You are on page 1of 2

KIỂM TRA 40 PHÚT (bài số 81) ngày15 tháng 6 năm 2019

Câu 1. Cho lần lượt các chất sau: BaO, Mg, Fe, Na và AgNO3 vào lượng dư dung dịch FeCl3. Số trường hợp thu được kết
tủa là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 2. Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H4O4 tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng theo sơ đồ phản ứng sau:
X + 2NaOH → Y + Z + H2O. Biết Z là một ancol không có khả năng tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Điều khẳng
định nào sau đây là đúng?
A. X có công thức cấu tạo là HCOO-CH2COOH. B. X chứa hai nhóm –OH.
C. Y có công thức phân tử là C2O4Na2. D. Đun nóng Z với H2SO4 đặc ở 140°C thu được anken.
Câu 3. Một hỗn hợp gồm MgO, Al2O3, SiO2. Thu lấy SiO2 tinh khiết bằng cách nào sau đây?
A. Ngâm hỗn hợp vào dung dịch NaOH dư. B. Ngâm hỗn hợp vào dung dịch HCl dư.
C. Ngâm hỗn hợp vào dung dịch CuSO4 dư. D. Ngâm hỗn hợp vào nước nóng.
Câu 4. Cho các phát biểu sau: (1) Oxi hóa hoàn toàn glucozơ bằng nước brom, thu được axit gluconic. (2) Chất béo
được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. (3) Phân tử xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. (4) Ở nhiệt độ
thường, axit glutamic là chất lỏng và làm quì tím hóa đỏ. (5) Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ
vài chục đến vài triệu. (6) Các amin dạng khí đều tan tốt trong nước.
Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.
Câu 5. Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (2) Cho dung dịch KI vào
dung dịch FeCl3. (3) Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2. (4) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3. (5)
Cho miếng Na vào dung dịch CuSO4. (6) Cho dung dịch HCl vào dung dịch AgNO3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.
Câu 6. Cho các phát biểu sau: (1) Axit axetic và axit propionic tan vô hạn trong nước. (2) Dung dịch axit α-amino
isovaleric làm quỳ tím hóa đỏ. (3) Đồng phân cấu tạo là những hợp chất hữu cơ có cùng công thức phân tử nhưng có cấu
tạo hóa học khác nhau. (4) Các ancol đều có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức. (5) Axit ε-amino
caproic và axit ω-amino enantoic đều có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng tạo polime. (6) Trùng hợp là quá trình
kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử rất lớn (polime).
Số phát biểu đúng là: A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.
Câu 7. Chọn câu trả lời đúng. Tính oxi hóa của các ion được xếp theo thứ tự giảm dần như sau:
A. Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > Al3+ > Mg2+ B. Mg2+ > Al3+ > Fe2+ > Fe3+ > Cu2+
3+ 2+ 3+ 2+ 2+
C. Al > Mg > Fe > Fe > Cu D. Fe3+ > Fe 2+ > Cu 2+ > Al3+ > Mg2+
Câu 8. Dãy gồm các chất tác dụng được với ancol etylic C2H5OH là
A. NaOH, K, MgO, HCOOH (xt). B. Ca, CuO (t°), C6H5OH (phenol), C2H4(OH)2.
C. HBr (t°), Na, CuO (t°), CH3COOH (xt). D. Na2CO3, CuO (t°), CH3COOH (xt), CH3COOCH3 (xt).
Câu 9. Nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 26. Cấu hình electron của X, chu kỳ và nhóm trong hệ thống tuần hoàn lần
lượt là: A. [Ar]3p63d6, chu kỳ 3 nhóm VIA. B. [Ar] 3p63d64s2, chu kỳ 4 nhóm IIA.
C. [Ar]3p 3d , chu kỳ 3 nhóm VB.
6 5
D. [Ar]3p63d64s2, chu kỳ 4 nhóm VIIIB
Câu 10. Cho các phát biểu sau: (1) Phenol là chất rắn, có thể tan tốt trong nước ở 70°C. (2) Tính axit của phenol mạnh
hơn nước do ảnh hưởng của gốc phenyl lên nhóm –OH. (3) Sục khí CO2 dư vào dung dịch natri phenolat thấy dung dịch
vẩn đụC. (4) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen là do ảnh hưởng
của nhóm –OH tới vòng benzen. (5) C6H5OH và C6H5CH2OH thuộc cùng một dãy đồng đẳng (C6H5– nhóm phenyl).
Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 11. Axit axetic không thể điều chế trực tiếp bằng cách nào sau đây?
