You are on page 1of 3

KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 - SỐ 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Nguyên tố có tính oxi hoá yếu nhất thuộc nhóm VIIA là
A. Iodine. B. fluorine.
C. chlorine. D. bromine.
Câu 2: Cho phản ứng hoá học sau: C(s) + O2(g) ⟶ CO2(g).

Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên?
A. Áp suất O2. B. Diện tích bề mặt carbon.
C. Nhiệt độ. D. Hàm lượng carbon.
Câu 3: Kí hiệu hoá học của nguyên tố chlorine là
A. Br. B. Cl.
C. F. D. I.
Câu 4: Liên kết trong phân tử NaCl là liên kết.
A. cho nhận. B. cộng hóa trị không cực.
C. cộng hóa trị có cực. D. ion.
Câu 5: Dung dịch nào sau đây có thể phân biệt hai dung dich NaF và NaCl?
A. AgNO3. B. HF.
C. HCl. D. Br2.
Câu 6: Dùng để tẩy cặn trong các thiết bị trao đổi nhiệt; chất xúc tác trong nhà máy lọc dầu, công
nghệ làm giàu uranium, sản xuất dược phẩm,…là ứng dụng của

A. hydrogen bromide. Làm chất xúc tác cho phản ứng hữu cơ ,tổng hợp chất chống cháy ,điều chế nhựa ,mạch vi điện ...
B. hydrogen fluoride.Dùng để tẩy cặn trong các thiết bị trao đổi nhiệt; chất xúc tác trong các nhà máy lọc dầu, công nghệ làm giàu uranium, sản xuất dược phẩm,

C. hydrogen iodide. Dùng làm chất khử trong phản ứng hóa học ,sản xuất I2 ...
D. hydrogen chloride.(Dùng để loại bỏ gỉ thép; sản xuất chất tẩy rửa nhà vệ sinh, các hợp chất vô cơ và hữu cơ phục vụ cho đời sống, sản xuất… là ứng dụng của
hydrogen chloride.

Câu 7: Trong các quá trình sao quá trình nào là quá trình thu nhiệt:
A. Đun sôi nước. B. Vôi sống tác dụng với nước.
C. Đốt cháy cồn. D. Đốt than đá.
Câu 8: Người ta áp dụng yếu tố nào để thay đổi tốc độ phản ứng khi để thực phẩm trong tủ lạnh giúp cho thực phẩm được tươi lâu hơn?
A. Chất xúc tác. B. Nhiệt độ. C. Áp suất. D. Nồng độ.
Câu 9: Trong phản ứng: 2Na + I2 → 2NaI, nguyên tử Na đóng vai trò
A. không là chất oxi hóa hay khử.
B. vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử.
C. chất khử.
D. chất oxi hoá.
Câu 10: Hydrohalic acid có tính acid yếu nhất là
A. HCl. B. HF. C. HI. D. HBr.
Câu 11: Trong các phản ứng hoá học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố halogen đã nhận hay nhường bao nhiêu electron?
A. Nhận thêm 2 electron. B. Nhường đi 7 electron.
C. Nhận thêm 1 electron. D. Nhường đi 1 electron.
Câu 12: Khi làm thí nghiệm ta có thể theo dõi sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình phản ứng bằng nhiệt kế để biết một phản ứng là tỏa nhiệt hay thu nhiệt, phản ứng là tỏa
nhiệt khi:
A. Nếu nhiệt độ của phản ứng không đổi (không giải phóng cũng không hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt).
B. Nếu nhiệt độ của phản ứng giảm (hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt).
C. Nếu nhiệt độ của phản ứng vừa tăng vừa giảm.
D. Nếu nhiệt độ của phản ứng tăng (giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt).
Câu 13: Nồng độ đối với chất tan trong dung dịch ở điều kiện chuẩn là ?
A. 1 mol/L. B. 0,5 mol/L. C. 0,01 mol/L. D. 0,1 mol/L.
Câu 14: Cho phản ứng X2 + 2NaBr 2NaX + Br 2. X có thể là chất nào sau đây?
A. I2. B. O2. C. F2. D. Cl2.
Câu 15: Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Phân tử halogen X2 dễ bị tách thành 2 nguyên tử X.
B. Tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính oxi hoá.
C. Các halogen tồn tại ở dạng hợp chất trong tự nhiên.
D. Trong hợp chất, các nguyên tử halogen chỉ có số oxi hoá -1.
Câu 16: Phương trình hoá học của phản ứng: CHCl3 (g) + Cl2 (g) CCl4 (g) + HCl (g). Khi nồng độ của CHCl3 giảm 4 lần, nồng độ Cl2 giữ nguyên thì tốc độ

phản ứng sẽ.


