You are on page 1of 17

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BÀI THU HOẠCH


MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

ĐỀ TÀI
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG CỦA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
VẬN DỤNG VÀO CUỘC SỐNG VÀ HỌC TẬP

GIẢNG VIÊN: MẠCH THỊ KHÁNH TRINH


SINH VIÊN THỰC HIỆN: 21120432: VŨ TIẾN ĐẠT(Trưởng nhóm)
21120450: TRƯƠNG THẾ HIỂN
21120454: NGUYỄN ĐỨC HOÀI
21120412: TRẦN GIA BÁCH
21120426: HUỲNH PHÁT ĐẠT
21120421: NGUYỄN CHÍ CƯỜNG
KHOA: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
LỚP: 21CTT4
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BÀI THU HOẠCH


MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

ĐỀ TÀI
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG CỦA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
VẬN DỤNG VÀO CUỘC SỐNG VÀ HỌC TẬP

Bảng phân công và đánh giá mức độ hoàn thành công việc
STT Họ và tên MSSV Nội dung Đánh giá
1 Vũ Tiến Đạt 21120432 Phân công, tổng 100%
hợp, báo cáo.
2 Trương Thế Hiển 21120450 Vận dụng 100%
3 Nguyễn Đức Hoài 21120454 Vận dụng 100%
4 Trần Gia Bách 21120412 Vận dụng 100%
5 Huỳnh Phát Đạt 21120426 Cơ sở lý luận, ý 100%
nghĩa phương
pháp luận
6 Nguyễn Chí Cường 21120421 Cơ sở lý luận, ý 100%
nghĩa phương
pháp luận
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1

NỘI DUNG...............................................................................................................................2

1. Cơ sở lý luận......................................................................................................................2

1.1. Định nghĩa vật chất và ý thức theo quan điểm của triết học Mác – Lê Nin.........2
1.1.1. Vật chất........................................................................................................................................2
1.1.2. Ý thức...........................................................................................................................................3
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác – Lênin....3
1.2.1. Vật chất có vai trò quyết định đến sự xuất hiện và mất đi của ý thức......................................3
1.2.2. Ý thức có khả năng tác động trở lại đối với vật chất.................................................................4
2. Ý nghĩa phương pháp luận..............................................................................................5

2.1. Tôn trọng khách quan...............................................................................................5

2.2. Tính năng động chủ quan.........................................................................................6

3. Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào cuộc sống và học tập..................7

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................14


LỜI MỞ ĐẦU
Từ thực tiễn lịch sử đã chứng minh, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã giành được độc lập, thống nhất đất nước và tiến hành công cuộc
xây dựng và đổi mới đất nước. Việt Nam đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa lịch sử to
lớn, tạo tiền đề đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm thay đổi căn bản đời
sống xã hội, được nhân dân và bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Góp ph ần nâng cao
năng lực lãnh đạo của Đảng và phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đưa nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.
Cho đến nay, chủ nghĩa Mác – Lênin cùng những chỉ dẫn quý báu của Hồ Chí Minh vẫn giữ
vai trò quyết định tới quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi
mới tại Việt Nam bởi nó tiếp tục soi sáng những vấn đề lý luận để giải quyết kịp thời các vấn
đề thực tiễn trong hoàn cảnh xã hội đất nước hiện nay, tìm ra đường lối đúng đắn, phương
châm phù hợp để phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong bối cảnh phát triển không ngừng của thời đại, Việt Nam cũng đứng trước nhiều
thuận lợi và khó khăn, thách thức với nhiều vấn đề mới được đặt ra. Việc đổi mới kinh tế
đóng vai trò then chốt, chủ đạo. Đồng thời đổi mới kinh tế là một vấn đề cấp bách, bởi giữa
đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị có mối quan hệ chặt chẽ như mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức. Dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng là cơ sở giải quyết mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức, từ đó cho phép chúng ta vận dụng vào mối quan hệ giữa kinh tế và
chính trị, hướng vào giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra cho Việt Nam. Giúp thúc
đẩy công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước ngày càng nhanh chóng và giàu mạnh, hướng
tới phát triển từ vật chất đến tinh thần của xã hội, phát triển bền vững và hiện đại hóa đất
nước.
Với ý nghĩ đó, nhóm chúng em lựa chọn đề tài “Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý
thức. Vận dụng mối quan hệ này để áp dụng vào đời sống và học tập” nhằm tìm hiểu và đưa
ra những phương pháp phù hợp để rèn luyện bản thân, góp phần làm đất nước trở nên giàu
mạnh và tươi đẹp.
Trong khuôn khổ có hạn của bài tiểu luận, chúng em chỉ có thể đề cập tới một số mặt của
vấn đề mà không thể đi sâu vào tất cả khía cạnh được và sẽ có những thiếu sót, vì vậy chúng

