You are on page 1of 36

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH




BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN


ĐỀ TÀI:

VAI TRÒ CỦA THẾ GIỚI QUAN TRIẾT HỌC


MÁC – LÊNIN TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG VÀ
PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA
SINH VIÊN ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI VIỆT
NAM HIỆN NAY
LỚP DT04 --- NHÓM 20 --- HK 203
NGÀY NỘP ………………
Giảng viên hướng dẫn: An Thị Ngọc Trinh
Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số
Lê Tiến Đạt 2011062
Nguyễn Đoàn Bách Đạt 2010212
Trịnh Tuấn Đạt 2012960
Ngô Huỳnh Đức 1913147
Trần Bùi Việt Đức 2011114
Thành phố Hồ Chí Minh – 2021
MỤC LỤC
1.PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................3
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:.............................................................................3
1.2 Mục đích nghiên cứu :.................................................................................4
1.3 Phương pháp nghiên cứu:............................................................................4
1.4 Kết cấu đề tài:..............................................................................................5
2. PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................5
Chương 1: VAI TRÒ CỦA THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN.............................................................................5
1.1 Khái niệm Triết học Mác – Lênin...............................................................5
1.2 Vai trò của thế giới quan và phương pháp luận Triết học Mác – Lênin...5
Chương 2. VAI TRÒ CỦA THẾ GIỚI QUAN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
TRONG VIỆC TRANG BỊ VÀ PHÁT HUY KỸ NĂNG MỀM CHO SINH
VIÊN ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..........10
2.1 Khái quát sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.................................................10
Hình 1. Cảnh mua bán tại một quầy hàng mậu dịch Nhà nước của người dân Việt Nam thời kỳ
bao cấp.........................................................................................................................................10
2.2 Ý nghĩa của việc trang bị và phát huy kỹ năng làm việc nhóm của sinh
viên đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.....................................12
2.3 Đánh giá về việc trang bị và phát huy kỹ năng làm việc nhóm của sinh
viên trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay........................................15
Hình 2. Sinh viên Bách Khoa đạt giải Nhất cuộc thi BACH KHOA INNOVATION với dự án
“Airmask”....................................................................................................................................16
Hình 3. Ban Tổ chức trao giải Nhất khối học sinh phổ thông cho ý tưởng “Thực phẩm bảo vệ sức
khỏe Nano Resveratrol”...............................................................................................................16
Hình 4. Thành viên dự án FuniMart trình bày ý tưởng và kêu gọi đầu tư, chiều 28/11................17
Hình 5,6. Hình ảnh sinh viên đang làm việc trong Chiến dịch mùa hè xanh................................18
Hình 7,8. Sinh viên tham gia Chiến dịch Xuân tình nguyện phát cơm từ thiện cho người lao động
buổi tối, người vô gia cư...............................................................................................................19
Hình 9,10. Sinh viên trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh nhổ cỏ, trồng cây trong
chương trình “Chia sẻ yêu thương”.............................................................................................19
2.4 Những giải pháp nhằm trang bị và phát huy kỹ năng mềm cho sinh viên
đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.............................................23
3. KẾT LUẬN....................................................................................................26
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................26
1.PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài:

- Thế giới quan đóng vai trò nhân tố sống động của ý thức cá nhân, giữ vai trò chỉ
dẫn cách thức tư duy và hành động của cá nhân. Nó đồng thời cũng thể hiện lý luận và
khái quát hóa các quan điểm và hoạt động của nhóm xã hội. Phương pháp luận định
hướng cho con người xác định, lựa chọn, sử dụng phương pháp trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn một cách hiệu quả.

- Hiện nay, trong môi trường sinh viên chúng ta cần áp dụng mạnh mẽ hai lý luận nền
tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin, thế giới quan và phương pháp luận để góp phần phân
tích, phát triển bản thân trong nhiều mặt, đặc biệt là trong kỹ năng làm việc nhóm. Kỹ
năng làm việc nhóm là hành trang giúp con người thích nghi với sự biến hóa không
ngừng của xã hội, có vai trò quan trọng trong công việc cũng như cuộc sống hằng
ngày, đặc biệt là đối với sinh viên hiện nay vô cùng năng động và nhiệt huyết, sẽ dễ
dàng tiếp thu và nâng cao kỹ năng ấy hơn ai hết. Đối với sinh viên, kĩ năng làm việc
theo nhóm là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập và sau này là trong môi
trường công việc, một môi trường đòi hỏi sự linh hoạt và chuẩn xác trong việc phối
hợp giữa những cá nhân với nhau để hoàn thành một công việc phi thường. Còn đối
với sự nghiệp đổi mới Việt Nam hiện nay, kĩ năng làm việc nhóm mang ý nghĩa sống
còn, cấp thiết, quyết định tầm vóc và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

- “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau” – là câu nói như
đánh thức vai trò và tầm ảnh hưởng to lớn của kỹ năng làm việc nhóm và quan trọng
hơn hết mà câu nói muốn gửi gấm thông điệp: sức mạnh của tập thể, sức mạnh của
tình đoạn kết khi chúng ta muốn làm việc gì đó to lớn, vượt quá sức mình, chúng ta
hãy làm cũng nhau. Dù bạn có giỏi đến đâu thì bạn cũng không thể biết hết “10/10”
những điều cần thiết trong cuộc sống, không thể thành công mỹ mãn nếu làm việc đơn
độc một mình, đồng đội sẽ là những người giúp bù trừ và phát triển cho nhau. Cũng
qua đó cho ta thấy kĩ năng làm việc nhóm rất quan trọng ở mỗi chúng ta, là thứ quyết
định thành công của mỗi cá nhân và hơn hết là cả tập thể, góp phần to lớn vào sự
nghiệp đổi mới Việt Nam hiện nay.

- Từ những lí do và dẫn chứng như trên, có thể thấy kỹ năng làm việc nhóm là công
cụ đắc lực giúp sinh viên học tập tốt hơn, giúp việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức của sinh
viên đạt hiệu quả cao. Đồng thời cũng là yếu tố quan trọng giúp sinh viên thuận lợi
hơn khi tham gia các hoạt động, phong trào của lớp, của trường. Quá trình rèn luyện,
tích lũy kỹ năng của sinh viên khi học đại học là rất quan trọng, đó là hành trang
không thể thiếu khi sinh viên ra trường, bước chân vào môi trường làm việc. Câu nói
“Tre già măng mọc” mang hàm ý lớp trẻ hiện nay đại diện cho tương lai của nước nhà,
có trang bị tốt, có kiến thức đủ nhiều mới có thể đưa đất nước sánh vai cùng các cường
quốc năm châu, hội nhập và phát triển, phục vụ cho sự nghiệp đổi mới.

1.2 Mục đích nghiên cứu :

-Xây dựng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy vật làm nền
tảng lí luận cho việc nhận thức các vấn đề liên quan đến đời sống và đặc biệt là phát
triển kỹ năng mềm cả sinh viên.

-Phân tích kỹ năng làm việc nhóm một cách cụ thể, chi tiết, qua đó làm rõ tầm quan
trọng của việc vận dụng phát triển kỹ năng kỹ năng làm việc nhóm vào mọi việc trong
cuộc sống, mang ý nghĩa sống còn của đất nước, giúp đất nước đổi mới và phát triển.

-Nêu ý nghĩa, thực trang, kết quả đạt được, hạn chế và giải pháp nhằm làm tư liệu
hữu ích để đóng góp vào việc nâng cao và phát huy ý thức đối với kỹ năng mềm của
sinh viên Việt Nam hiện nay.

1.3 Phương pháp nghiên cứu:

-Phương pháp luận biện chứng và phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-
Lênin.

-Phương pháp đọc, tìm và nghiên cứu tài liệu.


-Phương pháp phân tích.

-Phương pháp so sánh.

1.4 Kết cấu đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 02 chương và 06
tiểu tiết.

2. PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: VAI TRÒ CỦA THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

1.1 Khái niệm Triết học Mác – Lênin

 Triết học Mác – Lênin là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị
trí con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển
chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

1.2 Vai trò của thế giới quan và phương pháp luận Triết học Mác – Lênin

1.2.1 Thế giới quan

1.2.1.1 Định nghĩa

- Thế giới quan là một chỉnh thể luận điểm có trật tự, tổng hợp, có tính hệ thống,
phức hợp cả nhân tố lý tính, cảm nhận, cảm xúc và thấu hiểu thế giới, con người,
những luận điểm sống tích cực cho con người.

- Các khái niệm khác như “Bức tranh chung về thế giới”, “Cảm nhận về thế giới”
hay “Nhận thức chung về cuộc đời” đều mang ý nghĩa tương tự.

1.2.1.2 Nguồn gốc hình thành khái niệm


- Trong suốt tiến trình lịch sử, con người đã luôn khát khao trong việc chinh phục trí
thức. Tuy nhiên, giới hạn của con người thì có hạn. Nhằm hình thành cơ sở định
hướng cho hành động và nhận thức của mọi cá nhân. Từ đó, “thế giới quan” được hình
thành như là la bàn định hướng cho cuộc sống.

- Cụm từ “thế giới quan” được sử dụng lần đầu tiên bởi triết gia người Đức
Immanuel Kant (1724 – 1804) trong tác phẩm “Phê phán năng lực phán đoán” (Kritik
der Urteiskraft, 1790). Sau đó, F.Schelling (1775 – 1854) đã bổ sung một khái niệm
quan trọng là, khái niệm thế giới quan luôn có sẵn một sơ đồ xác định về thế giới, một
sơ đồ mà không cần một lời lý thuyết nào cả.

1.2.1.3 Các vấn đề của thế giới quan

- Hệ thống thế giới quan được hình thành dựa trên các thành tựu đạt được và được
xác thực bằng việc trả lời các câu hỏi thuộc các vấn đề sau:

+ Bản thức học: Bản chất thế giới là gì? Thế giới được hình thành như thế nào? Nó
tồn tại như thế nào ?...

+ Giải thích về nguồn gốc.

