You are on page 1of 8

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÀ RỊA VŨNG TÀU ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2022

TRƯỜNG THPT PHƯỚC BỬU MÔN HÓA HỌC


Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề

Họ và tên: ……………………………………………….Số BD……………


Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al =
27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39, Fe = 56; Cu = 64; Ba = 137; Zn = 65

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN


Câu 1: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố Fe (Z = 26) thuộc nhóm
A. IIA. B. VIB.      C. VIIIB.   D. IA.
Câu 2: Chất nào sau đây trùng hợp tạo PVC ?
A. CH2=CHCl.  B. CH2=CH2.   C. CH2=CHCN. D. CH3 – CH = CH2.
Câu 3: Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ nitron.  B.  Tơ tằm.   C. Tơ visco. D. Tơ capron. 
Câu 4: Thủy phân triolein có công thức (C17H35COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH, thu đợc
glyxerol và muối X. Công thức của X là
A. C17H35COONa. B. C17H31COONa.
C. C17H33COONa. D. C2H5COONa.
Câu 5: Thạch cao nung được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương. Công thức phân tử của
thạch cao nung là
A. CaSO4.2H2O.  B. CaSO4.5H2O.  C. CaSO4.H2O.  D. CaSO4. 
Câu 6: Thành phần chính của quặng manhetit là
A. Fe3O4. B. FeCO3. C. FeS2.  D. Al2O3. 
Câu 7: Cho dãy các ion kim loại: Ba2+, Ag+, Al3+, Cu2+. Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy

A. Cu2+. B. Ag+.   C. Al3+.  D. Ba2+.
Câu 8: Chất X có công thức H2NCH2COOH. Tên gọi của X là
A. Glyxin.   B. Valin. C. Alanin. D. Lysin. 
Câu 9: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tính chuyển màu xanh?
A. C2H5NH2. B. H2NCH2COOH. C. CH3COOH. D. HCl.
Câu 10: Ở trạng thái rắn, hợp chất X tạo thành một khối trắng gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô
không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. Chất X là
A. O2.  B. H2O. C. CO2. D. N2. 
Câu 11: Cho 8,76 gam một amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 13,14
gam muối. Số nguyên tử hidro có trong X là
A. 5.  B. 11. C. 9. D. 7. 
HƯỚNG DẪN:
BTKL: mHCl = mmuối – mamin = 13,14 – 8,76 = 4,38 (gam)
⇒ nHCl = 4,38 : 36,5 = 0,12 mol ⇒ mX = 8,76 : 0,12 = 73 (g/mol) ⇒ số nguyên tử H là 11
Câu 12: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. Ca. B. Cu.   C. W.   D. Ag. 
Câu 13: Ion Zn oxi hóa được kim loại nào sau đây?
2+

A. Cu B. Fe C. Al D. Ag
Câu 14: Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư?
A. K.  B. Be. C. Al. D. Fe. 
Câu 15: Chất nào sau đây được dùng đề làm mềm nước cứng vĩnh cửu?
A. Ca(OH)2.  B. Na3PO4.   C. NaCl.  D. CaCO3. 
Câu 16: Tổng số nguyên tử hiđro trong một phân tử axit glutamic là 
A. 10 B. 8 C. 7 D. 9
Câu 17: Cacbohiđrat nào sau đây không bị thủy phân?
A. Tinh bột.  B. Xenlulozơ.   C. Glucozơ.   D. Saccarozơ. 
Câu 18: Chất nào sau đây là chất điện ly mạnh?
A. CH3COOH.B. NH3. C. NaCl. D. HClO.
Câu 19: Các khí thải công nghiệp và của các động cơ ô tô, xe máy...là nguyên nhân chủ yếu gây ra
mưa axit. Những thành phần hóa học chủ yếu trong các khí thải trực tiếp gây ra mưa axit là:
A. SO2, CO, NO. B. SO2, CO, NO2. C. NO, NO2, SO2. D. NO2, CO2, CO.
Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam kim loại M trong dung dịch đặc nóng, dư thu được 3,92
lít NO2(ở dktc là sản phẩm khử duy nhất ). Kim loại M là?
A. Pb. B. Fe. C. Cu. D. Mg.
HƯỚNG DẪN:
nNO = 3,92/22,4=0,175 mol
M Mn+ + ne

NO3- + 2H+ + 1e NO + 2H2O


0,175 0,175
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có:

