You are on page 1of 26

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MAC- LÊNIN

ĐỀ TÀI:

“QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MAC-LEENIN VỀ NGUỒN GỐC RA


ĐỜI CỦA Ý THỨC, Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TRONG VIỆC
PHÁT HUY VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA LAO ĐỘNG HIỆN NAY”

GVHD: Nguyễn Thị Quyết

Học kì: 1 Năm học : 2022-2023

Họ và tên sinh viên:

Nguyễn Vũ Phương Thảo-22128067

Lê Nguyễn Thu Hà –22128016

Nguyễn Thanh Bền -22128005

Bạch Nguyễn Khánh Vân -22128090

Nguyễn Quốc Hưng-22142137

Nguyễn Đình Phú-221242195


TP.Hồ Chí Minh,11/12/2022
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.2. Tỷ lệ lao động trên 15 tuổi tại Việt Nam 2017-2020 phân theo trình
độ chuyên môn

Hình 2.3. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm, theo giới tính và
theo khu vực 2017-2021

Hình 2.4. Lực lượng lao động đang làm việc 3 khu vực theo các quý năm
2021

Hình 2.5. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm các quý trong năm 2021
(%)
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2
4. Kết cấu đề tài...............................................................................................2
NỘI DUNG...............................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................3
1.1. Ý thức là gì?..............................................................................................3
1.2. Quan điểm của Mac-Leenin về nguồn gốc ra đời của ý thức..............4
1.2.1. Nguồn gốc tự nhiên............................................................................4
1.2.2. Nguồn gốc xã hội................................................................................6
1.3. Bản chất của ý thức.................................................................................7
1.4. Ý nghĩa phương pháp luận.....................................................................8
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN...................................................................9
2.1. Thực trạng lao động ở nước ta hiện nay................................................9
2.2. Một số vấn đề đặt ra cho lực lượng lao động tại Việt Nam hiện nay 16
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG TRONG
BỐI CẢNH HIỆN NAY........................................................................................18
3.1. Một số định hướng.................................................................................18
3.2. Giải pháp phát triển thị trường lao động............................................19
KẾT LUẬN............................................................................................................20
DANH MỤC THAM KHẢO................................................................................21
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ý thức là một trong hai phạm trù thuộc vấn đề cơ bản của triết học. Nó là hình thức
cao của sự phản ánh của thực tại khách quan, hình thức mà riêng con người mới
có. ý thức của con người là cơ năng của cái “ khối vật chất đặc biệt phức tạm mà
người ta gọi là bộ óc con người” (theo LêNin).

Khi xã hội ngày càng phát triển thì một điều không thể phủ nhận đó chính là những
ý thức của con người tác động đến sự vật cũng thay đổi theo. Các trạng thái của ý
thức cũng được liên kết với các trạng thái của kinh nghiệm để cấu trúc được biểu
thị trong nhận thức được phản ánh trong cấu trúc của kinh nghiệm.

Tác động của ý thức xã hội đối với con người là vô cùng to lớn. Nó không những
là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn mà con là động lực thực tiễn. Sự thành
công hay thất bại của thực tiễn, tác động tích cự hay tiêu cực của ý thức đối với sự
phát triển của tự nhiên, xã hội chủ yếu phụ thuộc vào vai trò chỉ đạo của ý thức mà
biểu hiện ra là vai trò của khoa học văn hoá và tư tưỏng.

Nước ta hiện nay đang trong quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa
“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để đạt được mục tiêu này,
cùng với việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, chúng ta đồng thời phải xây
dựng và phát triển đời sống tinh thần của xã hội mà ý thức xã hội là một bộ phận
cấu thành quan trọng.

Do đó để tìm hiểu sâu hơn về ý thức và nguồn gốc của ý thức, em đã lựa chọn đề
tài này làm chủ đề nghiên cứu của mình, từ đó vận dụng vào thực tiễn tại Việt
Nam, có những đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm phát huy lao động tại Việt
Nam trong bối cảnh hiện nay

1
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan tới đề tài

- Liên hệ thực tiễn lực lượng lao động tại Việt Nam

- Phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp phát huy lao động hiện nay

3. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập dữ liệu

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp logic

- Phương pháp so sánh

4. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài tiểu luận bao gồm 3 chương chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan tới đề tài

Chương 2: Liên hệ thực tiễn

Chương 3: Giải pháp phát huy lao động tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

2
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Ý thức là gì?