+ Nhận thức luận: Kiến thức là gì? Nhận thức là gì? Chân lý là gì? Vị trí của con
người trong thế giới này như thế nào?...

+ Về luân lý học: Nêu rõ quan điểm, tư tưởng về nguyên tắc sống, giá trị sống và
các định hướng mục tiêu, các chuẩn mực phối hợp với pháp luật, đạo đức và thẩm
mỹ. Tại sao chúng ta lại cảm nhận thế giới theo một chiều hướng nhất định?

+ Về dự đoán tương lai.

+ Về hành động.

1.2.1.4 Phân loại


* Hiện nay hệ thống thế giới quan được chia làm ba thế giới chính: Thế giới quan
huyền thoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học.

- Thế giới quan huyền thoại: Xuất hiện từ thời kì sơ khai của lịch sử. Được hình
thành bằng việc xây dựng các huyền thoại để phản ánh kết quả về hiện thực khách
quan (tự nhiên, đời sống xã hội).

+ Ví dụ: Những người nguyên thủy tin vào các vị thần mặt trời, thần nước, thần
gió,..

+ Đặc điểm: Các yếu tố thực và ảo, cái thần và con người, lý trí và tín ngưỡng hòa
quyện vào nhau. Do con người lúc này không thể giải thích được các hiện tượng đặc
biệt nên thường đưa ra các yếu tố tưởng tượng có tính huyền bí để giải thích. Do đó nó
không mang được yếu tố khách quan.

- Thế giới quan tôn giáo: Phản ánh hiện thực khách quan một cách hư ảo ra đời
trong bối cảnh trình độ của con người còn kém, được thực hiện dựa trên cơ sở thừa
nhận sự sáng tạo của một thế lực thần bí, siêu nhiên.

+ Ví dụ: Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo,...

+ Đặc điểm: Là niềm tin vào sự tồn tại và sức mạnh vô hạn của lực lượng siêu
nhiên, của thần thánh và con người hoản toàn bất lực trước nó. Nhưng ở một khía cạnh
khác, thế gới quan tôn giáo thể hiện khát vọng được giải thoát nỗi đau, hướng đến một
cuộc sống hạnh phúc, thiện lương.

- Thế giới quan triết học: Được ra đời trong điều kiện trình độ tư duy và thực tiễn
của con người đã có những bước tiến lớn so với thế giới quan tôn giáo và huyền thoại.

+ Thế giới quan triết học được chia làm hai trường phái chính: Thế giới quan duy
vật và thế giới quan duy tâm.

+ Ví dụ: Thế giới quan duy vật: Trái đất có trước rồi mới tới các sinh vật.
Thế giới quan duy tâm: Có ý thức về một sự vật hiện tương rồi mới giải
thích chúng.

+ Đặc điểm: được xây dựng dựa trên hệ thống lý luận, khái niệm, phạm trù và quy
luật. Không đơn giản chỉ là nói lên quan điểm của con người về thế giới. Ngoài ra, nó
còn cố gắng tìm cách giải thích, chứng minh tính đúng đắn của các quan điểm đó bằng
lý luận, logic.

1.2.1.5 Triết học - hạt nhân quan trọng của thế giới quan

-Triết học đóng vai trò hạt nhân quan trọng của thế giới quan, bởi:

+ Bản thân triết học chính là thế giới quan.

+ Đóng vai trò quan trọng, cốt lõi.

+ Dù không thể tự giác nhưng mang tính ảnh hưởng và chi phối.

+ Đóng vai trò quy định cho các thế giới khác.

- Có rất nhiều người, bao gồm cả các nhà khoa học không thực sự tin vào triết học.
Họ cho rằng triết học không mang đến sự ảnh hưởng đến thế giới quan của họ. Nhưng
với vai trò của nó trong việc giải thích những vấn đề liên quan đến các vấn đề liên
quan đến đời sống, ẩn sâu trong mỗi suy nghĩ và hành động của mỗi con người, triết
học trở thành thành phần cho tri thức khoa học lẫn tri thức cuộc sống nhờ vào sự phổ
quát của nó. Do vậy, dù yêu hay ghét thì triết học vẫn luôn tồn tại trong mỗi suy nghĩ
của mọi con người, chỉ là thể loại triết học nào đang hiện diện và nó sẽ hiện diện rõ
nhất khi nào? Điều đó phụ thuộc vào việc chúng ta có nhận ra và thừa nhận nó hay
không?

1.2.2 Phương pháp luận


1.2.2.1 Định nghĩa

- Phương pháp là cách thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự nhiên và
đời sống xã hội hoặc là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hành động nào đó.
+Ví dụ: Phương pháp biện chứng, phương pháp so sánh thực nghiệm,...

- Cấp độ cao nhất của phương pháp, ở trình độ khái quát sâu sắc nhất cái bản chất
của cả lý luận và phương pháp là phương pháp luận .

- Phương pháp luận là lý luận về các phương pháp nhận thức và cải tạo thực tiễn.
Nó xứng đáng được gọi là học thuyết về phương pháp. Là khoa học về phương pháp,
phương pháp luận biểu hiện ra như một hệ thống chặt chẽ các quan điểm, các nguyên
lý chỉ đạo việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp.

1.2.2.2 Các cấp độ phương pháp

Theo phạm vi ảnh hưởng, có thể phân phương pháp thành các mức độ:

- Phương pháp riêng (ngành): là các phương pháp chỉ sử dụng trong các ngành
riêng biệt. Mỗi khoa học đều có các phương pháp đặc thù, chỉ sử dụng riêng
trong ngành mình, không thể sử dụng cho ngành khác. Ví dụ: ẩn dụ, thậm xưng,
… trong văn học; log, tích phân, … trong toán học.

- Phương pháp chung: là các phương pháp có thể được áp dụng trong nhiều
ngành khác nhau; ví dụ: quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội
học, xác suất thống kê, …

- Phương pháp chung nhất: là các phương pháp có thể sử dụng cho tất cả các
ngành khoa học, đó là phương pháp của triết học.

Đi cùng với những phương pháp chung và riêng đó, phương pháp phổ biến trong
nghiên cứu và nhận thức khoa học là phương pháp biện chứng. Đây là một phương
pháp triết học mácxít đóng vai trò dẫn đường về thế giới quan và phương pháp luận
trong nghiên cứu.

1.2.2.3 Phương pháp luận trong triết học Mác - Lênin

- Phương pháp biện chứng của triết học Mác là biện chứng duy vật, trong đó biện
chứng của cái khách quan quy định biện chứng của cái chủ quan, tư duy biện chứng
phản ánh tính biện chứng vốn có của bản thân cuộc sống. Phương pháp biện chứng
duy vật ứng dụng trong nhận thức và nghiên cứu khoa học đòi hỏi người nghiên cứu
phải nắm vững và sử dụng thành thạo lôgíc biện chứng mà nội dung của nó là hệ thống
các nguyên lý (mối liên hệ phổ biến và phát triển), các quy luật nói lên bản chất, cách
thức và xu hướng vận động và phát triển và các cặp phạm trù của nhận thức luận
(Chung - Riêng, Bản chất - Hiện tượng, Nhân - Quả, Khả nǎng - Hiện thực, Nội dung -
Hình thức, Tất yếu - Ngẫu nhiên...). Từ những nguyên lý, quy luật và phạm trù đó,
phương pháp biện chứng duy vật hình thành nên các quan điểm, các nguyên tắc chỉ
đạo thế giới quan, phương pháp nhận thức và phương pháp tư tưởng mà tiêu biểu là
quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, quan điểm thực tiễn, tính khách quan, tính
phê phán và kế thừa có chọn lọc,... trong xem xét các sự vật hiện tượng của thế giới.
Nó là một thế giới chỉnh thể, vận động và phát triển trong mâu thuẫn, bằng mâu thuẫn.
Nó là một hệ thống mở chứ không đóng kín; là một tập hợp những khái niệm, phạm
trù động chứ không phải tĩnh. Tóm lại, nó là biện chứng chứ không phải siêu hình.

1.2.3 Vai trò của thế giới quan và phương pháp luận trong Triết học Mác - Lênin

1.2.3.1 Thế giới quan

- Triết học Mác - Lênin đem thế giới quan duy vật biện chứng, là hạt nhân của thế
giới quan cộng sản.

- Thế giới quan duy vật biện chứng đóng vai trò quan trọng. Ngoài việc đóng vai trò
định hướng cho con người nhận thức đúng đắn về thế giới hiện thực. Ngoài ra, nó còn
là cơ sở khoa học giúp các ngành khoa học phát triển, từ đó khám phá được mục đích
và ý nghĩa của cuộc sống.

- Ngoài ra, nó còn đóng vai trò định hướng cho hoạt động của con người. Với thế
giới quan đúng, sẽ giúp con người hình thành quan điểm khoa học đúng đắn, đem lại
kết quả tích cực, tránh mắc vào các sai lầm. Suy ra, trên một ý nghĩa nhất định, thế
giới quan và phương pháp luận trong triết học Mác - Lênin có mối liên hệ với nhau
không thể tách rời.
- Trình độ phát triển về thế giới quan là một tiêu chí quan trọng của sự trưởng thành
cá nhân cũng như một cộng đồng xã hội nhất định. Thế giới quan còn là cơ sở khoa
học để đấu tranh với thế giới phản khoa học, lạc hậu.

1.2.3.2 Phương pháp luận

- Tuy không phải là một bộ môn khoa học độc lập nhưng những phương pháp luận
là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ bộ môn khoa học nào. Trên phương diện
triết học, nó còn mang ý nghĩa quan trọng việc hoàn thiện những yếu tố liên quan đến
thế giới quan.

- Theo triết học Mác - Lênin, phương pháp luận chung nhất được áp dụng cho việc
giải thích về nhận thức và hành động của con người. Phương pháp luận trang bị cho
con người những hệ thống nguyên tắc, quy tắc, những yêu cầu, chỉ thị của hoạt động
nhận thức và thực tiễn. Triết học Mác - Lênin trang bị cho con người hệ thống các
nguyên lý, khái niệm, phạm trù, quy luật làm công cụ nhận thức khoa học; giúp con
người phát triển tư duy khoa học, đó là tư duy phản ánh đối tượng ở tầm bản chất, quy
luật.

