You are on page 1of 48

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG


TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN


ĐỀ TÀI:
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ Ý THỨC
VÀO VIỆC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HIỆN NAY
GVHD: Ts. Trần Thị Hoa

L14 – Nhóm 16

STT MSSV Họ và tên

1 2212337 Vũ Gia Nguyên (T)

2 2212407 Trần Minh Nhật

3 2212334 Võ Hoàng Khôi Nguyên

4 2212417 Bùi Thị Tuyết Nhi

5 2212434 Mai Nguyễn Thảo Nhi

Tp. HCM, 11/2023


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Kết quả Chữ ký

1 Vũ Gia Nguyên 221233 Word, 1.1,


7 phần mở đầu

2 Trần Minh Nhật 221240 2.3, phần mở


7 đầu

3 Võ Hoàng Khôi Nguyên 221233 2.2, phần mở


4 đầu

4 Bùi Thị Tuyết Nhi 221241 1.2, phần mở


7 đầu

5 Mai Nguyễn Thảo Nhi 221243 2.1, phần mở


4 đầu

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHÓM TRƯỞNG

TS. TRẦN THỊ HOA


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................1


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài........................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài.............................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.......................................................................................3
5. Kết cấu của đề tài............................................................................................................3

PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................................4

1.1.Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức...............................................................4

1.1.1.Nguồn gốc của ý thức.................................................................................................4

1.1.2.Bản chất của ý thức.....................................................................................................6

1.1.3.Kết cấu của ý thức......................................................................................................7

1.2.Vai trò của ý thức.........................................................................................................8

1.2.1.Vai trò của ý thức trong hoạt động nhận thức............................................................8

1.2.2.Vai trò của ý thức trong hoạt động thực tiễn............................................................10

2.1.Khái niệm “yêu nước”, “chủ nghĩa yêu nước Việt Nam” và nội dung cơ bản của
chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.........................................................................................12

2.1.1.Khái niệm “yêu nước”, “chủ nghĩa yêu nước Việt Nam”.........................................12

2.1.2.Quá trình hình thành và nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam..........13

2.2.Tình hình và đặc điểm của sinh viên trường Đại học Bách Khoa và vai trò của
việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên..........................................18

2.2.1.Tình hình và đặc điểm của sinh viên trường Đại học Bách Khoa............................18

2.2.2.Vai trò của giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên trường

Đại học Bách Khoa hiện nay.............................................................................................26


2.3.Thực trạng và giải pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên
trường Đại học Bách Khoa hiện nay..............................................................................33

2.3.1.Thực trạng về công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên trường
Đại học Bách Khoa hiện nay.............................................................................................33

2.3.2.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam cho sinh viên trường Đại học Bách Khoa hiện nay...........................................35

KẾT LUẬN CHUNG.......................................................................................................37

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................38

4
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định rằng: “Xét về nguồn gốc tự
nhiên, ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất; nhưng không phải của mọi dạng vật chất, mà là
thuộc tính của dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc người. Óc người là khí quan
vật chất của ý thức. Ý thức là chức năng của bộ óc người. Mối quan hệ giữa bộ óc người
hoạt động bình thường và ý thức không thể tách rời bộ óc. Tất cả những quan niệm tách rời
hoặc đồng nhất ý thức với óc người đều dẫn đến quan điểm duy tâm, thần bí hoặc duy vật
tầm thường. Sinh lý và ý thức là hai mặt của một quá trình - quá trình sinh lý thần kinh trong
bộ óc người mang nội dung ý thức, cũng giống như tín hiệu vật chất mang nội dung thông
tin”. Theo giáo trình Triết học Mác – Lênin, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan bởi
bộ óc của con người, nhưng không phải cứ có thế giới khách quan và bộ óc người là có ý
thức, mà phải đặt chúng trong mối quan hệ với thực tiễn xã hội. Ý thức là sản phẩm xã hội,
một hiện tượng xã hội đặc trưng của loài người.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn, động lực tinh thần chủ yếu tạo
nên sức mạnh to lớn để dân tộc Việt Nam trường tồn và phát triển. Tinh thần yêu nước đã
được thể hiện trong suốt thời kì lịch sử chiến đấu chống giặc ngoại xâm của cha ông ta.
Chiến đấu với nhiều kẻ thù mạnh như Pháp, Mĩ, Nhật,… và trải qua ngàn năm đô hộ bởi
Trung Quốc, dân tộc ta vẫn đứng vững và giành được độc lập, giúp đất nước phát triển và
bình yên như ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước đã có
những thành tựu nhất định: hợp tác phát triển, mở rộng thị trường quốc tế, xây dựng các cơ
sở hạ tầng,… Nhưng để trở thành cường quốc năm châu như lời Bác Hồ dạy, thì vẫn còn
những hạn chế cần khắc phục, đặc biệt là tình trạng tham nhũng, tham ô. Sau chiến tranh, tàn
dư của các thế lực thù địch vẫn luôn tìm cách chống phá, mục đích hạ thấp uy tín của Đảng
hoặc nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Nếu nhân dân ta không vững lòng tin vào
Đảng và nhà nước, đất nước sẽ trở lên hỗn loạn, các thế lực bên ngoài luôn trực chờ cơ hội
đưa nước ta về lại thời kỳ chiến tranh.
Nhân tố chủ chốt, lực lượng quan trọng nhất để xây dựng đất nước là những thanh niên
xung phong, các sinh viên năng động, sáng tạo. Chính là những nhân tố đó - sinh viên, lực
lượng kế tục, chủ nhân của đất nước, với bổn phận và trách nhiệm phát huy nguồn trí tuệ

5
nước nhà. Sinh viên đóng vai trò then chốt trong việc phát triển đất nước, giữ gìn và xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Sinh viên cần khẳng định và đóng góp sức mình trong công cuộc
kiến thiết và bảo vệ tổ quốc, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh những yếu tố
đó, sinh viên cần trang bị những kiến thức nhất định, không để các thế lực bên ngoài dụ dỗ,
trở thành phản động chống phá nhà nước. Để vận dụng đúng những kiến thức ấy vào thực tế
xã hội, nhóm đã quyết định chọn đề tài: “Vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về ý
thức vào việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên đại học Bách Khoa hiện nay” làm
bài tập lớn để kết thúc môn học Triết học Mác – Lênin.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Trong bối cảnh xã hội hiện nay đang phải trải qua nhiều biến đổi và thách thức phức
tạp, việc xây dựng ý thức yêu nước cho thế hệ trẻ là một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục.
Trong đó, sinh viên Đại học - những người trẻ tuổi đang hình thành và phát triển ý thức xã
hội, đạo đức và tương lai cá nhân, là đối tượng quan trọng cho nhiệm vụ này. Triết học Mác
– Lênin, một hệ tư duy về con người và xã hội, mang trong mình những giá trị về ý thức và
tình yêu nước, là phương pháp cho nhiệm vụ giáo dục thế hệ sinh viên hiện nay.
Mục đích về đề tài nghiên cứu này là khám phá khả năng và hiệu quả của việc áp dụng
Triết học Mác – Lênin để hình thành ý thức yêu nước mạnh mẽ cho sinh viên Đại học Bách
Khoa, giúp thúc đẩy tấm lòng yêu nước và tinh thần chống tiêu cực trong ý thức sinh viên.
Cụ thể hơn là nghiên cứu quy luật nguồn gốc, bản chất, triết lý của chủ nghĩa Mác – Lê nin
về ý thức, đặc biệt là vai trò của ý thức trong quá trình xây dựng và phát triển xã hội. Bên
cạnh đó, đề tài giúp khảo sát tình hình thực tế về ý thức yêu nước của sinh viên Trường Đại
học Bách Khoa hiện nay; so sánh giữa quan điểm Mác – Lênin về ý thức và tình hình thực tế
của ý thức yêu nước của sinh viên để xác định các điểm tương đồng khác biệt, từ đó đề xuất
các biện pháp cải tiến trong việc áp dụng triết học Mác – Lênin để hình thành ý thức yêu
nước cho sinh viên đại học Bách Khoa. Điều này bao gồm những hoạt động xã hội, chương
trình giáo dục giảng dạy và cách thức tương tác với sinh viên. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề
tài còn đóng vai trò như một tài liệu tham khảo và hướng dẫn cho giảng viên, những người
quan tâm về việc vận dụng triết học Mác – Lênin vào giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh
viên đại học Bách Khoa.

6
Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài là tập trung vào việc ứng dụng quan điểm chủ nghĩa Mác –
Lênin về ý thức vào lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là trong việc phát triển ý thức yêu nước cho
sinh viên đại học Bách Khoa. Để làm được điều này, chúng ta cần xác định những mặt mạnh
yếu của ý thức sinh viên trong thời điểm hiện tại, sau đó đưa ra những biện pháp giáo dục cụ
thể để cải thiện và nâng cao ý thức yêu nước. Sau khi triển khai các biện pháp giáo dục và
thực nghiệm, chúng ta cần tiến hành một cuộc đánh giá toàn diện, đánh giá sâu, rộng và tóm
tắt kết quả nghiên cứu. Khi kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, quan điểm trên giúp nắm bắt và
cải thiện quá trình giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên đại học Bách Khoa, từ đó đảm
bảo sự phát triển toàn diện cho sinh viên và góp phần vào sự phát triển của xã hội.
Do đó nhiệm vụ của đề tài không chỉ gói gọn trong vấn đề của giáo dục mà còn là một
phần quan trọng trong sự phát triển xã hội và tương lai của đất nước. Vì vậy, đề tài này đặt ra
nhiệm vụ quan trọng trong việc nghiên cứu và thực hiện các biện pháp giáo dục hiệu quả để
thúc đẩy ý thức yêu nước và phát triển xã hội, đất nước bền vững cho tương lai.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về ý thức và
vận dụng vào việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam nói chung và cho sinh viên trường
Đại học Bách Khoa hiện nay nói riêng. Qua đó thể hiện tính cấp thiết và thực tế trong việc
giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin về ý thức vào việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh
viên Đại học Bách Khoa hiện nay. Từ đó có thể áp dụng đề tài để nghiên cứu mở rộng cho
toàn bộ sinh viên, thế hệ trẻ Việt Nam và toàn dân tộc Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục đích và hoàn thành tốt những nhiệm vụ nêu trên, nhóm đã tiến hành
nghiên cứu dựa trên cơ sở thế giới quan và kết hợp các phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương
pháp liệt kê; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp
thu thập, phân tích số liệu.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu
thành 2 chương và 5 tiết.

7
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN Ý THỨC
1.1. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức
1.1.1. Nguồn gốc của ý thức
Giải quyết những vấn đề về nguồn gốc, bản chất, vai trò của ý thức là một trong
những bước đi ban đầu để giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Ý thức là sự phản ánh năng
động, sáng tạo, sự phản ánh có chọn lọc, phản ánh cái cơ bản nhất mà con người quan tâm,
là sự phản ánh không nguyên vẹn được cải biến trong bộ óc con người. Theo tâm lý học, ý
thức được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người. Ý thức được
hiểu theo định nghĩa của triết học Mác-Lênin là một phạm trù song song với phạm trù vật
chất. Ý thức xuất hiện là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên, lịch sử trái
đất, đồng thời là kết quả trực tiếp của thực tiễn lịch sử - xã hội của con người. Theo quan
điểm từ chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức được xác định là có nguồn gốc tự nhiên và
nguồn gốc xã hội.
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được thể hiện qua sự hình thành của bộ óc con người
và hoạt động của bộ óc đó cùng mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan; trong
đó, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người tạo ra quá trình phản ánh sáng tạo,
năng động. Sự hình thành ý thức từ con người đối với thế giới khách quan là do có sự tác
động của thế giới khách quan tới bộ óc của con người, tạo ra khả năng về sự hình thành này.
Về bộ óc người: ý thức là một dạng vật chất có tổ chức cao, là chức năng, là kết quả hoạt
động sinh lý thần kinh của bộ óc. Bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ
óc càng có hiệu quả, ý thức của con người càng phong phú và sâu sắc. Điều này lý giải tại
sao quá trình tiến hóa của loài người cũng là quá trình phát triển năng lực của nhận thức, của
tư duy và tại sao đời sống tinh thần của con người bị rối loạn khi sinh lý thần kinh của con
người không bình thường do bị tổn thương bộ óc. Như vậy, có thể nhận định một điều rằng
sự phản ánh về thế giới khách quan từ con người được xem là ý thức. Mà trong đó, phản ánh
được hiểu là sự tái tạo về dạng vật chất này bởi dạng vật chất khác khi tác động qua lại lẫn
nhau giữa chúng. Phản ánh sinh học, phản ánh tâm lý, phản ánh vật lý hóa học, phản ánh

8
năng động sáng tạo được hiểu là hình thức của những sự phản ánh và phản ánh là một thuộc
tính từ tất cả các dạng vật chất.