= 0,175

Chọn n = 1 ⇒ M= 32( loại)


Chọn n= 2 ⇒ M= 64( Cu)
Chọn n= 3 ⇒ M= 96( loại)
Câu 21: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các kim loại nhóm IA (kim loại kiềm) có dạng:
A. ns1.   B. ns2np1. C. ns2np2. D. ns2. 
Câu 22: Dung dịch nào dưới đây dùng để phân biệt dung dịch KCl với dung dịch FeCl3?
A. HCl.  B. KOH.  C.Na2SO4.  D. BaCl2. 
Câu 23: Chất nào dưới đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl vừa phản ứng được với
dung dịch NaOH?
A. Na2CO3. B.  NH4Cl. C. NH3.   D.  NaHCO3. 
Câu 24: Hòa tan hoàn toàn 6,45 gam hỗn hợp gồm Cu và Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư, sau
phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 3,3 gam. B. 3,5 gam. C. 3,25 gam. D. 3,2 gam.
HƯỚNG DẪN:
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
0,5 0,5
⇒ mZn = 0,05.65 = 3,25(g) ⇒ mCu = 6,45 – 3,25 = 3,2(g)
Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước.
B. Các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong các hợp chất.
C. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
D. Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn. 
Câu 26: Xà phòng hóa hoàn toàn 8,88 gam một este no, đơn chức, mạch hở X cần dùng vừa đủ
100ml dung dịch KOH 1,2M. Số công thức cấu tạo của X là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
HƯỚNG DẪN:
RCOOR’ + KOH → RCOOK + R’OH
0,12 0,12
MX = 8,88:0,12 = 74(g/mol) ⇒ X là C3H6O2 có 2 đồng phân este CH3COOCH3 và HCOOC2H5
Câu 27: Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ
hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 18,5 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 15,0. B. 18,5. C. 45,0. D. 7,5.
HƯỚNG DẪN:
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
0,0925 0,185
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
0,185 0,185
Khối lượng Glucozo = 0,0925.180.100/90 = 18,5 gam
Câu 28: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Crom là kim loại cứng nhất trong tất cả các kim loại
B. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa bởi HNO3 đặc, nguội.
C. Nhôm và crom đều phản ứng với HCl theo cùng tỉ lệ số mol.
D. Vật dụng làm bằng nhôm và crom đều bền trong không khí và nước vì có màng oxit bảo vệ.
Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp anken A và ankin B thu được 44 gam CO2. Tên gọi
của A và B lần lượt là
A. etilen và propin.  B. propilen và propin.
C. etilen và axetilen. D. propilen và axetilen. 
HƯỚNG DẪN:
nCO2 = 1mol ⇒Số C trung bình = 2
⇒ anken và ankin đều có 2 nguyên tử C trong phân tử
⇒ C2H4 và C2H2
Câu 30: Cho các chất: propilen, toluen, benzen, axetilen, pentan, stiren, isopren. Số chất tác dụng
với dung dịch brom ở điều kiện thường là:
A. 6. B. 5. C. 4. D. 7.
Câu 31: Có các thí nghiệm sau:
  (a). Nhỏ dung dịch bari clorua vào dung dịch axit sunfuric.
  (b). Nhỏ anilin vào nước brom.          
  (c). Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng (II) sunfat. 
  (d). Nhỏ dung dịch sắt (III) nitrat vào dung dịch bạc nitrat .
  (e). Sục khí etilen vào dung dịch thuốc tím.
  (f). Nhỏ dung dịch natri hiđrocacbonat vào dung dịch bari hiđroxit dư.
  (g). Sục khí amoniac tới dư vào dung dịch nhôm clorua. 
Số thí nghiệm sinh ra kết tủa là 
A. 5 B. 4 C. 7 D. 6
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 este đồng phân cần dùng 4,704 lít khí O 2 ,
thu được 4,032 lít CO 2 và 3,24 gam H 2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 110 ml dung dịch
KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phả ứng thì thu được 7,98 gam chất rắn khan, trong đó có a mol
muốn Y và b mol muối Z (M Y > MZ ). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện chuẩn. Tỉ lệ a : b là:
A. 2 : 3 B. 3 : 2 C. 2 : 1 D. 1 : 5
HƯỚNG DẪN:
- Khi đốt cháy m gam X ta nhận thấy  X chứa 2 este no, đơn chức mạch hở.