- Trong nhận thức và thực tiễn, không được xem thường hoặc tuyệt đối hóa phương
pháp luận. Nếu xem thường phương pháp luận triết học sẽ xa vào tình trạng mò mẫm,
dễ mất phương hướng, thiếu chủ động, sáng tạo trong công tác. Ngược lại, nếu tuyệt
đối hóa vai trò của phương pháp luận triết học sẽ xa vào chủ nghĩa giáo điều và dễ bị
vấp váp, thất bại. Bồi dưỡng phương pháp luận duy vật biện chứng giúp cho mọi
người tránh được những sai lầm do chủ quan, duy ý chí và phương pháp tư duy máy
móc, siêu hình gây ra.

1.2.3.3 Tổng kết

- Tổng kết lại, ta thấy được mối tương quan giữa thế giới quan và phương pháp luận
khi cả hai đều có vai trò liên hệ lẫn nhau. Với thế giới quan, nó đóng vai trò là cơ sở để
phương pháp luận có thể được sử dụng trên những tình huống cụ thể còn phương pháp
luận là công cụ hỗ trợ nhằm củng cố, hoàn thiện thế giới quan.
- Trong triết học Mác – Lênin, hai chức năng trên đây luôn gắn bó hữu cơ với nhau,
làm cơ sở, tiền đề của nhau. Hệ thống quan điểm chính xác về thế giới của triết học
Mác – Lênin sẽ góp phần cổ vũ, hướng dẫn chúng ta hành động cải tạo thế giới, do đó
cũng đồng thời có ý nghĩa phương pháp luận. Tương tự, hệ thống những nguyên tắc,
cách thức chính xác cho hành động đó triết học Mác – Lênin cung cấp sẽ góp phần
kiểm nghiệm vị trí, vai trò của con người trong thế giới, do đó cũng đồng thời mang ý
nghĩa thế giới quan.

Chương 2. VAI TRÒ CỦA THẾ GIỚI QUAN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
TRONG VIỆC TRANG BỊ VÀ PHÁT HUY KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN
ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Khái quát sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam

2.1.1 Nguyên nhân và hoàn cảnh đổi mới

-Từ những năm của thập kỷ 80 thế kỷ trước, thế giới đã trải qua những quá trình
mới diễn ra đang làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế - chính trị và xã hội. Toàn cầu
hoá kinh tế trở thành xu thế nổi bật và tất yếu chi phối thời đại, nhắc đến đổi mới là
nhắc đến việc mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế ở toàn cầu, đó là con đường duy nhất
nếu muốn có cơ hội phát triển. Ngoài ra, cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới lần
thứ 3 diễn ra với nhịp độ ngày càng mạnh mẽ dựa trên việc ứng dụng các phát minh
khoa học công nghệ, phát triển các ngành công nghệ cao, như công nghệ truyền thông
và tin học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học…. Trên thực tế, các nước đang
phát triển như các nước ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á cũng thực hiện cải cách
kinh tế, trở thành khu vực phát triển năng động của thế giới. Như vậy có thể thấy làn
sóng cải cách kinh tế đang lan rộng khắp trên thế giới, tạo áp lực mạnh mẽ cho công
cuộc đổi mới về kinh tế ở Việt Nam.

- Sau khi giải phóng đất nước cho tới năm 1985 (tức là 10 năm sau Giải phóng),
nước Việt Nam đã giành được nền độc lập và tự do, đời sống nhân dân êm ấm, an vui
trong thời kì hòa bình lặp lại, tuy vậy, nhiều vấn đề về kinh tế và xã hội vẫn còn tồn
đọng. Cụ thể, cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp và mô hình công
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa kiểu Xô viết (từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga thành
công) đã được áp dụng rộng rãi, mặc dù có nhiều cố gắng trong công nghiệp hóa tuy
nhiên nền kinh tế vẫn có xu hướng giảm sút và rơi vào khủng hoảng.

Hình 1. Cảnh mua bán tại một quầy hàng mậu dịch Nhà nước của người dân Việt
Nam thời kỳ bao cấp

-Đại hội VI (tháng 12/1986) của Đảng là mốc lịch sử quan trọng trên con đường đổi
mới toàn diện ở nước ta, Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới kinh tế toàn diện cho đất
nước trong thời kỳ mới. Tiếp theo, các Đại hội VII (tháng 6/1991), Đại hội VIII (tháng
6/1996) và Đại hội IX (tháng 12/2001) đã tiếp tục khẳng định và bổ sung, hoàn thiện
các chủ trương chính sách đổi mới kinh tế, có đổi mới phát triển công nghiệp và thực
hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.

2.1.3 Những nội dung đổi mới cơ bản

- Đổi mới về công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa và chính sách cơ cấu: bố trí lại cơ cấu
sản xuất, cơ cấu đầu tư các ngành nghề kinh tế, tập trung thực hiện “Ba chương trình
kinh tế, đưa nông nghiệp lên hàng đầu, nhấn mạnh vai trò của công nghiệp nhẹ và tiểu
thủ công nghiệp, mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp. Đại hội VI chủ trương
đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đó là: “cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch
toán kinh tế kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ”.

- Đổi mới trong cải tạo và xây dựng, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, thực
hiện chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, giải phóng mọi năng lực sản xuất.
- Đổi mới tổ chức, đổi mới đội ngũ cán bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác
của Đảng.

Tóm lại, mục tiêu của Đảng là: “xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thành cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Sau Đại
hội VI, cụm từ “đổi mới” được sử dụng rộng rãi trong các văn kiện của Đảng, trong
sách báo cũng như trong ngôn ngữ hàng ngày của nhân dân ta.

2.1.4 Những thành tựu đạt được

- Về chính trị, Đảng ta tiếp tục bổ sung, phát triển lý luận về con đường quá độ lên
CNXH, những nội dung lý luận chính trị cơ bản góp phần hoạch định các quyết sách
chính trị của Đảng trong quá trình đổi mới đi lên CNXH ở Việt Nam. Bảo vệ, phát
triển triết học Mác – Lênin để phát huy tác dụng và sức sống của nó với thời đại và đất
nước. xuất mới trong nhiều lĩnh vực.

- Về kinh tế, đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục của nền kinh tế cũng như sản xuất
công nghiệp nửa đầu thập kỷ 90, hoàn thiện thể chế kinh tế và quản lý, doanh nghiệp
được đa dạng hóa sở hữu và có quyền tự chủ thực thụ. Ngành công nghiệp nhẹ sản
xuất được nhiều mặt hàng tiêu dùng, đội ngũ lao động được đào tạo tốt.

- Về thương mại, mở rộng thị trường thu hút đầu tư, khu vực doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài đã chiếm tỷ trọng đáng kể: 36,4%, ngang với khu vực doanh nghiệp
nhà nước. Hoạt động xuất, nhập khẩu đạt được những bước tiến mạnh, mặt hàng đạt
kim ngạch xuất khẩu cao trong giai đoạn này là: dệt may, giày dép, hải sản với một
khối lượng lớn và chất lượng tốt . Kim ngạch gạo xuất khẩu cũng tăng mạnh. Nhờ đó
tạo dựng được thế và lực trong thương mại quốc tế.

-Về khoa học - kĩ thuật: Tiếp thu những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học -
kỹ thuật, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của thế giới, Việt Nam đã tạo ra một trình độ
cao hơn về năng suất và chất lượng sản phẩm, đem lại nhiều công nghệ, dây chuyền
sản.
- Nhìn chung, công cuộc đổi mới đã góp đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng
hoảng kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng được củng cố vững chắc, quan hệ hợp tác
quốc tế ngày càng sâu rộng, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

2.1.5 Một số hạn chế, khuyết điểm

- Kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng tiềm năng, yêu cầu và thực tế
nguồn lực được huy động, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao. Chất lượng, hiệu quả,
năng suất lao động xã hội và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.

-Nhiều vấn đề vấn đề xã hội và quản lý xã hội chưa được nhận thức đầy đủ và giải
quyết có hiệu quả, còn một bộ phận nhân dân chưa được thụ hưởng đầy đủ, công bằng
thành quả của công cuộc đổi mới.

- Chưa làm rõ các vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới để định hướng thực tiễn,
chưa có cơ sở hoạch định đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Lý
luận về CNXH và con đường đi lên CNXH còn một số vấn đề cần phải qua tổng kết
thực tiễn để tiếp tục làm rõ.

2.2 Ý nghĩa của việc trang bị và phát huy kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên
đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay 

2.2.1 Khái niệm về kỹ năng làm việc nhóm:

-Là một trong những kỹ năng mềm rất quan trọng đối với công cuộc học tập và phát
triển của sinh viên, kỹ năng làm việc nhóm đang có xu hướng phát triển rộng rãi trong
các trường cao đẳng, đại học, được các thế hệ sinh viên tích lũy và học hỏi là kĩ năng
làm việc nhóm. Hình thức làm việc nhóm vô cùng gần gũi và gần như không thể thiếu
đối với sinh viên thời đại 4.0 nhằm trang bị hành trang thật tốt học tập và làm việc sau
này.
- Khái niệm kỹ năng làm việc nhóm: chỉ một tập hợp các năng lực có liên quan lẫn
nhau, cho phép cá nhân làm việc hiệu quả trong một đội nhóm có tổ chức. Trong môi
trường học tập và làm việc, mọi thành viên luôn cần phải hợp tác và kết hợp các kỹ
năng cá nhân của mình để hoàn thành mục tiêu chung. Những năng lực liên quan đến
làm việc nhóm có thể kể đến như: kỹ năng giao tiếp, giải quyết xung đột, giải quyết
vấn đề, giải quyết xung đột, quản lý thời gian, lập kế hoạch,…và còn rất nhiều mảng
kỹ năng khác cần phát huy.

2.2.2 Đặc điểm kỹ năng làm việc nhóm:

- Kỹ năng làm việc nhóm có được không phải yếu tố bẩm sinh mà là được do sự tôi
luyện, tích lũy từng ngày từng giờ mà có, phải trải qua quá trình dài luyện tập bằng
nhiều hình thức, phương pháp và sự nỗ lực không ngừng của con người.