Để đưa ra được định nghĩa về ý thức con người đã trải qua một thời kỳ lịch sử lâu
dài, nó trải qua những tư tưởng từ thô sơ, sai lệch cho tới những định nghĩa có tính
khoa học.

Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc con
người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức là toàn bộ sản phẩm
những hoạt động tinh thần của con người, bao gồm những tri thức, kinh nghiệm,
những trạng thái tình cảm, ước muốn, hy vọng, ý chí niềm tin, ... của con người
trong cuộc sống. Ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch
sử - xã hội, là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc
của con người.

Theo Phân tâm học, tâm của con người chia làm hai là ý thức và vô thức. Duy thức
học thì phân làm tám và ý thức là một trong tám phần đó. Như vậy, nhìn theo quan
điểm nào thì ý thức cũng chỉ là một phần của tâm. Tuy vậy, ý thức rất năng động
và có phạm vi hoạt động rất lớn.

Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác - Lênin là một phạm trù được quyết định
với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan
vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ biện
chức với vật chất. Theo tâm lý học được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý
cao nhất chỉ có ở con người. Ý thức là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con
người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan.

Tóm lại, ý thức là một hiện tượng tâm lý xã hội có kết cấu phức tạp bao gồm tự ý
thức, tri thức, tình cảm, ý chí trong đó tri thức là quan trọng nhất, là phương thức
3
tồn tại của ý thức.

1.2. Quan điểm của Mac-Leenin về nguồn gốc ra đời của ý thức

1.2.1. Nguồn gốc tự nhiên

Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được thể hiện qua sự hình thành của bộ óc con
người và hoạt động của bộ óc đó cùng với mối quan hệ giữa con người với thế giới
khách quan; trong đó, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người tạo ra quá
trình phản ánh sáng tạo, năng động.

Về bộ óc người: Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc
người, là chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc. Bộ
óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức
của con người càng phong phú và sâu sắc. Điều này lý giải tại sao quá trình tiến
hóa của loài người cũng là quá trình phát triển năng lực của nhận thức, của tư duy
và tại sao đời sống tinh thần của con người bị rối loạn khi sinh lý thần kinh của con
người không bình thường do bị tổn thương bộ óc.

Về mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo ra quá trình phản ánh
năng động, sáng tạo: Quan hệ giữa con người với thế giới khách quan là quan hệ
tất yếu ngay từ khi con người xuất hiện. Trong mối quan hệ này, thế giới khách
quan, thông qua hoạt động của các giác quan đã tác động đến bộ óc người, hình
thành nên quá trình phản ánh.

Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác
trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Những đặc điểm được tái tạo
ở dạng vật chất chịu sự tác động bao giờ cũng mang thông tin của dạng vật chất tác
động. Những đặc điểm mang thông tin ấy được gọi là cái phản ánh. Cái phản ánh
và cái được phản ánh không tách rời nhau nhưng không đồng nhất với nhau.

Cái được phản ánh là những dạng cụ thể của vật chất, còn cái phản ánh chỉ là đặc

4
điểm chứa đựng thông tin của dạng vật chất đó (cái được phản ánh) ở một dạng vật
chất khác (dạng vật chất nhận sự tác động).

Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất, song phản ánh được thể hiện
dưới nhiều hình thức. Những hình thức này tương ứng với quá trình tiến hóa của
vật chất.

Phản ánh vật lý, hóa học là hình thức thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vô sinh.
Phản ánh vật lý, hóa học thể hiện qua những biến đổi về cơ, lý, hóa khi có sự tác
động qua lại lẫn nhau giữa các dạng vật chất vô sinh. Hình thức phản ánh này
mang tính thụ động, chưa có định hướng lựa chọn của vật nhận tác động.

Phản ánh sinh học là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự nhiên hữu
sinh. Tương ứng với quá trình phát triển của giới tự nhiên hữu sinh, phản ánh sinh
học được thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ. Tính kích thích là
phản ứng của thực vật và động vật bậc thấp bằng cách thay đổi chiều hướng sinh
trưởng, phát triển, thay đổi màu sắc, thay đổi cấu trúc…khi nhận sự tác động trong
môi trường sống. Tính cảm ứng là phản ứng của động vật có hệ thần kinh tạo ra
năng lực cảm giác, được thực hiện trên cơ sở điều khiển của quá trình thần kinh
qua cơ chế phản xạ không điều kiện, khi có sự tác động từ bên ngoài môi trường
lên cơ thể sống.

