You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC -


LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI.
Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN
ĐIỂM TRÊN.

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thu Hà


Sinh viên thực hiện : Phạm Tuyết Nhi
Mã Lớp : 21C1PHI51002355
MSSV : 31211027982
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................
1. Lí do chọn đề tài:....................................................................................................
2. Mục đích nghiên cứu:.............................................................................................
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:.............................................................................................
4. Phướng pháp nghiên cứu:.......................................................................................
5. Kết câu bài tiểu luận:..............................................................................................
PHẦN 2: NỘI DUNG.....................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................1
1. Quan niệm của triết học Mác - Lê nin về con người:.....................................1
1.1 Khái niệm về con người.........................................................................1
1.2 Các phương diện tiếp cận nguồn gốc và bản chất con người.................1
a. Sự hình thành và phát triển con người gắn liền với lịch sử sản xuất
vật chất:..................................................................................................1
b. Con người là chỉnh thể thống nhất giữa sinh học và xã hội:.............1
c. Con người là thực thể cá nhân - xã hội:.............................................2
d. Con người là thể thống nhất giữa tất yếu và tự do ...........................2
CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................3
1. Ý nghĩa lý luận:..............................................................................................3
2. Ý nghĩa thực tiễn:...........................................................................................4
PHẦN 3: KẾT LUẬN.......................................................................................................
PHẦN MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH: Công nghiệp hóa
HĐH: Hiện đại hóa
DVLS: Duy vật lịch sử
SXVC: sản xuất vật chất
KT-XH: kinh tế- xã hội
DVSH: Duy vật siêu hình
QHXH: quan hệ xã hội
PPL: phương pháp luận
XHCN: xã hội chủ nghĩa
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
CNCS: Chủ nghĩa cộng sản
LS-XH: lịch sử - xã hội
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Trong triết học, con người là một trong những vấn đề trung tâm của triết học, là
đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học do sự phức tạp, đa dạng, vô cùng tận
và giá trị, ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này ở tất cả thời đại. Nghiên cứu vấn đề con
người đóng một vai trò hết sức to lớn đối với sự phát các hệ thống tư tưởng đó, vấn đề
con người trong triết học Mác – Lê nin được nghiên cứu và trình bày một cách bao
quát, đặc sắc và mang tính khoa học nhất. Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã kết luận: con
người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, đóng vai trò quyết định
trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà con người còn là chủ thể của quá trình
lịch sử, của sự tiến bộ xã hội. Sự ra đời của triết học Mac -Lenin, quan điểm về con
người và bản chất của con người biểu hiện một cách toàn diện, đầy đủ và hoàn toàn
phát triển theo chủ nghĩa duy vật. Khi nhìn nhận một cách khách quan vào những
thành tựu to lớn mà Đảng và Nhà nước ta đã, đang và sẽ đạt được, chủ nghĩa Mac -
Lenin đã chứng minh được sự nổi trội và tiềm năng của nó trong sự nghiệp xây dựng
con người mới xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay. Đối với một quốc gia chủ
động phát triển và kiên trì con đường đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa “do dân, của
dân, vì dân” như Việt Nam, phát triển kinh tế - xã hội, xét đến cùng cũng là vì con
người, hướng đến con người. Xuất phát từ thực tiễn đó, phát triển con người toàn diện
là động lực, đồng thời là chủ trương cơ bản lâu dài của Đảng và Nhà nước ta của công
cuộc công nghiệp, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc VIII
của Đảng đã chỉ rõ: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con
người Việt Nam là nhân tố quyếtđịnh thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa”.
Đối với một quốc gia bất kỳ, trong các điều kiện và nguồn lực để phát triển kinh
tế - xã hội, nhân tố con người (nguồn nhân lực) luôn giữ một vai trò vô cùng quan
trọng trong sự phát triển đó. Nguồn nhân lực có dồi dào, có đủ mạnh về tri thức để
thúc đẩy sự phát triển hay không? Trên thế giới, các quốc gia có nền kinh tế phát triển
mạnh như Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước Tây Âu Đều là những quốc gia có nhân tố con
người có trình độ tri thức rất cao để đáp ứng nhu cầu phát triển công ngiệp và hiện đại
hóa đất nước. Với các quốc gia chậm phát triển và đang phát triển thì nhân tố con
người càng có vai trò quan trọng hơn nữa trên tiến trình CNH – HĐH đất nước.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và đang thực hiện mạnh mẽ quá trình CNH
và HĐH đất nước. Với đà phát triển như vậy thì việc chú trọng nghiên cứu nhân tố con
người là một yêu cầu và nhiệm vụ cấp bách mà Đảng và Nhà nước ta phải thực hiện.
