biến có sự ảnh hưởng
để mô hình tránh mắc khuyết tật đa cộng tuyến và đưa ra mô hình phù hợp với các
biến có ý nghĩa là: số năm đi học, số năm kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật (chuyên
môn), trình độ anh văn và tiền lương khởi điểm có ảnh hưởng đến tiền lương chính
thức của người lao động theo phương trình hồi quy sau:
Y^  = -21063205 + 1087199.Edu + 278786,5.Exper + 5567,306.Language +
2050670.Quality + 0,6960.Salbegin + e i
Mô hình lựa chọn có phù hợp với lí thuyết kinh tế, dấu của các hệ số phù hợp
với dấu của hệ số tương quan và phù hợp với lý thuyết, các hệ số góc của biến edu,
exper, language, quality và salary begin có ý nghĩa thống kê. Mô hình không mắc
khuyết tật đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi. Biến ảnh hưởng mạnh nhất đến
tiền lương chính thức là số năm kinh nghiệm, sau đó là trình độ kỹ thuật (chuyên môn)
và số năm đi học. Điều này cho thấy hiện nay các nhà sử dụng lao động đang rất quan
tâm đến kiến thức và chuyên môn của nguồn nhân lực. Mức lương cao hơn khi có số
năm đi học cao hơn là một động lực để thúc đẩy mọi người tham gia học tập để nâng
cao kiến thức, kỹ năng của mình để đạt được thu nhập cao hơn. Ngoài ra, biến trình độ
ngoại ngữ cũng có mức ảnh hưởng khá cao đến tiền lương của lao động. Dấu hiệu này
cũng là đúng với thực tế khi nước ta đang trong giai đoạn phát triển, hòa nhập với nền
kinh tế thế giới và thu hút đầu tư nước ngoài, do đó việc có ngoại ngữ nhất là tiếng
Anh sẽ giúp lao động có được nhiều cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài
và được hưởng thu nhập tốt hơn.
Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lương trung bình của người lao
động như biến tình trạng hôn nhân, biến tình trạng sức khỏe, biến môi trường làm việc.
Vì thế nên các biến giải thích chỉ giới hạn ở biến số năm đi học, số năm đi làm, trình
độ ngoại ngữ, lương khởi điểm và trình độ kĩ thuật là chưa phản ánh được đầy đủ các
mặt của vấn đề. Nhóm có đề xuất nếu có điều kiện sẽ nên đưa thêm 1 số yếu tố ảnh
hưởng khác để có được cái nhìn sâu rộng hơn về vấn đề này trong tương lai.
KẾT LUẬN
Những kết quả nghiên cứu ở trên đã cho chúng ta một góc nhìn rõ ràng và
tương đối đầy đủ về những tác động của tuổi, số năm đi học, số năm kinh nghiệm,
trình độ chuyên môn), trình độ anh văn và tiền lương khởi điểm tới mức tiền
lương trung bình hàng tháng. Nhờ việc chạy mô hình và đưa ra các kiểm định, chúng
ta sẽ có những nhận xét đầy đủ về sự ảnh hưởng của từng biến được đưa vào, ý nghĩa

28
của chúng đối với biến phụ thuộc, qua đó giúp chúng ta lựa chọn những thế mạnh
riêng để phát triển những nhân tố đó nhằm nâng cao mức tiền lương của mình.
Sinh viên với mong muốn ra trường làm việc với một mức lương cao thì bằng
cấp thôi là chưa đủ để thực hiện điều đó. Chúng ta cần tích lũy những số năm kinh
nghiệm làm việc trong quá trình học tập như tham gia thực tập ở một công ty có uy tín,
tham gia các cuộc thi, các công trình nghiên cứu… Nền tảng đó sẽ giúp chúng ta có
thêm ưu thế trong quá trình thương lượng về tiền lương với nhà tuyển dụng. Hi vọng,
những phân tích trên của nhóm sẽ là tài liệu tham khảo giúp những nhà tuyển dụng
hoặc những bạn sinh viên có thể đưa ra những quyết định phù hợp nhất.

29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trong nước
1. Bùi Thị Minh Thu, Lê Nguyễn Đoan Khôi (2014). Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến độg lực làm việc của nhân viên trực tiếp sản xuất ở Tổng Cty Lắp Máy Việt
Nam. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ.
2. Đinh Phi Hổ (2015). Tác động tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ ở Việt
Nam.
3. Chu Thị Kim Loan & Nguyễn Văn Hướng (2015). Ảnh hưởng của nguồn lực đến
thu nhập của nông hộ tỉnh thanh hóa: nghiên cứu điển hình ở huyện Thọ Xuân và Hà
Trung. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2015, tập 13, số 6: 1051-1060
4. Chử Thị Lân, Quyền Đình Hà, (2011). Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của
người dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học Trường Đại học
Cần Thơ.
5. Hứa Thị Phương Chi và Nguyễn Minh Đức (2016).  Những nhân tố ảnh hưởng đến
đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa
học Trường Đại học Cần Thơ.
6. Lê Đình Hải (2017), Các nhân tố ảnh hưởng đến nông hộ trên địa bàn huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội. Tạp chí khoa học và công nghệ lâm nghiệp số 4-2017.
7. Nguyễn Thị Hồng (2017), Một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thu
nhập của giảng viên các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ tài chính. Tạp
chí giáo dục số 12/2017
8. Nguyễn Hồng Hà (2020), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người
lao động tại các khu công nghiệp tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Công thương số tháng
3/2020.
11. Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2010). Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
của người dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí khoa học Trường Đại
học Cần Thơ.
12. Phạm Lê Thông (2008). Ảnh hưởng của trình độ học vấn đối với thu nhập của
NLĐ ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 412 - tháng 9/2012.

Ngoài nước
1. Borjas (2013). Labor Economics 4th edition by Borjas, George published by
McGraw-Hill/Irwin Hardcover.

You might also like