Phản ánh tâm lý là phản ứng của động vật có hệ thần kinh trung ương được thực
hiện trên cơ sở điều khiển của hệ thần kinh qua cơ chế phản xạ có điều kiện.

Phản ánh năng động sáng tạo là hình thức phản ánh cao nhất trong các hình thức
phản ánh, nó chỉ được thực hiện ở dạng vật chất có tổ chức cao nhất, có tổ chức
cao nhất là bộ óc người. Phản ánh năng động, sáng tạo được thực hiện qua quá
trình hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người khi thế giới khách quan tác
động lên các giác quan của con người. Đây là sự phản ánh có tính chủ động lựa

5
chọn thông tin, xử lý thông tin để tạo ra những thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của
thông tin. Sự phản ánh sáng tạo năng động này được gọi là ý thức.

1.2.2. Nguồn gốc xã hội

Nguồn gốc xã hội của ý thức là lao động và ngôn ngữ, hai yếu tố này vừa là nguồn
gốc, vừa là tiền đề của sự ra đời ý thức.

Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm
thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người; là quá trình trong đó
bản thân con người đóng vai trò môi giới, điều tiết sự trao đổi vật chất giữa mình
với giới tự nhiên. Đây cũng là qúa trình làm thay đổi cấu trúc cơ thể, đem lại dáng
đi thẳng bằng hai chân, giải phóng hai tay, phát triển khí quan, phát triển bộ não,…
của con người.

Trong quá trình lao động, con người tác động vào thế giới khách quan làm cho thế
giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động
của nó, biểu hiện thành những hiện tượng nhất định mà con người có thể quan sát
được.

Những hiện tượng ấy, thông qua hoạt động của các giác quan, tác động vào bộ óc
người, thông qua hoạt động của bộ não con người, tạo ra khả năng hình thành nên
những tri thức nói riêng và ý thức nói chung. Như vậy, sự ra đời của ý thức chủ
yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan thông qua quá trình lao động.

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức.
Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện. Sự ra đời của ngôn ngữ
gắn liền với lao động. Lao động ngay từ đầu đã mang tính tập thể.

Mối quan hệ giữa các thành viên trong lao động nảy sinh ở họ nhu cầu phải có
phương tiện để biểu đạt. Nhu cầu này làm ngôn ngữ nảy sinh và phát triển ngay
trong quá trình lao động. Nhờ ngôn ngữ con người đã không chỉ giao tiếp, trao đổi

6
mà còn khái quát, tổng kết đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư
tưởng từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Như vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của
ý thức là lao động. Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai
chất kích thích chủ yếu làm cho bộ óc vượn dần dần chuyển hóa thành bộ óc
người, khiến cho tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành ý thức.

1.3. Bản chất của ý thức.

Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con
người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng
hoạt động tâm – sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin,
chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thông tin
đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được
tiếp nhận. Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức còn được thể hiện
ở quá trình con người tạo ra những giả tưởng, giả thuyết, huyền thoại,.. trong đời
sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng
các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người.

Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nghĩa là: ý thức là hình ảnh
về thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quan quy định cả về nội
dung, cả về hình thức biểu hiện nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách
quan mà nó đã cải biến thông qua lăng kính chủ quan của con người. Theo Mác: ý
thức “chẳng qua chỉ là vật chất được di chuyển vào trong đầu óc con người và
được cải biến đi trong đó”.

Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn tại của ý
thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật

7
sinh học mà chủ yếu là của các quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các
điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định. Với tính năng động, ý thức đã
sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội.

1.4. Ý nghĩa phương pháp luận

Thứ nhất, phải khách quan trong nhận thức và hành động; nhận thức và hành động
phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Không
xuất phát từ ý muốn chủ quan, lấy ý muốn chủ quan làm cơ sở định ra chính sách,
lấy ý chí áp đặt cho thực tế.

Thứ hai, Phát huy tính năng động chủ quan, sáng tạo của ý thức, phát huy nhân tố
con người: giáo dục nâng cao trình độ tri thức khoa học cho nhân dân, cán bộ, đảng
viên; bồi dưỡng nhiệt tình cách mạng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ,
đảng viên.; vận dụng đúng đắn các quan hệ lợi ích, động cơ trong sáng, thái độ
khách quan khoa học khụng vụ lợi; chống thụ động, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ.