Con người Việt Nam với rất nhiều tố chất và năng lực tốt đẹp đã được chứng minh
trong lịch sử dân tộc và cho đến ngày nay. Với những lý luận về vấn đề con người
được trình bày khoa học trong triết học Mác – Lê nin và được đúc kết sâu sắc trong tư
tưởng Hồ Chí Minh. Vấn đề đặt ra là Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng những lý luận
khoa học trên như thế nào? Để phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH ở Việt Nam. Bên
cạnh những thành tựu to lớn, vấn đề phát triển con người còn gặp nhiều khó khăn và
rào cản cần lưu tâm, xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác
nhau, khiến cho chất lượng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vai trò vốn
có. Vì vậy,việc xác định rõ những vấn đề, quan điểm lý luận và thực tiễn về con người
và phát triển nguồnlực đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam
là một vấn đề có ý nghĩa cấp thiết, từ đó đề xuất một số giải pháp thích hợp để phát
huy có hiệu quả vai trò tích cực của yếu tố con người. Nhận thức được tầm quan trọng
của vấn đề con người cùng với phương hướng phát triển con người Việt Nam trong
thời đại mới, em lựa chọn đề tài “Quan điểm của triết học Mac-Lenin về con người và
bản chất con người. Qua đó nêu lên ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm
trên”.Do kiến thức và hiểu biết còn hạn chế, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn
của cô trong quá trình làm bài. Em xin chân thành cảm ơn!
2. Mục đích nghiên cứu:
Với việc nghiên cứu đề tài tiểu luận triết hoc: “Quan điểm của triết học Mac-
Lenin về con người và bản chất con người. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm
trên” nhằm đạt những mục đích sau:
• Đối với cá nhân tôi:
- Củng cố những kiến thức triết học từ thời đại học và nâng cao tầm nhìn và hiểu
biết về môn triết học ở bậc sau đại học.
- Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học dựa trên việc tìm kiếm và tham khảo
nhiều nguồn tài liệu khác nhau.
• Đối với nội dung đề tài:
- Tìm hiểu khái quát những quan điểm về vấn đề con người được đề cập trong
triết học Mác – Lê nin.
- Quan điểm của triết học về bản chất con người
- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn cho quan điểm trên
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích của đề tài này, tôi cần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tham khảo và chọn lọc tài liệu từ nhiều nguồn.
- Nghiên cứu lý luận về vấn đề con người và bản chất con người trong triết học Mác –
Lênin
- Vận dụng lý luận về con người trong triết học Mác – Lênin để xây dựng mục đích
phát triển con người Việt Nam hiện nay.
4. Phướng pháp nghiên cứu:
Đề hoàn thành đề tài tiểu luận triết học này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
• Phương pháp sưu tầm và tổng hợp tài liệu: tham khảo rất nhiều nguồn tài liệu như
các loại sách có liên quan, các bài báo, bài viết trên tập chí và trên mạng internet. Từ
các nguồn tài liệu tham khảo tôi đã trích dẫn và tổng hợp thành một bài hoàn chỉnh.
• Phương pháp luận vấn đề: từ những triết lý chung nhất và phố biến nhất, tìm hiểu
đến những cái riêng và chi tiết của vấn đề nghiên cứu.
• Phương pháp tư duy biện chứng: Trên cơ sở tìm hiểu những quan điểm triết học
Mác – Lê nin về vấn đề con người và bản chất con người tôi đã vận dụng và quán triệt
các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật để nêu lên ý
nghĩa lý luận thực tiễn cho quan điểm trên.
5. Kết câu bài tiểu luận:
Chương 1: Cơ sở lí luận về vấn đề con người
1. Quan niệm của triết học Mác - Lê nin về con người
2. Quan niệm của triết học Mác – Lê nin về bản chất con người
Chương 2: Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm triết học Mác - Lê nin về con
người và bản chất con người.