1
em rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của cô để bài viết này thêm phần hoàn thiện
hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
1.1. Định nghĩa vật chất và ý thức theo quan điểm của triết học Mác – Lê Nin.
1.1.1. Vật chất.
Theo quan điểm của Lênin: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ
thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác
của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Hai vấn đề cơ bản của vật chất là:
 Vật chất là một phạm trù triết học: Khác với khái niệm vật chất trong khoa
học cụ thể, vật chất trong Triết học được xem là một phạm trù triết học
rộng lớn nhất, khái quát nhất, không thể gộp vật chất với bất kỳ thuộc tính
nào của vật chất hoặc vật thể nào [1].
 Thuộc tính cơ bản của vật chất là thực tại khách quan (bao gồm tất cả
những gì tồn tại bên ngoài, không lệ thuộc vào ý thức và cảm giác của con
người), tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Vật chất tồn tại khách quan
trong hiện thực, nằm bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức của
con người. “Tồn tại khách quan” là thuộc tính cơ bản của vật chất, là tiêu
chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất. Dù con
người đã nhận thức được hay chưa, dù con người có mong muốn hay không
thì vật chất luôn tồn tại vĩnh viễn trong vũ trụ [2].
Như vậy, chúng ta thấy rằng định nghĩa vật chất của Lênin là một định nghĩa
toàn diện và triệt để, nó giải đáp được cả hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trên
lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phân biệt về nguyên tắc với chủ
nghĩa duy tâm, bất khả trị luận, nhị nguyên luận. Đồng thời nó cũng khắc phục
thiếu sót, siêu hình, hẹp hòi trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ.
Định nghĩa vật chất của Lênin cũng giúp chúng ta nhân tố vật chất trong đời sống
xã hội, đó là tồn tại xã hội, và nó cũng có ý nghĩa trực tiếp định hướng trong
nghiên cứu khoa học tự nhiên, giúp khoa học tự nhiên ngày càng đi sâu vào nghiên

2
cứu dạng cụ thể của vật chất trong giới vĩ mô. Nó cũng giúp chúng ta có thái độ
khách quan và đòi hỏi chúng ta phải xuất phát từ thực tế khách quan trong suy
nghĩ và hành động [4].
1.1.2. Ý thức.
Theo quan điểm của Mác: “Ý thức là sự phản ánh một cách năng động, sáng
tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người. Ý thức là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan”. Nguồn gốc của ý thức:
 Nguồn gốc tự nhiên: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
nguồn gốc tự nhiên của ý thức bao gồm 2 yếu tố không thể tách rời là bộ óc
của con người và sự tác động của thế giới bên ngoài lên bộ óc của con
người.
 Nguồn gốc xã hội: Điều kiện quan trọng nhất và trực tiếp ảnh hưởng đến sự
ra đời của ý thức, bên cạnh nguồn gốc tự nhiên phải kể đến đó là những tiền
đề, nguồn gốc xã hội: lao động và ngôn ngữ [1].
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác –
Lênin.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học. Phạm trù vật
chất và mối liên hệ giữa vật chất và ý thức đã được các nhà triết học trước Mác quan
tâm với nhiều quan điểm khác nhau và luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy
tâm và chủ nghĩa duy vật trong suốt lịch sử của triết học [3].
Với quan điểm của chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức là yếu tố quyết định sự tồn
tại của vật chất, chủ nghĩa duy vật lại quan điểm rằng vật chất quyết định toàn bộ đến
sự tồn tại và phát triển của ý thức. Đồng thời ý thức không tác động trở lại vật chất.
Còn theo quan điểm tiến bộ nhất hiện nay (quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng) nhận định rằng: vật chất quyết định ý thức, đồng thời ý thức cũng tác động trở
lại đối với vật chất [1].
1.2.1. Vật chất có vai trò quyết định đến sự xuất hiện và mất đi của ý thức.
Vật chất đóng vai trò quyết định đến sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi của ý
thức. Về mặt bản chất, ý thức chính là sản phẩm của bộ óc con người - một dạng
vật chất có tổ chức cao. Vì lẽ đó, ý thức chỉ có khi có con người. Trong mối quan
hệ giữa thế giới vật chất và con người thì con người là kết quả, là sản phẩm của