A. Metanol tác dụng với cacbon monooxit. B. Lên men giấm có mặt enzim.
C. Oxi hóa CH3CHO bằng O2 (xúc tác Mn2+). D. Oxi hóa CH3CHO bằng dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 12. Cho sơ đồ: CH4 + X → M1; M1 + Y → M2; M2 + Z → CH3COOH.
Biết X, Y, Z là các chất vô cơ, mỗi mũi tên chỉ tương ứng với một phương trình phản ứng. Chất M2 trong sơ đồ trên có
thể là: A. C2H5OH. B. CH3COONa. C. CH3CHO. D. CH3OH.
Câu 13. Dung dịch axit nitric tinh khiết để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển dần sang màu vàng là do
A. HNO3 tác dụng O2 không khí tạo chất có màu vàng. B. HNO3 phân li hoàn toàn thành ion H+ và NO3.
C. HNO3 bị phân huỷ một phần thành NO2 làm cho axit có màu vàng. D. HNO3 là một axit mạnh có tính oxi hoá.
Câu 14. Cho các đặc tính sau: (1) Là chất rắn màu trắng, vô định hình. (2) Là đồng phân của xenlulozơ. (3) Tác dụng với
Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam. (4) Thành phần chứa amilozơ và amilopectin. (5) Thủy phân hoàn toàn cho glucozơ. (6)
Cho được phản ứng tráng gương. Số đặc tính của tinh bột là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 15. Dãy muối nitrat nào trong 4 dãy muối dưới đây khi bị đun nóng phân huỷ tạo ra các sản phầm gồm oxit kim loại
+ NO2 + O2: A. Al(NO3)3, Zn(NO3)2, NaNO3. B. Mg(NO3)2, Pb(NO3)2, Fe(NO3)2.
C. KNO3, NaNO3, LiNO3. D. Hg(NO3)2, Mn(NO3)2, AgNO3.
Câu 16. Dãy các chất đều có phản ứng thủy phân là;
A. Glucozơ, saccarozơ, etyl axetat, tristearin, tinh bột, fructozơ B. Saccarozơ, triolein, tinh bột, xenlulozơ, Gly-Ala
C. Tinh bột, fructozơ, triolein, etyl axetat, glucozơ D. Glucozơ, tristearin, xenlulozơ, tinh bột, Gly-Ala.
Câu 17. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không đúng?
A. Al + NaOH + H2O  NaAlO2 + 3/2H2 B. SiO2 + 2NaOHnóngchảy  Na2SiO3 + H2O
C. NaAlO2 + CO2 + H2O  Al(OH)3  + NaHCO3 D. Al2O3 + 3CO   2Al + 3CO2
Câu 18. Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 22. Hỗn hợp khí Y gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với
H là 17,833. Để đốt cháy hoàn toàn V1 lít Y cần vừa đủ V2 lít X (biết sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2, các chất khí khi
đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).
Tỉ lệ V1 : V2 là: A. 3 : 5. B. 5 : 3. C. 2 : 1. D. 1 : 2.
Câu 19. Chia 200 ml dung dịch X chứa AlCl3 (x mol) và Al2(SO4)3 (y mol) thành hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng
với dung dịch chứa 36,0 gam NaOH, thu được 17,16 gam kết tủa. Phần 2 tác dụng với dung dịch BaCl2 (dùng dư), thu
được 55,92 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ x : y lần lượt là
A. 3 : 2. B. 1 : 2. C. 2 : 3. D. 1 : 1.
Câu 20. X, Y là hai este đều đơn chức và là đồng phân của nhau. Tỉ khối của X so với oxi bằng 2,75. Đun nóng 17,6 gam
hỗn hợp E chứa X, Y với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Z chứa hai ancol kế tiếp trong dãy đồng đẳng và hỗn
hợp T gồm hai muối, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư, thấy
khối lượng bình tăng 7,88 gam. Tỉ lệ a : b gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 0,7. B. 1,2. C. 1,3. D. 0,8.
Câu 21. Tiến hành điện phân 400 ml dung dịch X chứa CuSO4 aM và NaCl 3aM bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến
khi nước bắt đầu điện phân ở cả hai cực thì dừng điện phân, tổng thể tích khí thoát ra ở hai cực là 3,584 lít (đktc). Giá trị
của a là: A. 0,3. B. 0,2. C. 0,4. D. 0,5.