Nguồn gốc xã hội của ý thức bao gồm các nhân tố cơ bản nhất là lao động và ngôn
ngữ, nó trực tiếp tạo thành nguồn gốc xã hội và là tiền đề cho sự ra đời của ý thức. Quá trình
con người sử dụng công cụ tác động đến thế giới tự nhiên, thay đổi tự nhiên phù hợp với nhu
cầu con người được nhận định là lao động. Còn cái vỏ của vật chất từ ý thức, hình thức vật
chất nhân tạo có vai trò trong thể hiện, lưu trữ nội dung ý thức thì chính là ngôn ngữ. Trong
quá trình lao động, con người tác động vào thế giới khách quan làm cho thế giới khách quan
bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của nó, biểu hiện thành
những hiện tượng nhất định mà con người có thể quan sát được. Những hiện tượng ấy, thông
qua hoạt động của các giác quan, tác động vào bộ óc người, thông qua hoạt động của bộ não,
con người có khả năng hình thành nên những tri thức nói riêng và ý thức nói chung. Con
người khi lao động đã chế tạo ra các công cụ lao động, công cụ dùng trong sinh hoạt, từ đó
con người có ý thức về việc thay đổi thói quen ăn uống hay mục đích của hoạt động biến đổi
phát triển xã hội. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung
ý thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện. Sự ra đời của ngôn ngữ gắn
liền với lao động. Mối quan hệ giữa những người lao động này tạo ra nhu cầu cần có phương
tiện để biểu đạt. Nhu cầu này làm ngôn ngữ xuất hiện và phát triển ngay trong quá trình lao
động. Nhờ ngôn ngữ con người đã không chỉ giao tiếp, trao đổi mà còn khái quát, tổng kết,
đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao
động. Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai chất kích thích chủ yếu
tạo nên sự khác biệt giữa bộ óc người và bộ óc các loài có họ hàng gần gũi với con người

9
(tinh tinh, khỉ đột, đười ươi, vượn,…), khiến cho tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành
ý thức chỉ có ở con người.

1.1.2. Bản chất của ý thức


Theo Giáo trình Triết học Mác – Lênin: “Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan
của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của
óc người. Như vậy, khi xem xét ý thức về mặt bản thể luận thì ý thức chỉ là “hình ảnh” về
hiện thực khách quan trong óc người. Đối với con người, cả ý thức và vật chất đều là hiện
thực, nghĩa là đều tồn tại thực. Nhưng cần phân biệt giữa chúng có sự khác nhau, đối lập
nhau về bản chất: vật chất là hiện thực khách quan; còn ý thức là hiện thực chủ quan. Ý thức
là cái phản ánh thế giới khách quan, ý thức không phải là sự vật, mà chỉ là “hình ảnh” của sự
vật ở trong óc người. Thế giới khách quan là nguyên bản, là tính thứ nhất. Còn ý thức chỉ là
bản sao, là “hình ảnh” về thế giới đó, là tính thứ hai”.
Theo chủ nghĩa duy vật, bản chất của ý thức là sự phản ánh những hình ảnh chủ quan
của thế giới khách quan. Nghĩa là, ý thức trở thành tấm gương phản chiếu thế giới nhưng
không giống hoàn toàn. Nó phụ thuộc vào nhận thức, suy nghĩ và cảm nhận về thế giới xung
quanh của một chủ thể. Đây chính là điểm khác biệt tạo nên bản chất của ý thức. Karl Marx
đã nói: “Ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và
được cải biến đi trong đó”. Các yếu tố đặc trưng cho bản chất của ý thức bao gồm tính tự
chủ, tính sáng tạo và tính xã hội.
Về nội dung mà ý thức phản ánh là khách quan, còn hình thức phản ánh là chủ quan.
Ta có thể hiểu thế giới quan là tiền dề cho sự phản ánh của ý thức, cũng là thứ quy định nội
dung nhưng sự phản ánh đó không y nguyên như một tấm ảnh mà khi được đưa vào não bộ

10
của chúng ta, kết quả sự phản ánh của ý thức đã bị thay đổi, bị cải biến phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như đối tượng phản ánh, điều kiện xã hội- lịch sử, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm
của chủ thể phản ánh. Như vậy cùng một đối tượng được phản ánh nhưng với mỗi người
khác nhau, có các đặc điểm tâm lý, trí thức, điều kiện lịch sử xã hội khác nhau, kinh nghiệm
sống khác nhau thì kết quả phản ánh cũng rất khác nhau. Ta lấy ví dụ như các vùng hoang
mạc ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận trong con mắt dân địa phương thì chỉ là những vùng
đất khô cằn không thể trồng trọt được, nhưng trong con mắt của một nhà kinh tế thì nó là
vùng đất hoàn hảo để phát triển điện mặt trời và điện gió.
Mặc dù ý thức được thực hiện dựa trên hoạt động sinh lí, thần kinh của bộ não người
nhưng nó không phải là một hoạt động mang tính riêng lẻ, cá nhân của từng người . Nó là
một hoạt động mang bản chất xã hội, gắn liền với thực tiễn, chịu ảnh hưởng của các quy luật
tự nhiên, xã hội và điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi thời đại. Một ví dụ thích hợp cho đặc
điểm này đó chính là về các máy móc nông nghiệp, những người nông dân thời còn lạc hậu
luôn cho rằng công việc nhà nông là một công việc rất nặng nhọc, do hạn chế của của thời
đại nên họ không thể hình dung được về viễn cảnh một ngày công việc nhà nông sẽ thật
nhàn nhã với sự giúp đỡ của máy móc, của công nghệ như nông dân thời hiện đại ngày nay.
1.1.3. Kết cấu của ý thức
Kết cấu của ý thức gồm 4 yếu tố cơ bản nhất hợp thành: tri thức, tình cảm, niềm tin
và ý chí. Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận
thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngôn ngữ.
Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ của con người trong các quan hệ. Niềm tin là
sự thừa nhận một tính chân lý. Ý chí là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người
nhằm vượt qua những cản trở trong quá trình thực hiện mục đích của nó. Trong 4 yếu tố, tri
thức là yếu tố quan trọng nhất vì tri thức là phương thức tồn tại của ý thức, đồng thời là nhân
tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các yếu tố khác.
Ý thức có 3 cấp độ: Tự ý thức, tiềm thức và vô thức. Tự ý thức là ý thức hướng về
nhận thức bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài. Tiềm thức là
những hoạt động tâm lí diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý thức, là những tri thức mà chủ
thể đã có được từ trước nhưng đó gần như trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng
sau của ý thức chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng. Vô thức là những hiện tượng tâm lí

11
không phải do lí trí điều khiển, nằm ngoài phạm vi của lí trí mà ý thức không kiểm soát được
trong một lúc nào đó.
Theo C. Mác, “Phương thức tồn tại của ý thức và của một cái gì đó đối với ý thức là
tri thức... Cho nên một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức, chừng nào ý thức biết cái đó”. 1
Tri thức có nhiều lĩnh vực như tự nhiên, xã hội, con người, được chia thành nhiều cấp độ
khác nhau như: tri thức cảm tính và tri thức lý tính; tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận;
tri thức tiền khoa học và tri thức khoa học;… Tích cực tìm hiểu, tích lũy tri thức về thế giới
xung quanh là yêu cầu thường xuyên của con người trên bước đường cải tạo thế giới. Tuy
nhiên, không thể đồng nhất ý thức với sự hiểu biết, tri thức về sự vật.

1.2. Vai trò của ý thức.


1.2.1. Vai trò của ý thức trong hoạt động nhận thức
Karl Marx – một trong những nhà triết gia nổi tiếng của thế kỷ 19, ông đã đặt ý thức
vào trung tâm triết học xã hội của mình. Ông không chỉ xem xét ý thức như là tư duy và ý
niệm cá nhân mà còn như là một phản ánh của mối quan hệ xã hội và kinh tế. Ý thức trong
triết học Mác được hiểu như là cách mà con người hiểu và phản ứng với thế giới xung
quanh.
Theo Mác: ‘’Ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm của xã hội, và vẫn như vậy đến
chừng nào con người còn tồn tại’’ 2. Nghĩa là ý thức của con người không tồn tại độc lập, mà
nó bị ảnh hưởng và xác định bởi điều kiện xã hội và kinh tế mà họ sống trong đó. Song đó,
ông cho rằng ý thức không phải là nguồn gốc của hành động con người, mà ngược lại, nó là
sản phẩm của môi trường xã hội và kinh tế. Tuy nhiên, ý thức cũng bị biến tướng và chịu
ảnh hưởng từ sự phân tầng của môi trường này. Chẳng hạn như trong giá trị lao động và tầng
lớp công nhân, dưới sự áp lực từ tầng lớp thượng lưu hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp, họ có
thể cảm thấy giá trị lao động của mình không được công nhận đúng mức, và họ phải làm
việc nhiều giờ với mức lương thấp. Ý thức về giá trị lao động của họ bị tác động bởi tình
hình kinh tế và xã hội mà họ đang sống trong đó. Một ví dụ khác, sự chia rẽ và phân biệt đối
xử địa vị xã hội cũng có thể tác động đến ý thức – trong một xã hội với tình hình phân tầng

1
C.Mác và Ph. Ăngghen. Toàn tập, tập 42, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.236.
2
Linh Trang. (2023). “Ý thức là gì? Bản chất của ý thức là gì?’’
https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/y-thuc-la-gi-ban-chat-cua-y-thuc-la-gi-883-94479-article.html

12
nghiêm trọng, người ta phát triển ý thức về sự phân biệt đối xử dựa trên dân tộc, tôn giáo
hoặc giai cấp xã hội. Ý thức này có thể dẫn đến sự căm ghét, phẫn nộ trong xã hội.
Những ví dụ này chỉ ra rằng ý thức không thể tự do khỏi ảnh hưởng của cơ cấu xã hội
và tầng lớp xã hội. Ý thức triết học Mác đặt câu hỏi về vai trò của tầng lớp xã hội và cuộc
đấu tranh giai cấp trong việc xác định ý thức và hành động con người. Ý thức không phải là
một phản ánh tuyệt đối của hiểu biết và suy nghĩ của con người, mà nó cũng bị tác động và
biến đổi bởi môi trường thế giới xung quanh.
Ý thức có tầm quan trọng đối với thực tiễn cuộc sống và khẳng định vật chất là nguồn
gốc khách quan, là cơ sở sản sinh ra ý thức, còn ý thức chỉ là sản phẩm, là sự phản ánh chân
thật về thế giới khách quan. Và hành động của con người chỉ xuất phát từ những yếu tố tác
động của thế giới khách quan.1
Điều này đã tạo cho con người sự thông minh, nhạy bén để có thể ứng phó kịp thời
với tác động của môi trường xung quanh. Từ đó giúp tạo nên các giá trị thực tiễn cho đời
sống xã hội, nhiều phát minh Khoa học được hình thành do ý thức của con người dự đoán
được những thiên tai, hay những thay đổi của tương lai
Như vậy, nói tới vai trò của ý thức thực chất là nói tới vai trò của con người, vì ý thức
tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực cả. Do đó, muốn thực hiện tư tưởng
phải sử dụng lực lượng thực tiễn. Nghĩa là con người muốn thực hiện quy luật khách quan
thì phải nhận thức, vận dụng đúng đắn những quy luật đó, phải có ý chí và phương pháp để
tổ chức hành động. Vai trò của ý thức là ở chỗ chỉ đạo hoạt động của con người, có thể quyết
định làm cho con người hành động đúng hay sai, thành công hay thất bại trên cơ sở những
điều kiện khách quan nhất định.
1.2.2. Vai trò của ý thức trong hoạt động thực tiễn
Sự phản ánh của ý thức là sự phản ánh tích cực, chủ động và sáng tạo. Còn sự tác
động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn. Sự tác động của ý thức
đối với vật chất diễn ra theo hai khuynh hướng: Một là khi ý thức phản ánh đúng quy luật
khách quan thì nó đóng vai trò thúc đẩy sự vận động và phát triển của thế giới hiện thực
khách quan, trong trường hợp này ý thức giúp cho con người xác định đúng đắn mục tiêu,
phương hướng, biện pháp tổ chức hoạt động thực tiễn một cách có hiệu quả, hai là khi ý thức
1
Th.s Đinh Thùy Dung. (2023). “Ý thức là gì? Nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức?’’
https://luatduonggia.vn/y-thuc-la-gi-nguon-goc-ban-chat-va-vai-tro-cua-y-thuc/

