You are on page 1of 5

BÀI TẬP NHÓM

1. Công ty công nghệ Bookface tạo ra một mạng xã hội và thu thập tất cả thông tin người
dùng để bán cho các công ty để làm dữ liệu khách hàng.
Bài làm
Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Bảo vệ người tiêu dùng và nhiều văn bản pháp luật chuyên
ngành như các luật về viễn thông, công nghệ thông tin, giao dịch điện tử của Việt Nam đều đã
có quy định về quyền cơ bản của công dân và bảo vệ thông tin cá nhân. Hiến pháp năm 2013
quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí
mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí
mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luâ ̣t bảo đảm an toàn”
Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và
được pháp luật bảo vệ” hay “Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác
của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật”.
Khoản 5 Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng quy định về những hành vi bị nghiêm cấm:
“5. Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác;
lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân.”
Như vậy, hành vi mua bán thông tin khách hàng là vi phạm pháp luật. Bên cạnh các quy định
về quyền và nghĩa vụ của người chủ dữ liệu, người thu thập, xử lý dữ liệu, pháp luật Việt
Nam còn quy định những chế tài xử phạt đối với các hành vi phát tán, chia sẻ thông tin cá
nhân, tùy theo mức độ, hành vi mà tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính
hoặc xử lý trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
* Trách nhiệm hành chính
Theo Khoản 5 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch
điện tử:
“5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông;”
Đối với hành vi mua bán, trao đổi thông tin khách hàng thì cá nhân, tổ chức có thể bị phạt tiền
từ 50 triệu - 70 triệu đồng. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức có hành vi trên có thể bị tước quyền sử
dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 22 tháng đến 24 tháng và buộc nộp lại số lợi bất hợp
pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm (Điểm a, Điểm b Khoản 9 Điều 102 Nghị định
15/2020/NĐ-CP)
* Trách nhiệm hình sự
Những người có hành vi mua bán thông tin dữ liệu khách hàng, tùy vào tính chất, mức độ vi
phạm có thể bị xử lý theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội “Đưa
hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” với khung hình phạt cao
nhất là 7 năm tù.
Như vậy, pháp luật Việt Nam cũng đã có các chế tài khá nghiêm khắc với các đối tượng thu
thập, sử dụng trái phép các thông tin cá nhân của người tiêu dùng.
2. Công ty Coca Cola dùng từ “Mo Lon Viet Nam” để quảng cáo, Bộ VH, TT & DL đã
cho rằng dùng từ này là vi phạm pháp luật vì trái với thuần phong mỹ tục, ý kiến của các
anh chị về vấn đề này như thế nào? Hành vi của Công ty Coca Cola có vi phạm pháp luật
không? Giải thích.
Bài làm
Quảng cáo này cũng không đảm bảo thông tin rõ ràng của nội dung với sản phẩm, hàng hóa
được quảng cáo, vi phạm các quy định tại Khoản 3, Điều 8 và Khoản 1, Điều 19 Luật Quảng
cáo.  Không ổn ở điểm là nếu luật pháp thì nếu để cụm từ như vậy thì không rõ ràng về sản
phẩm. Mở lon Coca tại Việt Nam, hoặc chương trình mở lon Coca trong chiến dịch tại Việt
Nam thì nó lại rõ. Bởi vì mở lon gì, lon Coca hay lon nước ngọt, hay là lon gì. Vì nguyên tắc
là anh phải nói rõ sản phẩm quảng cáo là gì trên thông điệp của anh, thì anh lại ghi mỗi cụm
từ như vậy thôi. Cái đấy là anh đã vi phạm luật quảng cáo rồi. Anh không nêu rõ sản phẩm
quảng cáo một cách rõ ràng để người tiêu dùng nhận được thông điệp cụ thể về sản phẩm của
anh. “Cụm từ lon Việt Nam trong cụm từ “mở lon Việt Nam” là không có nghĩa. Trong tiếng
Việt không có từ lon Việt Nam. Chưa kể bản thân chữ lon đặt cạnh cái khác là rất phản cảm
và thiếu văn hóa, thiếu thẩm mỹ. Ví dụ như có thể thêm mũ thêm rất nhiều thứ. Nó mà ở các
phương tiện quảng cáo ngoài trời, có nhiều tình huống có thể thêm mũ thêm dấu vào từ đó. Vì
vậy nó rất là rất khủng khiếp nếu chữ đó nó chềnh ềnh ra trên biển quảng cáo ngoài trời”
 "Mở lon Việt Nam" được mô tả là một cụm từ không có ý nghĩa rõ ràng, không trang trọng,
không phù hợp thuần phong mỹ tục khi gắn với tên quốc hiệu, hay nói cách khác là dễ gây
hiểu lầm sang một từ thô tục khác. Từ "lon" hoàn toàn có thể được sử dụng, nhưng phải gắn
với tên sản phẩm. Trong khi cụm từ "Mở lon Việt Nam" không có danh từ tên sản phẩm hoặc
trạng từ ở phía sau.
không xét đến các yếu tố ngữ văn khác trong cụm từ
“lon” có thể dùng vào bất kỳ cụm từ, ngữ cảnh nào, phù hợp với ý đồ của doanh nghiệp. Còn
với gắn với quốc hiệu, tên gọi của một quốc gia lại là điều hoàn toàn cần phải có sự nhạy cảm.
Ai cũng hiểu rằng tiếng Việt rất phong phú về cách đọc, ngữ nghĩa. Ai cũng hiểu rằng từ
“lon” nếu suy diễn hay đọc lái đi, nó có thể biến đổi sang một ý nghĩa khác không phù hợp.
Người ta nói rằng chỉ có cơ quan quản lý “không trong sáng” thì mới nghĩ như vậy, nhưng họ