3
giới tự nhiên (thế giới vật chất) qua quá trình phát triển lâu dài. Từ kết luận này
giúp chứng tỏ nhận định: vật chất có trước, ý thức có sau.
Vật chất quyết định ý thức, còn ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào
trong bộ não con người. Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức: không có sự
tác động của thế giới khách quan vào trong bộ não người thì sẽ không có ý thức. Ý
thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người. Thế giới
vật chất là nguồn gốc khách quan của ý thức. Vật chất quyết định nội dung của ý
thức: ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, nội dung của ý thức
mang tính khách quan, do thế giới khách quan quy định. Vật chất quyết định bản
chất của ý thức. Vật chất quyết định phương thức, kết cấu của ý thức [5].
Nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất do bản chất của ý thức là sự
phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất. Bên cạnh đó,
sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy
luật xã hội, quy luật sinh học và sự tác động của môi trường sống quyết định. Các
nhân tố này thuộc lĩnh vực vật chất này thuộc lĩnh vực vật chất. Chính vì vậy,
không chỉ quyết định nội dung mà vật chất còn có vai trò quyết định cả mọi sự
biến đổi và hình thức biểu hiện của ý thức [1].
1.2.2. Ý thức có khả năng tác động trở lại đối với vật chất.
Ý thức có tính độc lập tương đối, chính vì vậy nó có khả năng tác động trở lại
vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Vì bản chất của ý thức
xuất phát từ con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con
người. Bản thân ý thức không thể thay đổi bất cứ điều gì trong hoạt động thực tiễn
nếu như không có sự tiến hành các hoạt động vật chất của con người [1].
Vì vậy, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực
tiễn của con người. Biểu hiện ở chỗ: ý thức trang bị cho con người sự hiểu biết về
thế giới xung quanh, giúp con người xác định mục tiêu, lựa chọn phương pháp cho
hoạt động của mình tạo nên ở con người tình cảm, niềm tin, ý chí, thôi thúc con
người nỗ lực hành động để đạt được mục tiêu đề ra. Ý thức có thể thúc đẩy hoặc
kìm hãm sự vận động, phát triển của những điều kiện vật chất ở những mức độ
nhất định. Nếu ý thức phản ánh phù hợp với hiện thực thì nó sẽ làm thúc đẩy sự
phát triển của các điều kiện vật chất. Nếu ý thức phản ánh không phù hợp với hiện

4
thực thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của các điều kiện vật chất. Song sự kìm hãm
đó chỉ mang tính tạm thời, bởi vì sự vật vận động theo các quy luật khách quan
vốn có của nó, nên nhất định phải có ý thức tiến bộ, phù hợp, thay thế cho ý thức
lạc hậu, không phù hợp [5].
Nếu ý thức của con người có khả năng nhận thức đúng, có nghị lực, có tri thức
khoa học thì hành động của con người sẽ phù hợp với các quy luật khách quan,
con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục
đích của mình, thế giới được cải tạo. Ngược lại, nếu ý thức của con người phản
ánh không đúng bản chất, quy luật và hiện thực khách quan sẽ dẫn đến hướng
hành động của con người đi ngược lại các quy luật khách quan, điều này dẫn đến
các ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn và hiện thực khách quan [1].
2. Ý nghĩa phương pháp luận.
Ý nghĩa phương pháp luận về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức chủ nghĩa duy
vật biện chứng đã khẳng định : vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc
của ý thức, quyết định ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua
hoạt động thực tiễn của con người vì vậy con người phải tôn trọng khách quan đồng
thời phát huy tính năng động chủ quan [6].
Từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác – Lênin,
chúng ta rút ra quan điểm khách quan với những yếu tố quan trọng sau:
2.1. Tôn trọng khách quan.
Tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy luật tự nhiên và xã hội. Muốn
làm được điều đó thì con người trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất phát
từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ hoạt động của mình. Lê-nin
từng nói: “Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế ảo
tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí” [6].
Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng quy luật khách quan là xuất phát từ tính
khách quan của vật chất, có thái độ tôn trọng hiện thực khách quan mà căn bản là tôn
trọng quy luật, nhận thức và hành động theo quy luật khách quan. Trong nhận thức và
hành động con người phải xuất phát từ thực tế khách quan để xác định mục đích, đề ra
đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp; phải lấy thực tế khách quan