- Kỹ năng làm việc nhóm thuộc nhóm kỹ năng mềm, nhận xét như vậy không có
nghĩa là độc lập hoàn toàn với các kỹ năng cứng mà ngược lại chúng bổ trợ luôn luôn
có sự tác động qua lại và liên hệ mật thiết. Có kỹ năng cứng mới có kiến thức cơ bản
phát triển nhiều kỹ năng mềm và ngược lại. Điều này là vô cùng quan trọng đối với
sinh viên, nếu thiếu một trong hai khả năng thì rất khó với tới được thành công và
những mục tiêu đã vạch ra.

2.2.3. Vai trò, ý nghĩa của việc trang bị kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên đối với
sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam

- Hiện nay, đất nước thực hiện công cuộc đổi mới (từ năm 1986), tích cực tham gia
vào hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa với mục đích khôi phục nền kinh tế, mở rộng
quan hệ ngoại giao, khẳng định thế và lực trên trường quốc tế. Tuy nhiên bên cạnh
những thành tựu rực rỡ đã gặt hái được vẫn còn nhiều hạn chế như kinh tế - xã hội
nước ta trong những năm tới còn gặp những khó khăn thách thức, tiềm ẩn yếu tố bất
trắc khó lường mà thách thức chung lớn nhất mà đó là phải vượt qua nguy cơ tụt hậu

về kinh tế. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ điều này và tiến hành đổi mới, cải cách
chính sách nhằm khắc phục hạn chế trên, trong đó nhấn mạnh vị trí trung tâm trong
chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực chính là đông đảo thanh niên nói chung và
sinh viên nói riêng. Cụ thể, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa VII nêu rõ: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước
bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách
mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn là
tùy thuộc vào lực lượng thanh niên”. Những chính sách đổi mới và phát triển của Đảng
càng khẳng định thế hệ trẻ là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước,
là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước sự quan tâm, chăm lo
và kỳ vọng lớn lao của Đảng và Nhà nước, mỗi sinh viên Việt Nam hiện nay cần tu
dưỡng, rèn luyện, phấn đấu để trở thành lực lượng xung kích thực hiện nhiệm vụ phát
triển, xã hội, xây dựng vững chắc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, ở thế hệ sinh
viên cần có những điểm đột phá trong tư duy để thích ứng với điều kiện đổi mới của
đất nước, cụ thể là tích lũy và tiếp thu kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.

- Kỹ năng mềm bao gồm rất nhiều kỹ năng, tuy nhiên kỹ năng làm việc nhóm là kỹ
năng rèn luyện phù hợp và gần gũi với đông đảo với sinh viên trên toàn lãnh thổ hình
chữ S. Theo xu thế đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng và Nhà nước đang
phấn đấu đưa nước ta sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo bước đệm giúp Việt
Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp thu trình độ khoa học-công
nghệ mới nhất và tiên tiên nhất trên thế giới. Để làm được những điều đó là vô cùng
nan giải, hiểu biết được cách vận hành của một thiết bị hiện đại đã khó, nhưng đưa nó
vào trong thực tiễn và vận hành nó một cách trơn tru, hài hòa càng khó hơn gấp nhiều
lần. Tuy vậy đông đảo thế hệ sinh viên Việt Nam hiện nay vô cùng năng động và hăng
say học hỏi, họ đã và đang làm rất tốt điều này. Đây là một cơ hội lớn cho các sinh
viên Việt Nam tận dụng cơ hội thể hiện năng lực bản thân, đặc biệt là kĩ năng hợp tác
và làm việc theo nhóm và tập thể. Bởi lẽ lĩnh vực kĩ thuật đang phát triển với xu hướng
chóng mặt, không có dấu hiệu chậm lại, lượng thông tin dần trở nên quá tải, các sinh
viên cần phải liên kết lại, hợp tác lại, mỗi người đảm nhận một vai trò nhất định, mỗi
cá nhân là một mảnh ghép để rồi tương tác, trao đổi với nhau để giúp nhau hoàn thiện,
cùng nhau giải quyết vấn đề hóc búa. Trên thực tế, những công trình khoa học - kỹ
thuật, những bài báo khoa học hay luận văn tốt nghiệp, thạc sĩ, tiến sĩ,… của các
trường kỹ thuật hiện nay hầu hết đều là những hoạt động nhóm nhằm rút ngắn thời
gian, gia tăng năng suất làm việc, nâng cao kỹ năng cho bản thân, giúp đất nước đổi
mới và hội nhập nhanh chóng. “Một mình chúng ta làm được ít, cùng nhau ta làm
được rất nhiều”, là một câu nói được đúc kết qua quá trình phát triển lâu dài và kinh
nghiệm xương máu của những người đi trước, nó nâng cao tầm quan trọng và vĩ mô
của kỹ năng làm việc nhóm. Hay Andrew Carnegie - một doanh nhân thành công
người Mỹ, được mệnh danh là “Vua Thép” những năm đầu thế kỷ XIX đã từng nói
“Tinh thần đội ngũ là khả năng làm việc nhóm cùng nhau hướng tới một tầm nhìn
chung. Khả năng định hướng thành tựu cá nhân hướng về mục tiêu của tổ chức. Đó là
chất đốt cho phép những người bình thường đạt được kết quả phi thường” ông cũng đã
một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc làm việc tập thể, làm cùng nhau để
cùng phát triển. Ngoài ra còn rất nhiều người thành công trên thế giới đều đánh giá rất
cao tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm. Trước những thời cơ và tiềm năng của
đất nước, sinh viên Việt Nam cần xác lập lại tư tưởng, trau dồi kỹ năng làm việc nhóm
và rút kinh nghiệm làm việc sao cho hiệu quả, làm lực lượng nòng cốt phát triển sự
nghiệp đổi mới Việt Nam có những bước tiến cụ thể.

- Hiện nay, kỹ năng làm việc nhóm là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng
nguồn nhân lực. Từ lâu, trang bị kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên đã trở thành
một trong mục tiêu hàng đầu của quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Ở
các nước phát triển như Mỹ, Úc, Anh, Singapore,…kỹ năng làm việc nhóm được trang
bị từ rất sớm, từ khi còn là học sinh tiểu học. Kỹ năng này luôn được giáo dục kết hợp
với kiến thức chuyên môn để phát huy hiệu quả công việc. Vì vậy, nhân lực ở các quốc
gia này luôn luôn được đánh giá rất cao, những công nghệ tiên tiến, những phát minh
hiện đại cũng từ đó mà ra đời, lần lượt đạt được những thành tựu và các danh hiệu cao
quý tỏng lĩnh vực khoa học và công nghệ, trở thành các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực
này. Trên cơ sở ấy, tầm quan trọng của sinh viên Việt Nam càng được nhấn mạnh sâu
sắc, qua đó đặt ra một câu hỏi là: Cần phải làm thế nào để sinh viên Việt Nam tiếp thu
được những tinh hoa trong kỹ năng làm việc sánh vai với các sinh viên các nước phát
triển, làm bàn đạp cho cho đất nước tiến lên đổi mới và hội nhập quốc tế ?

- Những thay đổi trong giáo dục hiện nay cũng đã phần nào trả lời cho câu hỏi ấy.
Hàng loạt các trường đại học Việt Nam đưa các chương trình huấn luyện kĩ năng làm
việc nhóm cho sinh viên vào chương trình chính thức như là những học phần bắt buộc
đối với sinh viên, có thể kể đến như chia nhóm làm bài tập lớn, thuyết trình, làm tiểu
luận, mô hình,…phổ biến trong hầu hết các khoa, các ngành nhà trường đào tạo. Mục
đích của việc làm là đưa kĩ năng làm việc nhóm gần gũi hơn với sinh viên thích ứng
với nhu cầu cấp thiết hiện nay trong sự nghiệp đổi mới, bởi sinh viên là mầm non
tương lai quyết định cho sự phồn vinh của đất nước sau này. Cũng nhờ có sự cải cách
trong phương pháp giáo dục hiện đại như ngày nay mà kỹ năng đó đã dần được sinh
viên hưởng ứng và tiếp nhận với thái độ vô cùng hăng say và niềm nở, đem lại nhiều
kết quả và thành tựu nhất định.

- Bối cảnh trong nước và quốc tế không chỉ đem đến cơ hội, thuận lợi và thời cơ mà
còn đem đến nhiều khó khăn và thách thức đối với thanh niên như: kinh tế đất nước
vẫn còn nhiều khó khăn, sự chống phá của các thế hệ bên ngoài, các âm mưu xóa bỏ
những thành quả của chế độ xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và
chia rẻ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mục tiêu là luôn nhằm vào sinh viên, coi đây là
đối tượng dễ lung lạc để dùng các thủ đoạn kinh tế, chính trị và văn hóa tác động làm
biến chất, ra sức lôi kéo, tha hóa thanh niên. Điều cơ bản là mỗi thanh niên cần có đủ
bản lĩnh, ý chí, trình độ để phát huy thuận lợi, khắt phục khó khăn, vượt qua thách
thức. Điều đó chỉ có được khi thanh niên phát huy các kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ
năng làm việc nhóm, từ đó góp phần vào vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, chủ động tham gia vào nền kinh tế tri thức và quá trình hội nhập quốc tế.