Thứ ba, khắc phục, ngăn chặn bệnh chủ quan, duy ý chí: khuynh hướng tuyệt đối
hoá của nhân tố chủ quan, của ý chí, xa rời hiện thực, bất chấp quy luật khách
quan, lấy nhiệt tình thay cho sự yếu kém của tri thức; bệnh chủ quan duy ý chí là
lối suy nghĩ hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan; định
ra chủ trương chính sách xa rời hiện thực khách quan; phải đổi mới tư duy lý luận,
nâng cao năng lực trí tuệ của toàn Đảng.

Đại hội VII Đảng ta khảng định: Mọi đường lối của Đảng phải xuất phát từ thực tế,
tôn trọng và hành động đúng theo quy luật khách quan.

8
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN

2.1. Thực trạng lao động ở nước ta hiện nay

Dịch Covid-19 diễn biến kéo dài, hàng chục nghìn doanh nghiệp giải thể, tạm
ngừng hoạt động, một số hoạt động cầm chừng chỉ với 30-50% số lao động do phải
đảm bảo yêu cầu giãn cách khiến cầu lao động giảm sút nghiêm trọng. Bên cạnh
đó, nguồn cung lao động cho thị trường cũng giảm do lao động quay trở về quê vì
lo sợ dịch bệnh hoặc phải cách ly dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn lao động ở
nhiều doanh nghiệp.

Cụ thể, số người tham gia lực lượng lao động tiếp tục xu hướng giảm mạnh trong
giai đoạn 2019 - 2021 do tác động của đại dịch Covid-19. Lực lượng lao động từ
15 tuổi trở lên năm 2021 đạt 50,5 triệu người, giảm 791,6 nghìn người so với năm
trước. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2021 là 67,7%, giảm 1,9 điểm phần
trăm so với năm trước. Tuy nhiên, mặc dù gặp khó khăn bởi đại dịch, chất lượng
lao động vẫn có xu hướng được cải thiện, lao động đã qua đào tạo từ trình độ "Sơ
cấp" trở lên năm 2021 là 26,1%, tăng 0,8 điểm phần trăm so với năm trước.

9
Hình 2.1. Biến động lực lượng lao động Việt Nam giai đoạn 2017-2021(Nguồn:
Tổng cục Thống kê, 2021)

Về chất lượng lao động, nhìn chung chất lượng lao động tại Việt Nam có xu hướng
cải thiện trong những năm trở lại đây, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo từ sơ cấp trở
lên tăng từ 21,6% năm 2017 lên 26,1% năm 2021 (Tổng cục Thống kê, 2021).

Theo Ngân hàng Thế giới (WB, 2020), chỉ số vốn nhân lực (HCI) của Việt Nam đã
tăng từ 0,66 lên 0,69 trong 10 năm 2010 - 2020. Chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam
tiếp tục cao hơn mức trung bình của các nước có cùng mức thu nhập mặc dù mức
chi tiêu công cho y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội thấp hơn. Việt Nam là một trong
những nước ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương có điểm cao nhất về chỉ số vốn
nhân lực (theo WB). Điều này phản ánh những thành tựu lớn trong giáo dục phổ
thông và y tế trong những năm qua.

Tuy nhiên, nhìn chung, chất lượng lao động của Việt Nam vẫn ở mức thấp, khiến
một bộ phận người (NLĐ) khó tiếp cận với cơ hội việc làm bền vững, trong khi
nhiều doanh nghiệp (DN) không tuyển được nhân sự phù hợp.

Bên cạnh đó, khi xem xét cơ cấu lao động đã qua đào tạo theo trình độ chuyên
môn, có thể nhận thấy rằng, lao động từ đại học trở lên chiếm tỷ trọng khá cao; đến
năm 2020, tỷ trọng lao động đang làm việc có trình độ từ đại học trở lên chiếm tới
11,12% trên tổng số lao động, trong khi lao động ở trình độ sơ cấp và trung cấp chỉ
chiếm 9,11%; phản ánh sự mất cân đối trong cung ứng lao động và tình trạng thừa
thầy, thiếu thợ vẫn tồn tại trong thị trường cung ứng lao động Việt Nam.