Câu 22. Hỗn hợp E gồm peptit X (C9H16O5N4), peptit Y (C7H13O4N3) và peptit Z (C12H22O5N4). Đun nóng 31,17 gam E với
dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng
1,3725 mol O2, thu được CO2, H2O và 23,85 gam Na2CO3.
Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là: A. 25,0%. B. 33,4%. C. 58,4%. D. 41,7%.
Câu 23. Cho từ từ x mol khí CO2 vào 500 gam dung dịch hỗn hợp KOH và
Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị bên. Tổng nồng độ
phần trăm của các chất tan trong dung dịch sau phản ứng là?
A. 51,08%. B. 42,17%.
C. 45,11%. D. 55,45%.

Câu 24. Hỗn hợp A gồm Ala-Gly-Ala-Ala, Gly-Gly, Ala-Ala, Ala-Gly, Gly-Ala. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp A thu
được alanin và glyxin có tỉ lệ về khối lượng là 89 : 45. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp A, toàn bộ sản phẩm cháy dẫn
qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy bình tăng 128,4 gam. Phần trăm khối lượng Ala-Gly-Ala-Ala trong hỗn hợp A
là: A. 42,64% B. 41,12% C. 49,66% D. 44,08%
Câu 25. Hòa tan hết hỗn hợp gồm 0,08 mol Fe3O4 và 0,18 mol Cu vào dung dịch chứa 0,12 mol NaNO3 và a mol HNO3,
sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa các muối kim loại và hỗn hợp Y gồm NO và NO 2 có tỉ khối so
với He bằng 9,1. Cô cạn dung dịch X, lấy phần rắn đem nung đến khối lượng không đổi thu được rắn Z có khối lượng giảm
53,42 gam so với ban đầu. Giá trị của a là: A. 1,13. B. 1,12. C. 1,14. D. 1,15.
Câu 26. Đun nóng 15,05 gam este X đơn chức, mạch hở với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 16,45 gam muối. Y và Z
là hai este đều hai chức, mạch hở (trong đó X, Y có cùng số nguyên tử cacbon, Y và Z hơn kém nhau 14 đvC). Thủy phân
hoàn toàn hỗn hợp E chứa X, Y, Z với 300 ml dung dịch KOH 1M thu được hỗn hợp chỉ chứa 2 muối có khối lượng m
gam và hỗn hợp gồm 3 ancol có cùng số mol.
Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 27,0. B. 25,0. C. 30,0. D. 32,0.
Câu 27. Cho 28,7 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Cu và Fe(NO3)3 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,34 mol H2SO4 (loãng),
thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch Y chỉ chứa hai muối là FeSO4 và CuSO4. Cô cạn dung
dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị m là
A. 53,28. B. 53,20. C. 53,60. D. 53,12.
Câu 28. X là tripeptit, Y là tetrapeptit (X, Y đều mạch hở), trong X phần trăm khối lượng oxi chiếm 31,527%, trong Y
phần trăm khối lượng nitơ chiếm 20,438%. Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y trong môi trường axit thu được hỗn hợp chứa
8,12 gam Gly-Gly-Ala, 10,56 gam Gly-Gly, 9,6 gam Ala-Ala; 8,76 gam Gly-Ala; 9,0 gam glyxin và 7,12 gam alanin. Tỉ
lệ mol của X và Y trong hỗn hợp E là A. 4:3. B. 3:1. C. 2:3. D. 3:5.
Câu 29. Hòa tan hết 11,24 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Mg(NO3)2 trong dung dịch chứa x mol HNO3, kết thúc phản ứng
thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 62,0 gam và hỗn hợp khí Y gồm N2O và N2 (tỉ lệ mol 1
: 1). Cho dung dịch NaOH dư vào X, thu được 13,34 gam kết tủa. Nếu đem cô cạn dung dịch X, lấy phần rắn đem nung
đến khối lượng không đổi, thu được 46,68 gam hỗn hợp khí và hơi. Giá trị của x là
A. 0,88. B. 0,96. C. 0,93. D. 0,89.
Câu 30. Hỗn hợp X gồm một ancol đơn chức, một este đơn chức và một este hai chức; trong phân tử mỗi chất chỉ chứa
một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 17,28 gam X thu được 39,6 gam CO2 và 9,36 gam H2O. Mặt khác, đun nóng
17,28 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của ancol
metylic và hỗn hợp Z gồm các muối. Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng 0,75 mol O2, thu được CO2, 5,04 gam H2O và 12,72
gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của este đơn chức trong hỗn hợp X là:
A. 13,9%. B. 70,6%. C. 42,4%. D. 28,2%.

You might also like