2.3 Đánh giá về việc trang bị và phát huy kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên
trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay

2.3.1 Những kết quả nhất định

*Kết quả

-Kỹ năng làm việc nhóm giúp cho sinh viên hoàn thiện nhiều điểm còn thiếu sót của
bản thân, đồng thời trang bị đầy đủ kiến thức mới để hoạt động làm việc nhóm trở nên
hiệu quả. Kỹ năng làm việc nhóm giúp sinh viên biết cách tiếp thu được kiến thức bổ
ích được từ những thành viên còn lại trong nhóm, sửa chữa bản thân sao cho hoàn
thiện nhất. Mỗi một cá nhân trong một nhóm là những mảnh ghép khác nhau, ho có
những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, cách giải quyết vấn đề cũng khác nhau, tuy
vậy họ làm việc mang ý nghĩa cộng sinh với nhau, bổ trợ giúp đỡ lẫn nhau. Nhờ vậy,
mỗi người trong nhóm sẽ có cơ hội tiếp thu những kỹ năng thiết yếu khác mình chưa
có, ví dụ như: kĩ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch,…Qua quá
trình giao thoa tri thức giữa các thành viên với nhau sẽ là động lực tạo 1 tập thể hùng
mạnh, từ đó làm việc hữu ích tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích góp phần to lớn cho sự
nghiệp phát triển đất nước, về cả kinh tế lẫn văn hóa, chính trị. Thực tế hiện nay tại
Việt Nam ta, kỹ năng làm việc nhóm đã ảnh hưởng rất nhiều đông đảo các bạn sinh
viên, đặc biệt là qua hình thức nghiên cứu nhóm và sáng chế nhiều sản phẩm có giá trị
và hữu ích cho xã hội, chứng tỏ năng lực không hè kém cạnh với bạn bè năm châu:

+Điển hình nhất là cuộc thi học thuật quy mô to lớn mang tên “BACH KHOA
INNOVATION” là một sân chơi sáng tạo, nghiên cứu khoa học, và khởi nghiệp lĩnh vực
khoa học, kỹ thuật, công nghệ dành cho sinh viên toàn thành phố, đặc biệt là các sinh
viên Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh. Qua cuộc thi, thí sinh sẽ có
cơ hội được gặp gỡ, tiếp cận những nhà đầu tư tiềm năng, những người khởi nghiệp đi
trước để có thêm kinh nghiệm, đồng thời rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm. Việc phát
huy kỹ năng làm việc nhóm qua cuộc thi cũng là một yếu tố giúp các thí sinh làm được
phát minh tuyệt vời, đi đúng theo xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hình 2. Sinh viên Bách Khoa đạt giải Nhất cuộc thi BACH KHOA INNOVATION với
dự án “Airmask”

+Một điển hình khác về sinh viên tham gia nghiên cứu nhóm và giành giải thưởng
cao với đề tài “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nano Resveratol” tại cuộc thi SV-
STARTUP

Hình 3. Ban Tổ chức trao giải Nhất khối học sinh phổ thông cho ý tưởng “Thực phẩm
bảo vệ sức khỏe Nano Resveratrol”

-Thành tựu, giải thưởng đạt được từ những cuộc thi học thuật nói trên là kết quả của
việc hoạt động làm việc nhóm hăng say và hiệu quả, biết vận dụng kỹ năng làm việc
nhóm kết hợp với tri thức có được từ sách vở hay kỹ năng cứng nói chung để phát huy
hết tiềm lực của bản thân, nhờ có vậy các sinh viên mới đạt được nhiều thành công rực
rỡ. Ngoài ra những phát minh sáng chế trên cũng được các nhà đầu tư nước ngoài để
mắt đến và sẵn sàng rót vốn kêu gọi đầu tư. Cụ thể là các sinh viên tham gia cuộc thi
“Ý tưởng khởi nghiệp-CiC 2020” đã kêu gọi được các nhà đầu tư rót vốn gần một tỷ
đồng qua 3 ý tưởng : “Korona Board Game”, “FuniMart” và “LangF”. Qua đó chứng
minh sinh viên đang làm rạng danh nước nhà và không hề kém cạnh so với các nước
phát triển.

Hình 4. Thành viên dự án FuniMart trình bày ý tưởng và kêu gọi đầu tư, chiều 28/11

- Hiện nay, chương trình giáo dục đã có những thay đổi, cải cách vô cùng hiện đại,
phù hợp xu thế đổi mới của đất nước, đưa kỹ năng làm việc nhóm vào trong các lứa
học sinh từ cấp tiểu học và trung học. Nhờ vậy mà hầu như tất cả sinh viên trước khi
trải nghiệm năm nhất ở các trường đại học thì đã có sẵn tư duy làm việc nhóm nhất
định, sau đó nhờ sự tăng cường và đòi hỏi nhiều hoạt động nhóm trong kế hoạch giảng
dạy ở đại học, sinh viên càng được tiếp cận đến những phương pháp làm việc nhóm
mới sao cho hiệu quả và thực dụng. Biểu hiện cụ thể là sinh viên được tự do thể hiện
năng lực làm việc nhóm qua mô hình “Bài tập lớn”, tiểu luận, luận văn, đề án nghiên
cứu,…. Điều này đang diễn ra trên diện rộng, ở hầu hết các trường cao đẳng, đại học
trên cả nước, điều đó càng cho thấy thành tựu mà những chính sách đổi mới đã đạt
được. Có thể thấy, Đảng và Nhà nước đang có hướng đi vô cùng đúng đắn khi đang
ươm mầm, vươn tầm sinh viên Việt Nam thông qua kỹ năng mềm nói chung và kỹ
năng làm việc nhóm nói riêng, từ đó sinh viên sẽ có những định hướng và đóng góp
nhất định đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước.

- Ngoài ra, rất nhiều sinh viên hiện nay được trang bị kỹ năng làm việc nhóm rất tốt,
họ nhận biết được tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm và muốn chia sẻ điều
này đến lứa sinh viên kế tiếp và với mọi người. Rất nhiều các phòng thí nghiệm tự
phát đã mở cửa dưới sự lãnh đạo của đội ngũ sinh viên và thầy cô có thẩm quyền. Đây
là một ý tưởng hoàn toàn mới lạ, nó như một con đường rộng mở cho thế hệ trẻ có
đam mê trong việc làm việc nhóm, cùng nhau nghiên cứu và phát triển. Điển hình như
là “Phòng thí nghiệm mở cửa cho những người trẻ” thuộc Trung tâm chế tạo thử, khoa
cơ khí - Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, là nơi ra lò của các robot hoa, robot
cảnh sát giao thông, máy giặt tự động,….Ngoài ra còn có những buổi workshop nâng
cao khả năng làm việc nhóm của sinh viên như tổ chức cộng đồng Youth+ HCM, một
tổ chức giúp đỡ sinh viên trau dồi khả năng làm việc nhóm, soạn thảo văn bản, qua
trao đổi và làm việc nhóm bàn bạc về các vấn đề “nóng” của xã hội như bạo lực học
đường, bảo vệ môi trường, đổi mới và sáng tạo,… , từ đó xác định những hạn chế của
xã hội còn tồn đọng và tìm phương án để loại bỏ những mặt xấu ấy. Không những vậy,
nhiều trường Đại học còn tổ chức những hoạt động ngày hè, ngày công tác xã hội,
những hoạt động thiện nguyện mà những hoạt động đó cần đông đảo sinh viên tham
gia, liên kết và làm việc cùng nhau vì một mục đích chung nào đó, có thể là giúp đỡ trẻ
em nghèo, bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật quý hiếm dưới nhiều hình thức khác
nhau. “Chiến dịch Mùa hè xanh” của trường Đại học Bách Khoa là một ví dụ minh
họa, chiến dịch kéo dài một tháng với nhiều hoạt động diễn ra như cùng nhau mở
đường ở vùng sâu vùng xa đang gặp khó khăn trong quá trình đi lại, tham gia lớp dạy
học cho trẻ em mù chữ,…qua đó các bạn sinh viên tứ phương gắn kết với nhau cùng
nhau làm nên những điều thật ý nghĩa, đó cũng là một cách để cải thiện tình hình đất
nước, đóng góp vào sự nghiệp đổi mới đất nước.
Hình 5,6. Hình ảnh sinh viên đang làm việc trong Chiến dịch mùa hè xanh

- Kỹ năng làm việc nhóm còn được thấy có sự lan rộng trong quá trình xây dựng và
phát triển Đoàn-Hội, Đảng góp phần trong quá trình phát triển đất nước tiến lên xã hội
chủ nghĩa. Cùng nhau chung tay góp phần cho sự nghiệp đổi mới của nhà nước cùng
một tập thể rộng lớn, cùng lực lượng thanh niên xung kích đang đóng một vai trò then
chốt trong sự nghiệp đổi mới Việt Nam hiện nay. Không chỉ làm việc nhóm chỉ phát
huy tác dụng trong lĩnh vực học thuật mà thực tế nó còn hiệu quả giải quyết nhiều vấn
đề xã hội hiện tại. Cụ thể là hoạt động rất nhân văn và ý nghĩa do thành Đoàn tổ chức
như Chiến dịch Xuân tình nguyện, với slogan “Lan tỏa nghĩa cử tốt đẹp của người
trẻ”, với rất nhiều hoạt động như quét dọn vệ sinh, sơn sửa ghế đá, chỉnh trang khuôn
viên, gói bánh chưng, tặng quà tết, viết thiệp,…do sinh viên tự tổ chức, lên kế hoạch
và thực hiện. Chiến dịch Xuân tình nguyện đã ra đời từ rất lâu, là hoạt động gắn liền
với sinh viên, cùng bề dày phát triển của hoạt động, các sinh viên cũng ngày càng nâng
tầm kỹ năng làm việc nhóm theo xu hướng ngày càng tiến bộ. Sinh viên Việt Nam
thông qua những hoạt động như thế ngày càng ý thức được tầm quan trọng của làm
việc theo nhóm, đồng thời tiếp thu những cái cũ, sáng tạo những cái mới đó chính là
vận dụng kĩ năng làm việc nhóm vào thực tế sao cho tối ưu nhất. Kỹ năng làm việc
nhóm giúp gắn kết sinh viên, không chỉ thổi bùng nhiệt huyết và sức năng động của
tuổi trẻ mà nó còn ngày càng lan rộng, khuyến khích đối với thế hệ trẻ tiếp theo noi
gương theo. Nhiều hoạt động khác cũng có thể kể đến như: “Quán cơm Nụ cười 7”,
“Chia sẻ yêu thương” , phát cơm từ thiện, phát khẩu trang, trồng cây phủ xanh rừng,…
Hình 7,8. Sinh viên tham gia Chiến dịch Xuân tình nguyện phát cơm từ thiện cho
người lao động buổi tối, người vô gia cư

Hình 9,10. Sinh viên trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh nhổ cỏ,
trồng cây trong chương trình “Chia sẻ yêu thương”

*Nguyên nhân

- Kỹ năng làm việc nhóm đòi hỏi các thành viên nhóm phải có sự liên kết với
nhau, thông qua sự liên kết đó sinh viên có thể học tập những ưu điểm từ các
thành viên còn lại, nâng cao kỹ năng lắng nghe từ nhiều ý kiến khác nhau, tạo
điều kiện cho chúng ta phân chia, sắp xếp công việc một cách hợp lý, và hiệu
quả nhất. Để đạt được những thành tựu và giải thưởng cao như trên, các sinh
viên đã trải qua quá trình dài rèn luyện và học hỏi thông qua kỹ năng mềm.
Kiến thức chỉ là một phần nhỏ trong thành công của sinh viên, thái độ và kỹ
năng mới chính là chìa khóa tạo nên những điều khác biệt và phi thường.

- Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm nên Đảng và Nhà
nước nói chung và Bộ giáo dục nói riêng đã có những chính sách giáo dục rất
tiến bộ, đó là giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ em từ khi còn rất nhỏ,
việc này là rất cần thiết vì nó ảnh hưởng đến nhân cách, thái độ và hành vi sau
này của sinh viên. Việc phát triển kỹ năng làm việc nhóm ở trẻ có tầm quan
trọng và giúp ích cho sự phát triển về sau này, cụ thể là sinh viên sẽ được trang
bị đầy đủ kĩ năng, dễ dàng cởi mở, hợp tác, chủ động hơn trên xu thế hội nhập,
vì vậy cũng dễ dàng tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và đóng góp cho sự
nghiệp đổi mới Việt Nam hiện nay.

- Vấn đề tiếp thu kiến thức và kỹ năng từ môi trường ngoại quốc là một trong
những cách quan trọng cho sự phát triển của đất nước, cụ thể là qua các hoạt
động trao đổi sinh viên, học bổng cho sinh viên đi du học,…Qua những hoạt
động như thế, sinh viên Việt Nam được học tập thêm kỹ năng làm việc nhóm
từ sinh viên các nước phát triển, trau dồi thêm kiến thức cho bản thân và
truyển tải năng lượng tích cực đó cho những thế hệ tiếp theo giúp cho đất nước
Việt Nam có thể theo kịp sự thay đổi tích cực của thế giới, không bị lạc hậu,
giúp đổi mới và hội nhập với bạn bè năm châu.

2.3.2 Hạn chế nhất định và nguyên nhân

*Hạn chế nhất định: Bên cạnh những thành tựu mà khả năng làm việc nhóm đối với
sinh viên còn có những hạn chế nhất định như:

- Thứ nhất, trên thực tế, quá trình làm việc nhóm của sinh viên hiện nay xảy ra
trường hợp sự cân bằng trong đóng góp của mỗi cá nhân chưa thực sự đảm bảo.
Trong một tập thể bao gồm nhiều thành viên, xét về từng khả năng sẽ có sự
chênh lệch về trình độ từ đó hình thành sự chênh lệch trong đóng góp vào công
việc chung. Việc phân chia trọng trách hiện nay tuy đảm bảo được rằng mọi
người đều có đóng góp, tuy nhiên làm sao để phần công việc hữu ích được chia
đều vẫn còn là câu chuyện chưa được giải quyết thỏa đáng.

- Thứ hai, thậm chí vấn đề tồn tại “kẻ ngồi chờ sung rụng” cũng là vấn đề nan
giải không kém. Kể cả chưa xét đến năng lực thực tế ra sao, có những cá nhân
cá biệt hầu như rất thờ ơ với công việc chung của nhóm. Trong suốt quá trình
làm việc không đóng góp được ý kiến hoặc chỉ có những quan điểm mơ hồ, lan
man không có giá trị thực sự, thường xuyên trễ nãi deadline chung và phần việc
được giao thường không được hoàn thành hoặc chỉ làm cho đủ như rằng bản
thân cũng “đã có làm việc”. Sau tất cả, khi toàn bộ quá trình làm việc được
hoàn thành, sản phẩm được hoàn thiện và có kết quả, dù thành công hay không
thành công, một là những thành phần vừa nêu không có đóng góp gì vẫn có thể
đắc lợi, hai là thậm chí còn chẳng để tâm đến thành bại của tập thể.

- Thứ 3, song song với những thành công có được từ hiệu quả mang lại của các
phương thức làm việc nhóm, sẽ có những nhóm dù rất nhiệt tình, cố gắng trong
công việc nhưng suốt trong quá trình làm việc lại không tìm được tiếng nói
chung, dẫn đến kết quả rời rạc và có thể rạn nứt đội ngũ. Các ý kiến, quan điểm
khác nhau ở những trường hợp này đang không tìm ra được phương án giải
quyết cũng như là không có được người gắn kết các quan điểm lại với nhau,
những cái tôi quá lớn cũng có thể hoàn toàn phá vỡ các sợi dây liên kết cần có
của mô hình làm việc nhóm hiệu quả.

- Thứ tư, một bộ phận sinh viên xem làm việc nhóm trong các vấn đề học thuật là
quan trọng, từ đó có tâm lí ít quan tâm hơn và có thể là ngớ lơ các hoạt động
trong xã hội, điều này đang làm cho tác dụng của việc làm việc nhóm bị thu
hẹp, ít đa dạng và phong phú, đồng thời không giải quyết được những vấn đề
còn đang tồn đọng trong xã hộ từ đó dẫn đến khó khăn trong việc cải tạo và đổi
mới đất nước.

- Thứ năm, xét theo một cách vĩ mô, nhận thức của sinh viên hiện nay hầu như
chưa ý thức được vai trò bản thân chính là chủ nhân của đất nước trong tương
lai, là chìa khóa trong sự nghiệp đổi mới còn đang dở dang của đất nước.

*Nguyên nhân :

- Nguyên nhân xảy ra các vấn đề trên có thể là do có một số thành viên trong
nhóm chưa có hoặc thiếu tinh thần làm việc, thụ động, hay trông chờ vào các
bạn có năng lực làm giúp mình, chưa có trách nhiệm với chính công việc được
giao hoặc chỉ chọn những đề mục có sẵn, dễ làm và không tham gia vào những
vấn đề chung của cả nhóm, thường xuyên đùn đẩy và không chịu nhìn nhận chỗ
sai của mình. Hoặc là do một bạn có năng lực lại không muốn giao công việc
hoặc lười giúp đỡ những bạn khác yếu hơn mình, lo ngại sự sai sót của bạn dẫn
kết quả không tốt cho bản thân và các thành viên khác, chưa có tinh thần truyền
đạt, giúp đỡ các bạn khi bạn gặp khó khăn trong lúc giải quyết công việc. Đó là
hai yếu tố chính làm xảy ra tình trạng “ gánh team “ hoặc chia công việc không
phù hợp, điều đó gây ảnh hưởng xấu tới các thành viên trong nhóm ở các bạn
không có tinh thần thì sẽ dần dần hình thành nên thói quen xấu, không nắm rõ
được kiến thức từ đề bài được giao, khó phát triển nên kỹ năng làm việc nhóm
và liên kết với các thành viên của nhóm sau này, đối với các bạn có năng lực thì
đôi khi phải chịu sự áp lực từ công việc quá nhiều, tạo nên sự bất công cho các
thành viên khi có bạn lại làm quá nhiều, có bạn không cần làm gì nhưng lại
được đánh giá như nhau, tạo điều kiện cho các bạn khác trông chờ, ỉ lại vào
mình.

- Trong quá trình làm việc nhóm đôi khi lại không tạo được hiệu quả cho công
việc, một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc chính là từ
bản thân của các thành viên chưa tạo được sự liên kết với nhau, xảy ra mâu
thuẫn về ý kiến, luận điểm trong công việc làm cho không thể thống nhất ý kiến
chung cho cả nhóm, bên cạnh đó cũng có thể là do tính cách của các thành viên
khác nhau đôi khi các thành viên lại bảo vệ quan điểm của mình quá mãnh mẽ,
thích thể hiện, chứng minh năng lực của mình tạo nên sự ganh ghét lại thiếu sự
bình tĩnh nhẫn nại và không lắng nghe thì sẽ không thể nào kết hợp lại với
nhau, ngoài yếu tố do chính bản thân các thành viên thì sự tương tác kém cũng
là yếu tố gây trở ngại lớn đến hiệu quả công việc một nhóm không có sự kết nối
gần gũi về mặt không gian, địa lý thì chắc chắn nhóm đó sẽ làm việc không
hiệu quả. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp triển khai mô hình làm việc nhóm từ
xa, các thành viên chỉ liên kết với nhau qua màn hình máy tính. Tuy nhiên,
nghiên cứu cho thấy rằng đó không phải là cách tối ưu sức mạnh tập thể. Ngay
cả khi các phương tiện công nghệ hiện đại đang hỗ trợ hết mức, để môi trường
làm việc tăng tính tương tác thì việc kết nối các đồng đội gần gũi nhau chính là
chìa khóa. Khi mặt đối mặt, các thành viên trong nhóm sẽ nhận được toàn bộ
các tín hiệu từ ngôn ngữ cho đến tín hiệu hình thể, từ đó họ sẽ hiểu nhau hơn,
làm việc ăn ý hơn.
- Việc đi theo đường lối học tập cũ chỉ theo hình thức giáo viên truyền đạt và
sinh viên tiếp thu tạo nên sự thụ động và khô khan trong quá trình học tập đối
với học sinh, sinh viên do chưa cực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy
áp dụng kỹ năng làm việc nhóm, chưa thường xuyên tổ chức dạy học theo
nhóm như tổ chức các chuyên đề thảo luận, giao bài tập dự án theo nhóm cho
sinh viên, qua đó chưa tạo được nhiều cơ hội giúp cho sinh viên tiếp cận, học
hỏi cũng như là nâng cao rèn luyện cho kỹ năng làm việc nhóm, cùng với đó
sinh viên vẫn chưa tích cực trong việc tự tổ chức hoặc tham gia vào những
chương trình có liên quan đến kỹ năng làm việc nhóm như những câu lạc bộ
học thuật, những chương trình tình nguyện, những chiến dịch hỗ trợ khó khăn
do sinh viên tổ chức do tính thụ động, không thích tiếp xúc hoặc va chạm với
thực tế xã hội quá nhiều, từ đó hạn chế đi những kỹ năng cần thiết cho phát
triển mà lại xây dựng những phẩm chất xấu cho chính mình.

