You are on page 1of 8

Nguyễn Ngọc Quang

ĐỀ HÓA 10 - Chân Trời Sáng Tạo

Câu 1: Số oxi hoá của S trong ion là

A. +2. B. +4.

C. +6. D. +7.

Câu 2: Cho các chất sau: Số trường hợp


nitrogen có số oxi hoá +5 là

A. 4. B. 2.

C. 1. D. 3.

Câu 3: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hoá – khử?

A. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O.

B. KOH + HCl → KCl + H2O.

Câu 4: Trong phản ứng: 3Mg + 8HNO3 → 3Mg(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Số phân tử
nitric acid (HNO3) đóng vai trò chất oxi hóa là

A. 8. B. 6.

C. 4. D. 2.

Câu 5: Cho các phản ứng hoá học sau:

(1) Phản ứng đốt cháy khí gas.

(2) Phản ứng nhiệt nhôm.

(3) Phản ứng nhiệt phân potassium chlorate (KClO3).

(4) Phản ứng nung đá vôi (CaCO3).

Phản ứng toả nhiệt là


A. (1) và (3). B. (1) và (4).

C. (1) và (2). D. (3) và (4).

Câu 6: Phản ứng thu nhiệt là

A. phản ứng hoá học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.

B. phản ứng có ∆rH < 0.

C. phản ứng hoá học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.

D. phản ứng có ∆𝑟H = 0.

Câu 7: Cho các nhận xét sau:

(a) Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học được kí hiệu là
0
∆𝑟𝐻298.

(b) Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 atm đối với chất khí.

(c) Enthalpy tạo thành trong điều kiện chuẩn được gọi là enthalpy tạo thành chuẩn.

(d) Enthalpy tạo thành chuẩn của đơn chất ở dạng bền nhất bằng 0.

Số phát biểu đúng là

A. 1. B. 2.

C. 3. D. 4.

Câu 8: Cho phương trình nhiệt hóa học sau:

Nhiệt lượng giải phóng ra khí đốt cháy hoàn toàn 2,479 lít CH4 ở điều kiện chuẩn là

A. 890 kJ. B. 89 kJ.

C. – 890 kJ. D. – 89 kJ.

Câu 9: Cho phản ứng sau: CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) . Biến thiên enthalpy chuẩn
của phản ứng được tính theo công thức là
Câu 10: Cho phản ứng:

H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g)

Trong các phát biểu sau:

(a) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên là – 184,6 kJ.

(b) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên là – 92,3 kJ.

(c) Nhiệt tạo thành chuẩn của HCl(g) là – 92,3 kJ.

(d) Nhiệt tạo thành chuẩn của HCl(g) là 92,3 kJ.

Số phát biểu đúng là

A. 1. B. 2.

C. 3. D. 4.

Câu 11: Cho các phát biểu sau về tốc độ phản ứng:

(a) Tốc độ phản ứng hoá học dùng để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của
một phản ứng.

(b) Tốc độ trung bình của phản ứng là tốc độ phản ứng tại một thời điểm nào đó.

(c) Đơn vị tốc độ phản ứng là mol/ lít.

(d) Tốc độ tức thời của phản ứng là tốc độ được tính trong một khoảng thời gian phản
ứng.

Số phát biểu sai là

A. 4. B. 3.

C. 2. D. 1.

Câu 12: Cho phản ứng hoá học sau: Fe(s) + 2HCl(aq) → FeCl2(aq) + H2(g).
Sau 40 giây, nồng độ của dung dịch HCl giảm từ 0,8M về 0,6M. Tốc độ trung bình
của phản ứng tính theo nồng độ HCl trong 40 giây là
−3 −3
A. 5.10 M/s. B. 2,5.10 M/s.
−3 −3
C. 2.10 M/s. D. 1,5.10 M/s.

Câu 13: Cho phương trình tổng hợp ammonia (NH3):

N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g)

Nếu tốc độ tạo thành NH3 là 0,345 M/s thì tốc độ của chất phản ứng N2 là

A. 0,345 M/s.

B. 0,690 M/s.

C. 0,173 M/s.

D. 0,518 M/s.

Câu 14: Để hạn chế sự ôi thiu thực phẩm do các phản ứng của oxygen cũng như sự
hoạt động của vi khuẩn, người ta thường bơm khí nào sau đây vào các túi đựng thực
phẩm trước khi đóng gói?

