You are on page 1of 7

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

Môn: Hóa Học


Thời gian làm bài: 50 phút; số câu hỏi: 40 câu
ĐỀ SỐ 10

Tôi yêu Hóa Học chúc 2k2 luyện thi tốt trong 2 tháng cuối này nhé!

* Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24;
Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag
= 108; Ba = 137.
* Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước.

Câu 1: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. W. B. Pb. C. Cr. D. Fe.
Câu 2: Chất nào dưới đây chứa CaCO3 trong thành phần hóa học?
A. Cacnalit. B. Xiđerit. C. Pirit. D. Đôlômit.
Câu 3: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất nóng lên làm cho băng tan chảy nhanh và nhiều hiện
tượng thiên nhiên khác. Một số khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này khi nồng độ của
chúng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nhóm khí đó là
A. CH4 và H2O. B. N2 và CO. C. CO2 và CO. D. CO2 và CH4.
Câu 4: Este có khả năng tác dụng với dung dịch nước Br2 là
A. CH2=CHCOOH B. HCHO C. triolein D. CH3COOCH3
Câu 5: Công thức hóa học của natri đicromat là
A. Na2Cr2O7. B. NaCrO2. C. Na2CrO4. D. Na2SO4.
Câu 6: Dung dịch nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. Metylaxetat. B. Glyxin. C. Fructozơ. D. Saccarozơ.
Câu 7: Trong phòng thí nghiệm khí X được điều chế và thu vào bình tam giác theo hình vẽ bên. Khí X
được tạo ra từ phản ứng hóa học nào sau đây?
A. 2Fe + 6H2SO4(đặc) ⎯⎯ → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.
o
t

B. NH4Cl + NaOH ⎯⎯ → NaCl + NH3+ H2O.


o
t

C. CaCO3 + 2HCl ⎯⎯ → CaCl2 + CO2+ H2O.


D. 3Cu + 8HNO3(loãng) ⎯⎯ → 3Cu(NO3)2 + 2NO+ 4H2O.

Câu 8: Hai dung dịch nào sau đây đề tác dụng với kim loại Fe?
A. HCl, CaCl2. B. CuSO4, ZnCl2. C. AgNO3, HCl. D. MgCl2, FeCl3.
Câu 9: Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ nilon-6,6. B. Tơ axetat. C. Tơ tằm. D. Tơ capron
Câu 10: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. NaAlO2. B. Al2O3. C. Al. D. AlCl3.
Câu 11: Chất nào sau đây không hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
A. glucozơ B. tinh bột C. saccarozơ D. fructozơ
Câu 12: Công thức phân tử của đimetylamin là
A. C2H8N2. B. C2H7N. C. C4H11N D. C2H6N2.
Câu 13: Hòa tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl thu được dung dịch X và a mol
H2. Trong các chất sau: Na2SO4, Al, Al2O3, Mg, NaOH, NaHCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch
X là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 14: Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa
khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
A. 3. B. 5. C. 4 D. 6.