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Quan niệm của triết học Mác - Lê nin về con người:
1.1 Khái niệm về con người1
Trong quan niệm của triết học Mác-xít, con người là một thực thể trong sự thống
nhất biện chứng giữa cái tự nhiên và cái xã hội. Con người sinh ra từ tự nhiên, tuân
theo các quy luật tự nhiên, đồng thời con người tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn
tại và phát triển của xã hội.
1.2 Các phương diện tiếp cận nguồn gốc và bản chất con người2
a. Sự hình thành và phát triển con người gắn liền với lịch sử sản xuất vật chất:
Lao động là điều kiện chủ yếu quyết dịnh sự hình thành và phát triển con người.
Thông qua lao động, con người cải tạo bản năng sinh học của con người. Đồng thời,
hình thành và phát triển những phẩm chất xã hội của mình, con người khác với con
vật. Con vật thì sống dựa hoàn toàn vào tự nhiên, con người phải bằng lao động sản
xuất để cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra của cải, vật chất, thỏa mãn nhu cầu ngày càng phát
triển, phong phú của con người. Các nhà kinh điển Mác-xít khẳng định nhờ sản xuất
mà giới tự nhiên biểu hiện ra là thành phẩm của con người, làm cho tự nhiên có tính
con người, tự nhiên được nhân loại lịch sử hóa. Lịch sử phát triển của tự nhiên gắn bó
hữu cơ với lịch sử phát triển của xã hội loài người. Triết học Mác - Lê nin khẳng định
thông qua lịch sử SXVC nhờ lao động mà một loài sinh vật mới ra đời đó là con người
có lí tính, con người tinh khôn mang tính chất xã hội. Khoa học đã chứng minh rằng
con người là tổ chức sinh vật có trình độ phát triển cao nhất trên hành trình từ một loài
sinh vật có xương sống phát triển lên là nấc thang cao nhất. Lao động đã cải tạo bản
năng sinh học của con người, bắt bản năng phục tùng lí trí, phát triển bản năng thành
một trạng thái mới về chất. Hoạt động lịch sử đầu tiên mang ý nghĩa sáng tạo chân
chính của con người là biết chế tạo công cụ lao động, nhờ có công cụ, tự liệu của mọi
tư liệu - sức mạnh vật chất đầu tiên mà con người tách khỏi tự nhiên, tách khỏi loài vật
với tư cách là chủ thể hoạt động thực tiễn xã hội.
b. Con người là chỉnh thể thống nhất giữa sinh học và xã hội:

1
Trần Thị Hồng Nhung, http://gdcttc.saodo.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/ly-luan-cua-triet-hoc-mac-lenin-ve-con-nguoi-va-su-van-dung-cua-
dang-ta-trong-giai-doan-hien-nay-246.html, 23/10/2019
2
Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 247-252.

1
Đây là một chỉnh thể phức tạp, năng động và luôn vận động, biến đổi phát triển về
mặt sinh học, con người tồn tại ở cấp độ cơ thể, biểu hiện trong các hiện tượng sinh lí
di chuyển thần kinh và các quá trình khác của cơ thể. Về mặt này, con người phục tùng
các quy luật tự nhiên, sinh học. Về mặt xã hội, con người tồn tại ở cấp độ nhân cách
biểu hiện trong những quá trình ý thức, tính chất, lối sống… là chủ thể quan hệ xã hội
lao động, giao tiếp, tinh thần. Như vậy, con người vừa phải phục tùng các quy luật tự
nhiên - sinh học, vừa phải phục tùng các quy luật xã hội. Sự hình thành, phát triển con
người thông qua quá trình thống nhất giữa cơ chế di chuyển và hoạt động xã hội. Cơ
chế di chuyển quyết định quá trình tiến hóa sinh học của con người tạo nên cơ sở tiến
hóa của xã hội. Quá trình gia nhập hoạt động xã hội, gia nhập vào bối cảnh văn hóa -
lịch sử đã quyết định sự hình thành, phát triển những phẩm chất xã hội của con người.
