You are on page 1of 5

Họ và Tên:…………………………………………………… Số báo danh: Thầy Phạm Thắng – TYHH

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; O=16; S=32; F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127; N=14; P=31;
C=12; Si=28; Li=7; Na=23; K=39; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Sr=88; Al=27;Fe=56; Cu=64; Pb=207; Ag=108.

Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại este không no, đơn chức, mạch hở
A. CH3COOC2H5. B. CH3COOC2H3. C. CH3COOCH3. D. (HCOO)2C2H4.
Câu 2: Nhiệt phân muối nào sau đây thu được oxit kim loại
A. Cu(NO3)2. B. NaNO3. C. AgNO3. D. KNO3.
Câu 3: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp
A. Tơ tằm. B. Tơ xenlulozơ axetat. C. Tơ visco. D. Tơ nilon-6,6.
Câu 4: Tổng số nguyên tử C trong phân tử lysin và valin là
A. 6. B. 5. C. 11. D. 9.
Câu 5: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng có tính cứng tạm thời
A. KCl. B. NaNO3. C. Na2CO3. D. HNO3.
Câu 6: Biết X là chất béo không no, giá trị độ bất bão hòa của X luôn
A. bằng 3. B. lớn hơn 3. C. nhỏ hơn 3. D. bằng 6.
Câu 7: Trong phân tử axit – amino enantoic có
A. 4 nguyên tử oxi. B. 6 nguyên tử cacbon. C. 7 nguyên tử cacbon. D. 14 nguyên tử hidro.
Câu 8: Chất không phản ứng với dung dịch NaOH ở điều kiện thích hợp là
A. Gly-Ala. B. metylamin. C. Alanin. D. Etyl fomat.
Câu 9: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất
nóng chảy của chúng là
A. Na, Ca, Zn. B. Na, Cu, Al. C. Fe, Ca, Al. D. Na, Ca, Al.
Câu 10: Số nhóm OH liền kề trong phân tử glucozơ là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.
Câu 11: Cho dãy các ion: Fe2+, Ni2+, Cu2+, Sn2+. Trong cùng điều kiện, ion có tính oxi hóa mạnh nhất
trong dãy là
A. Fe2+. B. Cu2+. C. Sn2+. D. Ni2+.
Câu 12: Khi nhỏ vài giọt dung dịch I2 vào hồ tinh bột (lát cắt quả xanh) thấy xuất hiện màu
A. vàng. B. đỏ. C. Xanh tím. D. Hồng.
Câu 13: Dung dịch chất nào sau đây dẫn điện kém nhất
A. NaOH. B. MgCl2. C. HNO3. D. CH3COOH.
Câu 14: Công thức phân tử của tristearin là
A. C54H110O6. B. C54H104O6. C. C57H104O6. D. C57H110O6.
Câu 15: Hóa chất nào sau đây không sử dụng làm phân bón hóa học
A. (NH2)2CO. B. Ca(H2PO4)2. C. KCl. D. CaSO4.
Câu 16: Cho các polime: poli (vinyl clorua), xenlulozơ, policaproamin, polistiren, xenlulozơ triaxetat,
nilon-6,6. Số polime tổng hợp là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 17: Este E mạch hở, có công thức phân tử là C5H8O4. Số liên kết π ở phần gốc hiđrocacbon của E là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 0.
Câu 18: Để loại bỏ Al, Fe, CuO ra khỏi hỗn hợp gồm Ag, Al, Fe và CuO, có thể dùng lượng dư dung
dịch
A. NaOH. B. Fe(NO3)3. C. HCl. D. HNO3.
Câu 19: Thủy phân hoàn toàn 1 mol tetrapeptit X thu được 1 mol glyxin và 3 mol alanin. Công thức
phân tử của X là
A. C10H18O4N4. B. C5H10O3N2. C. C20H26O8N4. D. C11H20O5N4.
Câu 20: Nghiền nhỏ 1 gam C2H5COONa cùng với 2 gam vôi tôi xút (CaO và NaOH) rồi cho vào đáy
ống nghiệm. Đun nóng đều ống nghiệm, sau đó đun tập trung phần có chứa hỗn hợp phản ứng.
Hidrocacbon sinh ra trong thí nghiệm trên là
A. axetilen. B. etan. C. etilen. D. Metan.
Câu 21: Khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa FeCl2, CuSO4 và AlCl3, thu được kết tủa. Lọc lấy kết
tủa rồi nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp chất rắn X. X
gồm
A. FeO, CuO và Al2O3. B. Fe2O3, CuO và BaSO4.
C. Fe2O3, CuO và Al2O3. D. FeO, CuO và BaSO4.