5
làm cơ sở, phương tiện; phải tìm ra những nhân tố vật chất, tổ chức những nhân tố ấy
thành lực lượng vật chất để hành động [7].
Nhận thức sự vật hiện tượng phải chân thực đúng đắn, tránh tô hồng hoặc bôi đen
đối tượng, không được gán cho đối tượng cái mà nó không có [8].
Chúng ta phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, nếu không làm
như vậy chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả khôn lường [8].
Nhận thức cải tạo sự vật hiện tượng, nhìn chung phải xuất phát từ chính bản thân
sự vật hiện tượng đó với những thuộc tính mối liên hệ bên trong vốn có của nó [8].
Chúng ta cần phải tránh chủ nghĩa khách quan, bệnh chủ quan duy ý chí; chủ
nghĩa duy vật tầm thường, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa khách quan [8].
2.2. Tính năng động chủ quan.
Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thì con người phải phát huy tính năng động
chủ quan, tức là phát huy vai trò tích cực của ý thức. Bản thân ý thức tự nó không thể
thay đổi được gì trong hiện thực. Ý thức muốn tác động trở lại hiện thực phải bằng lực
lượng vật chất, phải bằng con người thực hiện trong thực tiễn. Vai trò của ý thức là ở
chỗ trang bị cho con người những tri thức về bản chất quy luật khách quan. Trên cơ sở
đó con người định hướng đúng đắn mục tiêu và đề ra phương hướng phù hợp, vì vậy
cần phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy nhân tố con người để
cải tạo thế giới khách quan [6].
Quan điểm khách quan đòi hỏi phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức,
phát huy vai trò nhân tố con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ,
bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo; phải coi trọng vai trò của ý thức, coi trọng công tác
tư tưởng và giáo dục tư tưởng, coi trọng giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời phải giáo dục và nâng cao trình độ tri thức, khoa học,
củng cố và bồi dưỡng nhiệt tình, ý chí cách mạng cho cán bộ đảng viên và nhân dân
nói chung, nhất là trong điều kiện văn minh trí tuệ, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa hiện
nay; coi trọng việc gìn giữ, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên, đảm
bảo sự thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học [8].
Trên thực tế có rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã tìm ra con đường đi
cho mình từ lý luận trên, chính sự nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức mà Đảng và Nhà nước ta đã có hướng đi đúng đắn. Hiện nay tôn chỉ của

6
Đảng Cộng sản Việt Nam là: “Mọi đường lối chủ trương của Đảng phải xuất phát từ
thực tế tôn trọng kỉ luật khách quan” [6].
Để thực hiện nguyên tắc khách quan và phát huy tính năng động của nhân tố chủ
quan của con người, chúng ta còn phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các quan hệ
lợi ích và phải biết kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và xã hội; phải có
động cơ trong sáng, thái độ thực sự khách quan, khoa học, không vụ lợi [8].
3. Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào cuộc sống và học tập.
Trong đời sống, mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức được biểu hiện ở rất
nhiều lĩnh vực, hoạt động. Đối với bản thân sinh viên, sống phải có mục tiêu, kế hoạch.
Để hoàn thành được thì tất yếu phải nhìn nhận từ thực tế khách quan, từ những cơ sở tiền
đề vật chất hiện có. Tầng lớp sinh viên ngày càng trở nên quan trọng với cuộc sống, là
lớp người có khả năng tiếp thu những cái mới, nhạy cảm với những biến động của tình
hình kinh tế xã hội. Cuộc sống ở môi trường đại học nảy sinh ở sinh viên những nhu cầu
như tự tìm hiểu, mở rộng kiến thức, nhu cầu tự học, tự đào tạo, … ngày càng phát triển
theo định hướng nghề nghiệp trong quá trình học.
Về cơ sở lý thuyết, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định vai trò quyết định của
vật chất với ý thức. Quy luật này được biểu hiện ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, cụ thể
ông cha ta có câu “Có thực mới vực được đạo" - ý chỉ vật chất quyết định nhận thức của
con người, đơn giản theo nghĩa đen thì khi con người không đủ no, không có sức khỏe thì
bộ não của con người sẽ khó hoạt động, tư duy, suy nghĩ sẽ không được sâu sắc, linh
hoạt. Rõ nét hơn, trong thời kỳ chống chọi với đại dịch Covid, chính phủ ta luôn đề ra
những chính sách hiệu quả, tối ưu nhất để đảm bảo đời sống vật chất của người dân, rồi
mới thực thi những chính sách, chỉ thị chống dịch sao cho phù hợp với tình hình chung.
Đó là minh chứng rõ ràng cho thấy, vật chất quyết định ý thức. Từ đó có thể rút ra được,
để làm một việc gì đó, cần phải đảm bảo điều kiện vật chất tối thiểu.
Đồng thời vạch rõ sự tác động ngược trở lại vô cùng quan trọng của ý thức đối với vật
chất. Nói tới vai trò của ý thức là nói tới vai trò của con người vì ý thức là ý thức của con
người. Bản thân ý thức không thể thay đổi gì trong hiện thực. Ý thức muốn tác động trở
lại hiện thực bằng lực lượng vật chất, nghĩa là phải được con người hoạt động trong thực
tế. Điều này cho thấy ý thức có vai trò quan trọng trong cuộc sống và quá trình học tập
của con người, đặc biệt là tầng lớp sinh viên chúng tôi.

