You are on page 1of 5

BÀI TẬP CHƯƠNG 3_4

Time: 40 phút
Câu 1: Cho phản ứng
H2S(g) + 1/2O2(g) → H2O(g) + S(s)
∆Ho298,f (kJ/mol) -20,63 -241,82
o
S 298 (J/mol.K) 205,68 205,03 188,72 31,8
o
∆G (kJ) của phản ứng trên là:
A. -195,06 B. -25906 C. 195,06 D. 25906
Câu 2: Phản ứng hóa học tự xảy ra ở mọi nhiệt độ khi phản ứng có:
A. ΔH > 0 và ΔS < 0 B. ΔH > 0 và ΔS > 0
C. ΔH < 0 và ΔS < 0 D. ΔH < 0 và ΔS > 0
Câu 3: Cho phản ứng A + B → C + D, Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Tốc độ của phản ứng tăng dần theo thời gian
B. Khi tăng nồng độ chất B thì hằng số tốc độ phản ứng sẽ tăng
C. Tốc độ trung bình của phản ứng được xác định bằng độ tăng nồng độ chất A trong một
đơn vị thời gian
D. Tốc độ trung bình của phản ứng được xác định bằng độ tăng nồng độ chất D trong một
đơn vị thời gian
Câu 4: Phản ứng phân hủy N2O5 được bắt đầu thực hiện lúc 17h00 với nồng độ ban đầu
là 1,5 mol/l. Vào lúc 17h15 nồng độ của nguyên liệu là 0,6 mol/l. Tốc độ trung bình của
phản ứng này là:
A. 0.06 mol/l.s B. 0.09 mol/l.s C. 0,06 mol/l.min D. 0,09 mol/l.min
Câu 5: Cho phương trình nhiệt hóa học: C(gr) + 2N2O(g) → CO2(g) + 2N2(g). Hiệu ứng
nhiệt của phản ứng là ΔHo298 = – 557,5 kJ và nhiệt tạo thành của N2O là ΔHof, 298 (N2O, g)
= 82 kJ/mol. Hãy tính nhiệt tạo thành mol tiêu chuẩn (kJ) của CO2 (g).
A. –164 kJ/mol B. +164 kJ/mol. C. – 393,5 kJ/mol D. +393,5 kJ/mol
Câu 6: Cho phản ứng sau: Mg(s) + N2O(g) MgO(s) + N2(g)
o
∆G f (kJ/mol) - 103,7 – 569,3 -
o
Tính ∆G 298 (kJ) của phản ứng.
A. – 673,0 kJ B. 465,6 kJ C. – 465,6 kJ D. 673,0 kJ
Câu 7: Phản ứng 2SO2 (g) + O2 (g) ↔ 2SO3 (g) có hiệu ứng nhiệt tiêu chuẩn là – 197,78
kJ. Sau khi phản ứng đạt cân bằng, muốn thu được thêm thật nhiều SO3 thì các biện pháp
kỹ thuật nào sau đây cần thực hiện?
A. Giảm nhiệt độ, tăng áp suất B. Giảm nhiệt độ, giảm áp suất
C. Tăng nhiệt độ, giảm áp suất D. Tăng nhiệt độ, tăng áp suất
Câu 8: Phản ứng giữa 2,5g Fe với S tỏa ra một lượng nhiệt bằng 3,77 kJ, hiệu suất phản
ứng là 100% (phản ứng xảy ra ở điều kiện tiêu chuẩn, 25oC). Hãy tính nhiệt tạo thành tiêu
chuẩn (kJ/mol) của FeS.
A. + 48,3 kJ/ mol B. + 84,5 kJ/ mol C. – 48,3 kJ/ mol D. – 84,5 kJ/ mol
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng về đại lượng Entropy
A. Đặc trưng cho mức độ hỗn loạn của hệ
B. Không phụ thuộc đáng kể vào nhiệt độ
C. Là thông số dung độ
D. Entropy của H2O (rắn) nhỏ hơn Entropy của H2O (khí)
Câu 10: Cho phản ứng đơn giản sau: N2O5(k) → 2NO2(k) + 1/2O2(k). Ở 45oC phản ứng
có hằng số tốc độ k = 5,1.10-4 (s-1). Cho nồng độ ban đầu của N2O5 là 0,4M. Vậy ở điều
kiện 45oC thì sau 10 phút phản ứng, nồng độ (M) của N2O5 là bao nhiêu?
