You are on page 1of 4

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu
hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Dựa vào bảng enthalpy tạo thành chuẩn của 1 số chất dưới đây, thứ tự giảm dần độ bền nhiệt
các khí sau đây: (1) HF(g); (2) HCl(g); (3) HBr(g) và (4) HI(g) là :

Chất Chất Chất Chất


(kj/mol) (kj/mol) (kj/mol) (kj/mol)
HF(g) –273,00 HCl(g) –92,31 HBr(g) –36,30 HI(g) +25,90
A. (1) > (2) > (3) > (4). B. (3) > (1) > (2) > (4).
C. (4) < (3) < (2) < (1). D. (1) < (2) < (3) < (4).
Câu 2. Cho phản ứng: C(kim cương) → C(graphite) r = -1,9 kJ
Phản ứng chuyển hóa giữa hai dạng đơn chất của carbon ở điều kiện chuẩn là
A. thu nhiệt và graphite bền hơn kim cương
B. tỏa nhiệt và kim cương bền hơn graphite.
C. tỏa nhiệt và graphite bền hơn kim cương
D. thu nhiệt, kim cương bền hơn graphite.
Câu 3. Đơn vị của enthalpy tạo thành chuẩn (nhiệt tạo thành chuẩn) có thể là
A. kJ. B. kJmol-1. C. kJ-1mol D. kJmol.
Câu 4. Trong phương trình dưới đây, chất nào đóng vai trò là chất oxi hóa?
H2 + CuO CuO + H2O
A. H2. B. CuO. C. Cu. D. H2O.
Câu 5. Khi calcium phản ứng với nước, nhiệt độ thay đổi từ 18°C đến 39°C. Phản ứng của calcium
với nước là
A. phản ứng thuận nghịch. B. phản ứng thu nhiệt.
C. phản ứng phân hủy. D. phản ứng tỏa nhiệt.
Câu 6. Biết phản ứng đốt cháy khí carbon monoxide (CO) như sau:

CO (g) + O2 (g) → CO2 (g) = −283,0 kJ


Ở điều kiện chuẩn, nếu đốt cháy hoàn toàn 2,479 L khí CO thì nhiệt lượng toả ra là bao nhiêu?
A. 28,3 kJ. B. 141,5 kJ. C. 283,0 kJ. D. 14,15 kJ.
Câu 7. Phản ứng hấp thụ năng lượng từ môi trường bên ngoài dưới dạng nhiệt gọi là
A. phản ứng oxi hóa – khử. B. phản ứng trung hòa.
C. phản ứng thu nhiệt. D. phản ứng tỏa nhiệt.
Câu 8. Một phản ứng có biến thiên enthalpy . Vậy đây là phản ứng
A. thu nhiệt. B. tỏa nhiệt. C. phân hủy. D. trao đổi.
Câu 9. Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về phản ứng tỏa nhiệt?
A. Phản ứng tỏa nhiệt năng lượng của hệ chất phản ứng cao hơn năng lượng của hệ sản phẩm.
B. Phản ứng tỏa nhiệt có giá trị biến thiên enthalpy nhỏ hơn 0.
C. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó có sự hấp thu nhiệt năng từ môi trường.
D. Phản ứng tỏa nhiệt thường diễn ra thuận lợi hơn so với phản ứng thu nhiệt.
Câu 10. Cho các phương trình nhiệt hoá học:
(1) CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) = +176,0 kJ
(2) C2H4(g) + H2(g) → C2H6(g) = –137,0 kJ
(3) Fe2O3(s) + 2Al(s) → Al2O3(s) + 2Fe(s) = –851,5 kJ
Trong các phản ứng trên, phản ứng toả nhiệt và phản ứng thu nhiệt tương ứng là
A. (2), (3) và (1). B. (2), (1) và (3) C. (1), (2) và (3). D. (1), (3) và (2).
Câu 11. Nitrogen đóng vai trò là chất khử trong phản ứng nào sau đây ?