13
phản ánh không đúng quy luật khách quan thì lúc này nó sẽ làm kìm hãm sự vận động và
phát triển của những điều kiện vật chất nhất định.
Hiệu quả của sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất thuộc vào các điều kiện
sau: những điều kiện vật chất cần thiết cho ý thức đó thực hiện, trình độ phản ánh của ý thức
đó đối với vật chất, nếu ý thức phản ánh càng đầy đủ, càng chính xác bao nhiêu thì hiệu quả
tác động của nó càng cao bấy nhiêu, mức độ xâm nhập của ý thức đó vào trong quần chúng
nhân dân, mức độ xâm nhập của ý thức càng lớn thì hiệu quả tác động của nó càng cao.
Trong chủ nghĩa Mác – Lênin, ý thức yêu nước được coi là phần quan trọng của tư
duy.1 Ý thức yêu nước cũng bao gồm sự đoàn kết giữa người dân lao động, hình thành tinh
thần tương thân tương ái để cùng nhau đối mặt với thách thức và xây dựng một xã hội công
bằng. Ý thức yêu nước không chỉ là một tư tưởng mà còn là sự hành động cách mạng. Người
dân cần phải tham gia vào cuộc cách mạng và hoạt động để thay đổi xã hội và xây dựng một
xã hội cộng sản. Chủ nghĩa Mác – Lênin cũng coi ý thức yêu nước là một phần của ý thức
cộng đồng rộng hơn. Ý thức này không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia và nhân loại. Họ
tôn trọng tình yêu nước và ý thức quốc tế, khuyến khích sự đoàn kết giữa các dân tộc trong
việc thúc đẩy sự phát triển xã hội và cách mạng trên toàn thế giới.
 Liên hệ đến ý thức của sinh viên Trường Đại học Bách Khoa
Ý thức của sinh viên thường được đánh giá là một yếu tố quan trọng trong quá trình
học tập phát triển cá nhân. Phần lớn sinh viên Bách Khoa thể hiện ý thức qua sự chăm chỉ và
đam mê trong học tập vì đây là sự ưu tiên hàng đầu và dành nhiều thời gian cho việc nghiên
cứu, tự học. Cùng với ý thức tinh thần khám phá, luôn tìm kiếm kiến thức mới và tham gia
vào các dự án nghiên cứu, sáng tạo và các cuộc thi học thuật đã tạo nên những sinh viên ưu
tú tài năng. Sinh viên Bách Khoa thường phải đối mặt với lịch trình học tập khá căng thẳng
và áp lực. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ biết cách quản lý thời gian hiệu quả để cân
bằng giữa học tập và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, ý thức xã hội của sinh viên Bách
Khoa cũng rất cao. Họ tham gia vào các hoạt động xã hội, tình nguyện, các dự án cộng đồng
như Mùa Hè Xanh, tình nguyện Mái ấm tình thương,…Ngược lại, cũng có một bộ phận nhỏ
sinh viên bị mất cân đối giữa cuộc sống cá nhân và học tập. Với áp lực học tập cao, sự cạnh

1
Nguyễn Đình Bắc. (2011). “Sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Mác – Lênin trong tư duy Hồ Chí Minh’’. Tạp chí
Khoa học xã hội Việt Nam, số 3/2011.

14
tranh trong việc duy trì điểm số có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của sinh viên. Vì
vậy, sinh viên Trường Đại học Bách Khoa nên trau dồi cho bản thân ý thức về việc học tập,
cũng như cân bằng trong cuộc sống. Phải biết nhận thức, vận dụng, có tinh thần tự phê phán
thói xấu; phải rèn luyện nhằm nâng cao ý thức cá nhân, tập trung tăng cường truyền thống
tốt đẹp của dân tộc. Nhà trường giáo dục sinh viên nâng cao nhận thức về mục tiêu, ý thức
bảo vệ tổ quốc xã hội, trang bị cho sinh viên ý thức tăng cường cảnh giác cách mạng đối với
những âm mưu chiến lược xâm chiếm lãnh thổ đất nước. Đồng thời, sinh viên Bách Khoa
cũng phải có tinh thần chống tiêu cực, có trách nhiệm và lòng tự tôn yêu nước.
Chủ nghĩa yêu nước trong triết học Mác – Lênin có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình
thành ý thức yêu nước của sinh viên. Chính vì vậy, nên thúc đẩy việc giảng dạy về lịch sử và
tư tưởng yêu nước để giúp sinh viên hiểu rõ quá trình phấn đấu cho độc lập và công bằng xã
hội. Ngoài ra còn thúc đẩy ý thức xã hội và đoàn kết giữa sinh viên. Học cách làm việc cùng
nhau để đạt được mục tiêu chung. Nhà trường không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn
là nơi hình thành ý thức và tư tưởng của sinh viên trong việc yêu đất nước, tổ quốc của
mình.

15
Tiểu kết chương 1:

16
CHƯƠNG 2
GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HIỆN NAY
2.1. Khái niệm “yêu nước”, “chủ nghĩa yêu nước Việt Nam” và nội dung cơ bản của
chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
2.1.1. Khái niệm “yêu nước”, “chủ nghĩa yêu nước Việt Nam”
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là
một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần
ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Chủ nghĩa yêu nước của
dân tộc Việt Nam đã có từ nghìn đời nay, từ đời các Vua Hùng dựng nước, sau đó trải qua
nghìn năm đất nước bị đô hộ. Lòng yêu nước ấy ngày càng lớn mạnh, tiếp sức cho người dân
Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và xây dựng đất nước phát triển như ngày
nay.
Từ “yêu nước” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp nhưng ở Việt Nam lại được dịch từ tiếng
Hoa (ái quốc) sang. Về mặt ngữ nghĩa, yêu nước là sự kết hợp của từ “yêu” với từ “nước”.
Trong đó từ “yêu” chỉ cảm xúc tình cảm yêu thương, mang tinh thần tích cực. Còn từ “nước”
là đất nước, là quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn cũng như cội nguồn sinh ra. Hợp nhất nghĩa
của hai từ lại, ta có khái niệm yêu nước là yêu mảnh đất ta sinh ra lớn lên, hiểu theo nghĩa
rộng hơn là yêu quê hương đất nước. 1Yêu nước được biểu hiện qua niềm tự hào dân tộc như
tự hào về văn hóa, về con người, về các thành tựu của quốc gia dân tộc. Ngoài ra yêu nước
còn được thể hiện qua những cống hiến, đóng góp xây dựng đất nước, qua sự hy sinh vì Tổ
quốc,…
Chủ nghĩa yêu nước không thuần túy chỉ là tư tưởng yêu nước, tình cảm yêu nước hay
lòng yêu nước nói chung. Nó cũng không đồng nhất với tinh thần yêu nước, hay truyền thống
yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý trí yêu nước và tình cảm
yêu nước của con người, là sự phát triển ở trình độ cao của tư tưởng yêu nước, là tinh thần
yêu nước đạt đến sự tự giác. Chủ nghĩa yêu nước đặt trong đất nước Việt Nam là tổng hòa
các yếu tố tri thức, tình cảm, ý chí của con người Việt Nam, tạo thành động lực tinh thần to

1
Wikipedia. Chủ nghĩa yêu nước.

17
lớn thúc đẩy họ sẵn sàng cống hiến sức lực, trí tuệ, xả thân vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.1Khi đất nước bị xâm lăng, chính động lực tinh thần ấy giúp cho người dân Việt
Nam sẵn sàng đứng lên đấu tranh vì độc lập dân tộc, giúp cho họ làm được những thứ mà
không ai nghĩ có thể làm được, khiến cho cả thế giới phải kinh ngạc trước một đất nước nhỏ
bé như Việt Nam. Không chỉ đấu tranh dân tộc, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam còn là niềm tự
hào của người dân Việt Nam, để khi giới thiệu với bạn bè quốc tế mình là người Việt Nam,
chúng ta có thể giới thiệu với một giọng điệu kiêu hãnh và tự hào. Khi chiến tranh qua đi,
chủ nghĩa yêu nước lại hóa thành động lực để người dân Việt Nam tiếp tục xây dựng đất
nước, biến Việt Nam từ một đất nước bị tàn phá nặng nề do chiến tranh thành một nước đang
phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP tăng chóng mặt chỉ trong vỏn vẹn hai mươi năm sau
đổi mới, đủ sức để sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ đã từng dặn trong
thư gửi các em học sinh trong ngày khai giảng đầu tiên. Vì vậy khái niệm yêu nước, chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam là một khái niệm rất rộng, bao gồm nhiều phạm trù, nhiều khía
cạnh khác nhau cũng như bao trùm lên các mặt kinh tế, đời sống xã hội của con người Việt
Nam.
2.1.2. Quá trình hình thành và nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam
Trên thế giới có lẽ không có một nước nào lại phải tiến hành chống các cuộc ngoại
xâm nhiều như Việt Nam. Từ thế kỷ III Trước Công nguyên cho đến nay, Việt Nam đã buộc
phải thực hiện hơn 20 cuộc chiến tranh giữ nước lớn nhỏ và khoảng hơn 100 cuộc khởi nghĩa
giành độc lập. Và chính điều này cũng lý giải tại sao chủ nghĩa yêu nước lại là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam.
Ở thời đại Hùng Vương, chủ nghĩa yêu nước được thể hiện qua các thần thoại, truyền
thuyết, cổ tích như truyện Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Tuy thể hiện qua truyền thuyết, thần thoại nhưng chủ nghĩa yêu nước giai đoạn này rất đẹp,
nó thể hiện ước mơ của dân tộc ta quyết tâm bảo vệ non sông gấm vóc, cứu nước, thương
nòi. Đây là thời kỳ yêu nước mà không biết mình yêu nước, họ yêu nước một cách tự nhiên
mang tính tiềm thức, không cầu danh lợi. Điều này thể hiện rõ ở việc dẹp xong giặc ngoại
xâm, Thánh Gióng trở về cõi hư vô.
1
Tạp chí Tuyên giáo. (2017). Hướng dẫn chi tiết chuyên đề "Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam".
https://tuyengiao.vn/tu-lieu/huong-dan-chi-dao/huong-dan-chi-tiet-chuyen-de-chu-nghia-yeu-nuoc-viet-nam-105844

18
Chủ nghĩa yêu nước thời Bắc thuộc thể hiện qua các cuộc nổi dậy, khởi nghĩa của Hai
Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, Mai Hắc Đế, Khúc Hạo, Dương
Đình Nghệ. Tuy không thành công, hoặc thành công nhưng không giữ được lâu dài, nhưng
những cuộc khởi nghĩa càng ngày càng nhiều, càng về sau mật độ càng lớn đã nói lên rằng
đất Việt là đất nước có chủ và nhân dân ta quyết không chịu khuất phục trước sự đô hộ của
phương Bắc. Với logic đanh thép, không sớm thì muộn, nhân dân ta nhất định giành được
độc lập, bọn xâm lược nhất định phải cuốn xéo về nước. Nó thể hiện trong các cuộc thắng
Tống, bình Nguyên, xưng Đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, Đại Việt, hình thành hệ tư tưởng
mới phù hợp với thời đại, ý thức tự hào dân tộc ngày càng phát triển, lấy ý dân, lòng dân làm
cơ sở cho đường lối trị nước, thể hiện ở tư tưởng độc lập, nhân văn, khí tiết khảng khái của
vua quan thời kỳ này.
Chủ nghĩa yêu nước thời Lê - Nguyễn là bước tiến mới của chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam khi Nguyễn Trãi xác định “nước” (Quốc) bằng lãnh thổ, văn hoá, phong hoá, lịch sử.
Nó thể hiện ở đường lối nhân, nghĩa, trung, hiếu ở Nguyễn Trãi, ở đạo làm người mang nhiều
yếu tố tích cực của ông. Tuy nhiên, chủ nghĩa yêu nước giai đoạn đầu thời Lê - Nguyễn chịu
nhiều ảnh hưởng từ sắc thái của Nho giáo đang trong thời kỳ thịnh vượng. Càng về sau điều
này càng mất dần và nó lại rơi vào bi quan, yếu thế, tiêu cực do ảnh hưởng của Nho giáo
đang trên đà suy tàn.
Nếu chủ nghĩa yêu nước giai đoạn đầu thể hiện bằng huyền thoại, truyền thuyết mang
tính chất anh hùng ca mộc mạc; giai đoạn hai thể hiện sức sống quật khởi của dân tộc chống
lại sự đồng hoá của kẻ thù; giai đoạn ba phản ánh những chiến công hào hùng của dân tộc
gắn liền với độc lập tự chủ của đất nước; thì chủ nghĩa yêu nước giai đoạn bốn đạt đến đỉnh
cao ở tư tưởng của Nguyễn Trãi. Nhìn chung, cả bốn giai đoạn trên tạo nên cái gọi là chủ
nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam.
Chủ nghĩa yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa
yêu nước truyền thống sang chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX, Việt Nam đã trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Điều này đã chi phối có tính chất
quyết định đến chủ nghĩa yêu nước Việt Nam giai đoạn này và nó thể hiện ở mấy khuynh
hướng sau: khuynh hướng yêu nước của các nhà Nho, khuynh hướng yêu nước theo quan
điểm truyền thống hay phong trào Cần vương. Đại diện cho khuynh hướng này có Nguyễn