- Theo một số khảo sát thì sinh viên hiện nay vẫn còn thiếu nhiều kiến thức về
ngoại ngữ và tin học do phương pháp học tập ngoại ngữ và tin học chưa được
hiệu quả, đó cũng là một yếu tố nhỏ làm cho sinh viên thiếu tự tin về bản thân,
dẫn đến thiếu sự tương tác với các bạn sinh viên cùng trang lứa, cảm thấy bị
thua thiệt, kém cạnh. Một nguyên nhân khác gây nên điều này là do một bộ
phận các bạn sinh viên bị chi phối bởi rất nhiều môn học lý thuyết lại thêm
thiếu môi trường rèn luyện làm ảnh hưởng đến khả năng ngoại ngữ và tin học
bên cạnh đó ta cũng chưa rèn luyện được những kỹ năng cấp thiết khi còn là
học sinh như thiếu những kỹ năng giao tiếp và thiếu tự tin trong việc đóng góp
ý kiến, đó chính là rào cản cho việc tham gia phát triển những chương trình câu
lạc bộ, nhóm học thuật, làm việc theo kỹ năng làm việc nhóm, cản trở những cơ
hội giúp ta phát triển. Quan trọng nhất chính là vấn đề tiếp cận, hội nhập với
nền công nghệ kiến thức hiện đại mang tầm vóc quốc tế, thế hệ trẻ không phát
triển mạnh thì chắc chắn đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm
trọng đối với sự nghiệp đổi mới của đât nước ta hiện nay, không thể bắt kịp
cũng như sự tiếp thu sự phát triển của toàn cầu thì sẽ dẫn sự suy thoái và lạc
hậu, đi ngược lại phương án đổi mới của đất nước.
- Tầng lớp trẻ hiện nay nói chung và thế hệ sinh viên nói riêng chính là những
yếu tố quan trọng tham gia vào quá trình đóng góp, xây dựng và phát triển đất
nước, bên cạnh sự nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của bản thân và phát huy
nó một cách hữu ích thì cũng có một số bộ phận sinh viên chưa có nhận định và
hành động đúng đắn khi mà sinh viên đang dần giảm sút niềm tin, phai nhạt lý
tưởng cách mạng, sống thực dụng, xa rời truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Thậm chí một số thanh niên bị lôi kéo, có những việc làm đi ngược lại với
truyền thống của Đoàn, trái với mục tiêu của Đảng, của dân tộc, bên cạnh đó
còn có tư tưởng ngại dấn thân, sống thiếu hoài bão, lý tưởng… Những suy nghĩ
này chính là những suy nghĩ sai lệch gây ảnh hưởng xấu đế tư tưởng của các thế
hệ trẻ hiện nay.

2.4 Những giải pháp nhằm trang bị và phát huy kỹ năng mềm cho sinh viên đối
với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay

- Thứ nhất, ở việc phân chia nhóm từ ban đầu nên có sự sắp xếp đồng đều giữa
các bạn sinh viên cũng như có các phương pháp tìm hiểu và phân tích thế mạnh,
điểm yếu cũng như các yếu tố đặc biệt để có được sự phân chia trong công việc
hợp li, tránh tình trạng xảy ra những vấn đề “ gánh team” hay chia công việc
không đồng bộ ảnh hưởng đến quả làm việc của nhóm, đôi khi cũng cần có sự
lên án và có biện pháp xử lý đối với những vấn đề trên. Ở các bạn chưa có kinh
nghiệm nên tự ý thức được trách nhiệm của mình, ở mỗi công việc, nhiệm vụ
được giao thì nhất định phải cho thấy được sự tâm quyết và ý chí học tập, tránh
trông chờ và ỉ lại bạn để có thể tham gia công việc, hỗ trợ lẫn nhau cũng như
học hỏi được những mặt tích cực của các thành viên và nội dung công việc
được rõ ràng. Ở những bạn đã có kinh nghiệm học tập sẵn, khi công việc mình
đã hoàn thành thì bên cạnh đó vẫn nên hỗ trợ giúp đỡ những thành viên thiếu
kinh nghiệm hơn để họ có thể có cải thiện sai lầm vốn có, xóa bỏ những thói
quen xấu trong các bạn, bên cạnh đó sự phân chia đồng đều sẽ tạo nên tính công
bằng cho tất cả thành viên trong nhóm, tạo thêm nhiều cơ hội để va chạm, tiếp
xúc những vấn đề thực tiễn, từ đó đánh giá, khắc phục và phát triển tốt hơn. Ví
dụ : ở những công việc, chương trình học tập, hoàn thành luận án, tiểu luận,…
,thì chúng ta nên có mục đánh giá khả năng làm việc để cho mọi người có thể
nhìn nhận được quá trình làm việc của các thành viên nhóm như thế nào, bên
cạnh đó khi báo cáo thì có thể kiểm tra ngẫu nhiên một số bạn trong nhóm để
xem thử mức độ thông hiểu của các thành viên trong nhóm đạt đến mức độ nào
từ đó đưa ra các đánh giá và kết luận.

- Thứ hai, cần có những giải pháp mạnh khắc phục tình trạng rất nhiều sinh viên
đang thờ ơ, thiếu trách nhiệm và thiếu tinh thần làm việc nhóm. Thầy cô, giảng
viên nên có những sự quan tâm chặt chẽ đối với từng thành viên trong nhóm,
kiểm soát tiến độ và hiệu suất làm việc của từng thành viên, qua đó có sự đánh
giá khách quan và chính xác tương ứng với công sức mà từng cá nhân đã bỏ ra,
tránh trường hợp “ngư ông đắc lợi”. Đối với những bạn sinh viên vẫn còn làm
việc nhóm kém thì cần có những phương án giảng dạy khuyến khích triệt để,
thúc đẩy ý thức trách nhiệm sinh viên đối với tập thể, tạo cơ hội cho sinh viên
đó tìm được sự thích thú và cảm hứng trong môi trường làm việc nhóm. Ngoài
ra, đối với những cá nhân từ trong tư duy đã không có ý thức tự giác và trách
nhiệm, xem thường công việc của tập thể và nhóm thì nên có những hình phạt
thích đáng, đánh giá qua hạnh kiểm và điểm số, qua đó sinh viên mới rút ra bài
học kinh nghiệm.

- Thứ ba, về mặt hạn chế hiệu quả công việc do các yếu tố từ bên trong các
thành viên và một số trở ngại bên ngoài. Đầu tiên ở các thành viên trong nhóm
cần phải có được sự thống nhất chung với nhau về mặt ý tưởng của công việc từ
đó mới có thể tìm ra phương án chính xác cần có là gì từ đó mới có thể phát
triển công iệc theo chiều hướng tốt, mặt khác ở các thành viên trong nhóm cần
phải xây dựng một thái độ tích cực đồng thời tạo được sự liên kết với nhau
thông qua việc lắng nghe ý kiến, góp ý và trình bày một cách rõ ràng cụ thể,
mọi người đặt lợi ích chung của công việc lên hàng đầu để xóa bỏ những cái
tôi, những sự bảo thủ của bản thân mình, giải quyết mâu thuẫn với nhau một
cách rõ ràng thì các yếu tố cản trở bên trong các thành viên sẽ phần nào được
giảm xuống. Ở những trở ngại cản trở bên ngoài các thành viên các nhóm nên
tăng cường tương tác trực tiếp, tiếp xúc gần gũi. Ngay cả với những nhóm làm
việc từ xa thì cũng nên sắp xếp những buổi họp định kỳ trong tuần để gặp gỡ
nhau trực tiếp hoặc chí ít là các cuộc gọi video thay vì gọi âm thanh đơn thuần,
việc tăng tính tương tác thì việc kết nối các đồng đội gần gũi nhau chính là chìa
khóa. Khi mặt đối mặt, các thành viên trong nhóm sẽ nhận được toàn bộ các tín
hiệu từ ngôn ngữ cho đến tín hiệu hình thể, từ đó họ sẽ hiểu nhau hơn, làm việc
ăn ý hơn.

- Thứ tư, ở môi trường giáo dục về phía giảng viên và giáo viên nên tích cực xây
dựng nhiều dự án và chương trình có sự kết hợp của làm việc nhóm tạo điều
kiện giúp sinh viên có thể phát triển, hỗ trợ và đánh giá các bạn trong nhóm về
mặt nội dung công việc, không chỉ trong chuyên môn học thuật mà còn mở
rộng phạm vi ở các hoạt động ý nghĩa khác, khắc phục những khuyết điểm của
các bạn trong tư duy làm nhóm, từ đó định hướng cho và giúp các bạn hoàn
thiện hơn. Về phía các bạn học sinh, sinh viên nên có sự tích cực trong quá
trình tham gia hoạt động nhóm ngoài xã hội, xây dựng thái độ hòa nhã tôn trọng
và tiếp thu những nhận xét từ những người có chuyên môn, cần phải chủ động
tham gia những chương trình, kể cả câu lạc bộ học thuật hoặc giải trí có thực
hành những kỹ năng mềm. Điển hình là Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM
bên cạnh tổ chức chương tình học thuật, trường còn chú trọng việc phát triển
những kỹ năng làm việc nhóm cho tổ chức những câu lạc bộ lớn nhỏ trong
phạm vi như BKFC - là câu lạc bộ kết nối, hướng nghiệp về trường Đại học
Bách Khoa Tp.HCM cho các bạn học sinh khối THPT nhầm hiểu rõ hơn về
trường, câu lạc giải trí MACs thiên về khả năng đam mê âm nhạc giúp các bạn
tìm được nguồn cảm hứng âm nhạc cho mình là nơi giúp các bạn giải tỏa áp lực
của việc học…