➤ Fanpage: Tôi yêu Hóa Học | → https://www.facebook.com/hoctothoahoc


Câu 15: Khi đun nóng hỗn hợp rượu (ancol) gồm CH3OH và C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, ở 140oC) thì
số ete thu được tối đa là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 16: Cho các chất: HCOO-CH3, CH3-COOH, CH3-COOCH=CH2, CH3-CH2-CHO. Số chất trong
dãy thuộc loại este là
A. 4 B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 17: Trộn bột kim loại X với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm
dùng để hàn đường ray tào hỏa. Kim loại X là?
A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Al.
Câu 18: Dung dịch phenol (C6H5OH) không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. NaOH. B. NaCl. C. Br2. D. Na
Câu 19: Trong phân tử Gly-Ala, amino axit đầu N chứa nhóm
A. NO2. B. NH2. C. COOH. D. CHO.
Câu 20: Chất nào sau đây tác dụng với Ba(OH)2 tạo ra kết tủa?
A. NaCl B. Ca(HCO3)2. C. KCl D. KNO3.
Câu 21: Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit HCl dư. Thể tích khí
hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là
A. 6,72 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 67,2 lít.
Câu 22: Cho 26,8 gam hỗn hợp KHCO3 và NaHCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít
khí (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 19,15. B. 20,75. C. 24,55. D. 30,10.
Câu 23: Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của
A. (NH4)2HPO4 và KNO3. B. NH4NO3 và KNO3.
C. Na3PO4 và KNO3. D. (NH4)2HPO4 và NaNO3.
Câu 24: Thủy phân không hoàn toàn peptit Y mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có chứa
các đipeptit Gly-Gly và Ala-Ala. Để thủy phân hoàn toàn 1 mol Y cần 4 mol NaOH, thu được muối và
nước. Số công thức cấu tạo phù hợp của Y là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 25: Người ta điều chế C2H5OH từ xenlulozơ với hiệu suất chung của cả quá trình là 60% thì khối
lượng C2H5OH thu được từ 32,4 gam xeluluzơ là
A. 30,67 gam. B. 18,4 gam. C. 12,04 gam. D. 11,04 gam.
Câu 26: Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y.
Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 55,600. B. 53,775. C. 61,000. D. 32,250.
Câu 27: Trong sơ đồ phản ứng sau:
(1) Xenlulozơ → glucozơ → X + CO2
(2) X + O2 → Y + H2O
Các chất X, Y lần lượt là
A. axit gluconic, axit axetic. B. ancol etylic, axit axetic.
C. ancol etylic, sobitol. D. ancol etylic, cacbon đioxit.
Câu 28: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ bên :

Sau một thời gian thì ở ống nghiệm chứa dung dịch Cu(NO3)2 quan sát thấy
A. không có hiện tượng gì xảy ra. B. có sủi bọt khí màu vàng lục, mùi hắc.
C. có xuất hiện kết tủa màu đen. D. có xuất hiện kết tủa màu trắng.
Câu 29: Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch hỗn hợp FeSO4 và H2SO4 làm mất màu dung dịch KMnO4.

➤ Fanpage: Tôi yêu Hóa Học | → https://www.facebook.com/hoctothoahoc


(b) Fe2O3 có trong tự nhiên dưới dạng quặng hematit.
(c) Cr(OH)3 tan được trong dung dịch axit mạnh và kiềm.
(d) CrO3 là oxit axit, tác dụng với H2O chỉ tạo ra một axit.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 30: Phân tử nào sau đây chỉ chứa ba nguyên tố C, H và O?
A. Poli(vinyl clorua). B. Poliacrilonitrin. C. Poli(vinyl axetat). D. Polietilen.
Câu 31: Cho 0,1 mol FeCl2 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá
trị của m là
A. 10,8. B. 28,7. C. 39,5. D. 17,9.
Câu 32: Hiđro hóa hoàn toàn 17,68 gam triolein cần vừa đủ V khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 4,032. B. 0,448. C. 1,344. D. 2,688.
Câu 33: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu
được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm
A. MgO, Fe3O4, Cu. B. Mg, Al, Fe, Cu. C. MgO, Fe, Cu. D. Mg, Fe, Cu.
Câu 34: Dung dịch X gồm a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol HCO3- ; 0,15 mol CO32 và - 0,05 mol SO42-
. Tổng khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 33,8 gam B. 28,5 gam C. 29,5 gam D. 31,3 gam
Câu 35: Este Z đơn chức, mạch hở, được tạo thành từ axit X và ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn 2,15 gam
Z, thu được 0,1 mol CO2 và 0,075 mol H2O. Mặt khác, cho 2,15 gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch
KOH, thu được 2,75 gam muối. Công thức của X và Y lần lượt là
A. CH3COOH và C3H5OH. B. C2H3COOH và CH3OH.
C. HCOOH và C3H5OH. D. HCOOH và C3H7OH.
Câu 36: Cho các phát biểu sau:
(a) Một số este không độc, dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm.
(b) Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ... và nhất là trong quả chín, đặc biệt
nhiều trong quả nho chín.
(c) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp (từ khí cacbonic, nước, ánh sáng
mặt trời và chất diệp lục).
(d) Để làm giảm bớt mùi tanh của cá mè, ta dùng giấm ăn để rửa sau khi mổ cá.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 4 D. 2.
Câu 37: Cho hỗn hợp X chứa 18,6 gam gồm Fe, Al, Mg, FeO, Fe3O4 và CuO. Hòa tan hết X trong dung
dịch HNO3 dư thấy có 0,98 mol HNO3 tham gia phản ứng thu được 68,88 gam muối và 2,24 lít (đkc) khí
NO duy nhất. Mặt khác, từ hỗn hợp X ta có thể điều chế được tối đa m gam kim loại. Giá trị của m là :
A. 13,8 B. 16,2 C. 15,40 D. 14,76
Câu 38: Cho 0,1 mol este X (no, đơn chức, mạch hở) phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,18 mol
MOH (M là kim loại kiềm). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được chất rắn Y và 4,6 gam ancol Z.
Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được M2CO3, H2O và 4,84 gam CO2. Tên gọi của X là
A. metyl axetat. B. etyl axetat. C. etyl fomat. D. metyl fomat.
Câu 39: Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai chất béo trong môi trường axit, thu được hỗn
hợp gồm axit stearic, axit panmitic và glyxerol. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần dùng 7,79 mol
O2, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được dung dịch Y có khối lượng giảm m gam so
với dung dịch ban đầu. Giá trị gần nhất của m là
A. 220. B. 210. C. 240. D. 230.
Câu 40: X là tripeptit, Y là tetrapeptit và Z là hợp chất có CTPT là C4H9NO4 (đều mạch hở). Cho 0,19
mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,56 mol NaOH (vừa đủ). Sau phản
ứng thu được 0,08 mol ancol đơn chức; dung dịch T chứa 3 muối trong đó có muối của Ala và muối của
một axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở với tổng khổi lượng là 54,1 gam. Phần trăm khối lượng của X
trong E là:
A. 23,04% B. 21,72% C. 28,07% D. 25,72%