19
Đình Chiểu (1822 - 1888), Vũ Phạm Khải (1807 - 1872) và Phan Đình Phùng (1847 - 1895);
khuynh hướng yêu nước bằng cải cách, canh tân, đổi mới đất nước, tiêu biểu cho các nhà cải
cách này là Đặng Huy Trứ (1825 - 1874), Phạm Phú Thứ (1820 - 1883) và đặc biệt là
Nguyễn Trường Tộ (1828 - 1871); khuynh hướng dân chủ tư sản của Phan Chu Trinh (1872 -
1926), chịu ảnh hưởng từ những tư tưởng khai sáng của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, tư
tưởng của Rousseau, Montesquieu trong những năm đầu thé kỷ XX đã tác động mạnh như
những tia sáng le lói đến với Phan Chu Trinh; khuynh hướng yêu nước của Phan Bội Châu
(1867-1940), thể hiện ở lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, đau xót trước
cảnh nước mất, nhà tan. Ông là người rất mực yêu nước thương dân, tự xác định trách nhiệm
là hy sinh quên mình cho độc lập, tự do của đất nước.
Chủ nghĩa yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tuy là chủ nghĩa yêu nước của
thời quá độ nhưng sự biểu hiện lại vô cùng phong phú. Tất cả các giai đoạn của chủ nghĩa
yêu nước đều phản ánh sự trăn trở của xã hội lúc đó để tìm ra con đường giải phóng đất
nước, cứu dân tộc ta thoát khỏi cảnh nô lệ. Nhưng đối thủ, kẻ địch lúc này hoàn toàn khác
với kẻ địch trong các giai đoạn trước, bởi vậy, mặc dù có những nét đột phá mới, song tất cả
các xu hướng đó đều không dẫn đến thành công. Mặc dù thất bại trước nhiệm vụ của lịch sử
nhưng chủ nghĩa yêu nước giai đoạn này đã đặt cơ sở, tiền đề quan trọng cho một chủ nghĩa
yêu nước mới về chất, kết tinh toàn bộ tinh hoa của chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt
Nam trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời - chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh. Qua phân
tích chủ nghĩa yêu nước giai đoạn này cũng nói lên rằng chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam là
một dòng chảy liên tục, như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử. Nó là bề sâu, mạch ngầm,
logic bên trong sự phát triển của dân tộc mà tất cả những cái bề nổi bên ngoài đều phải đi qua
lăng kính này. Qua đó ta thấy sự xuất hiện chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là logic tất yếu
của lịch sử, đáp ứng đòi hỏi, đáp ứng nhu cầu của xã hội Việt Nam khi đó.
Theo Hồ Chí Minh, đã là người Việt Nam, đã là con Lạc cháu Hồng ít hay nhiều ai cũng có
lòng yêu nước. Có thể có người ở lúc nào đó, trong một hoàn cảnh nào đó mà họ vì lợi nhỏ
mà quên nghĩa lớn, chứ nhìn chung không ai lại không có lòng yêu nước. Đây là cái nhìn
mang tính chất nhân đạo, bao dung, cao cả và gần gũi với triết học phương Đông cho rằng
trong mỗi con người đều có bản thể vũ trụ, đồng thời đó cũng là quan điểm triết học uyên
thâm, sâu sắc. Không phải người nào cũng có cái nhìn như vậy và không phải ai cũng nhìn ra

20
điều đó. Quan điểm “ai cũng có lòng yêu nước” đã vượt xa quan điểm của những nhà tư
tưởng phương Đông và Việt Nam trước kia. Theo Hồ Chí Minh, dân ta không chỉ có lòng
yêu nước mà còn có lòng yêu nước nồng nàn, đó là một truyền thống quý báu của ta. Như
vậy, ở Hồ Chí Minh, lòng yêu nước cũng chính là tinh thần yêu nước. Trong triết học, phạm
trù tinh thần lại hầu như trùng với phạm trù ý thức, gồm hai yếu tố cơ bản chủ yếu là tri thức
và tình cảm. Như vậy, vượt lên trên các nhà tư tưởng trước kia, lòng yêu nước, tinh thần yêu
nước còn bao gồm trong đó cả tri thức chứ không chỉ có tình cảm đơn thuần. Truyền thống
này đã được chứng minh qua lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, đặc biệt là cuộc kháng
chiến chống Pháp. Yêu nước không chỉ là cầm súng đứng ở tiền tuyến trực diện tiêu diệt
quân thù, mà còn thể hiện ở những công việc cụ thể vô cùng phong phú, đa dạng diễn ra ở
mọi lúc, mọi nơi, ở mọi lứa tuổi, nhưng đều nhằm một mục đích giúp cho kháng chiến mau
chóng đến thắng lợi1. Diễn ra ở bất kỳ thời điểm hay địa điểm nào, chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam cũng đều có một số nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, chủ nghĩa yêu nước gắn liền với tình yêu quê hương, xứ sở, gắn bó trong
cộng đồng dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước vốn dĩ là tình cảm xuất phát từ tình yêu quê hương -
tình cảm tự nhiên vốn có trong mỗi con người, là tình yêu đối với mảnh đất nuôi lớn chúng ta
từ lúc mới sinh cho đến khi về già. Nhà thơ Đỗ Trung Quân từng viết: “ Quê hương mỗi
người đều có. Từ khi mở mắt chào đời.” 2 Quê hương ở đây bao hàm cả mảnh đất nơi ta ở và
cộng đồng người sinh sống trên mảnh đất đó. Vì vậy tình cảm đối với quê hương không chỉ
có tình yêu quê hương, mảnh đất nuôi lớn chúng ta mà còn có tình cảm gắn bó giữa người
với người trên mảnh đất đó. Khi đi xa mà vô tình gặp được một người nào đó cho dù trước
đó không quen biết nhưng cùng quê, hai người lạ bỗng dưng trở nên thân thiết, đó chính là
tình đồng hương, là tình cảm gắn bó giữa người với người trong một cộng đồng. Mở rộng
mảnh đất quê hương ra đất nước, tình yêu quê hương lớn hơn, tình đồng hương cũng theo đó
lớn hơn và trở thành tinh thần dân tộc, trở thành chủ nghĩa yêu nước.
Thứ hai, chủ nghĩa yêu nước gắn với trách nhiệm ý thức sâu sắc về độc lập, tự chủ,
bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bản sắc văn hóa dân tộc. Trong
hoàn cảnh bình thường, chủ nghĩa yêu nước thường sẽ không biểu lộ ra ngoài, nhưng khi cần

1
Trường chính trị Hoàng Văn Thụ tỉnh Lạng Sơn. (2018). Tìm hiểu khái quát chủ nghĩa yêu nước Việt Nam - từ thời đại
Hùng Vương đến thời đại Hồ Chí Minh. http://truongchinhtrils.vn/node/1091
2
Đỗ Trung Quân (1991). Cỏ hoa cần gặp. Thuận Hóa: Nhà xuất bản Thuận Hóa.

21
đến, người dân Việt Nam đều sẽ thể hiện trách nhiệm đối với đất nước. Ý thức sâu sắc về độc
lập, tự chủ được chứng minh qua những lần đấu tranh nổi dậy chống lại ách đô hộ của thực
dân phong kiến phương Bắc, chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Qua đó có thể thấy dân tộc
Việt Nam quyết không chịu phụ thuộc, làm nô lệ cho dân tộc khác. Mỗi khi nhận thấy lãnh
thổ, đất nước có nguy cơ bị xâm phậm, chính quyền, dân tộc Việt Nam đều sẽ đấu tranh đến
cùng để bảo vệ chủ quyền cùng thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Hành động đó đã
được chứng minh bởi thái độ kiên quyết quyết không nhượng bộ Trung Quốc trong vấn đề
bản đồ đường lưỡi bò, cho đến tận bây giờ Việt Nam vẫn không ngừng đấu tranh, lên án, tẩy
chay các sản phẩm văn hóa của Trung Quốc có xuất hiện bản đồ đường lưỡi bò, thể hiện ý
thức trách nhiệm sâu sắc của dân tộc Việt Nam. Không chỉ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, dân
tộc Việt Nam còn ý thức bảo tồn và duy trì bản sắc dân tộc, ngay cả trong thời kỳ hội nhập
quốc tế, bản sắc văn hóa dân tộc không những không hòa tan mà còn được Việt Nam quảng
bá đến bạn bè quốc tế, phát triển them bản sắc dân tộc.
Thứ ba, chủ nghĩa yêu nước gắn với hành động mưu trí, dũng cảm, sẵn sàng xả thân
cứu nước. Điều này được thể hiện rõ nhất trong các giai đoạn thời kỳ Vua Hùng dựng nước
cho đến giai đoạn giữ nước từ thời kỳ Bắc thuộc đến thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ cứu
nước. Trong giai đoạn này, rất nhiều anh hùng hi sinh như anh hùng Phan Đình Giót lấy thân
mình lấp lỗ châu mai, hay nhiều tên tuổi mưu trí vang danh như đại tướng Võ Nguyên Giáp
chỉ huy bắn rơi máy bay B52 làm chấn động cả thế giới, một điều mà thời điểm đó chưa có ai
làm được.
Thứ tư, chủ nghĩa yêu nước mang truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản
xuất. Trong thời đại đổi mới hiện nay, Việt Nam từ một đất nước bị tàn phá nặng nề sau chiến
tranh đã khắc phục hậu quả chiến tranh để lại, sau đó phát triển với tốc độ nhanh chóng mặt
với GDP tăng gấp 30 lần sau 36 năm đổi mới, lọt top 1 trong 5 nước có quy mô kinh tế tăng
nhiều nhất thế giới.1 Không những kinh tế phát triển, còn có Khoa học kỹ thuật, mọi mặt đời
sống xã hội đều không ngừng thay đổi, đuổi kịp các cường quốc trên thế giới. Đây là kết quả
xứng đáng cho sự nỗ lực của dân tộc Việt Nam, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất.

1
Ban Kinh tế Trung ương. (2023). Sau 36 năm đổi mới, GDP Việt Nam tăng gấp 50 lần, lọt top 5 nước có quy mô kinh tế tăng nhiều
nhất thế giới.
Truy cập từ: https://kinhtetrunguong.vn/kinh-te/kinh-tet-vi-mo/sau-36-nam-doi-moi-gdp-viet-nam-tang-gap-50-lan-lot-top-5-nuoc-co-
quy-mo-kinh-te-tang-nhieu-nhat-the-gioi..html

22
Thứ năm, chủ nghĩa yêu nước gắn với nhân cách trọng nghĩa tình, nhân hậu, thủy
chung, đại nghĩa hào hiệp, nhân đạo, nhân văn. Từ xa xưa con cháu Việt Nam đã được ông
cha ta dạy dỗ đạo đức qua những câu ca dao tục ngữ hay những câu hò dân gian. Yêu trẻ, trẻ
hay đến nhà. Kính già, già để tuổi cho, là câu ông cha ta dạy cho con cháu cái nghĩa cái tình.
Lá lành đùm lá rách, câu tục ngữ thể hiện tinh thần nhân đạo, nhân văn của người Việt. Đã là
người Việt Nam, mang trong mình chủ nghĩa yêu nước thì chắc chắn đã được ông bà, cha
mẹ, thầy cô giáo dạy dỗ từ thuở còn tấm bé những nhân cách trọng nghĩa tình, nhân hậu, thủy
chung, đại nghĩa hào hiệp, nhân đạo, nhân văn, đó như một truyền thống không thể tách rời.