- Thứ năm, định hướng tư tưởng cho thế hệ trẻ hiện nay là rất quan trọng, để
tránh sự lệch lạc trong những quan điểm ý thức cần phải xây dựng những
chương trình giáo dục với tư cách là hệ thống những tri thức đã được khái quát,
tạo ra một quan niệm hoàn chỉnh về các quy luật và mối liên hệ cơ bản của hiện
thực và những bài học về sự vận dụng sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Điều đó góp phần
xác lập những khát khao, nguyện vọng về lý tưởng, hoài bão, thái độ sống, lối
sống đạo đức phù hợp với định hướng giá trị xã hội Việt Nam và vận dụng vào
thực tiễn của mỗi sinh viên. Thêm vào đó là xây dựng công tác thông tin, tuyên
truyền, quán triệt về tình hình thế giới và trong nước, chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước, định hướng và nhiệm vụ chủ yếu của ngành giáo dục…
Tổ chức các đợt học tập chính trị sâu rộng trong các nhà trường như học tập,
quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các chính sách và hệ thống pháp
luật của Nhà nước; các đợt học tập “Cảm tình Đoàn” và “Cảm tình Đảng”, học
chính trị đầu khóa, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh hoặc các cuộc thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh…. Xây dựng thêm nhiều chương trình phong trào hành động của
Đoàn, Hội và hoạt động ngoại khóa trở thành đặc trưng của tuổi trẻ, là phương
thức hữu hiệu để tập hợp và tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện, phấn đấu và
trưởng thành. Các phong trào hành động cách mạng như “Thanh niên tình
nguyện”, “Thanh niên xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Thanh niên
lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tiếp sức mùa thi”, “Sinh
viên 5 tốt”, “Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc”; cuộc thi viết và sáng tác ca khúc
“Sinh viên Việt Nam những câu chuyện đẹp”, cuộc vận động “Mỗi ngày một tin
tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp”; các phong trào bảo vệ môi trường, thực hiện
nếp sống văn minh đô thị, đảm bảo trật tự đô thị; các cuộc vận động quyên góp
ủng hộ quần áo, sách vở cho gia đình, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khắc phục
hậu quả thiên tai; các hoạt động tình nguyện dài ngày các trung tâm thương
bệnh binh, các chương trình văn hoá hè cho thiếu niên, nhi đồng, xây dựng tủ
sách tại các trường tiểu học, tổ chức các hoạt động thăm hỏi và trao quà cho bà
mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình liệt sĩ… thực sự là những hoạt động truyền
cảm hứng, không chỉ vun đắp những tình cảm cao đẹp, đậm tính nhân văn, cảm
thông, sẻ chia của sinh viên mà còn tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong xã hội.

3. KẾT LUẬN

Như vậy, kỹ năng làm việc nhóm có vai trò rất quan trọng tồn tại ở mọi lĩnh vực
khác nhau trong cuộc sống. Sự thành công trong công việc và mục tiêu của mỗi con
người nói chung và sinh viên nói riêng ngoài nền tảng kiến thức chuyên môn, kinh
nghiệm còn phụ thuộc phần lớn vào các hệ thống giá trị quan trọng khác, đó là kỹ năng
làm việc nhóm. Trong cuộc chạy đua với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
(và tiếp theo là 5.0, thậm chí là 6.0) đang phát triển mạnh, yếu tố cạnh tranh ngày càng
khốc liệt, kỹ năng làm nhóm được xem là chìa khóa mở ra bước ngoặt mới, giúp con
người hướng đến thành công nhanh hơn. Trên đà phát triển đất nước theo hướng đổi
mới và hội nhập quốc tế, để sánh vai với các nước phát triển và hiện đại, việc trang bị
và phát huy kĩ năng ấy cho thế hệ trẻ, cụ thể là sinh viên là một việc làm rất thiết yếu.
Vì vậy, trong những năm gần đây, hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng đã áp dụng
hình thức đào tạo học thuật kết hợp với nhiều hoạt động nhóm nhằm giúp các bạn sinh
viên chủ động hơn, năng động hơn, qua đó gián tiếp rèn luyện cho các bạn nhiều kỹ
năng cần thiết. Nhưng do một số yếu tố khách quan và chủ quan đã khiến việc đào tạo
kỹ năng ấy còn vài điểm hạn chế nhất định. Chính vì lý do đó mà bên cạnh những nỗ
lực, đổi mới đến từ tác động bên ngoài như nhà trường, Nhà nước, sinh viên cần rèn
luyện kỹ năng làm việc nhóm cho bản thân để nâng cao năng lực, trình độ góp phần
tạo ra nguồn lực trí thức giúp đất nước đổi mới nhanh theo kịp tốc độ các nước trong
khu vực và trên toàn thế giới.

Việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm được ví như một cuộc hành trình. Nếu muốn
hành trình mình đang đi là một chuyến thám hiểm đầy thú vị, có mục đích, sinh viên
cần phải biết cách quản lý tốt hành trình đó, ngược lại, nó sẽ trở thành một chuyến đi
vô định, mòn mỏi và dài hơi. Vì vậy, hãy dành thời gian để tìm hiểu và rèn luyện kỹ
năng làm việc nhóm cho chính mình, nhằm làm cho môi trường học tập, làm việc lành
mạnh, đời sống kinh tế - xã hội được ổn định và quan trọng nhất là đóng góp vào sự
nghiệp đổi mới Việt Nam hiện nay, làm rạng danh bộ mặt của đất nước.

4. TÀI LIỆU THAM KHẢO


Phạm Văn Đức (2019), Giáo trình Triêt học Mác - Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.

Nguyễn Ngọc Long, & Nguyễn Hữu Vui, Giáo trình Triết học Mác - Lênin, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Vũ Văn Hiền (11/01/2021), Đánh giá tổng quát và bài học kinh nghiệm qua 35 năm
đổi mới. Truy cập từ https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/anh-gia-tong-quat-va-bai-
hoc-kinh-nghiem-qua-35-nam-doi-moi-631365
Trần Văn Thụy, & Đào Văn Phương (29/9/2020), Thành tựu đổi mới chính trị của
Đảng và ý nghĩa đối với khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam. Truy cập từ
http://www.tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/thanh-tuu-doi-moi-chinh-tri-cua-dang-va-
y-nghia-doi-voi-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van-viet-nam-129849
Bùi Đình Phong (04/09/2020), Đổi mới, hội nhập và phát triển trên nền tảng chủ
nghĩa Mác-Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Truy cập từ https://dangcongsan.vn/bao-
ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/doi-moi-hoi-nhap-va-phat-trien-tren-nen-tang-
chu-nghia-mac-lenin-tu-tuong-ho-chi-minh-562864.html
Bộ Công Thương Việt Nam (14/06/2021), Giai đoạn 1986-2006. Truy cập từ
http://moit.gov.vn/
Trần Ngọc Hân (2019), PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC
SÀI GÒN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGHỀ NGHIỆP . Truy cập từ
https://www.slideshare.net/NgnKhang/phat-trien-ky-nang-mem-cho-sinh-vien-dai-hoc
Bùi Quang Minh (29/8/2008), Thế giới quan - Chiếc la bàn định hướng cuộc sống.
Truy cập từ https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/08/29/1591/

(6/2/2020), Chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận của Triết học
Mác - Lênin.Truy cập từ https://trithuclyluan.com/chuc-nang-the-gioi-quan-va-chuc-
nang-phuong-phap-luan-cua-triet-hoc-mac-lenin/

(2/2/2021), Triết học Mác - Lênin và vai trò của nó trong đời sống xã hội. Truy cập từ
https://trithuclyluan.com/bai_giang/triet-hoc-mac-lenin-va-vai-tro-cua-no-trong-doi-
song-xa-hoi/

Thạc sĩ Trần Thiên Tú (15/12/2016), Phương pháp, phương pháp luận và vai trò của
phương pháp luận Triết học Mác Lênin. http://truongleduan.quangtri.gov.vn/vi/hoat-
dong-khoa-hoc/Nghien-cuu-trao-doi/phuong-phap-phuong-phap-luan-va-vai-tro-cua-
phuong-phap-luan-triet-hoc-mac-lenin-162.html

PGS, PTS. Hoàng Chí Bảo, GS. Nguyễn Đăng Mạnh, GS, PTS. Đỗ Hữu Châu; PTS.
Nguyễn Thanh Tuấn, & PGS. Song Thành (8/10/2015), Một số vấn đề phương pháp
luận và phương pháp nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Truy cập từ
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/ho-chi-
minh/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong/mot-so-van-de-phuong-phap-luan-va-phuong-phap-
nghien-cuu-ve-ho-chi-minh-2080
(01/12/2020), Ba ý tưởng khởi nghiệp được rót vốn tỷ đồng. Truy cập từ
https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/18983/ba-y-tuong-khoi-nghiep-cua-sinh-vien-
duoc-rot-von-ty-dong.aspx

TS Nguyễn Trường Thịnh (29/07/2020) , Phòng thí nghiệp mở của những người trẻ.
Truy cập từ https://tuoitre.vn/phong-thi-nghiem-mo-cua-nhung-nguoi-tre-392549.htm
THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ . Truy cập từ
https://student.tdtu.edu.vn/doan-hoi/thanh-nien-viet-nam-trong-thoi-ki-day-manh-
cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-dat-nuoc-va-hoi?
fbclid=IwAR0avZuWW_j25gwGpBnLFhLRaZbOkE-
8NIqG4W7R3sDbcedysHTwBhevG8c
Gia Nghi (06/09/2020) , DỰ ÁN AIR MASK GIÀNH GIẢI NHẤT BACH KHOA
INNOVATION 2020. Truy cập từ https://oisp.hcmut.edu.vn/academic-
affairs/du-an-air-mask-gianh-giai-nhat-bach-khoa-innovation-2020/?
fbclid=IwAR2qjAl1wpetJkxwV6y75cWt_qB_WELq02WDsRmjrT3w2LpMI5
S7S67BWx8

You might also like