A. N2 + 6Li → 2Li3N. B. N2 + O2 2NO.


C. N2 + 2Al 2AlN. D. N2 + 3Mg Mg3N2.
Câu 12. Trong thiên nhiên manganese (Mn) là nguyên tố tương đối phổ biến, đứng thứ ba trong các
kim loại chuyển tiếp, chỉ sau Fe và Ti. Manganese tồn tại ở rất nhiều trạng thái số oxi hóa khác nhau
từ +2 tới +7. Cho các chất sau: Mn, MnO2, MnCl2, KMnO4. Số oxi hóa của nguyên tố Mn trong các
chất lần lượt là
A. 0, +4, +2, +7. B. 0, +4, –2, +7.
C. 0, +2, –4, –7. D. +2, –2, –4, +8.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Đơn vị của có thể là kJ, kcal,...
B. Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào càng ít.
C. Một phản ứng có giá trị giá trị biến thiên enthalpy lớn hơn 0 thì phản ứng đó là phản ứng
thu nhiệt.
D. Một phản ứng có giá trị biến thiên enthalpy nhỏ hơn 0 thì phản ứng đó là phản ứng tỏa
nhiệt.
Câu 14. Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
Câu 15. Trong phản ứng: Cu + 2H2SO4 (đặc) CuSO4 + SO2 + 2H2O, sulfuric acid
A. là chất khử.
B. vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.
C. là chất oxi hóa.
D. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.
Câu 16. Quá trình nào dưới đây là quá trình thu nhiệt?
A. Đốt cháy khí hydrogen. B. Chưng cất dầu mỏ.
C. Phản ứng của potassium với nước. D. Sử dụng xăng trong động cơ ô tô.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Số oxi hoá của nguyên tử hydrogen trong các hợp chất luôn bằng +1.
B. Chỉ các nguyên tử trong các đơn chất mới có số oxi hoá bằng 0.
C. Số oxi hoá của nguyên tố oxygen trong các hợp chất luôn bằng -2.
D. Trong một phân tử tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng 0.
Câu 18. Cho quá trình Fe2+ → Fe3++ 1e, đây là quá trình
A. tự oxi hóa – khử. B. khử. C. nhận proton. D. oxi hóa.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d)
ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Số oxi hóa là điện tích quy ước của nguyên tử trong phân tử khi coi tất cả các electron liên
kết đều chuyển hoàn toàn về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
a. Số oxi hóa của nguyên tử trong bất kì một đơn chất hóa học nào đều bằng 0.
b. Tổng số oxi hóa của tất cả các nguyên tử trong một phân tử và trong một ion đa nguyên tử
bằng 0.
c. Trong tất cả các hợp chất, hydrogen luôn có số oxi hóa bằng +1.
d. Trong tất cả các hợp chất, oxygen luôn có số oxi hóa bằng -2.
Câu 2. Phản ứng đốt cháy khí butane có trong thành phần khí gas: C4H10 + O2 CO2 + H2O
a. Khí gas cháy là phản ứng tỏa nhiệt.
b. Vai trò của oxygen là chất bị oxi hóa.
c. Mỗi phân tử C4H10 nhường 6e.
d. Khi phản ứng được cân bằng, nếu hệ số của C4H10 là 2 thì hệ số của O2 là 8.
Câu 3. Ở điều kiện chuẩn 2 mol nhôm tác dụng vừa đủ với khí chlorine tạo muối aluminium
chloride và giải phóng một lượng nhiệt 1390,81kJ.
a. Đây là phản ứng oxi hóa- khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của Al và Cl .
b. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng bằng 1390,81kJ.
c. Enthalpy tạo thành chuẩn của AlCl3(s) bằng -1390,81kJ.
d. Lượng nhiệt được giải phóng khi 0,075 mol AlCl3 được tạo thành ở cùng điều kiện gần bằng 52,2
kJ.
(2Al(s) + 3Cl2(g) →2AlCl3(g))
Câu 4. Cho hai phương trình nhiệt hoá học sau:
(1) CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g)
(2) C(graphite, s) + O2(g) → CO2(g)
a. Phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) tỏa nhiệt.
b. Phản ứng (2) xảy ra thuận lợi hơn phản ứng (1).
c. Phản ứng (2) có thể tự xảy ra ở điều kiện thường mà không cần khơi mào.
d. Sau giai đoạn khơi mào, phản ứng (1) tiếp tục xảy ra phản ứng.

PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Có bao nhiêu phản ứng oxi hóa-khử trong số các phản ứng sau?
(1) Ca + H2O → Ca(OH)2 + H2↑.
(2) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.
(3) Cu(OH)2 CuO + H2O
(4) Mg + H2SO4 (loãng) → MgSO4 + H2.

Câu 2. Cho phản ứng: C6H6(l) + O2(g) → 6CO2(g) + 3H2O(g). Ở điều kiện chuẩn, nhiệt tạo
thành của C6H6(l) ; CO2(g) và H2O(g) lần lượt là +49,00 kJ/mol; -393,50 kJ/mol; -241,82 kJ/mol.
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)
Câu 3. Cho năng lượng liên kết của một số liên kết ở điều kiện chuẩn như sau:
Liên kết H–H C–H C–C C=O C≡C
Eb(kJ/mol) 436 414 347 732 839
Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng sau? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)

Câu 4. Có bao nhiêu phản ứng tỏa nhiệt trong số các phản ứng sau?
(1) N2 (g) + 3H2 (g) → 2NH3 (g)
(2) H2 (g) + I2 (g) → 2HI (g)
(3) Zn (s) + CuSO4 (aq) → ZnSO4 (aq) + Cu (s)
(4) HCl (aq) + NaOH (aq) → NaCl (aq) + H2O (l)
Câu 5. Cho 9,2 gam hỗn hợp Zn và Al (tỉ lệ số mol 1 : 1) tác dụng với lượng dư H 2SO4 đặc, nóng
thu được V lít khí SO2 (ở đkc, là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Tính V. (Làm tròn kết quả
đến hàng phần mười)
Câu 6. Trong phản ứng: KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò
chất khử là bao nhiêu?

You might also like