2.2. Tình hình và đặc điểm của sinh viên trường Đại học Bách Khoa và vai trò của
việc giáo dc chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên
2.2.1. Tình hình và đặc điểm của sinh viên trường Đại học Bách Khoa

Nền giáo dục “Tiên học lễ, Hậu học Văn” hay truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”
cùng với văn hoá dân tộc có ảnh hưởng rất sâu sắc và đa chiều đến phẩm chất, năng lực của
sinh viên Việt Nam nói chung cũng như sinh viên trường Đại học Bách Khoa nói riêng.

Nền giáo dục Việt Nam từ lâu đã đặt sự chú trọng vào giáo dục đạo đức và nhân văn
cho sinh viên, như sự trung thực, tôn trọng, trách nhiệm và ý thức xã hội. Trường Đại học
Bách Khoa luôn làm tốt điều này. Để đạt đủ điều kiện ra trường sinh viên phải có ít nhất 15
ngày Công tác xã hội (CTXH). Việc đề ra yêu cầu này với mục đích khuyến khích người học
tham gia các hoạt động có ích cho cộng đồng. Trong những năm qua, các hoạt động công tác
xã hội, thiện nguyện cộng đồng đã và đang là một trong những phong trào sôi nổi trong toàn
trường. Đông đảo sinh viên hăng hái, năng động tham gia nhằm giúp đỡ một phần công sức
của bản thân cho xã hội như: mùa hè xanh, xuân tình nguyện, hiến máu nhân đạo, trung thu
cho em. Đây là dịp để chúng ta cùng lan tỏa tinh thần tích cực, thêm những trải nghiệm làm
phong phú bản thân.

Không thể không nhắc đến chiến dịch Mùa Hè Xanh diễn ra mùa hè mỗi năm. Đây là
một chiến dịch lâu đời và là hoạt động trọng điểm của thanh niên thành phố và sinh viên
trường Đại học Bách Khoa đã tích cực tham gia trong nhiều năm. Mỗi năm, trường chúng ta
đều di chuyển đến những địa phương các tỉnh khác nhau để xây dựng đường xá và dạy học
cho trẻ em. Chiến dịch này kéo dài trong vòng một tháng. Sinh viên trường luôn tham gia
nhiệt tình chiến dịch Mùa Hè Xanh do các Đoàn khoa, Đoàn trường kêu gọi hưởng ứng.

23
Hằng năm, có các buổi phỏng vấn diễn ra với mục đích chọn ra chiến sĩ Mùa Hè Xanh, diễn
ra với sự sôi nổi, với hàng trăm lượt đăng ký tham gia. Khi diễn ra chiến dịch, các bạn sinh
viên thể hiện ý chí và quyết tâm đáng ngưỡng mộ trong những ngày lao động cực khổ. Các
bạn không chỉ xây dựng và sửa chữa đường xá mà còn dạy học cho trẻ em tại nơi đó. Những
ngày này, các bạn sinh viên đóng vai trò như những người thầy, mang đến kiến thức và niềm
vui cho các em nhỏ. Họ không chỉ giúp đỡ trẻ em học tập mà còn truyền cảm hứng và tạo
điều kiện cho các em phát triển toàn diện. Thành quả của chiến dịch Mùa Hè Xanh là rất
đáng khen ngợi và mang ý nghĩa vô cùng lớn. Nhờ sự quyết tâm và ý chí của các bạn sinh
viên, không chỉ những con đường bị hư hỏng được sửa chữa mà còn có nhiều trẻ em được
giáo dục và phát triển tốt hơn. Chiến dịch Mùa Hè Xanh không chỉ là một hoạt động tình
nguyện mà còn là một cơ hội để các bạn sinh viên rèn luyện kỹ năng, trưởng thành và tạo
được những kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc sống học tập của mình. Sự hưởng ứng nhiệt tình
của sinh viên trường chúng ta trong chiến dịch Mùa Hè Xanh là một minh chứng cho tình
yêu thương và trách nhiệm xã hội của các bạn. Đây là một hoạt động mang lại lợi ích cho cả
cộng đồng và bản thân mỗi sinh viên. Mỗi năm khi Tết đến Xuân về, các Khoa đều tích cực
tham gia vào chiến dịch Xuân Tình Nguyện. Tại mỗi Khoa, các bạn sinh viên tự xây dựng và
triển khai các chương trình và lịch hoạt động riêng biệt, không có sự trùng lặp giữa các
Khoa. Điều này giúp đa dạng hóa các hoạt động tình nguyện và lan tỏa tình yêu thương đến
nhiều nơi khác nhau. Các hoạt động tình nguyện được tổ chức bởi các bạn sinh viên thể hiện
sự sáng tạo và nhiệt huyết của họ. Có những hoạt động diễn ra trong địa bàn thành phố và
cũng có những hoạt động kéo dài đến 2 ngày ở các tỉnh khác. Các hoạt động này hướng đến
các bạn nhỏ mồ côi, khuyết tật để giúp đỡ và mang lại niềm vui cho cuộc sống của họ. Ngoài
ra, còn có các hoạt động dành cho người lớn tuổi, giúp người già neo đơn có một cái Tết ấm
cúng, tràn ngập niềm vui.

Các hoạt động đó đã giúp ích cho các bạn sinh viên có thêm tính năng động, tương
thân tương ái, rèn luyện cho chúng ta được nhiều đức tính tốt, biết quan tâm đến mọi người
xung quanh, hiểu hơn và đồng cảm với những khía cạnh khác nhau trong xã hội, hướng tới
sự phát triển cân bằng của cộng đồng chung.

24
Hình: Sinh viên Bách Khoa và CTXH

Ngoài ra, sinh viên Bách Khoa còn tham gia và tổ chức các buổi giao lưu văn hoá,
ngày hội, hoạt động tạo cơ hội cho tất cả mọi người có thể tìm hiểu sâu hơn về văn hoá,
phong tục và tập quán của các nước bạn. Các buổi gặp gỡ trao đổi này không chỉ giúp sinh
viên có cơ hội mở rộng kiến thức văn hóa mà còn thông qua đó khám phá những nền văn
hoá đa dạng trên thế giới, góp phần làm tăng tính đa dạng và phong phú của cộng đồng sinh
viên trường Bách Khoa. Đặc biệt, qua những sự kết nối văn hoá này, sinh viên Bách Khoa
cũng có cơ hội truyền tải và giới thiệu văn hoá, truyền thống dân tộc Việt Nam đến với bạn
bè quốc tế. Điều này không chỉ nhằm mục đích bảo toàn và phát triển nền văn hoá dân tộc
mà còn thể hiện tinh thần hòa nhập và giao lưu văn hoá trong mối quan hệ quốc tế. Các hoạt
động giao lưu văn hoá là một trong những sự kiện quan trọng trong danh sách các hoạt động
ngoại khóa của sinh viên Bách Khoa, mang đến sự giao thoa văn hóa rộng lớn, đồng thời tạo
sự gắn kết với bạn bè quốc tế và phát triển về mặt học thuật.

Hình: PGS. TS. Đặng Đăng Tùng – Giám đốc OISP

25
phát biểu khai mạc ngày hội giao lưu văn hóa Nhật Bản.

Hình: Giao lưu văn hoá Việt Nam – Thái Lan

Về mặt học thuật, mảng học tập: Từ trước đến nay, sinh viên trường Đại học Bách
Khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh luôn được đánh giá cao về lĩnh vực
chuyên môn. Từ những năm trở lại đây, điểm tuyển sinh đầu vào của trường luôn cao. Riêng
năm 2021, phương thức tuyển sinh bằng điểm thi Trung học Phổ thông Quốc gia của trường
với ngành Khoa học máy tính thuộc nhóm các trường có điểm cao nhất là 28,00 điểm cùng
các ngành khác với thang điểm từ 22,00 đến 28,00 điểm.1 Điều này thể hiện rằng chất lượng
đầu vào của trường ngày càng nâng cao với khả năng, tinh thần học tập tốt. Chương trình
học tập với số lượng kiến thức khổng lồ cùng các môn đại cương nổi tiếng với độ khó tăng
dần theo từng khoá như Giải tích, Vật lý đại cương, Hoá đại cương..., đòi hỏi sinh viên phải
biết, phải có phương pháp học tập phù hợp, đồng thời xử lý, sắp xếp thời gian học tập, ôn tập
hợp lý. Nhờ vậy cũng xuất hiện một Câu lạc bộ dành cho việc học tập, ôn tập cho các kỳ thi
của trường - Câu lạc bộ Chúng ta cùng tiến. Các bạn sinh viên đã và đang chủ động tổ chức
với sự nhiệt tình và tinh thần cống hiến cao các lớp học để ôn lại kiến thức cho nhau trước
các kỳ kiểm tra quan trọng, đặc biệt người đứng lớp chính là các bạn sinh viên, do đó tạo
nên sự gần gũi, bình dị trong việc học và từ đó tăng tinh thần học tập của sinh viên, như
chính ý nghĩa của hai chữ “Cùng tiến”. Ngoài ra, chính sách học bổng đến từ nhà trường, hội
cựu sinh viên, các doanh nghiệp trong và ngoài nước,… luôn tạo điều kiện cho những bạn
cần sự hỗ trợ về mặt tài chính cũng như giúp các bạn định hướng phát triển bản thân.

Bên cạnh việc học tập hằng ngày trên trường lớp, Đoàn Khoa, Liên chi Hội Sinh viên,
các Câu lạc bộ cũng thường tổ chức các cuộc thi về học thuật mang những sân chơi lành
1
Mạnh Tùng. (15/9/2021). “Đại học Bách Khoa lấy điểm chuẩn 22-28”. https://vnexpress.net/dai-hoc-bach-Khoa-lay-diem-chuan-
22-28-4357116.html

26
mạnh, bổ ích và có thể áp dụng, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, ví dụ như cuộc thi
Cơn lốc Hóa học trực thuộc của Đoàn Khoa – Liên chi Hội Sinh viên Khoa Kỹ thuật Hóa
học tổ chức. Với lịch sử nhiều năm, mục tiêu ban đầu cuộc thi hướng đến là các bạn sinh
viên thuộc ngành Hóa gồm Kỹ thuật hoá –Thực phẩm – Sinh học của trường, qua thời gian
dài phát triển, hiện tại cuộc thi đã mang quy mô cấp thành phố khi thu hút được đông đảo
các bạn sinh viên đến từ các trường Đại học trong khu vực như Y Dược, Nông Lâm,…và cả
các bạn học sinh cấp Trung học Phổ thông tham dự. Nội dung cuộc thi cùng hình thức câu
hỏi vô cùng đa dạng, phong phú trải dài trên nhiều lĩnh vựa của Hoá học, từ đó giúp các bạn
có thể vận dụng lại những kiến thức đã thu thập được trong suốt quá trình học. Ngoài ra,
trường còn có các cuộc thi Robot toàn năng MERC của CLB Sáng tạo Học thuật Khoa Cơ
Khí thu hút sự tham gia của các bạn sinh viên thuộc Khoa Cơ khí, hay Điện – Điện tử,…
Nội dung cuộc thi yêu cầu thiết kế Robot để vượt qua các vòng thi chạy xe theo lộ trình,
vượt chướng ngại vật hay thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa qua đó giúp các bạn sinh
viên có thể áp dụng được các kiến thức lập trình đã học và đạt các giải thưởng với tổng giải
thưởng rất cao.

Hình: Cơn lốc hoá học.