7
Thực tế cho thấy ý thức của đa số sinh viên thường biến đổi theo hai xu hướng:
 Xu hướng tích cực: khi đứng trước mâu thuẫn hay khó khăn, bằng sự thông
minh, sáng tạo và nghị lực, nhiều sinh viên biết tận dụng mọi cơ hội, mọi
khả năng để vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Họ đi từ thành
công trong học tập đến những thành công trong nghiên cứu khoa học, trong
hoạt động đoàn thể, …
 Xu hướng tiêu cực: sinh viên biểu hiện thái độ thờ ơ, chán nản, dễ dàng đầu
hàng trước mọi khó khăn hay thử thách trong cuộc sống và học tập, nhiều
người chỉ học với suy nghĩ “Học để ra trường”, “Học cho có”, “Học để có
bằng”,…. Họ không có mục tiêu về cuộc sống, chạy theo lợi ích cá nhân,
giả dối, gian lận trong thi cử và nhận được kết quả không tốt trong học tập.
Đa số sinh viên ngại giao tiếp, không chủ động tạo lập các mối quan hệ xã
hội, … đó là một sự thiếu sót rất lớn trong việc thúc đẩy cuộc sống đi lên.
Hơn bao giờ hết, hiện nay xã hội đang quan tâm đến sự nghiệp giáo dục nói chung và
tới giáo dục sinh viên nói riêng. Vì vậy, để có thái độ sống tích cực, sinh viên cần có tính
tự giác trong học tập, tự tìm tòi nghiên cứu, sáng tạo. Sinh viên phải có được những
phương pháp để tiếp thu tri thức thời đại, rồi vận dụng những tri thức đó vào thực tế góp
phần xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh tươi đẹp. Bên cạnh việc học tập, sinh viên cần
tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phát triển kỹ năng mềm. Việc phát triển bản thân
sẽ giúp sinh viên có năng lực chuyên môn tốt hơn khi ra trường, đáp ứng những yêu cầu
của thị trường về chuyên môn và nghiệp vụ.
Thứ nhất, vì vật chất quyết định ý thức nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn đòi
hỏi phải xuất phát từ thực tế khách quan. Đầu tiên, bản thân mỗi người phải tự xác định
được các điều kiện khách quan ảnh hưởng đến cuộc sống học tập của bản thân. Đồng
thời, mỗi người cần phải đặc biệt chú ý tôn trọng tính khách quan và hành động theo các
quy luật mang tính khách quan như: tuân thủ nội quy, quy định của nhà trường đề ra; đặc
biệt là chấp hành nghiêm quy định, quy chế trong học tập (đi học đúng giờ, không bỏ tiết,
hoàn thành mọi nhiệm vụ mà giảng viên đã giao, …) và thi cử (trung thực, không gian
lận, học thật – thi thật, …); chấp hành đúng nền nếp, kỷ cương như trang phục, tác phong
khi đến trường của sinh viên.

8
Thứ hai, vì ý thức có sự tác động trở lại đối với vật chất nên cần phải phát huy tính
năng động chủ quan. Sinh viên cần tích cực chủ động và sáng tạo hơn trong việc học tập,
hãy có một tầm nhìn rộng trong việc xác định cho mình một phương pháp học tập có
khoa học, học để “làm việc” chứ không phải học để “thi”, ... Bên cạnh đó, mỗi sinh viên
cần phải hiện thực hóa những ý tưởng của mình, dám nghĩ dám làm, nói phải đi đôi với
làm, suy nghĩ đi đôi với hành động.
Tri thức là phương thức vận động và tồn tại của ý thức. Chính vì vậy, sinh viên cần
phải tích cực tự giác trong học tập, luôn luôn đề cao tinh thần tự học, chủ động tìm hiểu
và khai thác vấn đề mà không quá phụ thuộc vào giảng viên trên lớp, không ngại chia sẻ
những quan điểm suy nghĩ của mình với giảng viên, hỏi đáp một cách tích cực, tránh tư
tưởng ngại hỏi, giấu những lỗ hỏng kiến thức để bản thân trở nên tốt hơn. Hơn nữa sinh
viên cần phải có hiểu biết sâu rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ học mỗi
chuyên ngành, bởi xu hướng liên kết nhiều lĩnh vực ngành nghề ngày nay rất phổ biến.
Phải thường xuyên cập nhật thông tin, tiếp thu những công nghệ mới, những xu hướng
biến đổi của thế giới trên tất cả các lĩnh vực từ đó đề ra cho mình những kế hoạch, mục
tiêu học tập phù hợp, tránh tư tưởng duy ý chí, bảo thủ, tư duy theo lối mòn, ngại tìm
hiểu cái mới, đồng thời tránh tư tưởng trì trệ “việc hôm nay chớ để ngày mai”, bị động,
những suy nghĩ có tính chất “siêu hình”, ví dụ như: chỉ học những môn chuyên ngành,
thờ ơ với những môn đại cương, nền tảng tư tưởng, …
Hiện nay một bộ phận không nhỏ sinh viên Việt Nam chưa tích cực học tập nghiên
cứu. Phần lớn diễn ra hiện tượng này xuất phát chính từ ý thức của sinh viên. Trước hết,
nếu nói đến vấn đề tích cực học tập thì trước mỗi buổi học sinh viên phải đọc tài liệu, bài
giảng và nghiên cứu bài, nói chung phải trang bị kiến thức cho bản thân. Thời gian trên
lớp là khoảng thời gian giảng viên và sinh viên trao đổi những vấn đề còn thắc mắc, chưa
rõ từ đó mà chỉnh sửa, bổ sung kiến thức cho sinh viên. Giảng viên là người tư vấn, định
hướng, gợi mở cho sinh viên. Cốt lõi là lấy người học làm trung tâm. Vậy thì trước khi
lên lớp mỗi sinh viên cần phải đọc trước, tìm hiểu kĩ nội dung. Chỉ có những vấn đề chưa
rõ thì nên trao đổi trên lớp. Còn khi lên lớp sinh viên cần tích cực trao đổi, nghe giảng để
bổ sung nội dung mới, chỉnh sửa nội dung hiểu chưa chính xác.
Tuy nhiên phần lớn việc trang bị kiến thức trước khi vào lớp và học tập tích cực trong
thời gian trên lớp lại chưa thật sự tốt với phần lớn sinh viên hiện nay. Có 2 nguyên nhân