10
Hình 2.2. Tỷ lệ lao động trên 15 tuổi tại Việt Nam 2017-2020 phân theo trình độ
chuyên môn (Nguồn: Tổng cục Thống kê 2021)

Xét về cơ cấu tham gia lực lượng lao động theo giới tính và theo khu vực, trong 5
năm gần đây, lao động nam vẫn có xu hướng chiếm tỷ trọng lớn hơn so với lao
động nữ, đặc biệt, trong năm 2021, tỷ lệ lao động nữ tham gia LLLĐ giảm sâu,
tương ứng 46,5%. Trong khi đó, lao động khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ lớn,
tuy nhiên, theo xu hướng giảm dần, đến năm 2021 đạt 63,2%.

Suy giảm kinh tế do ảnh hưởng đại dịch khiến cho số lao động có việc làm tiếp tục
xu hướng giảm trong giai đoạn 2019-2021. Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm
năm 2021 là 49,0 triệu người, tiếp tục giảm mạnh so với năm 2020. Trong đó,
giảm chủ yếu ở khu vực nông thôn và ở nam giới. Số lao động có việc làm ở khu
vực nông thôn là 31,2 triệu người, giảm 1,5 triệu người và ở nam giới là 26,2 triệu
người, giảm 729,5 nghìn người so với năm trước.

11
Hình 2.3. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm, theo giới tính và
theo khu vực 2017-2021 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2021)

Trong năm 2021, tình hình dịch Covid-19 kéo dài và phức tạp hơn trong năm 2020
đã khiến cho hàng triệu người mất việc, lao động trong các ngành tiếp tục giảm,
đặc biệt là khu vực dịch vụ.

Lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 16,3 triệu người (chiếm
33,2%), giảm 254,2 nghìn người so với năm trước; khu vực dịch vụ là 18,6 triệu
người (chiếm 37,9%), giảm 800,8 nghìn người so với năm trước; khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản là 14,2 triệu người (chiếm 28,9%), tăng 37,3 nghìn người
so với năm trước.

12
Hình 2.4. Lực lượng lao động đang làm việc 3 khu vực theo các quý năm 2021
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2021)

Xét theo quý và theo khu vực, lực lượng lao động đang làm việc cả nước và ở cả 2
khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ đều giảm sâu trong quý III năm 2021.

Số liệu công bố của Tổng cục Thống kê (2021) cho thấy, tính riêng quý III/2021
vừa qua, cả nước có hơn 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên hứng chịu ảnh hưởng
tiêu cực của dịch Covid-19 như mất việc làm, giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ
làm, giảm thu nhập…So với quý trước, số lao động chịu tác động xấu bởi dịch
Covid-19 trong quý III tăng thêm 15,4 triệu người. Hầu hết những người bị ảnh
hưởng nằm trong độ tuổi lao động, từ 24 - 54 tuổi, chiếm 73,3% tổng số lao động
bị ảnh hưởng.

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê (2021), giãn cách xã hội kéo dài trong 3
tháng của quý III đã làm trầm trọng hơn tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm và
ảnh hưởng mạnh tới ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, số lao động làm việc
trong hai ngành này đều giảm mạnh chưa từng có trong nhiều năm gần đây.

Ngược lại, lao động trong ngành nông nghiệp lại có xu hướng tăng, trái ngược với
những xu hướng thường thấy trước đây, chủ yếu là do số lao động mất việc tại các
tỉnh thành phía Nam quay trở về địa phương và làm việc trong ngành nông nghiệp.

Thực tế, lao động khu vực thành thị chịu thiệt hại nhiều hơn và đã xuất hiện tình
trạng người dân, lao động thiếu, mất việc làm do dịch, lao động nghèo, lao động tự
do di chuyển tự phát từ vùng dịch về quê, gây không ít khó khăn cho cả nơi đến và
nơi đi, nguy cơ làm mất cân đối cung - cầu trong ngắn hạn khi nền kinh tế tiến vào
giai đoạn phục hồi.

Trong năm 2021, số lao động có việc làm chính thức và phi chính thức đều giảm.
Số lao động có việc làm phi chính thức là 19,8 triệu người, giảm 628,0 nghìn

13
người, mức giảm này cao hơn so với mức giảm ở lao động có việc làm chính thức;
số lao động có việc làm chính thức là 15,4 triệu người, giảm 469,8 nghìn người so
với năm 2020. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức phi nông nghiệp năm
2021 là 56,2%, tương đương so với năm trước. Tuy nhiên, ở khu vực nông thôn và
ở nữ giới tỷ lệ này có xu hướng tăng tương ứng lần lượt là 1,0 điểm phần trăm và
0,2 điểm phần trăm so với năm trước.