A. O2.

B. N2.

C. CO2.

D. N2 hoặc CO2.

Câu 15: Xét phản ứng đơn giản sau:

CO(g) + H2O(g) → CO2(g) + H2(g)

Biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng viết theo định luật tác dụng khối lượng là:
Câu 16: Khi cho cùng một lượng kẽm (zinc) vào cốc đựng dung dịch acid HCl, tốc độ
phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng kẽm ở dạng nào sau đây?

A. Viên nhỏ.

B. Bột mịn, khuấy đều.

C. Lá mỏng.

D. Thỏi lớn.

Câu 17: Cho các yếu tố sau: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác.
Trong những yếu tố trên, có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

A. 2. B. 3.

C. 4. D. 5.

Câu 18: Phản ứng của H2 với I2 là phản ứng đơn giản:

𝐻2(g) + 𝐼2(g) → 2HI(g)

Nếu nồng độ của các chất tham gia phản ứng đều tăng gấp đôi, thì

A. tốc độ phản ứng không thay đổi.

B. tốc độ phản ứng tăng hai lần.

C. tốc độ phản ứng giảm hai lần.

D. tốc độ phản ứng tăng bốn lần.


2 5
Câu 19: Nguyên tố nào sau đây không có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3𝑠 3𝑝 ?

A. Chlorine.

B. Fluorine.

C. Bromine.

D. Sulfur.

Câu 20: Halogen ở trạng thái rắn điều kiện thường là

A. Fluorine.

B. Chlorine.
C. Bromine.

D. Iodine.

Câu 21: Trong các đơn chất: 𝐹2, 𝐶𝑙2, 𝐵𝑟2, 𝐼2, chất có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ

sôi cao nhất là

A. 𝐹2 B. 𝐶𝑙2

C. 𝐵𝑟2 D. 𝐼2

Câu 22: Đặc điểm của halogen là

A. nguyên tử chỉ nhận thêm 1 electron trong các phản ứng hóa học.

B. tạo liên kết cộng hóa trị với nguyên tử hydrogen.

C. nguyên tử có số oxi hóa –1 trong tất cả hợp chất.

D. nguyên tử có 5 electron hóa trị.

Câu 23: Phương trình hoá học nào sau đây là sai?

Câu 24: Cho các phát biểu sau:

(a) Iodine là nguyên tố đa lượng cần thiết cho dinh dưỡng của con người.

(b) Từ fluorine đến iodine màu sắc halogen đậm dần.

(c) Nhiệt độ sôi của các hydrogen halide tăng dần từ HF đến HI.

(d) Hydrofluoric acid (HF) là acid mạnh.

Số phát biểu sai là

A. 4. B. 3.

C. 2. D. 1.
Câu 25: Phân tử có tương tác van der Waals lớn nhất là

A. HCl. B. HI.

C. HBr. D. HF.

Câu 26: Hydrogen halide nào sau đây được dùng để tẩy cặn trong các thiết bị trao đổi
nhiệt; chất xúc tác trong các nhà máy lọc dầu, công nghệ làm giàu uranium, sản xuất
dược phẩm …

A. Hydrogen fluoride.

B. Hydrogen chloride.

C. Hydrogen bromide.

D. Hydrogen iodide.

Câu 27: Dung dịch dùng để nhận biết các ion halide là

A. Quỳ tím. B. AgNO3.

C. NaOH. D. HCl.

Câu 28: Kim loại nào sau đây không tác dụng với acid HCl?

A. Al. B. Zn.

C. Cu. D. Mg.

Phần II: Tự luận (3 điểm)


Câu 1 (1 điểm): Lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá – khử sau theo
phương pháp thăng bằng electron (chỉ rõ chất khử, chất oxi hoá, quá trình oxi hoá, quá
trình khử).

a) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.

b) KI + H2SO4 → I2 + SO2 + K2SO4 + H2O.

Câu 2 (1 điểm): Chỉ dùng một hóa chất, trình bày phương pháp nhận biết các dung
dịch sau: KI, 𝑍𝑛(𝑁𝑂3)2 , 𝑁𝑎2𝐶𝑂3 , 𝐴𝑔𝑁𝑂3 , 𝐵𝑎𝐶𝑙2. Viết phương trình phản ứng và

nêu các hiện tượng.


Câu 3 (1 điểm): Bằng phương pháp hóa học. Hãy nhận biết các dung dịch đựng trong
các lọ mất nhãn: NaCl, NaBr, NaI, HCl, 𝐻2𝑆𝑂4 , KOH

You might also like