Câu 22: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là Ca2 + + CO32 − ⎯⎯
→ CaCO3 
A. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O.
B. Ca(OH)2 + (NH4)2CO3 → 2NH3 + CaCO3 + 2H2O.
C. CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl.
D. Ca(HCO3)2 + NaOH → CaCO3 + NaHCO3 + H2O.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Kim loại cứng nhất là Ag, kim loại dẫn điện tốt nhất là Cr.
B. Kim loại Al không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
C. Ở nhiệt độ cao, CO khử được CuO thành Cu.
D. Nhúng 2 thanh kim loại Zn và Cu được nối với nhau qua dây dẫn vào dung dịch H2SO4
loãng có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
Câu 24: Hòa tan hoàn toàn 1,53 gam hỗn hợp kim loại Mg, Fe, Zn trong dung dịch H 2SO4 loãng dư thấy
có 672 ml khí H2 (đktc) thoát ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là
A. 3,66 gam. B. 5,29 gam. C. 2,59 gam. D. 4,41 gam.

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ và saccarozơ
cần 5,376 lít O2 (đktc), thu được 3,96 gam nước. Giá trị của m là
A. 8,64. B. 6,48. C. 6,84. D. 4,68.
Câu 26: Cho 0,3 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 (loãng). Sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị
của V là
A. 6,72. B. 4,48. C. 8,96. D. 10,08.
Câu 27: Cho 0,11 mol axit glutamic và 0,15 mol lysin vào 200 ml dung dịch HCl 1,5M, thu được dung
dịch X. Cho KOH dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol KOH đã
phản ứng là
A. 0,82. B. 0,67. C. 0,56. D. 0,71.
Câu 28: Cho 10,6 gam hỗn hợp gồm C2H5OH và C3H7OH đi qua CuO dư, đun nóng rồi lấy toàn bộ
anđehit tạo thành phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 43,2 gam Ag. Biết
các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của C3H7OH trong hỗn hợp ban đầu là
A. 56,6%. B. 86,79% hoặc 43,4%.
C. 13,21% hoặc 43,4%. D. 13,21% hoặc 56,61%.

Câu 29: Nung nóng hỗn hợp gồm 2,7 gam Al và 14,4 gam FeO, sau một thời gian thu được chất rắn X.
Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch chứa 0,15 mol HNO3 và 0,90 mol HCl. Cho dung dịch sau
phản ứng vào dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra
hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các phản ứng. Giá trị của m là

A. 150,45. B. 134,55. C. 130,50. D. 129,15.


Câu 30: Hỗn hợp X gồm metyl fomat, anđehit malonic, ancol isopropylic và ancol benzylic. Đốt cháy
hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 11,872 lít O2 (đktc), thu được H2O và 18,04 gam CO2. Mặt
khác, cho 2m gam X phản ứng hết với K dư, thu được a mol H2. Giá trị của a là
A. 0,08. B. 0,04. C. 0,05. D. 0,06.
Câu 31: Dung dịch E chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3- và Cl-, trong đó số mol của ion Cl- gấp bốn lần số
mol của ion Na+. Cho một nửa dung dịch E phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được 4 gam
kết tủa. Cho một nửa dung dịch E còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 5 gam
kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch E thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị
của m là
A. 7,09. B. 8,79. C. 11,84. D. 9,50.
Câu 32: Thủy phân hoàn toàn m gam triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và
m1 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 7,392 lít CO2 và 5,508
gam H2O. Biết m gam X tác dụng tối đa với 0,012 mol Br2 trong dung dung dịch. Giá trị của m1