Theo Báo cáo thường niên, năng suất lao động (NSLĐ) của toàn nền kinh tế theo
giá hiện hành năm 2021 ước tính đạt 171,3 triệu đồng/lao động (tương đương
7.398 USD/lao động, tăng 538 USD so với năm 2020). Theo giá so sánh, năng suất
lao động năm 2021 tăng 4,71% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ
lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2021 đạt 26,1%, cao hơn mức 25,3%
của năm 2020) (Tổng cục Thống kê, 2021).

Khi so sánh với các quốc gia trong khu vực, năng suất lao động (NSLĐ) của Việt
Nam vẫn ở mức tương đối thấp và chênh lệch tuyệt đối tiếp tục xu hướng gia tăng.
NSLĐ của Việt Nam chỉ cao hơn Campuchia; gần tương đồng với Myanmar và
Lào; thấp hơn Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan và thấp hơn
rất nhiều so với Malaysia cũng như Singapore.

Điều này đặt ra những thách thức rất lớn cho Việt Nam trong việc cải thiện chất
lượng nguồn nhân lực, qua đó nâng cao NSLĐ để có thể bắt kịp với mức NSLĐ
của các quốc gia trong khu vực.

Tính chung năm 2021, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 3,22%, trong
đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,42% cao hơn khu vực nông thôn
(2,48%). Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) năm 2021 ước tính là
8,48%, trong đó khu vực thành thị là 11,91%; khu vực nông thôn là 6,76% (Tổng
cục Thống kê, 2021).

14
Mặc dù Chính phủ đã có các chính sách chủ động thích ứng linh hoạt trong phòng
chống Covid-19, vừa thực hiện phục hồi, phát triển kinh tế xã hội nhưng tính
chung cả năm 2021 thị trường lao động vẫn còn gặp nhiều khó khăn, với tỷ lệ thất
nghiệp năm nay cao hơn năm trước, trong đó khu vực thành thị vượt mốc 4%.

Hình 2.5. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm các quý trong năm 2021 (%)
(Nguồn:Tổng cục Thống kê, 2021)

Xét theo quý, quý III năm 2021 ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm
đạt mức cao nhất trong số các quý trong năm. Diễn biến phức tạp của làn sóng dịch
Covid-19 lần thứ 4 đã làm số người tham gia lực lượng lao động sụt giảm nghiêm
trọng. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở mức thấp chưa từng có trong vòng 10
năm trở lại đây, đồng thời đã đẩy tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm quý III
tăng đột biến, ở mức 3,98% và 4,46% - là mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm
trở lại đây.

Số người thiếu việc làm trong độ tuổi năm 2021 là hơn 1,4 triệu người, tăng 370,8
nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước
tính là 3,10%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 3,33%; tỷ lệ thiếu
việc làm khu vực nông thôn là 2,96%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ

15
tuổi là 3,10%, tăng 0,71 điểm phần trăm so với năm trước. Tỷ lệ này ở khu vực
thành thị là 3,33%, cao hơn 0,37 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn.

Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 lần thứ 4 đã đẩy tỷ lệ thiếu việc làm ở
khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn trong năm 2021. Điều này trái với xu
hướng thị trường lao động thường được quan sát ở nước ta với tình trạng thiếu việc
làm ở khu vực nông thôn thường nghiêm trọng hơn so với thành thị.

2.2. Một số vấn đề đặt ra cho lực lượng lao động tại Việt Nam hiện nay

Thời gian qua, mặc dù lực lượng lao động tăng cả về số lượng và trình độ chuyên
môn, song vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đối với lực lượng lao động Việt Nam hiện
nay, cụ thể:

Một là, lao động phân bổ không đều giữa các vùng: Các vùng đất rộng có tỷ trọng
lao động thấp (vùng trung du và miền núi phía Bắc chỉ chiếm 13,8% lực lượng lao
động, Tây Nguyên chiếm 6,5% lực lượng lao động), phân bổ lao động chưa tạo
điều kiện phát huy lợi thế về đất đai, tạo việc làm cho người lao động và tác động
tích cực đến sự di chuyển lao động từ các vùng nông thôn ra thành thị.

Năm 2017, lực lượng lao động chủ yếu tập trung ở các vùng Đồng bằng Sông
Hồng (21,8%), Đồng bằng Sông Cửu Long (19,1%), Bắc Trung bộ và Duyên hải
miền Trung (21,6%), các vùng còn lại chiếm 17,2%.