A. 0,5 B. 0,1 C. 0,2 D. 0,3
Câu 11: Phản ứng mở vòng của cyclopropan C3H6 ở 500oC là phản ứng bậc 1. Gọi k là
hằng số tốc độ phản ứng, Co và C lần lượt là nồng độ ban đầu và nồng độ còn lại của
cyclopropan sau một khoảng thời gian t thực hiện phản ứng. Phát biểu nào sau đây về
phản ứng này là đúng?
A. Biểu thức vận tốc phản ứng tức thời phản ứng là V = k
B. Biểu thức tính hằng số tốc độ phản ứng là k=1tlnCCo
C. Biểu thức tính thời gian bán hủy của phản ứng là t1/2=ln2k
D. Biểu thức vận tốc phản ứng tức thời phản ứng là V = k [C3H3]2
Câu 12: Phản ứng nào xảy ra ở mọi nhiệt độ?
A. 2H2(g) + O2(g) → 2H2O(aq) ∆Ho298 = – 571,68 kJ
B. 2NO2(g) → 2NO(g) + O2(g) ∆Ho298 = 113,1 kJ
C. N2(g) + 2O2(g) → 2NO2 (g) ∆Ho298 = – 566,0 kJ
D. C3H8(g) + 5O2(g) → 3CO2(g) + 4H2O(g) ∆Ho298 = – 2044 kJ
Câu 13: Chọn phát biểu sai
A. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng đo ở điều kiện đẳng áp bằng biến thiên entalpi của hệ
B. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng không phụ thuộc vào điều kiện đo, trạng thái đầu và
trạng thái cuối của phản ứng
C. Khi phản ứng tỏa nhiệt thì ∆H < 0
D. Khi phản ứng thu nhiệt thì ∆H > 0
Câu 14: Phản ứng 2NO2(k) N2O4(k) có ∆H = -58,03 kj, ∆S = -176,52 j/mol.độ. Vậy
phản ứng xảy ra ở nhiệt độ:
A. T < 329K B. T = 329K C. T > 329K D. Ở bất kỳ nhiệt độ nào
Câu 15: Cho phản ứng CaO (r) + CO2 (k) -----> CaCO3 (r). Khi tương tác, 140 gam
CaO(r) tỏa
ra lượng nhiệt là 441kj. Vậy hiệu ứng nhiệt của phản ứng trên là:
A. 176,4kj B. -176,4Kj C. 315kj D. -315kj
Câu 16: Phản ứng nhiệt phân đá vôi CaCO3 CaO(r) + CO2(k) có ∆H0298pư = 42,4 Kcal
và ∆S0298pư = 38,4 cal/mol.độ. Giả sử ∆H và ∆S đều không thay đổi theo nhiệt độ. Vậy
nhiệt độ để đá vôi bắt đầu bị nhiệt phân là:
A. 8310C B. 1000K C. 11040C D. 1140K
Câu 17: Đại lượng nào sau đây không là hàm trạng thái:
A. Entanpi B. Công C. Entropi C. Nội năng
Câu 18: Hiệu ứng nhiệt của một phản ứng bằng:
A. Tất cả đều đúng
B. Tổng nhiệt tạo thành sản phẩm trừ tổng nhiệt tạo thành các chất đầu
C. Tổng nhiệt đốt cháy các chất đầu trừ tổng nhiệt đốt cháy các sản phẩm
D. Tổng năng lượng phá vỡ liên kết các chất đầu trừ tổng năng lượng phá vỡ liên kết
trong các sản phẩm.