-----------------HẾT------------------

➤ Fanpage: Tôi yêu Hóa Học | → https://www.facebook.com/hoctothoahoc


ĐÁP ÁN

1-A 2-D 3-D 4-C 5-A 6-A 7-B 8-C 9-B 10-B

11-B 12-B 13-B 14-C 15-D 16-C 17-D 18-B 19-B 20-B

21-A 22-A 23-A 24-C 25-D 26-A 27-B 28-C 29-A 30-C

31-C 32-C 33-C 34-A 35-B 36-C 37-D 38-B 39-B 40-A

MA TRẬN ĐỀ THAM KHẢO THI THPT NĂM 2020


MÔN: HÓA HỌC
1. Phạm vi kiến thức - Cấu trúc:
- 10% kiến thức lớp 11; 90% kiến thức lớp 12
- Tỉ lệ kiến thức vô cơ : hữu cơ (50% : 50%)
- Các mức độ: nhận biết: 50%; thông hiểu: 20%; vận dụng: 20%; vận dụng cao: 10%.
- Số lượng câu hỏi: 40 câu.
2. Ma trận:
Vận
Nhận Thông Vận Tổng số
STT Nội dung kiến thức dụng
biết hiểu dụng câu
cao
Câu 15,
1. Kiến thức lớp 11 Câu 34 4
18, 23
Câu 32, Câu 38,
2. Este – Lipit Câu 4, 16 6
35 39
3. Cacbohiđrat Câu 11 Câu 27 Câu 25 3
Amin – Amino axit - Câu 12,
4. Câu 24 Câu 26 4
Protein 19
5. Polime Câu 9, 30 2
6. Tổng hợp hóa hữu cơ Câu 6 Câu 36 Câu 40 3
Câu 21,
7. Đại cương về kim loại Câu 1 Câu 28 Câu 37 5
31
Kim loại kiềm, kim loại Câu 2, 10, 6
8. Câu 13 Câu 22
kiềm thổ - Nhôm 17, 20
Sắt và một số kim loại quan Câu 14,
9. Câu 5, 8 4
trọng 29
Nhận biết các chất vô cơ
10. Hóa học và vấn đề phát Câu 3 1
triển KT – XH - MT
11. Tổng hợp hóa học vô cơ Câu 7 Câu 33 2