- Khi cho m gam X trên tác dụng với 0,11 mol KOH thì :

Câu 33: Cho hai muối X, Y thõa mãn điều kiện sau:
X + Y  không xảy ra phản ứng
X + Cu  không xảy ra phản ứng
Y + Cu  không xảy ra phản ứng
X + Y + Cu  xảy ra phản ứng
X, Y là muối nào dưới đây?
A. NaNO3 và NaHCO3. B. NaNO3 và NaHSO4.
C. Fe(NO3)3 và NaHSO4. D. Mg(NO3)2 và KNO3.
Câu 34: Cho m gam hỗn hợp X gồm Na và K (tỉ lệ mol 1 : 1) vào 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp
gồm Al2(SO4)3 0,5M và H2SO4 1M sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho
dung dịch Y tác dụng với 1,5 lít dung dịch HCl 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 23,4
gam kết tủa. Giá trị nhỏ nhất của m là
A. 130,2 gam. B. 27,9 gam. C. 105,4 gam. D. 74,4 gam.
HƯỚNG DẪN:
Sơ đồ phản ứng :

Khối lượng Na, K đã dùng có giá trị nhỏ nhất khi xảy ra hiện tượng hòa tan một phần kết tủa ở phản
ứng (2). Theo bảo toàn nguyên tố Al, gốc SO42- và bảo toàn điện tích trong dung dich Z, ta có:

Câu 35: Trong thành phần phân tử của ancol X có nC = nO. Điều khẳng định nào sau đây về X là  đúng?
A. X là ancol no, có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.
B.  X là ancol no, đơn chức, mạch hở.
C. X là ancol mạch hở, có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.
D. X là ancol no, mạch hở.  
HƯỚNG DẪN:
Ancol có nC = nO là ancol có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử O
⇒ ancol phản là ancol no
Câu 36: Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch X chứa CuSO4 và NaCl (có tỉ lệ
mol tương ứng 3:2) bằng dòng điện một chiều có cường độ 5A, sau thời gian t giờ thu được dung dịch
Y chứa hai chất tan và thấy khối lượng dung dịch Y giảm 33,1 gam so với khối lượng của dung dịch
X. Dung dịch Y hòa tan tối đa 3,6 gam Al. Giả sử khí sinh ra trong quá trình điện phân thoát hết ra
khỏi dung dịch. Giá trị của t gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 4,5. B. 6.   C. 5,36.   D. 6,66. 
HƯỚNG DẪN:
Dung dịch Y chứa 2 chất tan nên CuSO4 và NaCl bị điện phân hết. Các ptpt xảy ra:
Cu2+ + 2Cl-  Cu + Cl2 (1)
2CuSO4 + 2H2O  2Cu + 2H2SO4 + O2 (2)
2Al + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2 (3)
Theo các ptpu (3) và (2) thì số mol H2SO4 = số mol CuSO4 = 1,5 nAl = 0,2 (mol)
Theo (1) và giả thiết ta có số mol CuSO4 = 0,3 (mol); số mol NaCl = 0,2 (mol)
Giả sử trong quá trình điện phân H2O chưa bị điện phân thì khối lượng dung dịch giảm = 29,5 < 33,1
Vậy nước bị điện phân; khối lượng nước bị điện phân = 3,6 (gam)
ne trao đổi = 2nCl2 + 4nO2 = 1 (mol)
nF
t   5,36 (giờ)
3600.1
Câu 37: Hỗn hợp X chứa ba axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở, gồm một axit no và hai axit
không no đều có một liên kết đôi (C=C). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH
2M, thu được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy
bằng dung dịch NaOH dư, khối lượng dung dịch tăng thêm 40,08 gam. Tổng khối lượng của hai axit
cacboxylic không no trong m gam X là
A. 18,96 gam.  B. 9,96 gam. C. 15,36 gam. D.  12,06 gam. 
HƯỚNG DẪN:
Số mol NaOH = 0,3 (mol)  Số mol O (axit) = 0,6 (mol)
BTKL ta có mX = 18,96 (gam)
Đặt số mol CO2 : x(mol); số mol H2O : y(mol)
44x  18 y  40, 08  x  0, 69
Ta có hệ pt:  
12  y  18,96  9, 6  y  0,54
 Số mol axit không no = 0,15 ; số mol axit no = 0,15
 Số nguyên tử cacbon trung bình = 2,3; số nguyên tử hiđro trung bình = 3,6  Có HCOOH
Vậy khối lượng của 2 axit không no trong hỗn hợp X = 18,96 – 0,15.46 = 12,06 (gam)
Câu 38: Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH 2 trong phân tử),
trong đó tỉ lệ mO : mN = 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với 3,83 gam hỗn hợp X cần 30 ml dung dịch HCl
1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 3,83 gam hỗn hợp X cần 3,192 lít O 2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm
cháy (CO2, H2O và N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 20 gam. B. 13 gam. C. 10 gam. D. 15 gam.
hhX có CT (H2N)xR(COOH)y hay CnH2n+2+2x-2yNxO2y suy ra 32y/14x= 80/21 nên y/x= 5/3.
HCl pứ nhóm NH2 nên số mol NH2= 0,03 suy ra số mol COOH=0,05;
Gọi số mol CO2, H2O sinh ra là a và b và số mol N2 = 0,03/2=0,015.
Bảo toàn klg: Klg hhCO2;H2O= 3,83 + 3,192.32/22,4-0,015.28=7,97g vậy 44a +18b =7,97.
Bảo toàn ng.tố O ta có: 0,05.2+0,1425.2= 2a +b.
Giải hệ này a= 0,13 nên klg CaCO3 kết tủa =13g
Câu 39: Trộn 8,1 gam Al với 35,2 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 thu
được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch chứa 1,9 mol HCl và 0,15 mol HNO3, khuấy đều
cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z (không chứa muối amoni) và 0,275 mol hỗn
hợp khí T gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Z. Sau khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được dung dịch M; 0,025 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 280,75
gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong Y là
A. 41,57%. B. 62,35%.  C. 76,7%. D. 51,14%. 
HƯỚNG DẪN:
Sơ đồ 1:
 Al 3
 Al : 0,3  mol   3
  Fe
 Fe  HCl :1,9  mol   2  NO
hh Y    dd Z  Fe  0, 275 mol T   H 2O
43,3 gam Fe x O y
  HNO3 : 0,15  mol  H   N 2O
 Fe  NO  
 3 2
Cl 