Hai là, chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn,
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển: Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay
luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động
một số ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, thông tin viễn thông, du lịch…) và
công nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề,
thể lực và tác phong lao động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp.

16
Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, cả về chiều cao,
cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và
những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế. Kỷ luật lao
động của người Việt Nam nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của quá
trình sản xuất công nghiệp.

Một bộ phận lớn người lao động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công
nghiệp. Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, nông nghiệp, mang nặng tác
phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi.
Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm,
không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ
kinh nghiệm làm việc.

Ba là, còn nhiều rào cản, hạn chế trong dịch chuyển lao động: Phần lớn lao động di
cư chỉ đăng ký tạm trú, không có hộ khẩu, gặp khó khăn về nhà ở, học tập, chữa
bệnh... trình độ học vấn của lao động di cư thấp và phần đông chưa qua đào tạo
nghề.

Hầu hết các khu công nghiệp và khu chế xuất – nơi sử dụng đến 30% lao động di
cư không có dịch vụ hạ tầng xã hội (ký túc xá, nhà trẻ, nhà văn hóa, đào tạo nghề,
tham gia bảo hiểm xã hội…), lao động di cư ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã
hội cơ bản. Tình trạng trên dẫn tới hậu quả là nguồn cung lao động không có khả
năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của các vùng, các khu công nghiệp, khu
chế xuất.

17
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG TRONG
BỐI CẢNH HIỆN NAY

3.1. Một số định hướng

Xu thế hội nhập và ứng dụng khoa học kỹ thuật ngày càng mạnh mẽ sẽ tác động
làm biến đổi thị trường lao động, cụ thể sẽ có nhiều ngành nghề, công việc truyền
thống/thủ công sẽ mất đi đồng nghĩa với việc người lao động ở các quốc gia sẽ mất
đi nhiều việc làm, cơ hội việc làm nhưng nó cũng mở ra cơ hội xuất hiện nhiều
ngành nghề, công việc mới đòi hỏi ít nhân công và chất lượng lao động ở trình độ
ngày càng cao hơn.

Đối với Việt Nam, một quốc gia có xuất phát điểm, nền tảng, trình độ (công nghệ,
nguồn nhân lực…) hạn chế thì thị trường lao động sẽ gặp nhiều thách thức như:

Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và
thu hút đầu tư nước ngoài; Sức ép về vấn đề giải quyết việc làm với sự gia tăng tỷ
lệ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm; 46 triệu lao động Việt Nam (lao động chưa qua
đào tạo) đứng trước nguy cơ không có cơ hội tham gia làm những công việc có
mức thu nhập cao, bị thay thế bởi lao robot, trang thiết bị công nghệ thông minh;
Thiếu đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là một số ngành/lĩnh vực chủ
lực như bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin…

Chất lượng lao động ở nước ta thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, cơ
cấu ngành nghề đào tạo có nhiều bất cập. Còn thiếu nghiêm trọng lao động kỹ
thuật trình độ cao, lao động trong một số ngành công nghiệp mới. Tỷ lệ lao động
được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công
nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam thấp.

18
Vẫn còn tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ giữa các vùng, khu vực,
ngành nghề kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, lao động chủ yếu làm việc
trong khu vực nông nghiệp, khu vực phi chính thức, năng suất thấp…

3.2. Giải pháp phát triển thị trường lao động

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, trước mắt thị trường lao động Việt Nam
cần tiếp tục được phát triển theo hướng hiện đại hóa và thị trường. Khuôn khổ luật
pháp, thể chế, chính sách thị trường lao động cần sớm được kiện toàn. Chú trọng
hỗ trợ lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp và lao động
vùng biên; Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên, người khuyết tật, người dân tộc
thiểu số, phụ nữ nghèo nông thôn, thí điểm đặt hàng hợp đồng với trung tâm dich
vụ việc làm và các tổ chức, đơn vị có liên quan khác như: Phòng Công nghiệp
Thương mại Việt Nam (VCCI), Trung ương Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam, Hội Nông dân Việt Nam… để thực hiện các hoạt động hỗ trợ tạo việc làm.