➤ Fanpage: Tôi yêu Hóa Học | → https://www.facebook.com/hoctothoahoc


Số câu – Số điểm 20 8 8 4 40

5,0đ 2,0đ 2,0đ 1,0đ 10,0đ


% Các mức độ 50% 20% 20% 10% 100%

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT


Câu 1: A. W là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất (thường dùng làm dây tóc bóng đèn)
Câu 2: D. Quặng đôlomit có công thức CaCO3.MgCO3
Câu 3: D. CO2, CH4 góp phần tạo nên hiệu ứng nhà kính.
Câu 4: C. Triolein là chất béo không no (có liên kết đôi) nên tham gia phản ứng với Br2
Câu 5: A. Natri đicromat là Na2Cr2O7
Câu 6: C. Fructozơ là chất tham gia tráng bạc (Chú ý: fructozơ không có nhóm CHO)
Câu 7: B. Khí thu phải nhẹ hơn không khí, chọn NH3 (M=17)
Câu 8: C. Fe đứng trước H+ và Ag+ nên tác dụng được.
Câu 9: B. Tơ nhân tạo (tơ bán tổng hợp) gồm: tơ visco, tơ axetat
Câu 10: B. Al2O3, Al(OH)3 mang tính lưỡng tính.
Câu 11: B. Tinh bột không tác dụng với Cu(OH)2
Câu 12: B. Đimetylamin là (CH3)2NH
Câu 13: B. Dung dịch sau ứng có chứa Ba(OH)2 (do Ba tác dụng với H2O) nên các chất tác dụng gồm:
Na2SO4, Al, Al2O3, NaHCO3.
Câu 14: C. Chất bị oxi hóa khi tác dụng với HNO3 gồm: FeSO4, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4 (vì Fe chưa có số
oxi hóa tối đa)
Câu 15: D. Ete gồm CH3OCH3, C2H5OC2H5, CH3OC2H5
Câu 16: C. Este là chất có dạng RCOOR’ (R’ # H)
Câu 17: D. Al và các oxit sắt được gọi là hỗn hợp tecmit có tác dụng tạo nhiêtt để hàn các đường ray tàu
hỏa
Câu 18: B. Phenol mang tính axit yếu nên tác dụng được với bazơ, kim loại, tác dụng với Br 2 tạo kết tủa
trắng.
Câu 19: B. Trong peptit có đầu N (còn nhóm NH2) và đầu C (còn nhóm COOH)
Câu 20: B.
Ba(OH)2 + Ca(HCO3)2 → CaCO3 + BaCO3 + 2H2O
Câu 21: A.
nH2 = nFe + nZn = 0,3(mol) → VH2 = 6,72(l)
Câu 22: A.
Ta có: n CO = 0,3 ⎯⎯
2
→ n Cl = 0,3 ⎯⎯⎯

BTKL
→ m = 26,8 − 0,3.61 + 0,3.35,5 = 19,15
Câu 23: A. Phân bón NPK cung cấp chất dinh dưỡng với hàm lượng hợp chất các nguyên tố nitơ(N),
photpho(P), kali(K)
Câu 24: C. Y là tetrapeptit (do tác dụng với NaOH tỉ lệ mol 1:4), có 2 kiểu gồm: Gly-Gly-Ala-Ala và
Ala-Ala-Gly-Gly
Câu 25: D.
(C6 H10O5 ) n → nC6 H12O6 → 2nC2 H5OH
162............................................2.46
32, 4.............................................m
→ m C2 H5OH thu được = 60%.32,4.2.46/162 = 11,04 gam
Câu 26: A.
n Lys = 0,05
Ta có:  ⎯⎯
→ n HCl = 0,6
n Gly = 0, 2

⎯⎯⎯
BTKL
→7,3 + 15 + 0,6.36,5 + 0,3.56 = m + 0,3.18 ⎯⎯
→ m = 55,6
Câu 27: B.
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