9
gây nên hiện tượng trên. Đầu tiên nguyên nhân khách quan là cơ sở vật chất chưa thật sự
tốt, hệ thống thư viện chưa thực sự hiện đại và cập nhật. Giảng viên phải có phương pháp
dạy độc đáo, mới lạ để khiến sinh viên hứng thú hơn với môn học của mình. Gợi mở
đồng thời kết nối với doanh nghiệp để giúp sinh viên nắm bắt được xu thế thị trường. Tất
nhiên khi nói tới khách quan thì cũng phải đề cập đến yếu tố chủ quan. Ở đây thể hiện vật
chất tác động đến ý thức. Bản thân sinh viên học tập kém có rất nhiều nguyên nhân
nhưng trong đó yếu tố lớn nhất thuộc về bản thân. Do bản thân sinh viên lười, xuất phát
điểm không thật sự tốt, ham chơi, dành thời gian quá nhiều cho mạng xã hội.
Liên hệ với bản thân chúng tôi – sinh viên ngành Công nghệ thông tin Trường Đại
học Khoa học tự nhiên, mỗi tiết đến lớp chúng tôi đã phải chuẩn bị ở nhà 2 - 3 tiết học tập
ở nhà. Có như vậy cho đến khi lên lớp chúng tôi mới dễ dàng nắm được kiến thức trọng
tâm, chiếm lĩnh được kiến thức cho mình. Trong lớp cần chú ý nghe giảng, tích cực chủ
động trao đổi kiến thức với thầy cô, bạn bè để từ đó đặt ra những câu hỏi mà bản thân còn
thắc mắc, băn khoăn chưa biết giải đáp khiến cho vốn kiến thức mình lấy được nhiều
hơn. Chính ý thức đó giúp chúng tôi gặt hái được những kiến thức đem lại cơ hội cho
tương lai của mình. Quá trình hoạt động học tập của chúng tôi tại Trường Đại học Khoa
học tự nhiên là vật chất đang hoạt động còn ý thức trong quá trình hoạt động học tập của
sinh viên là sản phẩm của bộ óc người – sản phẩm từ bộ óc tư duy của chúng tôi và là sự
phản ánh tự giác, tích cực của chúng tôi, là hiện tượng học tập và quá trình hiện thực của
thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Bản thân chúng tôi thấy một người sinh viên có tri thức, là người có sự hiểu biết đúng
và nắm được quy luật, có niềm tin, có bản lĩnh, có ý chí quyết tâm, tình cảm để vượt qua
những khó khăn để chiếm lĩnh tri thức thì đạt đến đỉnh cao. Trong học tập, làm việc khi
đứng trước một vấn đề phát sinh trong cuộc sống việc đầu tiên cần làm hãy xem xét, nhận
thức vấn đề đúng đắn từ đó mà lựa chọn cách giải quyết hiệu quả nhất. Bản thân chúng
tôi là sinh viên ngành Công nghệ thông tin thì lượng kiến thức cập nhật mỗi ngày là vô
cùng lớn. Vì thế để học tốt ngành này, mỗi ngày cần phải cập nhật thông tin liên tục để
nắm bắt xu hướng công nghệ thị trường. Từ đó mà lựa chọn chuyên ngành và lĩnh vực
phù hợp để học tập làm cơ sở cho sự thành công sau này.
Tuy nhiên, việc rèn luyện năng lực chuyên môn là chưa đủ, xã hội và ngành nghề luôn
đòi hỏi những sinh viên khi ra trường với kỹ năng sống, kỹ năng làm việc nhóm, ngoại