Cơ chế di chuyển không chỉ quyết định về mặt sinh học là chủ yếu mà còn gắn liền với
sự hình thành bản năng xã hội của con người. Do đó, con người là một bộ phận của
giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng "là thân thể vô cơ của con người".
c. Con người là thực thể cá nhân - xã hội:
Con người là chỉnh thể đơn nhất, vừa là những phẩm chất của hệ thống các quan
hệ xã hội. Đó là hệ thống phát triển năng động, thống nhất giữa chung một cái đặc thù
và cái riêng, con người là nhân cách đặc trưng chung, đại biểu cho nhân loại, tộc loại,
thuộc tính chung nhất, cao nhất là sáng tạo. Con người mang những phẩm chất đặc thù
đại biểu cho một xã hội cụ thể đại biểu cho dân tộc, giai cấp tập thể, nhóm xã hội, gia
đình…những phẩm chất xã hội của con người mang dấu ấn của thời đại lịch sử và
những quan hệ xã hội cụ thể. Những phẩm chất riêng có của mỗi người là cái đơn
nhất, cái đặc thù của cá nhân tạo nên kinh nghiệm, tính đơn nhất về tâm lí xã hội của
mỗi con người. Cái riêng của mỗi người do đặc điểm di chuyển, do điều kiện sống
riêng của mỗi người quy định, nhờ những phẩm chất riêng mà phân biệt được cá nhân
này với cá nhân khác về tình cảm, ý chí, động cơ, tính cách, trí tuệ… Cho nên, Mác đã
từng nói “Con người là một thực thể xã hội mang tính cá nhân”.
d. Con người là thể thống nhất giữa tất yếu và tự do: Tự do chính là tiền đề, là điều
kiện cho hoạt động sáng tạo của con người. Hoạt động con người là sự thống nhất giữa
tất yếu và tự do. Con người muốn tự do trước hết phải giải phóng về mặt xã hội, phải
có chế độ KT-XH tạo điều kiện tốt nhất con người vươn tới tự do. Một xã hội bao gồm

2
trong đó những con người phát triển tự dó, toàn diện chính là mục tiêu của một xã hội
đó là xã hội Cộng sản chủ nghĩa.
2. Bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội:
Theo Mác, “Bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng, cố hữu của
cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những
quan hệ xã hội”3. Quan niệm của Mác về biện chứng con người đã khắc phục được hạn
chế của quan niệm DVSH trước đó về bản chất con người. Hạn chế căn bản của quan
niệm DVSH trực quan và trừu tường hóa. Chủ nghĩa DVLS lí giải từ giác độ các quan
hệ LS-XH, từ đó phát hiện ra bản chất con người. Hơn nữa chính bản tính xã hội của
con người, phân biệt con người với các tồn tại khác của giới tự nhiên. Như vậy bản
chất con người xét trên phương diện tính hiệc thực của nó chính là tổng hòa các quan
hệ xã hội bởi xã hội chính là xã hội của con người được tạo nên từ toàn bộ các quan hệ
giữa người với người trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức…
CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Ý nghĩa lý luận:
Để lí giải một cách khoa học những vấn đề về con người thì không thể chỉ đơn
thuần về phương diện bản tính tự nhiên của nó mà điều căn bản hơn, có tính quyết
định hơn là phải từ phương diện bản tính xã hội của con người từ những quan hệ kinh
tế, xã hội của nó. Chúng ta cần phải đứng trên nguyên tắc toàn diện để đánh giá thấy
được mặt tự nhiên của con người, phương diên bản tính tự nhiên con người, phương
diện bản tính xã hội. Nhưng trong đó thấy được bản tính xã hội chính là yếu tố quyết
định. Hai là, động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển của xã hội chính là năng lực
sáng tạo lịch sử của con người. Vì vậy, phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người,
vì con người chính là phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát
triển của xã hội. Cuối cùng, sự nghiệp giải phóng con người nhằm phát huy khả năng
sáng tạo lịch sử của con người hướng vào sự nghiệp, giải phóng những quan hệ KT-
XH. Với ý nghĩa PPL, cho thấy một trong những giá trị căn bản nhất của XHCN chính
là mục tiêu xóa bỏ áp bức bóc lột bất công, ràng buộc khả năng sáng tạo lịch sử của
con người. Thông qua cuộc Cách mạng XHCN thực hiện sự nghiệp giải phóng toàn
nhân loại bằng phương thức xây dưng mối quan hệ KT-XH, đó là mối quan hệ công

3
C.Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3
bằng, văn minh, dân chủ. Muốn làm được điều đó, giai cấp công nhân và quần chúng
nhân dân lao động phải tiến hành cuộc Cách mạng XHCN xóa bỏ chế độ tư bản cũ,
xóa bỏ người áp bức bóc lột và xây dưng CNXH, CNCS văn minh.