đã nhầm. Vấn đề đầu tiên là quốc hiệu Việt Nam là thiêng liêng, được quy định trong luật
pháp là không thể vi phạm, bôi nhọ, không thể được gắn với bất kỳ một chiến dịch quảng cáo
có thể gây suy diễn nào.
Và công việc của bộ Văn hóa là gì? Là để ngăn chặn mọi mầm mống nào đó ngay từ trong
suy nghĩ có thể làm “ô nhiễm” bản sắc, văn hóa hay tinh thần, giá trị gắn liền với những gì
thuộc về Việt Nam.
Có thể Coca-Cola “trong sáng”, cũng như rất nhiều người khác cũng “trong sáng” để không
suy diễn cái từ “lon” ra cái từ nhạy cảm đó.
3. Bà Hòa nuôi 1 ao cá và thường xuyên bị mất trộm nên đã thiết lập hàng rào điện kèm
theo biển báo cảnh cáo những người có ý định và hành vi trộm cắp. Một hôm, vào sáng
tinh sương, thấy tên trộm ở ngoài bờ ao, bà bèn đấu điện 220v vào hàng rào điện để đe
dọa tên trộm. Tuy nhiên, do dòng điện quá mạnh kèm theo thời tiết buổi sáng có nhiều
sương đọng lại trên bờ rào nên tên trộm đã bị điện giật và chết. Hỏi bà Hòa có vi phạm
pháp luật không? Biết Bà Hòa 50 tuổi, khả năng nhận thức hoàn toàn bình thường.
Bài làm
Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp mà làm chết người thì sẽ bị xét
xử về tội giết người. Hành vi phạm tội của Bà Hòa ở đây là hành vi sử dụng điện là nguồn
nguy hiểm cao độ để phòng chống trộm cắp tài sản, không có cảnh báo an toàn là hành vi
nguy hiểm đến tính mạng của người khác. Dù Bà Hòa không mong muốn hậu quả chết người
xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc hậu quả xảy ra nên lỗi của đối tượng trong trường hợp này là
lỗi cố ý gián tiếp (Quy định tại Khoản 2 Điều 10 Bộ luật hình sự năm 2015). Do đó hành vi
phạm tội đó đã cấu thành tội giết người.
Trách nhiệm hình sự:
Điều 123. Tội giết người Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến
20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
... q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07
năm đến 15 năm.
Trong trường hợp này, nếu như không thuộc một trong các trường hợp tại Khoản 1 thì khung
hình phạt mà Bà Hòa có thể phải chịu là phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Bên cạnh việc phải
chấp hành hình phạt tù, Bà Hòa còn phải bồi thường thiệt hại về dân sự cho bên gia đình
người bị hại. Cụ thể như sau:
Trách nhiệm dân sự: Bồi thường thiệt hại
Khoản 1, điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản,
quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường
hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác
Đồng thời điều 591 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
Theo căn cứ trên thì Bà Hòa phải bồi thường thiệt hại cho gia đình người bị hại. Số tiền bồi
thường thiệt hại sẽ dựa trên các căn cứ sau:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
- Và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc
hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà
người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại
được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa
thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm
không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
4. Bà A có vườn mít rộng 3.000 m2 nhưng không làm hàng rào. Tối 20/11/2018 C và D
rủ nhau vào vườn bà A hôn nhau dưới 1 cây mít. Trùng hợp, E lại đang trộm mít trên cây
mít này. E bị bà A phát hiện, truy hô “ăn trộm”, E giật mình làm rớt trái mít trúng đầu C,
C đã cắn lưỡi D. D đứt lưỡi và chết, C bị chấn thương sọ não.
Bài làm
- Chủ vườn mít A: dĩ nhiên là không có tội, vì việc bảo vệ tài sản cá nhân là quyền lợi và
trách nhiệm, không bắt buộc mỗi cây mít phải có rào hoặc cảnh báo nguy hiểm (vì trồng trong
vườn nhà, ai đi vào ban đêm cũng nhận biết là nguy hiểm). Chưa kể là C và D vào vườn hôn
nhau có xin phép hay không, mình nghĩ chẳng ai lại dám xin vào để hôn nhau như thế đâu
(mắc cở chết!!!)
- C: dù là nguyên nhân, tác động trực tiếp gây ra cái chết cho D nhưng trường hợp trên là bất
khả kháng hoàn toàn ngoài ý muốn chủ quan do vậy C không có lỗi trong trường hợp này
(Trong khoa học pháp lý dọi đây là "Sự kiện bất ngờ"), không buộc anh phải biết trước, vì
theo hành động hôn đơn thuần chắc chắc ai cũng biết là không gây ra sự nguy hiểm nào, vì
vậy không đủ cấu thành tội phạm. Nguyên nhân sâu xa vẫn là do E buông tay làm mít rơi
trúng và làm tác dụng một ngoại lực nên xảy ra sự việc. C sẽ là người phải chịu nhiều dằn vặt
về lương tâm nhất trong tình huống này.
- E: hành vi lén lút vào vườn mít để trộm cắp đã vi phạm pháp luật về quyền sở hữu, ngoài ra
việc thả mít rơi từ trên cao xuống là việc nguy hiểm, kể cả cố ý hay vô ý thì anh ta buộc phải
nhận thức được rằng có thể hành vi đó gây nguy hiểm cho người đang ở dưới (nếu có), ví dụ
như không phải C và D ngồi bên dưới mà là chủ vườn đi kiểm tra và bị mít rơi trúng đầu bị
chết thì E vẫn phải chịu tội vô ý làm chết người. E làm rơi mít còn làm C bị chấn thương sọ
não thì E còn phải chịu tội vô ý gây thương tích.

You might also like