You are on page 1of 3

Câu 1.

 Số oxi hóa của một nguyên tử trong phân tử được định nghĩa là
A. điện tích của nguyên tử nguyên tố đó nếu giả định cặp electron chung thuộc hẳn về nguyên
tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn;
B. hóa trị của nguyên tử nguyên tố đó;
C. điện tích thực của nguyên tử nguyên tố đó
D. độ âm điện của nguyên tử nguyên tố đó.
Câu 2. Số oxi hóa của các nguyên tử trong H2, Fe2+, Cl- lần lượt là
A. 0; −2; +1 B. +2; −2; +1 C. 0; +2; −1 D. +1; +2; −1.
Câu 3. Những quá trình nào sau đây là tỏa nhiệt:
A.Quang hợp, Hô hấp B. Phản ứng oxi hóa , băng tan
C. Phản ứng trung hòa , nhiệt nhôm C. Nước lỏng bay hơi, phản ứng oxi hóa
Câu 4. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về số oxi hóa trong hợp chất?
A. Số oxi hóa của H là +1 (trừ một số hydride kim loại NaH, CaH2, …);
B. Số oxi hóa của O luôn là –2;
C. Số oxi hóa của các kim loại kiềm (nhóm IA: Li, Na, K, …) luôn là +1, của kim loại kiềm thổ
(nhóm IIA: Be, Mg, Ca, …) luôn là +2;
D. Số oxi hóa của Al luôn là +3, của F luôn là –1.
Câu 5: Đốt quặng magnesium rồi cho vào bình chứa khí CO2 thì thấy phản ứng tiếp tục xảy ra và sản
phẩm tạo thành là bột trắng và muội đen. Phát biểu sai?
A. Bột trắng là MgO B. Muội đen là C
C. Mg số oxi hóa từ 0 xuống -2 D. C số oxi hóa từ +4 xuống 0
Câu 6. Số oxi hóa của Mn trong các phân tử MnO2, KMnO4, K2MnO4 lần lượt là
A. +2, +4, +3 B. −4, +7, +6 C. +4, +7, +6 D. +2, +5, +6.
Câu 7: Sắp xếp các ý sau vào loại phản ứng phù hợp thu nhiệt, tỏa nhiệt:
a.Tăng enthalpy b.có thể xảy ra 1 cách tự phát c. giảm enthalpy d.nhiệt bị hấp thu
e. nhiệt được giải phóng f. Để xảy ra cần cung cấp năng lượng
A. Phản ứng tỏa nhiệt: b,c,d C. Phản ứng thu nhiệt: a,d,f
B. Phản ứng tỏa nhiệt: a, e,f D. Phản ứng thu nhiệt: b, e,f
Câu 8. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng oxi hóa – khử?
A. SO3 + H2O ⟶H2SO4 B. CaCO3 ⟶ CaO + CO2 ↑
C. H2SO4 + Ba(OH)2 ⟶ BaSO4 ↓ + 2H2O D. Mg + 2HCl ⟶ MgCl2 + H2 ↑
Câu 9. Cho phản ứng: Fe + CuSO4 ⟶ Cu + FeSO4. Khẳng định đúng là
A. Chất khử là Cu2+, chất oxi hóa là Fe B. Chất khử là Fe, chất oxi hóa là Cu2+;
C. Chất khử là Cu, chất oxi hóa là Fe2+ D. Chất khử là Fe2+, chất oxi hóa là Cu.
Câu 10. Cho phản ứng: 3Cu + 8H+ + 2NO3−⟶3Cu2+ + 2NO + 4H2O. Quá trình khử là
A.  N+5 + 3e→N+2 B. Cu+2 + 2e→ 0Cu
C. N+2⟶+5N + 3e D. Cu0⟶+2Cu + 2e
Câu 11. Phản ứng tỏa nhiệt là gì?
A. Là phản ứng phóng năng lượng dạng nhiệt.
B. Là phản ứng hấp thụ năng lượng dạng nhiệt.
C. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt.
D. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt
Câu12. Điều kiện để xảy ra phản ứng tỏa nhiệt (t= 25oC)?
A. ∆rHo298K > 0. B. ∆rHo298K < 0. C. ∆rHo298K ≥ 0. D. ∆rHo298K ≤ 0.
Câu 13. Cho các phản ứng sau đâu là phản ứng không tỏa nhiệt?
A. CaC2 + N2 → (CH3COO)2Ca + Ca(CN)2 B. CaO + CO2 → CaCO3
C. O2 + C2H3COOH → 2H2O + 3CO2 D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 .
Câu 14. Phản ứng 3Cu + 8 HNO3 → 3 Cu(NO3)2 + 2 NO + 4H2O. Số phân tử HNO3 đóng vai trò chất
oxi hóa là
A. 8 B. 6 C. 4 D. 2
Câu 15: Trong các quá trình sao quá trình nào là quá trình thu nhiệt:
A. Vôi sống tác dụng với nước B. Đốt than đá.
C. Đốt cháy cồn. D. Nung đá vôi.
Câu 16: Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với
A. áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và
nhiệt độ thường được chọn là 298K (25oC).
B. áp suất 2 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ
thường được chọn là 298K (25oC).
C. áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 2 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ
thường được chọn là 298K (25oC).
D. áp suất 2 bar (đối với chất khí), nồng độ 2 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ
thường được chọn là 298K (25oC).
Câu 17: Cho 2 phương trình nhiệt hóa học sau:
C(s) + H2O (g) → CO (g) + H2 (g) ∆rHo298K = +121,25 kJ (1)
CuSO4 (aq) + Zn (s) → ZnSO4 (aq) + Cu (s) ∆rHo298K = -230,04 kJ (2)
Chọn phát biểu đúng:
A. Phản ứng (1) là phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng 2 là phản ứng thu nhiệt.
B. Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt, phản ứng 2 là phản ứng tỏa nhiệt .
C. Phản ứng (1) và (2) là phản ứng thu nhiệt.
D. Phản ứng (1) và (2) là phản ứng tỏa nhiệt.
Câu 18: Kí hiệu của nhiệt tạo thành chuẩn là?
𝑜 𝑜 𝑜 𝑜
A.  ∆𝑓𝐻298 B.  ∆𝑓𝐻 ; C.  ∆𝑓𝐻273 D.  ∆𝑓𝐻1.
Câu 19: Đơn vị của nhiệt tạo thành chuẩn là?
A. kJ. B. kJ/mol. C. mol/kJ; D. J.
Câu 20: Trong các phản ứng sau HCl thể hiện tính oxi hóa?
A. HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3 B. 2HCl + Mg → MgCl2 + H2
B. 8HCl + Fe3O4 → FeCl2 + FeCl3 + H2O D. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Câu 21: Cho các phản ứng sau:
𝑜
(1) C(s) + O2 (g) →CO2 (g) ∆𝑟𝐻298= -393,5 kJ
𝑜
(2) 2Al(s) + 3/2O2 (g) →Al2O3 (s) ∆𝑟𝐻298= -1675,7 kJ
𝑜
(3) CH4 (g) + 2O2 (g) →CO2 (g) + 2H2O(l) ∆𝑟𝐻298 = -890,36 kJ
𝑜
(4) C2H2(g) + 5/2O2 (g) →2 CO2 (g) + H2O (l) ∆𝑟𝐻298=
-1299,58 kJ
Trong các phản ứng trên, phản ứng nào tỏa nhiều nhiệt nhất?
A. (1). B. (2). C. (3).
D. (4).
Câu 22: Vì sao khi nung vôi, người ta phải xếp đá vôi lẫn với
than trong lò?
A. Vì phản ứng nung vôi là phản ứng tỏa nhiệt.
B. Vì phải ứng nung vôi là phản ứng thu nhiệt, cần nhiệt từ quá trình đốt cháy than.
C. Để rút ngắn thời gian nung vôi.
D. Vì than hấp thu bớt lượng nhiệt tỏa ra của phản ứng nung vôi.
Câu 23. Biến thiên enthalpy của một phản ứng được ghi ở sơ đồ dưới đây. Kết luận nào sau đây là
đúng?
A. Phản ứng tỏa nhiệt;
B. Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng sản phẩm;
C. Biến thiên enthalpy của phản ứng là a kJ/mol;
D. Phản ứng thu nhiệt.
Câu 24: Số oxi hóa của N trong NxOy là
A. +2x B. +2y C. +2x/y D. +2y/x
Câu 25: Cho các phản ứng sau xảy ra ở điều kiện chuẩn:
𝑜
CH4(g) + 2O2(g) →CO2(g) + 2H2O(l) ( ∆𝑟𝐻298)= -890,36 kJ
𝑜
CaCO3(s) →CaO(s) + CO2(s)  ( ∆𝑟𝐻298)= 178,29 kJ
Ở điều kiện tiêu chuẩn, cần phải đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu gam CH4(g) để cung cấp nhiệt cho
phản ứng tạo 2 mol CaO bằng cách nung CaCO3. Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%.
A. 0,9 gam. B. 1,8 gam. C. 3,2 gam. D. 6,4 gam.
Câu 26: Ở điều kiện chuẩn, cần phải cung cấp 26,48 kJ nhiệt lượng cho quá trình 0,5 mol H2(g) phản
ứng với 0,5 mol I2(s) để thu được 1 mol HI(g). Như vậy, enthalpy tạo thành của hydrogen iodide (HI)

A. 26,48 kJ mol-1. B. –26,48 kJ mol-1. C. 13,24 kJ mol-1. D. –13,24 kJ mol-1.
𝑜
Câu 27: Cho phản ứng sau: CaCO3(s) →CaO(s) + CO2(g) có  ∆𝑟𝐻298= 178,29 kJ. Phát biểu nào sau
đây là đúng?
A. Để tạo thành 1 mol CaO thì phản ứng giải phóng một lượng nhiệt là 178,29 kJ.
B. Phản ứng là phản ứng tỏa nhiệt.
C. Phản ứng diễn ra thuận lợi.
D. Phản ứng diễn ra không thuận lợi.
𝑜
Câu 28: Cho phản ứng sau: H2(g) + Cl2(k) →2HCl ∆𝑟𝐻298 = -184,6 kJ. Phản ứng trên là
A. Phản ứng tỏa nhiệt. B. Phản ứng thu nhiệt.
C. Phản ứng thế D. Phản ứng phân hủy.

You might also like