 Al 3
 3
 Fe  Fe3
 2  3  Ag
Sơ đồ 2: dd Z  Fe  AgNO3 du   dd M  Al  NO    H 2O
H   NO   AgCl
  3
Cl 

Từ sơ đồ 2 ta có:
BTNT Cl  số mol AgCl = 1,9 (mol)  Số mol Ag = 0,075 (mol)
Số mol H+ dư trong Z = 4nNO = 0,1 (mol)
Bảo toàn e ta có số mol Fe2+ (trong Z) = 3nNO + nAg = 0,15 (mol)
Bảo toàn điện tích cho dung dịch Z ta có: Số mol Fe3+ = 0,2 (mol)
Từ sơ đồ 1 ta có:
1, 9  0,15  0,1
Số mol H2O =  0, 975  mol 
2
 nNO  nH 2O  0, 275  nNO  0, 2
BTKL ta có: mkhí T = 9,3 (gam)   
30nNO  44nN 2O  9,3  nN 2O  0, 075
0, 2  0, 075.2  0,15
BTNT (N) ta có số mol Fe(NO3)2 =  0,1 mol 
2
180.0,1
 %m(Fe(NO3)2 = .100%  41,57%
43,3
Câu 40: Tiến hành các thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat.
Bước 2: Thêm 2 ml dung dịch H2SO4 20% vào ống thứ nhất; 4 ml dung dịch NaOH 30% vào ống thứ hai.
Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, để nguội.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 2, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều phân thành hai lớp.
(b) Sau bước 2, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất.
(c) Sau bước 3, ở hai ống nghiệm đều thu được sản phẩm giống nhau.
(d) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
(e) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong ống nghiệm.
Số phát biểu sai là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
HƯỚNG DẪN:
(a) Sau bước 2, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều phân thành hai lớp. (Đúng do chưa có phản
ứng)
(b) Sau bước 2, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất. (Sai, ống 1 vẫn phân lớp do thủy
phân thuận nghịch, ống 2 đồng nhất do thủy phân hoàn toàn)
(c) Sau bước 3, ở hai ống nghiệm đều thu được sản phẩm giống nhau.(Sai ống 1 tạo axit
CH3COOH và ancol C2H5OH, ống 2 tạo muối CH3COONa và ancol C2H5OH)
(d) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng). Đúng
(e) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong ống nghiệm. Đúng

You might also like