10
ngữ, … đáp ứng đủ yêu cầu vị trí công việc. Để trau dồi được những kỹ năng đó, cần phải
tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu
biết, khôn lớn trong cuộc sống như ý nghĩa của câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một
sàng khôn”; tích cực học ngoại ngữ, yêu ngoại ngữ, tham gia vào các hoạt động ngoại
khóa, các buổi trao đổi, tranh biện, thảo luận, các câu lạc bộ đội nhóm ở trường hay tìm
kiếm một công việc làm thêm phù hợp để hiểu được giá trị của đồng tiền, nhưng việc học
tập là trên hết, không bao giờ được đề cao việc làm thêm hơn việc học để rồi vô tình bị
rơi vào nghịch cảnh làm nô lệ của đồng tiền quá sớm, dẫn đến vô vàn hệ lụy mà đặc biệt
là bỏ phí việc học.
Để làm rõ cho điều trên, đầu tiên cần làm rõ hai hoạt động liên hệ với nhau trên
phương diện “vật chất và ý thức” như thế nào? Một trong những mục đích cốt lõi của đa
phần sinh viên hiện nay khi học đại học là lấy kiến thức làm nền tảng để tìm được một
công việc ổn định, thu nhập tốt từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bản thân
và gia đình. Vì lí do đó mà nhiều sinh viên quyết định đi làm thêm trong thời gian học đại
học để phụ giúp gia đình cũng từ nhu cầu về vật chất. Tuy nhiên so với “vật chất” trong
mục đích học đại học thì nhu cầu này thường mang yếu tố ngắn hạn, không ổn định.
Trước khi ra làm việc sinh viên cần trang bị những kĩ năng thực hành, kĩ năng mềm cũng
như các kĩ năng khác để phục vụ cho xã hội, nhưng những yếu tố chưa chắc đã có trong
chương trình đào tạo ở một số trường đại học. Không những thế, tiền trọ, tiền ăn, … cũng
là những vấn đề gây áp lực cho sinh viên và gia đình. Từ đây ta thấy được vật chất tác
động đến ý thức như thế nào. Tiếp theo ý thức sẽ tác động đến vật chất. Điều này được
thể hiện rõ qua thái độ của sinh viên đối với việc học và việc làm thêm. Khi sinh viên
hứng thú với việc làm thêm kiếm tiền, cơ thể sẽ bộc phát ra những tế bào kích thích, về
lâu dài bản thân sinh viên sẽ không quan tâm, nhàm chán với những việc khác ngoài việc
làm thêm cụ thể là việc học. Nói cách khác là kìm hãm việc hứng thú, tập trung học.
Ngoài ra làm việc quá sức còn ảnh hưởng đến sức khỏe, một lí do gây xao nhãng việc học
là sức khỏe bị giảm sút quá nhiều do dành quá nhiều thời gian vào việc kiếm tiền và học
hành khiến cho quỹ thời gian tự chăm sóc bản thân không còn nhiều. Hậu quả là kết quả
học tập bị giảm sút, trượt môn. Tuy nhiên hậu quả không ngừng lại ở đó, việc kết quả bị
giảm sút còn ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý cho sinh viên khiến cho bản thân cảm giác
mất tự tin và bản thân, stress và có nguy cơ bị trầm cảm.