➤ Fanpage: Tôi yêu Hóa Học | → https://www.facebook.com/hoctothoahoc


C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O
Câu 28: C.
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
H2 + S → H2S
H2S + Cu(NO3)2 → CuS↓(đen) + 2HNO3
Câu 29: A.
(d) Sai vì CrO3 tác dụng với H2O tạo hỗn hợp 2 axit (H2CrO4 và H2Cr2O7)
Câu 30: C. Polivinylaxetat (PVA) là [-CH2-CH(OOCH3)-]n
Câu 31: C.
FeCl2 + 3AgNO3 → 2AgCl + Ag + Fe(NO3)3
mk tủa = mAg + mAgCl = 0,1.108 + 0,2.143,5 = 39,5(g)
Câu 32: C.
Cần nhớ: Có 4 loại axit béo quan trọng là:
Panmitic: C15H31COOH Stearic: C17H35COOH
Oleic: C17H33COOH Linoleic: C17H31COOH
17,68
Ta có: n triolein = = 0,02 ⎯⎯
→ n H2 = 0,02.3 = 0,06 ⎯⎯
→ V = 1,344
884
Câu 33: C.
Chất rắn Y gồm: Al2O3, MgO, Fe, Cu (do CO lấy được oxi của các kL sau Al), Z gồm MgO, Fe, Cu (do
Al2O3 tan trong dung dịch NaOH)
Câu 34: A.
⎯⎯⎯
BTDT
→ a = 0,1 + 0,15.2 + 0,05.2 − 0,15 = 0,35
⎯⎯⎯
BTKL
→ m = 0,35.23 + 0,15.39 + 0,1.61 + 0,15.60 + 0,05.96 = 33,8
Câu 35: B.
n CO = 0,1
Z ⎯⎯⎯
chay
→ 2 ⎯⎯⎯BTKL
→ n COO = 0,025 ⎯⎯→ CZ = 4
 H2O
n = 0,075
2,75
Và M RCOOK = = 110 ⎯⎯ → R = 27 ⎯⎯ → CH 2 = CH −
0,025
Câu 36: C. Tất cả đều đúng.
Câu 37: D.
⎯⎯⎯
BTKL
→18,6 + 0,98.63 = 68,88 + 0,1.30 + 18n H 2O ⎯⎯
→ n H 2O = 0, 47
0,98 − 0, 47.2 H+
⎯⎯⎯⎯
BTNT.H
→ n NH+ = = 0,01 ⎯⎯→ n Otrong X = 0, 24 ⎯⎯
→ m = 14,76
4 4
Câu 38: B.
n X = 0,1 ⎯⎯ → n ancol = 0,1 ⎯⎯ → C2 H5OH
Ta có :  ⎯⎯
→ C4 H8 O 2
n MOH = 0,18 ⎯⎯→ nC = 0,11 + 0,09 + 0,1.2 = 0, 4
trong X

Câu 39: B.
Từ các axit béo → các chất béo có 3π
CO2 : a a − b = 0, 2 a = 5, 46
X ⎯⎯⎯
chay
→ ⎯⎯
→ ⎯⎯
→
H 2 O : b 0,1.6 + 7,79.2 = 2a + b b = 5, 26
⎯⎯
→m = 546 − 5,46.44 − 5,26.18 = 211,08
Câu 40: A.
Z là: HCOONH3CH2COOCH3: 0,08 mol
→ X, Y được tạo bởi Gly và Ala
 X 3 : x  x + y = 0,19 − 0, 08 x = 0, 04
⎯⎯ → ⎯⎯
→ ⎯⎯ →
 Y 4 : y 3x + 4y = 0,56 − 0, 08.2  y = 0, 07
Khối lượng muối do X, Y sinh ra là: 54,1 − 0,08.68 − 0,08.97 = 40,9(gam)
C H NO2 Na : 0, 4 k = 2
Dồn muối về ⎯⎯ → 40,9  2 4 ⎯⎯
→ 4k1 + 7k 2 = 15 ⎯⎯
→ 1
CH 2 : 0, 04k1 + 0, 07k 2 k 2 = 1
➤ Fanpage: Tôi yêu Hóa Học | → https://www.facebook.com/hoctothoahoc
GlaAla 2 : 0, 04 0, 04.217
⎯⎯
→ ⎯⎯
→ %GlaAla 2 = = 23, 04%
Gly3Ala : 0, 07 26,88 + 10,8

-----------------HẾT------------------

➤ Fanpage: Tôi yêu Hóa Học | → https://www.facebook.com/hoctothoahoc

You might also like