27
Hình: Robot toàn năng MERC

Với mảng nghiên cứu kỹ thuật: hằng nằm, trường đều công bố rất nhiều các nghiên
cứu, công trình Khoa học, nhiều bài báo Khoa học, trong đó sự đóng góp của sinh viên
trường là rất lớn. Như một nét đặc trưng của trường, Ngày hội kỹ thuật là nơi các bạn tân
sinh viên được tiếp cận việc nghiên cứu cùng nhiều đề tài thú vị khác nhau. Các bạn được
thể hiện yếu tố sáng tạo và đổi mới trong sản phẩm. Bên cạnh đó, để có thể hoàn thành được
đề tài, các bạn sinh viên còn cần phải nghiên cứu nhiều tài liệu tham khảo, những công trình
Khoa học đã được công bố từ trước để có thể nghiên cứu thực nghiệm và tạo ra sản phẩm.
Đây là bước đệm rất lớn dành cho những bạn có đam mê với việc nghiên cứu Khoa học.
Ngoài hoạt động Ngày hội Kỹ thuật, sinh viên còn có một sân chơi khác là cuộc thi Bách
Khoa Innovation dành cho các bạn sinh viên đã tích lũy được một lượng kiến thức nhất định.
Đây là nơi mà sinh viên có thể thể hiện tài năng và sự sáng tạo của mình thông qua quá trình
nghiên cứu lâu dài. Cuộc thi này yêu cầu các bạn sinh viên phải có sản phẩm trưng bày và cả
hình ảnh truyền thông để trình bày ý tưởng của mình. Đặc biệt, các bạn cần thuyết trình bằng
tiếng Anh và phải sẵn sàng đối mặt với các câu hỏi từ ban giám khảo để thuyết phục ban
giám khảo. Hằng năm, cuộc thi Bách Khoa Innovation thu hút sự quan tâm của rất nhiều
sinh viên có đam mê với lĩnh vực nghiên cứu. Đây là cơ hội để các bạn sinh viên thể hiện ý
tưởng sáng tạo của mình và tạo tiền đề cho những nghiên cứu sau này. Đồng thời, cuộc thi
cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích sinh viên rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ
và khả năng ứng biến trong môi trường ngày càng chuyên nghiệp và quốc tế hoá toàn cầu.

28
Bên cạnh các cuộc thi, hội thi cấp trường, sinh viên Bách Khoa còn thể hiện tài năng ở
những cuộc thi khối kỹ thuật cấp thành phố, thậm chí vươn tầm quốc tế.

Hình: Chung kết "Bach Khoa Innovation" lần VI-2023

Hướng tới giáo dục toàn diện cả về kiến thức chuyên môn, văn hóa lẫn các hoạt động
văn, thể, mỹ, góp phần để sinh viên ngày càng hoàn thiện hơn. Trường có rất nhiều câu lạc
bộ từ nghệ thuật, ca hát, nhảy múa, nhạc cụ đến ngôn ngữ, thể thao. Đoàn trường hằng năm
đều kết hợp với sinh viên tổ chức giải đấu BK League – giải bóng đá nam giữa các Khoa.
Đây là dịp để tất cả các bạn sinh viên ngày càng gắn bó với nhau. Ngoài ra còn các hoạt
động hội thao gồm nhiều hạng mục, bao gồm cả thể chất như bóng đá, kéo co, điền kinh,…
và trí tuệ như cờ tướng, cờ vua,… Nhà thi đấu ở cơ sở Dĩ An luôn là nơi sinh hoạt thể thao
của nhiều sinh viên. Ở kí túc xá mỗi chiều, chúng ta dễ bắt gặp hình ảnh các bạn chạy bộ
nâng cao sức khoẻ. Từ đó có thể thấy vấn đề sức khoẻ luôn được các bạn sinh viên chú
trọng.

29
Hình: BK League

Một sinh viên giỏi toàn diện là một sinh viên ngoài giỏi chuyên môn, sức khoẻ tốt, còn
phải hiểu rõ pháp luật Việt Nam, lịch sử nước nhà, biết được chủ quyền biển đảo quê hương.
Trong các hoạt động thường niên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng có rất
nhiều hoạt động với mục tiêu giúp sinh viên nắm được tinh thần, có được tư tưởng đúng đắn,
luôn có các lớp học về giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng nhận thức về Đảng, Đoàn được Đại học
Quốc gia, các Đoàn thanh niên, hay trung tâm tổ chức. Trong chương trình học luôn có các
môn Lý luận, Chính trị là môn học bắt buộc để phát huy được tinh thần trách nhiệm, nâng
cao ý thức, rèn luyện, giáo dục lối sống, chính trị, tư tưởng cho sinh viên, đặc biệt phong
trào sinh viên 5 tốt được đẩy mạnh mỗi năm qua các cấp, nhằm thúc đẩy các bạn sinh viên
học tập, cố gắng.

Trường đã và đang tạo môi trường mà ở đó sinh viên có thể hình thành và phát huy tốt
đặc điểm của trường hay được ví đến như “cái chất riêng của dân kỹ thuật”. Đầu tiên là
chuyên môn vững. Chương trình đào tạo dành riêng cho từng ngành học, khối lượng kiến
thức khổng lồ được sắp xếp theo từng mức độ với nhiều môn cốt lõi liên quan đến ngành học
giúp sinh viên nắm vững kiến thức, cùng các môn đại cương với vai trò hình thành khả năng
tư duy suy luận, khả năng logic. Trong suốt thời gian học tập ngoài kì thi giữa kì, cuối kì còn
có các bài tập tự luyện dưới dạng quiz để ôn lại bài, sinh viên lắng nghe phản hồi từ giảng
viên và nhận biết điểm yếu để cải thiện chất lượng chuyên môn. Trên lớp học luôn có sự
tương tác giữa giảng viên với sinh viên thông qua việc đặt câu hỏi, suy luận và chứng minh
trong quá trình học tập để hiểu sâu vấn đề và xây dựng kiến thức xuyên suốt quá trình học
tập, nghiên cứu. Thời gian tự học dành cho mỗi môn là rất nhiều, trong đó bao gồm việc đọc
sách, bài viết, báo cáo, xem video, tham gia các khóa học trực tuyến, tìm hiểu từ các nguồn
đáng tin cậy, các bài giảng được quay thành video dành cho tự học ở nhà. Tự học giúp sinh
viên tiếp thu kiến thức chuyên môn và phát triển sự am hiểu sâu sắc về lĩnh vực của mình.
Nắm vững cả lý thuyết và thực hành, sinh viên sẽ có cơ hội tham gia vào các dự án nghiên
cứu khoa học, áp dụng kiến thức chuyên sâu vào giải quyết các vấn đề thực tế và phát triển
sản phẩm công nghệ. Qua đó giúp sinh viên hiểu rõ hơn về quy trình và phương pháp nghiên
cứu trong lĩnh vực của mình. Trường đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, liên tục cập nhật xu
hướng mới để sinh viên có cơ hội tiếp xúc sớm, giúp nắm vững, làm chủ công nghệ mới
nhanh nhất. Các sân chơi khoa học, kỹ thuật, cuộc thi từ cấp trường trở lên hay các câu lạc
bộ là nơi sinh viên đem kiến thức tích luỹ được vào thực tế, tăng cường sự tiếp xúc với kiến
thức chuyên môn và giao lưu với những người có cùng sở thích.

30
Sinh viên Bách Khoa còn nổi tiếng với tính kỷ luật của bản thân. Điều này thể hiện rõ
qua cách làm việc, học tập, nghiên cứu. Sinh viên biết cách xác định rõ những mục tiêu học
tập và phát triển cá nhân theo cách họ muốn đạt được, sắp xếp, phân bố thời gian hợp lý, lập
kế hoạch học tập và tổ chức thời gian một cách hiệu quả để đáp ứng yêu cầu của các khóa
học và nhiệm vụ khác bên cạnh đó có thể vừa đảm bảo việc học vừa giữ gìn sức khoẻ tốt. Là
những người học ngành kỹ thuật, tính kỷ luật thật sự rất quan trọng, vì tính kỷ luật liên quan
trực tiếp đến an toàn cá nhân và tập thể làm việc chung, có tính kỷ luật thì sẽ có khả năng tự
kiểm soát tốt, dễ dàng hơn trong việc giữ bình tĩnh trước các tình huống khó khăn, áp lực,
đồng thời hạn chế việc nói những điều không cần thiết hay có những hành động lúc nông
nổi, biết suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định trong công việc.

Kỹ năng làm việc nhóm tốt cũng là một đặc điểm nổi bật của sinh viên trường. Trải qua
quá trình học tập, trao dồi kiến thức trên trường lớp, hay trong câu lạc bộ, các dự án nghiên
cứu khoa học, sinh viên có nhiều cơ hội phát huy kỹ năng này. Trong các dự án khoa học, họ
cần phối hợp và giao tiếp hiệu quả với các thành viên khác trong nhóm để đạt được mục tiêu
chung. Sự hợp tác và trao đổi thông tin là yếu tố quan trọng để đảm bảo thành công của dự
án. Đặc biệt trong phòng thí nghiệm, bên cạnh tính kỷ luật, sự nghiêm túc cao, vai trò của kỹ
năng làm việc nhóm còn quan trọng hơn bao giờ hết, bởi lẽ ở phòng thí nghiệm, bất cứ
chuyện gì cũng có thể xảy ra mà chúng ta không thể lường trước được, lúc này, đồng đội
trong nhóm sẽ giúp đỡ nhau để xử lý hậu quả và tai nạn xảy ra một cách bài bản, kỷ luật và
ổn thỏa nhất có thể, đồng thời không để tai nạn diễn biến xấu. Đơn giản hơn là để hoàn
thành một phần Bài tập lớn trong môn học, cần sự hợp tác, giải quyết các vấn đề phát sinh có
thể trong nhóm, phân chia đồng đều công bằng khối lượng công việc giữa các thành viên và
đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ. Với năm Nhất, khi hầu hết sinh viên thuộc
các Khoa đều học chung các môn đại cương, sự khác biệt về chuyên môn, kiến thức, phong
cách làm việc và quan điểm cá nhân đòi hỏi tất cả phải có kỹ năng làm việc nhóm nhằm
dung hoà tất cả. Sinh viên cần biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến đóng góp của các bạn khác
để thấy điểm tốt cũng như chưa tốt, thảo luận với nhau để nâng cao hiệu suất làm việc nhóm.
Người học dám trình bày, chia sẻ ý kiến, suy nghĩ để bài thu hoạch, bài báo cáo ngày càng
hoàn thiện hơn, có trách nhiệm với công việc được giao, xử lý tốt các tình huống, xung đột
có thể xảy ra một cách bất ngờ. Điều này còn giúp sinh viên rèn luyện tính giờ giấc, không
trễ nải làm ảnh hưởng công việc của bản thân và người khác.

31
2.2.2. Vai trò của giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên trường
Đại học Bách Khoa hiện nay

Ở Việt Nam, yêu nước vừa là tình cảm, vừa là tư tưởng mà đồng thời là triết lý, “là kim
chỉ nam cho hành động, là một tiêu chuẩn để nhận định đúng – sai, tốt – xấu, nên – chăng”
1
của người Việt Nam 2. Đấy là cái động lực nội sinh để thúc đẩy, phát triển đất nước, là
nguồn sức mạnh, là bệ phóng được dân tộc ta vượt qua muôn vàn khó khăn, sóng gió để tới
được vinh quang. Vậy nên vai trò của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh
viên trường đại học Bách Khoa hiện nay là rất quan trọng, và cần thiết. Điều này giúp sinh
viên có những nhận thức, thái độ cùng hành động đúng đắn, ý chí lớn mạnh, tự hào, tự tôn
dân tộc sâu sắc và khát vọng “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam không chỉ giúp thế hệ trẻ hiện nay có được nhận thức đúng đắn về
lịch sử dân tộc mà còn qua đó góp phần làm tăng thêm lòng yêu nước, tự hào, tự tôn của dân
tộc, từ đó tiếp tục phát huy truyền thống, đạo lý tốt đẹp, đồng thời nhận thức được vai trò,
trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện
nay. Chính điều này đã có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng
cho nhiều thế hệ sau.

Thứ nhất, giáo dục giúp hình thành, khơi dậy phát triển ý thức và tình yêu đối với quê
hương, dân tộc. Tinh thần sẵn sàng làm mọi việc, hi sinh vì dân, vì nước với ý chí kiên
cường, bất khuất, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào
cũng đánh thắng.

Như Bác đã từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống
quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xăm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó
kết thành một làn song vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sư nguy hiểm, khó khan,
nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” 3. Lúc bấy giờ đứng trước tình cảnh đất
nước bị xâm lăng, đô hộ, buộc phải chứng kiến cảnh dân ta bị áp bức, bóc lột nặng nề một
cách dã man, tàn bạo bởi thực dân, đế quốc, lớp lớp các thanh niên, họ “xếp bút nghiên lên
đường cầm súng”4 không ngại gian truân, hi sinh, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh để đổi lấy
nền độc lập như ngày nay.