Câu 19: Tính ∆H của phản ứng: 4NO2(k) + O2(k) -----> 2N2O5(r)
Cho NO(k) + 1/2 O2(k) -----> NO2(k), ∆H01 = -57,1kj
N2O5(r) ----> 2NO(k) + 3/2 O2(k), ∆H02 = -223,7kj
A. 109,5 B. -109,5 C. -219 D. 219
Câu 20: Xem biến đổi CH3OH(l) CH3OH(k) có ∆H0298 = 37400 j/mol và
∆S0298 =111j/mol.K. Tính nhiệt độ sôi (0C) của CH3OH(l)
A. 337 B. 98 C. 64 D. 72
Câu 21: Cho phản ứng: CuO(r) + H2(k) ------> Cu(r) + H2O(k) ∆H0 < 0. Cho:
S0(j.mol-10K-1) 42,63 130,56 33,15 188,72
0
Từ kết quả tính ∆S của phản ứng, ta có:
A. ∆S > 0, phản ứng tự xảy ra B. ∆S > 0, phản ứng không tự xảy ra
C. ∆S < 0, phản ứng tự xảy ra D. ∆S < 0, phản ứng không tự xảy ra
Câu 22: Một phản ứng hóa học bất kỳ sẽ tự xảy ra theo chiều tăng độ hỗn loạn của hệ khi
A. Nhiệt độ cao B. Nhiệt độ thấp
C. Bất kỳ nhiệt độ nào D. Không xác định
Câu 23: Cho phản ứng: C(gr) + O2(k) ------> CO2(k). ∆H0298 = -94,5 Kcal. Chọn phát
biểu đúng:
A. Phản ứng trên tỏa nhiệt lượng là -94,5 Kcal ở điều kiện tiêu chuẩn
B. Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của CO2(k) là -94,5 Kcal/mol
C. Nhiệt đốt cháy của C(gr) là -94,5 Kcal/mol
D. Tất cả đều đúng
Câu 24: Cho nhiệt đốt cháy của C2H2(k) và C6H6(k) lần lượt là (Kcal/mol) -310,6 và
-781,0. Vậy phản ứng 3C2H2 -----> C6H6 có ∆H0 (Kcal) là:
A. -470,4 B. 470,4 C. -1091,6 D. -150,8
Câu 25: Xác định ΔH của phản ứng:
C(gr) + ½ O2(k) = CO(k),
Cho biết:
C(gr) + O2(k) = CO2(k), ΔHo1 = -393,51 kJ/mol
CO(k) + ½O2(k) = CO2(k), ΔHo2 = -282,99 kJ/mol
A. -393,51 kJ/mol B. – 282,99 kJ/mol
C. – 110,52 kJ/mol D. + 110,52 kJ
Câu 26: Năng lượng hoạt hóa của phản ứng:
A. Giảm xuống khi đưa vào chất xúc tác
B. Là năng lượng tối đa cần cho phản ứng xảy ra
C. Giảm xuống khi tăng nhiệt độ
D. Dây chuyền thường có giá trị lớn
Câu 27: Hằng số tốc độ của một phản ứng xác định phụ thuộc vào:
A. Nhiệt độ
B. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng
C. Chất xúc tác
D. Nồng độ của chất phản ứng
Câu 28: Chọn câu SAI: Tốc độ phản ứng càng lớn khi:
A. Năng lượng hoạt hóa càng lớn
B. Nhiệt độ càng cao
C. Tổng số va chạm giữa các phân tử càng lớn
D. Entropy hoạt hóa càng lớn
Câu 29: Khi nhiệt độ tăng lên 300C thì tốc độ phản ứng tăng 8 lần. Vậy hệ số nhiệt độ
bằng:
A. 2 B. 2,5 C. 3,0 D. 3,5
Câu 30: Một phản ứng có hệ số nhiệt độ bằng 2,5. Tăng nhiệt độ phản ứng lên 200C thì
tốc độ
phản ứng bằng:
A. tăng 13,5 lần B. Tăng 6,25 lần C. Giảm 13,5 lần D. Giảm 6,25 lần
Câu 31: Lý do nào được coi là nguyên nhân chủ yếu làm cho tốc độ phản ứng tăng lên
khi tăng nhiệt độ:
A. Tần số va chạm giữa các phân tử tăng
B. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng giảm
C. Năng lượng tự do G của phản ứng giảm
D. Số tiểu phân phản ứng có đủ năng lượng hoạt hóa tăng
Câu 32: Tốc độ phản ứng 2NO(k) + O2(k) <-----------> 2NO2(k) sẽ thay đổi thế nào khi
tăng thể tích của bình phản ứng lên 2 lần ở nhiệt độ không đổi
A. Giảm 4 lần B. Tăng 4 lần C. Giảm 8 lần D. Tăng 8 lần
Câu 33: Xét phản ứng: 2NO(k) + O2(k) <--------> 2NO2(k) ở T không đổi khi [NO] =
0,6M; [O2] = 0,5M thì Vthuận bằng 0,018 M.phút. Vậy hằng số tốc độ phản ứng thuận Kt
bằng
A. 0,06 B. 0,19 C. 1,0 D. 1,2
Câu 34: Hằng số tốc độ phản ứng phân hủy N2O5 trong CCl4 ở 450C bằng 6,2.10-4. Năng
lượng hoạt hóa của phản ứng bằng 103Kj/mol. Vậy hằng số tốc độ của phản ứng ở 1000C

A. 0,164 M/s B. 0,174 M/s C. 0,184 M/s D. 0,194 M/s
Câu 35: Phản ứng A ------> B là phản ứng bậc 1 và bán sinh phản ứng là t1/2 = 1,3.10-4
giây. Nếu nồng độ đầu của A là 0,2M thì nồng độ của A sau 2,6.10-4 giây là
A. 0,025M B. 0,05M C. 0,1M D. 0,0M
Câu 36: Phản ứng A + B ----> C tuân theo biểu thức v = k[A]m[B]n. Kết quả thí nghiệm
như sau:

Giá trị m, n lần lượt là :


A. 1 và 2 B. 2 và 2 C. 1 và 1 D. 2 và 1
Câu 37: Phản ứng 2A(k) + 2B(k) + C(k) -----> D(k) + E(k). Ở cùng nhiệt độ với 3 thí
nghiệm được ghi nhận như sau:
1/ Khi [A[; [B] không đổi; [C] tăng gấp đôi, tốc độ phản ứng V không đổi
2/ Khi [A[; [C] không đổi; [B] tăng gấp đôi, tốc độ phản ứng V tăng gấp đôi
3/ Khi [A[; [B] tăng gấp đôi, tốc độ phản ứng V tăng gấp 8 lần.
Vậy biểu thức tốc độ của phản ứng là:
A. V = k[A][B][C]
B. V = k[A][B]2
C. V = k[A]2[B][C]
D. V = k[A]2[B]
Câu 38: Cho phản ứng A + B --------> C + D. Tăng gấp đôi nồng độ của A, giữ nguyên
nồng độ của B thì tốc độ phản ứng tăng gấp đôi. Tăng gấp đôi nồng độ B giữ nguyên
nồng độ của A thì tốc độ phản ứng không đổi. Vậy biểu thức tốc độ phản ứng trên là:
A. V = k[A][B] B. V = k[B] C. V = k[A] D. V= k [A]0
Câu 39: Tốc độ phản ứng N2(k) + 3H2(k) <------> 2NH3(k) thay đổi như thế nào khi tăng
thể tích của bình phản ứng lên 2 lần:
A. Tăng 4 lần B. Tăng 16 lần C. Giảm 16 lần D. Giảm 4 lần
Câu 40: Có 2 phản ứng tiến hành ở 250C với cùng tốc độ phản ứng. Hệ số nhiệt độ của 2
phản ứng 1 và 2 bằng γ1 = 2,5, γ2 = 2. Nếu tiến hành ở 650C thì:
A. Tốc độ phản ứng 2 gấp 2,44 lần tốc độ phản ứng 1
B. Tốc độ phản ứng 1 gấp 4,265 lần tốc độ phản ứng 2
C. Tốc độ phản ứng 1 gấp 2,44 lần tốc độ phản ứng 2
D. Tốc độ phản ứng 2 gấp 4,265 lần tốc độ phản ứng 1

You might also like