A. 5,440. B. 5,148. C. 5,316. D. 5,604.
Câu 33: Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch CuCl2 (điện cực trơ), thu được khí Cl2 ở catot.
(b) Cho CO dư qua hỗn hợp Fe2O3, MgO, Al2O3 nung nóng, thu được Fe, Mg và Al2O3
(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, xuất hiện ăn mòn điện hóa
(d) Kim loại cứng nhất là Cr, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.
(e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 34: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(1) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước
(2) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit
(3) Dung dịch glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo phức màu xanh
thẫm
(4) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu
được một loại monosaccarit duy nhất
(5) Khi đun nóng glucozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được Ag
(6) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với khí H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sorbitol
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Câu 35: Hỗn hợp X gồm fructozơ, axit α-amino butyric, axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm hai amin đơn
chức, mạch hở, đều có 3 nguyên tử cacbon trong phân tử. Trộn lẫn a mol X với b mol Y thu
được 0,09 mol hỗn hợp Z. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng Z trên cần vừa đủ V lít O2 (đktc)
thu được N2, CO2 và 5,40 gam H2O. Giá trị V gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 18. B. 9,0. C. 9,5. D. 12.
Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm vinyl benzoat, axit propionic và hai hiđrocacbon
mạch hở cần vừa đủ 23,184 lít O2 (đktc), tạo ra 38,28 gam CO2. Mặt khác, cho 0,2 mol X tác
dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 0,65M thu được m gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn m
gam Z thu được 23,10 gam CO2. Nếu cho 0,4 mol X vào dung dịch Br2 dư thì lượng phản ứng
tối đa là
A. 48 gam. B. 24 gam. C. 32 gam. D. 16 gam.
Câu 37: Hỗn hợp E chứa 2 amin đều no, đơn chức và một hiđrocacbon X thể khí điều kiện thường. Đốt
cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E cần dùng 2,7 mol không khí (20% O2 và 80% N2 về thể tích)
thu được hỗn hợp F gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng NaOH đặc dư thấy
khối lượng bình tăng 21,88 gam, đồng thời có 49,616 lít khí thoát ra khỏi bình. Công thức phân
tử của X là
A. C3H4. B. C3H6. C. C2H4. D. C2H6.
Câu 38: Sự điện phân có nhiều ứng dụng trong công nghiệp
như để điều chế các kim loại, phi kim, tinh chế kim
loại hoặc kỹ thuật mạ điện nhằm bảo vệ kim loại
khỏi bị ăn mòn và tạo vẻ đẹp cho vật mạ.
Trong phòng thí nghiệm, một học sinh thực hiện
lần lượt 2 thí nghiệm điện phân dung dịch CuSO4
với một điện cực bằng graphit và một điện cực
bằng đồng như hình vẽ bên. Độ pH của dung dịch
sau điện phân được kiểm tra sơ bộ bằng giấy chỉ thị vạn năng. Kết luận nào sau đây là đúng khi
mô tả hiện tượng thí nghiệm xảy ra trong bình 1 và bình 2?
A. Có khí thoát ra trên bề mặt điện cực bằng Cu ở bình số 1.
B. Xuất hiện kim loại Cu bám lên bề mặt anot của bình số 2.
C. Dung dịch sau điện phân ở bình số 1 làm giấy chỉ thị chuyển sang màu xanh.
D. Dung dịch trong bình số 2 có màu không đổi trong suốt quá trình điện phân.
Câu 39: Cho hỗn hợp E gồm một este hai chức X (mạch hở) và một este Y (MX < MY). Thủy phân hoàn
toàn E cần dùng 0,36 mol KOH thu được hỗn hợp Z gồm 3 muối, trong đó có một muối A
(phần trăm khối lượng của nguyên tố kim loại trong A là 39,00%) và hỗn hợp T gồm 2 ancol
no, mạch hở. Cho toàn bộ T phản ứng hết với Na dư thu được 0,08 mol H2. Đốt cháy hoàn toàn
Z thu được 0,43 mol CO2. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn E cần dùng vừa đủ 1,21 mol O2. Phần
trăm khối lượng của X trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 59. B. 60. C. 61. D. 40.
Câu 40: Hòa tan hết 17,92 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, FeO, Fe, CuO, Cu, Al và Al2O3 (trong đó oxi
chiếm 25,446% về khối lượng) vào dung dịch HNO3 loãng dư, kết thúc các phản ứng thu được
dung dịch Y và 1,736 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2 và N2O, tỉ khối của Z so với H2 là 15,29.
Cho dung dịch NaOH tới dư vào Y rồi đun nóng, không có khí thoát ra. Lượng axit đã phản ứng
với X là
A. 92,925 gam. B. 87,696 gam. C. 76,545 gam. D. 47,250 gam

Tự học – Tự lập – Tự do!


--- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) ---

You might also like