Bên cạnh đó, nâng cao năng lực, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực
hiện dự án, trong đó: Tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực
cho cán bộ quản lý nhà nước về việc làm; phối hợp với các đơn vị liên quan xây
dựng khung chương trình và tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ tư vấn viên của
trung tâm dịch vụ việc làm; Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin
đại chúng về lao động, việc làm, nhất là cho lao động nông thôn, lao động di cư và
các đối tượng lao động đặc thù...

Nhanh chóng đưa NLĐ trở lại thị trường thông qua tăng cường kết nối cung - cầu
lao động. Tăng cường giáo dục nghề nghiệp, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, đào
tạo tái hòa nhập thị trường lao động… nhằm hỗ trợ NLĐ quay trở lại thị trường.
Hộ sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cần có những chính sách ưu tiên và
khuyến khích vì đây sẽ lực lượng phục hồi nhanh hơn so với các loại hình khác.

19
Tập trung kết nối việc làm và thúc đẩy tạo việc làm sau đại dịch đối với các lĩnh
vực có tiềm năng phục hồi; điều chỉnh hoạt động đào tạo theo nhu cầu thị trường
lao động cho các ngành có tiềm năng tăng trưởng khi nền kinh tế phục hồi hoặc tập
trung vào các kỹ năng số, kỹ thuật tiên tiến và khởi nghiệp kinh doanh…

KẾT LUẬN

Vấn đề ý thức là một nội dung quan trọng của triết học Mác - Lênin. Việc tìm hiểu
sâu sắc vấn đề này có ý nghĩa rất lớn đối với nhiệm vụ xây dựng ý thức xã hội mới,
từ đó góp phần vào thành công của quá trình xây dựng đất nước phát triển theo
định hướng xã hội chủ nghĩa “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”.

Hệ thống lý luận của triết học Mác - Lênin, vấn đề ý thức là một nội dung quan
trọng góp phần tạo cơ sở lý luận cho quan điểm duy vật về lịch sử, và cùng với học
thuyết giá trị thặng dư, đã trở thành hai phát kiến vĩ đại của chủ nghĩa Mác. Nhận
thức sâu sắc những vấn đề lý luận về ý thức xã hội của triết học Mác và vận dụng
hợp lý chúng trong xây dựng ý thức xã hội mới nói riêng và đời sống tinh thần nói
chung sẽ góp phần thiết thực vào thành công của công cuộc xây dựng đất nước
theo định hướng XHCN.

Bài tiểu luận đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ý thức cũng như nguồn gốc của ý
thức theo quan điểm Mac-Leenin, từ đó liên hệ thực tiễn lao động tại Việt Nam và
đưa ra những giải pháp hiệu quả trong công tác phát huy lao động trong bối cảnh
hiện nay.

20
DANH MỤC THAM KHẢO

1. Giáo trình môn triết

2. Lan Anh (2021), Ý thức là gì? Nguồn gốc, bản chất, kết cấu (Triết học Mác
Lenin), Tạp chí lịch sử và chính trị

3. TS Trần Sỹ Dương (2022), Quan điểm của triết học Mác - Lênin về ý thức
xã hội và ý nghĩa đối với việc xây dựng ý thức xã hội mới hiện nay, Viện
Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

4. Báo cáo thường niên Kinh tế và Thương mại Việt Nam năm 2021 - Phát
triển kinh tế trong đại dịch Covid-19

5. Thống kê của cục thống kê năm 2021

6. Trần Quang Vinh (2022), Bức tranh toàn cảnh về nhân lực ở Việt Nam:
Nhiều điểm tích cực, Báo Vietnam+, truy cập tại
https://link.gov.vn/Ohi80m2m

7. Thực trạng lực lượng lao động Việt Nam và một số vấn đề đặt ra!
https://laodongphothong.vn/thuc-trang-luc-luong-lao-dong-viet-nam-va-mot-
so-van-de-dat-ra

8. PGS.TS. Nguyễn Bá Ngọc, ThS. Trịnh Thu Nga, ThS. Đặng Đỗ Quyên
(2017), thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực và
quốc tế, Viện Khoa học Lao động và Xã hội,

9. Nhật Hồng (2022), Nghịch lý: Tỷ lệ thất nghiệp cao, doanh nghiệp lại thiếu
nguồn lao động, Báo Dân Trí, truy cập tại, https://dantri.com.vn/giao-duc-
huong-nghiep/nghich-ly-ty-le-that-nghiep-cao-doanh-nghiep-lai-thieu-
nguon-lao-dong-20220721075647142.htm

21
22

You might also like