2. Ý nghĩa thực tiễn:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận về con người của
chủ nghĩa Mác - Lê nin phù hợp với điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam. Tư tưởng Hồ
Chí Minh bao hàm nhiều nội dung khác nhau, trong đó có các nội dung cơ bản là: tư
tưởng về giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, tư
tưởng về con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, tư tưởng về phát
triển con người toàn diện. Bằng những tác phẩm “Bản chất chế độ thực dân Pháp”
(1925) và “Đây công lý của thực dân Pháp ở Đông Dương”, Hồ Chí Minh đã vạch trần
bản chất, quy luật vận động, địa vị lịch sử, những thủ đoạn bóc lột, đàn áp, tàn sát dã
man của chủ nghĩa thực dân Pháp đối với các dân tộc thuộc địa; nêu rõ những nguyện
vọng khát khao được giải phóng và những cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa.
Người đã khẳng định “Người ta sẽ không làm gì được cho người An Nam nếu không
dựa trên các động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ” 4. Không chỉ được
thể hiện trong cơ sở lý luận, quan điểm vận động tuyền truyền trong quần chúng cách
mạng: “Hỡi anh em ở các thuộc địa!… chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc
giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện bằng sự nỗ lực của bản thân anh em” 5. Nhân
dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc “có thể chủ động đứng lên, đem sức ta mà giải
phóng cho ta”6, giành thắng lợi trước cách mạng chính quốc và qua đó, thúc đẩy cách
mạng chính quốc. Đây là các quan điểm thể hiện lập trường duy vật, khoa học và biện
chứng, là sự vận dụng trung thành và sáng tạo tư tưởng về giải phóng con người, giải
phóng giai cấp và nhân loại của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lê nin vào thực
tiễn cách mạng Việt Nam. Trong toàn bộ cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh, quan
điểm này đã được người quán triệt , được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng vào thực
tiễn, được thực tiễn chứng minh hoàn toàn đúng đắn. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh,
con người, nhân dân là mục tiêu, động lúc cách mạng “Vô luận việc gì đều do con
người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả” 7. “Muốn tiến lên chủ nghĩa
4
Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, t.1, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 467
5
Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, t.2, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 127-128
6
Tạp chí quốc phòng toàn dân - 13/08/2012
7
Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, t.5, Sđd. tr.241

4
xã hội thì phải có những con người xã hội chủ nghĩa” 8. Con người cũng Hồ Chí Minh
cũng là nhân dân. Người khẳng định: Sau khi cơ bản hoàn thành cách mạng dân tộc
dân chủ, chúng ta nhất định phải quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chỉ có xây dựng chủ
nghĩa xã hội, chúng ta mới thực sự giải phóng được dân tộc, xã hội và con người. Đặc
điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là “từ một nước
nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn
phát triển tư bản chủ nghĩa”.
“Việc lựa chọn các mô hình phát triển phải đảm bảo lợi ích cho tất cả mọi người,
giải phóng xã hội và con người, theo đó xã hội cần phát triển để phục vụ con người,
chứ không phải là một xã hội chỉ theo đuổi lợi nhuận và bóc lột, làm phương hại đến
phẩm giá con người”9. Do đó, trong công cuộc đổi mới đất nước,việc xây dựng, đào
tạo thế hệ trẻ là việc quan trọng, cấp bách, đòi hỏi một kế hoạch kỹ lưỡng, chiến lược
bền bỉ và mang tính lâu dài, bền vững bởi vì đó là nhiệm vụ đào tạo thế hệ cách mạng
kế cận, góp phần tạo nên con người mới xã hội chủ nghĩa. Chúng ta biết rằng, có một
nội dung bao chứa rộng lớn cả về lý luận và thực tiễn nằm xây dựng chế độ mới và
giải phóng con người, vì con người ở trong kho tàng lý luận của Đảng Cộng sản Việt
Nam, đó là: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã
hội chủ nghĩa”10.Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, ngay từ khi ra đời và trong suốt quá
trình đấu tranh Cách mạng, minh triết đó không chỉ đã trở thành phương châm hành
động mà còn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của cách mạng Việt Nam.. Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XII của Đảng đã đặt ra một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm là: “Phát huy
nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con
người về đạo đức, về nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh”11.Thứ nhất, phát triển mạnh mẽ giáo dục - đào tạo và khoa
học - công nghệ. Thứ hai, quan tâm giải quyết hài hoà các quan hệ lợi ích theo phương
châm bảo đảm công bằng xã hội trong từng chính sách, từng bước phát triển. Thứ
ba, xây dựng và thực hiện một cơ chế dân chủ trong mọi mặt của đời sống xã hội nhằm
tạo môi trường, điều kiện thiết yếu để phát huy vai trò của nguồn lực con người trong
các lĩnh vực.