A. tăng 2 lần B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. giảm 4 lần.
Câu 17: Sục khí chlorine dư vào dung dịch chứa muối sodium bromide và potassium bromide thu được hỗn hợp muối, đồng thời thấy khối lượng muối giảm 4,45 gam.
Lượng chlorine đã tham gia phản ứng là
A. 0,02 mol. B. 0,1 mol. C. 0,01 mol. D. 0,05 mol.

Gọi số mol Cl2 phản ứng là x

- -
Tổng quát : Cl2 + 2Br -> Br2 + 2Cl

Mol x -> 2x -> 2x

=> mmuối giảm = mBr- - mCl- = 80.2x – 35,5.2x = 4,45

=> x = 0,05 mol

Câu 18: Một lượng nhỏ đáng kể hydrogen fluorine được dùng để sản xuất chất X. Biết X đóng vai trò “chất chảy” trong quá trình sản xuất nhôm (aluminium) từ aluminium
oxide. Chất X là
A. chromium trioxide. B. cryolite.
C. sulfur dioxide. D. carbon monoxide.
Câu 19: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)?
A. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron.
B. Nguyên tử có khả năng nhận thêm 1 electron.
C. Có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất.
D. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực với hydrogen.
Câu 20: Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng hết với HCl lấy dư. Toàn bộ khí clo sinh ra được hấp thụ hết vào 148,5 gam dung dịch NaOH 20% (ở nhiệt độ thường) tạo ra dung
dịch X. Vậy dung dịch X có các chất và nồng độ % tương ứng như sau:
A. NaCl 7,19%; NaClO 9,16%, NaOH 8,42%.
B. NaCl 7,31%; NaClO 6,81%, NaOH 6%.
C. NaCl 7,31%; NaClO 9,31%, HCl 5%.
D. NaCl 10% ; NaClO 5%.

MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2+ 2H2O

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

nMnO2 = 0,2 mol; nNaOH = 0,729 mol

Theo phương trình (1) ta có: nCl2=nMnO2 = 0,2 mol

Theo phương trình (2) ta có: 2nCl2<nNaOH2n ⇒ NaOH dư

Dung dịch A gồm: nNaCl=nNaClO=nCl2 = 0,2 mol

nNaOH dư = 0,729 – 2.0,2 = 0,329 mol

mdd A=mCl2+mdd NaOH = 0,2.71 + 145,8 = 160g


PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 21. Hydrochloric acid được dùng để đánh sạch lớp rỉ đồng màu xanh gồm hydroxide và muối carbonate của một tấm đồng trước khi sơn. Viết phương trình hóa học các
phản ứng xảy ra.

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

CuCO3 + 2HCl → CuCl2 + CO2 + 2H2O

Câu 22. Trong công nghiệp, nước Javel được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl không sử dụng màng ngăn điện cực. Khi đó, Cl 2 và NaOH tạo thành sẽ
tiếp tục phản ứng với nhau.
Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi sản xuất nước Javel. Xác định vai trò của NaCl và Cl2 trong mỗi phản ứng.
2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2 Trong phản ứng này NaCl là chất khử

2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O

Cl2 đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa).

Tổng hợp hai phản ứng xảy ra trong quá trình điện phân là:

NaCl + H2O dpdd−−>dd NaClO + H2

Câu 22. Cho 31,84 g hỗn hợp NaX và NaY (X, Y là hai halogen ở hai chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO 3 dư thì thu được một dung dịch chỉ chứa 2 chất tan và 57,34 g

kết tủa. Công thức của hai muối NaX và NaY lần lượt là

Loại đáp án B và D do có NaF.


Đặt hỗn hợp (NaX, NaY) tương đương với NaM
NaM + AgNO3 → AgM↓+NaNO3
Ta có

=> M = 83,13
=> X,Y lần lượt là Br (80) và I (127)

You might also like