11
Từ những mối liên hệ trên và hậu quả khôn lường xảy ra thì bản thân sinh viên cần có
giải pháp cân bằng giữa việc làm thêm và việc học. Đầu tiên trước khi quyết định làm
thêm kiếm tiền hay tập trung học tập bản thân sinh viên cần xác định các yếu tố khách
quan như điều kiện gia đình, hoàn cảnh và mục đích của bản thân. Sau đó sinh viên nên
tìm hiểu về yêu cầu công việc song song với chương trình học tập trên trường để quyết
định. Để hiệu quả hơn sinh viên cần xác định lại bản thân hiện tại đang thiếu những yếu
tố nào để thay đổi công việc hay thay đổi việc học. Sau khi đã xác định xong các yếu tố
khách quan, cần vận dụng những vốn hiểu biết cá nhân, sở trường, kinh nghiệm để đưa ra
phương pháp học tập và lựa chọn công việc phù hợp đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra để giảm
bớt áp lực nhưng vẫn đảm bảo được hiểu quả là giảm thiểu thời gian “chết” hết mức có
thể. Cần cân bằng thời gian giữa việc học, việc rèn luyện kĩ năng với thời gian nghỉ ngơi,
phát huy tinh thần tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo một sức khỏe tốt, cần bỏ ngay
thói quen thức khuya, học quá nhiều mà thờ ơ vói sức khỏe của mình, đó là một tư tưởng
siêu hình dẫn đến hậu quả khôn lường.
Là một sinh viên tốt thì cần phải biết đặt niềm tin vào nhiều thứ và phải có một ý chí
kiên định. Đầu tiên, cần phải có niềm tin ở bản thân mình, phải có hoài bão, ước mơ
nhưng không được quên việc thực hiện hóa nó bằng các kế hoạch chắc chắn phù hợp với
điều kiện bản thân, góp phần thúc đẩy động lực để phấn đấu, vươn lên nhằm đạt được
những mục tiêu cao đẹp; cần phải xây dựng cho mình một ý chí kiên định để tránh xa
những thói hư tật xấu. Chẳng hạn, cuộc sống sinh viên tự do, rời xa vòng tay bố mẹ đòi
hỏi mỗi người phải lập ra những quy tắc riêng cho bản thân để giữ vững lập trường của
mình trước những cạm bẫy trước mắt: tránh tụ tập nhậu nhẹt sa đà, không vì lười biếng
mà cúp học, chưa học bài xong chưa đi ngủ, chưa học bài đủ chưa đi chơi, không nên
chạy theo những công việc chỉ sinh ra lợi ích tức thời mà bỏ bê việc học.
Thứ ba, trong bất kể tình huống nào của cuộc sống, cần phải suy xét kĩ lưỡng đến các
điều kiện vật chất lẫn yếu tố tinh thần, điều kiện khách quan lẫn yếu tố khách quan. Đối
với việc học tập, phải căn cứ vào thời gian biểu, sức khỏe, điều kiện kinh tế, học lực,
năng lực của bản thân để điều chỉnh việc học tập một cách có hiệu quả. Một số lượng
không nhỏ học sinh, sinh viên hay trường hợp phụ huynh ép buộc con em của mình chạy
theo những “xu hướng học tập” của người khác như việc chọn trường, chọn ngành hoặc
khối mà không căn cứ vào những điều trên, dẫn đến sự uổng phí thời gian, tiền bạc mà

12
hiệu quả đem lại không cao. Cụ thể hơn trong việc đăng ký học phần, không được đăng
ký một cách tràn lan với mục đích tốt nghiệp sớm tránh trường hợp học không theo kịp,
dẫn đến hao phí tiền bạc, thời gian, công sức mà kết quả lại không được như ý muốn.
Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động sáng
tạo của bản thân là những điều mà mỗi sinh viên cần phải ghi nhớ và thực hiện. Thế hệ
của chúng ta mang trong mình một sứ mệnh cao cả khi đang được sống trong một xã hội
hiện đại, nền kinh tế tri thức, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, khi mà tri thức
khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tuy việc phát huy tính năng động sáng tạo
là rất tốt nhưng chúng ta phải luôn tôn trọng những tiền đề vật chất đã xác định để chọn
cho mình con đường đi đúng hướng, phù hợp.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Nhóm GV thuộc ĐHQT HCM và ĐHQG HN, Lý luận chung về mối quan hệ biện
chứng giữa vật chất và ý thức, 2021.
[https://luanvan2s.com/moi-quan-he-bien-chung-giua-vat-chat-va-y-thuc-
bid186.html]
2) Candid Themes, Định nghĩa vật chất của Lê Nin, 2019.
[https://8910x.com/dinh-nghia-vat-chat-le-nin]
3) Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, 2014.
[http://www.triethoc.info/2014/03/moi-quan-he-bien-chung-giua-vat-chat-
va.html].
4) Luật sư Nguyễn Văn Dương, Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức theo
Triết học, 2021.
[https://luatduonggia.vn/moi-quan-he-bien-chung-giua-vat-chat-va-y-thuc-trong-
nen-kinh-te-nuoc-ta-hien-nay]
5) Bách khoa toàn thư trực tuyến, Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.
[https://tieng.wiki/content/%C3%9D%20th%E1%BB%A9c%20(tri%E1%BA
%BFt%20h%E1%BB%8Dc%20Marx-Lenin)/M%E1%BB%91i%20quan%20h
%E1%BB%87%20gi%E1%BB%AFa%20v%E1%BA%ADt%20ch%E1%BA
%A5t%20v%C3%A0%20%C3%BD%20th%E1%BB%A9c.html]
6) Quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức liên hệ thực tế công cuộc đổi mới ở
nước ta hiện nay, 2014.
[https://text.123docz.net/document/2426170-quan-he-bien-chung-giua-vat-chat-
va-y-thuc-lien-he-thuc-te-cong-cuoc-doi-moi-o-nuoc-ta-hien-nay.htm]
7) Hoàng Thái, Lý luận chung về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, Đại học Kinh
tế Quốc dân, 2020.
[https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-quoc-dan/triet-1/ly-luan-
chung-ve-moi-quan-he-giua-vat-chat-va-y-thuc/18736707]
8) GS.TS. Phạm Văn Đức, Giáo trình Triết học Mác – Lênin, trang 79, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, năm 2018

14

You might also like