8
Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, t.9, Sđd. tr.303
9
Nguyễn Phú Trọng, Nguồn tin: https://www.moha.gov.vn/ (Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về con đường đi lên CNXH) – Truy cập tháng
08/2021
10
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự Thật, xuất bản lần thứ 3, H, 2011, t.13, tr. 66
11
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.219

5
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Từ thực tiễn công cuộc đổi mới, trực tiếp là 05 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội
ĐBTQ lần thứ XII, Đại hội ĐBTQ lần thứ XIII của Đảng đã tổng kết thành các bài học
kinh nghiệm. Trước hết, đó là “kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”. Từ nay đến giữa thế kỷ XXI qua các cột mốc
năm 2025, 2030 và năm 2045, toàn Đảng, toàn dân có mục tiêu, nhiệm vụ chính trị
chiến lược hàng đầu là “đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc”, phấn đấu đưa nước ta trở
thành quốc gia phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu, nhiệm vụ to lớn, nặng nề cần được thực hiện thắng lợi trong bối cảnh thế
giới đang và tiếp tục có nhiều chuyển động sâu rộng, tạo ra sự thay đổi mang tính bước
ngoặt trong sản xuất vật chất và đời sống tinh thần của toàn nhân loại. Trên thế giới
ngày nay, cạnh tranh giữa các quốc gia dân tộc về cơ hội, điều kiện và các nguồn lực
phát triển sẽ ngày càng gay gắt, quyết liệt. Đặt trong bối cảnh này, công cuộc đổi mới
của chúng ta không thể tiếp tục lộ trình theo kiểu “kinh nghiệm chủ nghĩa”, mà nhất
thiết phải được một lý luận tiền phong soi sáng. Lý luận tiền phong đó chính là chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được toàn Đảng, toàn dân kiên định quán
triệt, nhận thức sâu sắc và vận dụng, phát triển sáng tạo. Từ những phân tích trên tiêu
luận đưa ra kết luận rằng lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin về con người nói riêng là kim
chỉ nam, đóng vai trò định hướng cho Việt Nam thực hiện thành công quá trình CNH,
HĐH đất nước; trở thành một quốc gia văn minh, dân giàu, nước mạnh; thoát khỏi
được sự nghèo nàn, lạc hậu. Đồng thời, tiểu luận đã đưa ra khá đầy đủ những giải pháp
được vận dụng trong quan điểm Triết học của chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm cải thiện và
nâng cao nguồn lực con người, phát huy nhân tố con người để đất nước Việt Nam gặt
hái được nhiều thành công trong công cuộc CNH, HĐH.
PHẦN MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Thị Hồng Nhung, http://gdcttc.saodo.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/ly-luan-cua-
triet-hoc-mac-lenin-ve-con-nguoi-va-su-van-dung-cua-dang-ta-trong-giai-doan-hien-
nay-246.html, 23/10/2019.
[2] Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, tr. 247-252.
[3] C.Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[4] Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, t.1, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 467.
[5] Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, t.2, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 127-128.
[6] Tạp chí quốc phòng toàn dân - 13/08/2012.
[7] Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, t.5, Sđd. tr.241.
[8] Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, t.9, Sđd. tr.303.
[9] Nguyễn Phú Trọng, Nguồn tin: https://www.moha.gov.vn/ (Bài viết của Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng về con đường đi lên CNXH) – Truy cập tháng 08/2021
[10] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự Thật, xuất bản lần thứ 3, H,
2011, t.13, tr. 66.
[11] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.219.

You might also like