1
Trần Văn Giàu, “Hệ tư tưởng yêu nước Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, số 16 (8 – 1998), tr. 10.
2
Đồng Thị Tuyển, “Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên các trường Đại học ở nước ta hiện nay”, Tạp chí giáo dục
lý luận – số 277+278 (7+8 - 2018), tr. 43.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 38.
4
TS. Trần Anh Phương, “Xếp bút nghiên”, Thơ thời hoa lửa (1972 – 1975), NXB Văn học, 7 – 2015.

32
“Ra đi mang nặng lời thề

Chưa thắng giặc Mỹ chưa về Bách Khoa.”

Tháng 9 năm 1971, tại thủ đô Hà Nội dấu yêu, giữa khoảng sân của trường Đại Học
Bách Khoa, hàng trăm sinh viên trường cùng với hàng ngàn sinh viên của các trường Đại
Học Tổng Hợp, Đại Học Xây Dựng, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã cùng nhau hô to khẩu
hiệu, tạm biệt giảng đường, thầy cô, màu áo trắng thư sinh, cùng bao hoài bão còn dang dở
để khoác lên thân mình màu xanh áo lính, xuất phát lên đường vào Nam cứu quốc.1

Sinh viên cần phải biết tự hào về những trang sử vàng, truyền thống lịch sử vẻ vang
của dân tộc anh hùng, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm hay nền văn hoá với
những giá trị tinh thần không cách nào xoá đi, bền vững, trường tồn theo thời gian của dân
1
Bài viết có dựa trên bài viết của Tạp chị Đông Nam Á, của TS Lê Hải Hưng, Cựu chiến binh, cán bộ giảng dạy Viện Vật lý Kỹ thuật,
trường ĐH Bách Khoa Hà Nội và một số nguồn khác

33
tộc,…Càng tự hào, thì càng thêm biết ơn, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng
cây” những bậc cha ông đã hy sinh tất cả, lại càng thêm yêu nước nhà. Với môi trường học
tập hiện nay, sinh viên càng thêm ý thức tình yêu nước bởi được chú trọng giáo dục qua các
môn học từ sớm như Lịch sử, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Cơ sở văn hoá Việt Nam,…Tình yêu ấy thể hiện qua tình yêu thương gia
đình, anh em, yêu đồng bào. Sinh viên Đại học Bách Khoa luôn đi đầu trong các hoạt động
xã hội, thiện nguyện, cống hiến cho cộng đồng. Không thể không kể đến năm 2019, trải qua
30 ngày chiến dịch, các chiến sĩ tình nguyện Mùa Hè Xanh Bách Khoa đã cùng nhân dân địa
phương làm nhiều công trình, phần việc có ý nghĩa như: bê tông hóa 10 tuyến đường giao
thông nông thôn với chiều dài 10.292 mét theo chuẩn nông thôn mới; xây dựng 02 cầu giao
thông nông thôn tại tỉnh Bến Tre; tặng 15.000 mét dây điện và 1.000 bóng đèn tiết kiệm điện
để thực hiện chương trình thắp sáng đường quê; tặng 01 nhà tình nghĩa, 02 nhà tình bạn tại
huyện Châu Thành và huyện Chợ Lách; lắp đặt 08 hệ thống lọc nước tại các trường học của
huyện Châu Thành, huyện Mỏ Cày Nam, huyện Chợ Lách; phối hợp với Khoa Y – Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thăm, khám chữa bệnh cho người dân; các hoạt động đền
ơn đáp nghĩa, bảo vệ môi trường, ôn tập hè, sinh hoạt thiếu nhi, văn hóa văn nghệ, thể dục
thể thao…1. Trường đã luôn thực hiện quán triệt về đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo của
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khoá XI: “Giáo dục con người Việt Nam... yêu gia đình,
yêu Tổ quốc, yêu đồng bào sống tốt và làm việc hiệu quả”2

Hình: Mùa hè xanh

1
P. CTCT – SV. (24/07/2019). Rộn ràng mùa hè xanh Đại học Bách Khoa năm 2019. https://www.hcmut.edu.vn/vi/event/view/tin-
tuc/5661-ron-rang-mua-he-xanh-dai-hoc-bach-Khoa-nam-2019
2
Ban Chấp hành Trung ương: Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
CNH,HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, ngày 4 - 11 - 2013,
Truy cập từ http://www.sggp.org.vn

34
Thứ hai, là đem lại khát vọng học tập không ngừng nghỉ, hoàn thành mục tiêu xây
dựng nước nhà lớn mạnh hơn. Đối với giới trẻ, nhất là với sinh viêc thuộc các trường Đại
học nói chung và Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh nói riêng thì cần được sư quan tâm đặc biệt
đến công tác giáo dục truyền thống, chủ nghĩa yêu nước

Sinh viên từ lâu vốn là một bộ phận thanh niên có học vấn cao, sẽ là lực lượng lao
động trí tuệ, chất lượng cao của đất nước, là những trí thức, chủ nhân tương lai, là người đã
và đang tiếp nối cha ông gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến hết năm học 2016 - 2017, nước ta hiện
có 235 trường đại học, học viện (bao gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập,
5 trường có 100% vốn nước ngoài); về quy mô đào tạo, năm học 2016- 2017, tổng quy mô
sinh viên đại học 1.767.879 sinh viên.1 Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên các
trường đại học hiện nay cần góp phần giúp người học dần nhận ra yêu nước không nhất thiết
là phải là những việc thật "to lớn" cho Tổ quốc. Với thế hệ trẻ hiện nay, có rất nhiều cách
khác nhau để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình. Cố gắng học tập tốt, rèn luyện
tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu dự án Khoa
học, đó cũng là yêu nước; tự giác thực hiện tốt các chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ
cương, đó chính là yêu nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình,
gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước. Có khi lại chỉ cần là một việc
nhỏ, đơn giản như không vứt rác bừa bãi, thì đó cũng là yêu nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu
tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15 tháng 9 năm 1945 rằng “… Ngày nay
chúng ta phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo
kịp các nước khác trên toàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nhà nước trông mong chờ
đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam
có bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không
chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

1
Lê Văn, “Những con số “biết nói” về giáo dục đại học Việt Nam”. Truy cập từ htpp://vietnamnet.vn.

35
Do đó thấy rõ tầm quang trọng của việc học tập mang lại, giúp định hướng hoài bão,
khát vọng, suy nghĩ, hành động, động cơ học tập, vượt khó từ khi còn ngồi trên ghế nhà
trường. Các phong trào thi đua từ các cấp như “Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”,
“Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt”, phong trào sinh viên tình nguyện, phong trào “Sinh viên
5 tốt”… luôn được đông đảo sinh viên tham gia.

Đặc biệt trong thời kì công nghệ 4.0 như ngày nay, điều này càng được thể hiện rõ qua
việc sinh viên không ngừng học tập, xây dựng bảo vệ đất nước, vươn tầm thế giới khẳng
định hai tiếng Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Như tại cuộc thi Asian Cyber Security
Challenge (ACSC), bạn Lê Hồng Minh (Khóa 2021, ngành Khoa học Máy tính chương trình
định hướng Nhật bản) - chủ nhiệm Câu lạc bộ An toàn thông tin BKISC - đã xuất sắc đạt vị
trí thứ 2 Việt Nam, vị trí thứ 13 trong khu vực Châu Á, xuất sắc trở thành một trong 15 thành
viên đại diện Châu Á tham dự International Cybersecurity Challenge (ICC) diễn ra tại Hoa
Kỳ từ ngày 31/07 đến ngày 04/08, hay nhóm sinh viên Bách Khoa đạt giải Nhì tại chung kết
Global EPICS, cuộc thi Quốc tế về Dự án Kỹ thuật phục vụ cộng đồng Global EPICS trong
khuôn khổ dự án BUILD-IT được tổ chức trực tuyến vào ngày 28/06 hay số lượng bài báo
quốc tế cùng các thành tích đáng nể của sinh viên trường, 17 bóng hồng xinh đẹp nhận được
Học bổng “AmCham Women in Engineering Scholarship 2023” (ACWES 2023, Học bổng
Nữ sinh kỹ thuật Amcham) do AmCham Việt Nam tổ chức, được tài trợ bởi Công ty TNHH
Sản xuất Techtronic Industries Việt Nam (TTI Group) và Axcela Việt Nam. Qua đây, thấy rõ
Đại học Bách Khoa vẫn luôn hoàn thành tốt công tác giáo dục của mình theo đúng định
hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ:
“Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn nhân lực

36
chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng
mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng Khoa học công nghệ lần thứ tư vào mọi lĩnh vực
đời sống xã hội”1

Hình: Nhóm sinh viên Bách Khoa đạt giải Nhì tại chung kết Global EPICS

Cuối cùng, kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ, lợi ích quốc gia dân tộc là điều không thể thiếu được. Trong sự nghiệp xây dựng và
phát triển đất nước đến ngày hôm nay, không ít các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách
chống phá, xâm lăng nước ta thông qua việc tuyên truyền các thông tin sai lệnh, phỉ báng bộ
máy nhà nước, bản đồ Việt Nam dưới dạng cho đoạn video ngắn, hay các hội nhóm trên các
trang mạng trực tuyến. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước giúp sinh viên nhận thấy được các âm
mưu ẩn phía sau của các thế lực ấy nhằm tác động đến sự nghiệp của nước nhà, để có được
hướng nhìn nhận và xử lý đúng đắn.

Sinh viên Bách Khoa ngày nay, là những người được sinh ra và lớn lên trong một thời
kỳ đổi mới, chuyển giao từ những cái cũ đến những cái mới, là những người có sự nhạy cảm
trước biến đổi vô cùng nhanh chóng của đất nước và thế giới, cùng khả năng tiếp thu cái mới
vô cùng nhanh chóng, linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi không thể đoán trước của
xã hội hiện đại, hòa mình vào dòng chảy mới trong quá trình hội nhập. Những cái xấu, mặt
trái, cùng sự tiêu cực đang dần len lỏi trong nhiều lĩnh vực đời sống, xã hội, ảnh hưởng
khống tốt đến những ai có nhận thức thấp kém, thiếu bản lĩnh chính trị vững vàng, thoái hóa
biến chất, xa rời cái truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thiếu cố gắng trong việc tu dưỡng, rèn
luyện, thiếu ý thức phục vụ, muốn lấy của công làm của riêng, muốn kiếm lợi ích một cách

1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, 2021b, tr.320

37
bất chính trên mồ hôi nước mắt của người khác. Và giáo dục chủ nghĩa yêu nước là phương
thức giúp ngăn chặn những hành vi tiêu cực kể trên.

Thời chiến khi đối diện với nguy cơ xâm lược của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, chủ tịch
Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân tộc đứng dậy cùng nhau chiến đấu chống giặc ngoại xâm
“Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”, với tinh thần “Chúng
ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” và
“Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Biết được như vậy, sinh viên càng phải biết giữ lấy
những gì mà ông cha ta đã hi sinh để đổi lấy cho chúng ta. Trong thế kỷ XX vừa qua, tất cả
đã được khẳng định và phát huy sức mạnh vĩ đại trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Đồng bào ta
ngày nay cũng rất xứng đáng với Tổ tiên ta ngày trước, từ các cụ già tóc bạc đến các cháu
nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm,
từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ
những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến
những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng
con tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ chăm
sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thì
thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần nhỏ bé của mình vào
kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ… Những cử
chỉ cao quý đó tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu
nước” 1. Rõ như vậy, chủ nghĩa yêu nước không nhất thiết là cầm súng ở chiến trường, tuyến
đầu tiêu diệt quân thù mà còn thể ở những công việc vô cùng phong phú, đa dạng, diễn ra ở
mọi lúc mọi nơi, với mọi lứa tuổi.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam từng nói nhấn mạnh trong cuộc đối thoại với 650 đại biểu
dự Đại hội toàn quốc Hội Sinh viên (SV) Việt Nam lần thứ 9 diễn ra chiều 28.12 tại Hà Nội:
“Mỗi công dân Việt Nam phải biết bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lãnh thổ quốc gia trên cơ
sở hiểu biết về luật pháp trong nước và quốc tế trên tinh thần hòa bình, không đe dọa vũ lực
hay sử dụng vũ lực. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lãnh thổ đất nước là trách nhiệm chung
của công dân Việt Nam, trong đó có sinh viên. Dù còn ngồi ghế giảng đường, mỗi sinh viên
nên có ý thức và trách nhiệm, trước hết là hiểu rõ và thông suốt chủ trương, quan điểm của
Đảng giải quyết vấn đề về biển, đảo và am hiểu luật pháp quốc tế. Khi đã tường tận, mỗi bạn
trẻ cần tuyên truyền đến những người xung quanh để có chung nhận thức. Mỗi công dân nếu
1
Hồ Chí Minh. (1995). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr. 172.

38
hiểu biết và ứng xử cho đúng thì quyền lợi quốc gia sẽ được đảm bảo, bảo vệ”. Ông Vũ Đức
Đam cũng đã chia sẻ, hiện đã có một só cuốn sách tuyển chọn 100 câu hỏi về biển, đảo Việt
Nam dành riêng cho thanh niên. Cách thiết thực nhất, sau đại hội này, mỗi sinh viên nên tiếp
cận ngay để trang bị cho mình kiến thức về lĩnh vực này. Bách Khoa đã đang làm tốt điều đó
khi liên tục có các lớp học hay buổi dự thảo, tuyên truyền về vấn đề này. Bên cạnh đó, khối
đại học quốc gia cũng tổ chức các buổi triển lãm về chủ quyền lãnh thổ như “Biển, đảo Việt
Nam: Những minh chứng lịch sự”.

2.3. Thực trạng và giải pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên
trường Đại học Bách Khoa hiện nay
2.3.1. Thực trạng về công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh
viên trường Đại học Bách Khoa hiện nay
Thành tựu trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên trường Đại
học Bách Khoa hiện nay:
Thứ nhất, sinh viên đã có cái tôi, tư duy, lập luận riêng của bản thân mình. Họ có
thể tự mình tham gia các cuộc tranh luận và thảo luận các vấn đề liên quan đến chủ nghĩa
yêu nước một cách sáng suốt, chặt chẽ và họ tạo được cho bản thân mình cái tôi riêng về
những lập luận của họ.
Thứ hai, sinh viên thay đổi tích cực về tư tưởng yêu nước của mình dưới nhiều góc
độ như:
Về kinh tế: Giáo dục giúp sinh viên có tinh thần vươn lên học tập, tìm kiếm học
bổng thoát nghèo đói; cố gắng rèn luyện học tập sáng tạo và tạo ra nhiều cải cách vật chất
cho xã hội. Ví dụ: Dự án "Hệ thống lọc không khí trong xe buýt và xe ô-tô" - Air mask,
sản phẩm kháng nấm mốc từ rơm rạ mang tên Mộc của nhóm UST, mô hình máy phân
loại rác ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Về chính trị xã hội: Giáo dục sinh viên tinh thần đoàn kết, đấu tranh chống lại
những thói hư, tật xấu, cái bảo thủ trì trệ trong tư duy, suy nghĩ và cách làm, đấu tranh
phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí. Ví
dụ: Sinh viên phải tham gia các hoạt động kiếm công tác xã hội, các hoạt động đó tạo điều
kiện cho sinh viên chống lại các thói hư, tật xấu cũng như việc tham nhũng, lãng phí.

39
Thứ ba, tinh thần yêu nước của sinh viên được củng cố. Họ có nhận thức rõ vai trò
của mình trong việc góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Họ thường tham gia các hoạt
động tình nguyện và xã hội để đóng góp cho cộng đồng.
Hạn chế trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên trường Đại học
Bách Khoa hiện nay:
Thứ nhất, sinh viên Bách Khoa thường đối mặt với áp lực học tập và thi cử, làm
cho một số sinh viên không có đủ thời gian để tham gia vào các hoạt động tình nguyện và
xã hội để đóng góp cho cộng đồng và nâng cao tư tưởng yêu nước.
Thứ hai, thực tế là hầu hết các sinh viên thấy rằng khái niệm tư tưởng yêu nước đối
với họ khá mơ hồ, trừu tượng trong cuộc sống và họ cần có cơ hội để có thể đi trải nghiệm
thực tế để thấy được giá trị này đem lại lợi ích lớn đối với họ cũng như xã hội.
Thứ ba, cơ hội dành cho những sinh viên không được giống nhau, như việc sinh
viên đại trà và sinh viên chất lượng cao không được trải nghiệm như nhau. Sinh viên chất
lượng cao có thể được nhà trường tạo điều kiện để trải nghiệm và tìm hiểu các nền văn
hóa khác nhau từ nước ngoài để nâng cao sự đa dạng văn hóa cũng như nâng cao tư tưởng
yêu nước của bản thân mình, trong khi sinh viên đại trà thì không được trao nhiều cơ hội
như vậy.
Tóm lại, mặc dù việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên tại trường Đại học
Bách Khoa đã đạt được nhiều thành tựu, vẫn còn rất nhiều hạn chế cần được khắc phục và
cải thiện thông qua các giải pháp cụ thể, lâu dài.

40
2.3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam cho sinh viên trường Đại học Bách Khoa hiện nay
Thứ nhất, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng và
phát triển tinh thần yêu nước của người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Trong thời
kì đất nước đang phát triển cùng với việc hội nhập quốc tế như hiện nay, cần tăng cường
trong việc giáo dục cũng như phổ biến tinh thần yêu nước cho lứa tuổi sinh viên để sinh viên
không sa vào đường lối sai lầm. Điển hình như hiện nay có một số sinh viên có tư tưởng sính
ngoại đây là một trong những tiêu cực do thời kỳ hội nhập mang tới, nên ta phải tăng cường
hơn nữa công tác giáo dục, tuyên truyền, giác ngộ tinh thần yêu nước. Ngay tại đại hội XI
của Đảng cũng đã chỉ rõ : Để phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, chúng
ta cần phải “tăng cường tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách
nhiệm và nghĩa vụ cho mọi người”.
Thứ hai, đổi mới nội dung, hình thức giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh
viên Bách Khoa. Ta có thể thay đổi hình thức giáo dục bằng cách đưa môn học liên quan đến
chủ nghĩa yêu nước trở thành môn học bắt buộc trong trường đại học Bách Khoa. Và hiện
nay điều này đã được áp dụng cho sinh viên trường đại học Bách Khoa bằng các môn học
Triết học, Tư Tưởng Hồ Chí Minh, … đã trở thành những môn bắt buộc và điều này đã làm
thay đổi tích cực đến tư tưởng yêu nước của sinh viên Bách Khoa dưới nhiều góc độ như:
Về Kinh tế: Giáo dục giúp sinh viên có tinh thần vươn lên học tập kiếm học bổng
thoát nghèo đói; cố gắng rèn luyện học tập sáng tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Ví
dụ: Air mask dự án “Hệ thống lọc không khí trong xe buýt và xe ô-tô”, Sản phẩm kháng nấm
mốc từ rơm rạ mang tên Mộc của nhóm UST, mô hình máy phân loại rác ứng dụng trí tuệ
nhân tạo.
Về chính trị xã hội: Giáo dục sinh viên tinh thần đoàn kết, đấu tranh chống lại những
thói hư, tật xấu, cái bảo thủ trì trệ trong tư duy, suy nghĩ và cách làm, đấu tranh phòng,
chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí. Ví dụ: Sinh
viên phải tham gia các hoạt động công tác xã hội, các hoạt động đó tạo điều kiện cho sinh
viên chống lại các thói hư, tật xấu cũng như việc tham nhũng, lãng phí.
Thứ ba, phát huy cao độ tính tự giác và tính chủ động, vai trò tự giáo dục, tự rèn
luyện các giá trị tinh thần yêu nước của sinh viên và kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà

41
trường, xã hội trong việc giáo dục cho sinh viên. Việc tuyên truyền, phổ biến đã đóng vai trò
quan trong nhưng việc tinh thần tự giác, chủ động tìm học rèn luyên tinh thần yêu nước đóng
vai trò quan trọng không kém việc chúng ta phải có tính tự giác trang bị tinh thần yêu nước
cho bản thân mình và việc sinh viên có thể có tinh thần tự rèn luyện phải được giáo dục ban
đầu từ ở nhà cũng như ở trường nên việc kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình, xã
hội đóng vai trò tất yếu cho việc đào tạo sinh viên tính cách tự giác rèn luyện tinh thần yêu
nước của bản thân mình.

42
Tiểu kết chương 2:
Tại Đại học Bách Khoa, nền giáo dục không chỉ tập trung vào kiến thức chuyên môn
mà còn đánh giá cao phẩm chất, kỹ năng xã hội và ý thức đạo đức. Sinh viên được khuyến
khích tham gia vào hoạt động xã hội, sáng tạo và nghiên cứu khoa học, từ đó phát triển tư
duy, kỹ năng và lòng trách nhiệm. Môi trường học tập ở đây không chỉ rèn luyện kiến thức
mà còn dạy cho sinh viên cách tự quản lý, làm việc nhóm và hòa nhập trong môi trường đa
dạng, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển sau này.

43
KẾT LUẬN CHUNG

44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dành cho sinh viên
đại học khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Hà Nội: Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia.
2. Đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh. (2023). Những sự thật thú vị về trường Đại học
Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh. https://dean2020.edu.vn/truong-dai-hoc-bach-Khoa-ho-chi-
minh/.
3. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2011, tr. 234.
4. Đoàn Thị Hồng Văn. (2017). Giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên trường đại học Sư
Phạm Hà Nội hiện nay. Tài liệu Luận văn giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên trường
đại học sư phạm hà nội hiện nay (xemtailieu.net).
5. Đồng Thị Tuyền. (2018). Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên các
trường Đại học ở nước ta hiện nay. Tạp chí Giáo dục lý luận, số 277+278)/ 2020
(7+8/2018), tr.
6. Lê Cao Vinh. (2017). Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường
đại học ở Việt Nam hiện nay. Tài liệu Giáo dục tư tưởng nhân văn hồ chí minh cho sinh
viên các trường đại học ở việt nam hiện nay (xemtailieu.net).
7. Lê Thị Hòa. (2021). Một số giải pháp tăng cường công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước
theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức hiện nay. Tạp chí
Khoa học trường Đại học Hồng Đức, số 57/2021.
8. Phạm Thị Kim Oanh. (2023). Nguồn gốc của ý thức? Ví dụ về nguồn gốc của ý thức?.
Nguồn gốc của ý thức? Ví dụ về nguồn gốc của ý thức? (luathoangphi.vn).
9. Trần Thị Minh Ngọc. (2021). Giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên Việt Nam
dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam. Số
5.
C.Mác và Ph. Ăngghen. Toàn tập, tập 42, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.236.
Linh Trang. (2023). “Ý thức là gì? Bản chất của ý thức là gì?’’
https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/y-thuc-la-gi-ban-chat-cua-y-thuc-la-gi-883-94479-article.html
Th.s Đinh Thùy Dung. (2023). “Ý thức là gì? Nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức?’’
https://luatduonggia.vn/y-thuc-la-gi-nguon-goc-ban-chat-va-vai-tro-cua-y-thuc/
Nguyễn Đình Bắc. (2011). “Sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Mác – Lênin trong tư duy Hồ Chí Minh’’. Tạp chí
Khoa học xã hội Việt Nam, số 3/2011.
Mạnh Tùng. (15/9/2021). “Đại học Bách Khoa lấy điểm chuẩn 22-28”. https://vnexpress.net/dai-hoc-bach-Khoa-lay-diem-chuan-22-
28-4357116.html

45
Trần Văn Giàu, “Hệ tư tưởng yêu nước Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, số 16 (8 – 1998), tr. 10.
Đồng Thị Tuyển, “Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên các trường Đại học ở nước ta hiện nay”, Tạp chí giáo dục lý
luận – số 277+278 (7+8 - 2018), tr. 43.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 38.
TS. Trần Anh Phương, “Xếp bút nghiên”, Thơ thời hoa lửa (1972 – 1975), NXB Văn học, 7 – 2015.
P. CTCT – SV. (24/07/2019). Rộn ràng mùa hè xanh Đại học Bách Khoa năm 2019. https://www.hcmut.edu.vn/vi/event/view/tin-
tuc/5661-ron-rang-mua-he-xanh-dai-hoc-bach-Khoa-nam-2019
Ban Chấp hành Trung ương: Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
CNH,HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, ngày 4 - 11 - 2013,
Truy cập từ http://www.sggp.org.vn
Hồ Chí Minh. (1995). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr. 172.

46

You might also like