You are on page 1of 6

ĐỀ THI THỬ TUYỂN CHỌN 2024|TYHH

THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2024


(Slidenote chỉ dành riêng cho lớp livevip)
Câu 1: Dung dịch nào sau đây không phải là chất điện li?
A. KNO3. B. NaOH. C. C2H5OH. D. CH3COOH.

Câu 2: Dung dịch K2Cr2O7 có màu?


A. Màu da cam. B. Màu đỏ thẫm. C. Màu lục thẫm. D. Màu vàng.

Câu 3: Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng cacbon chiếm
A. Trên 2%. B. Dưới 2%. C. Từ 2% đến 5%. D. Trên 5%.

Câu 4: Dung dịch etylamin tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaOH. B. H2SO4. C. NaCl. D. KOH

Câu 5: Chất làm dung dịch iot chuyển sang màu xanh tím là
A. Hồ tinh bột. B. Xenlulozơ. C. Fructozơ. D. Glucozơ.

Câu 6: Kim loại X tác dụng với dung dịch HCl loãng thu được khí H2. Mặt khác, X khử được oxit CuO thành
kim loại Cu ở nhiệt độ cao. Kim loại X là
A. Au. B. Cu. C. Ag. D. Al.

Câu 7: Monome nào sau đây có phản ứng trùng ngưng với axit terephtalic tạo poli(etylen terephtalat)?
A. Etylen glicol. B. Metyl axetat. C. Alanin. D. Axetilen.

Câu 8: Trong cùng điều kiện, ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. K+. B. Al3+ C. Cu2+. D. Fe3+.

Câu 9: Các loại phân lân cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây?
A. Kali. B. Photpho. C. Nitơ. D. Cacbon.

Câu 10: Cho phản ứng hóa học: Zn + 2AgNO3 


 Zn(NO3)2 + 2Ag. Trong phản ứng trên xảy ra
A. Sự khử Zn2+ và sự oxi hóa Ag. B. Sự oxi hóa Zn và sự oxi hóa Ag.
C. Zn bị oxi hóa và Ag+ bị khử. D. Zn bị khử và Ag+ bị oxi hóa.

Câu 11: Cho 1 mol phân tử Ala-Glu tác dụng tối đa với x mol NaOH trong dung dịch. Giá trị của x là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 12: Ở điều kiện thích hợp, kim loại nào sau đây bị S oxi hóa lên mức oxi hóa +3?
A. Ag. B. Cr. C. Mg. D. Fe.

Câu 13: Kim loại nào sau đây là thành phần của hợp kim siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không?
A. Na. B. Li. C. Ca. D. Mg.

Câu 14: Este metyl acrylat có công thức là


A. CH2=CHCOOCH3. B. CH3COOCH3. C. HCOOC2H5. D. CH2=C(CH3)COOCH3.
Câu 15: Nhỏ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch chất nào sau đây thu được kết tủa keo, màu trắng?
A. FeCl3. B. NaCl. C. BaCl2. D. AlCl3.

Câu 16: Amino axit nào sau đây có 6 nguyên tử cacbon trong phân tử?
A. Axit glutamic. B. Alanin. C. Lysin. D. Valin.

Câu 17: Kim loại kiềm thổ nào sau đây không tan trong nước ở nhiệt độ thường?
A. Ca. B. Ba. C. Mg. D. Sr.

Câu 18: Hòa tan Al2O3 trong criolit nóng chảy giúp giảm nhiệt độ của Al2O3 từ 2050oC xuống còn 900oC.
Công thức của criolit là
A. Kal(SO4)2.12H2O. B. 3NaF.AlF3. C. Al2O3.2H2O. D. Al(NO3)3.6H2O.

Câu 19: Tên gọi của polime có công thức cho dưới đây là

N [CH2]6 C

H O n

A. Tơ nilon-6. B. Tơ nilon-7. C. Tơ nilon-6,6. D. Tơ olon.

Câu 20: Một loại nước cứng khi được đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những
hợp chất nào sau đây?
A. MgCl2, CaSO4. B. Ca(HCO3)2, MgCl2.
C. Mg(HCO3)2, CaCl2. D. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.

Câu 21: Đun nóng dung dịch chứa 36 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 32,4 gam Ag. Hiệu
suất phản ứng tráng bạc là
A. 60%. B. 75%. C. 95%. D. 50%.

Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp glyxin và alanin trong O2, thu được H2O, CO2 và 1,12 lít khí N2
(đktc). Giá trị của a là
A. 0,2. B. 0,3. C. 0,15. D. 0,1.

Câu 23: Cho m gam bột Zn vào 150 ml dung dịch X gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2 M thì được 2,58 gam
chất rắn Y. Giá trị của m là
A. 0,9750 gam. B. 1,4625 gam. C. 1,6250 gam. D. 1,30 gam.

Câu 24: Cho các polime sau: tơ olon, tơ lapsan, cao su Buna-N, tơ capron, tơ nilon-6,6, PVC. Số polime chứa
nguyên tố N là:
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

Câu 25: Este X mạch hở có công thức phân tử là C4H6O2. Khi đun X với dung dịch KOH, thu được muối Y và
chất hữu cơ Z, biết MX < MY. Số công thức cấu tạo của X là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 26: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?
A. Cho đinh sắt (làm bằng thép cacbon) vào dung dịch HCl.
B. Nhúng dây Mg vào dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 và H2SO4 loãng.
C. Nhúng thanh Al vào dung dịch AgNO3.
D. Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.

Câu 27: Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.
B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.
C. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.
D. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.

Câu 28: Nhiệt phân hoàn toàn 1,88 gam Cu(NO3)2 rồi hấp thụ toàn bộ lượng khí sinh ra bằng nước thu được 2
lít dung dịch X. Tiếp tục thêm 0,44 gam NaOH vào 100 ml dung dịch X được dung dịch Y. Giá trị pH
của dung dịch X và Y lần lượt là
A. 2,0 và 13,0. B. 2,2 và 12,7. C. 2,0 và 7,0. D. 2,2 và 12,0.

Câu 29: Cho luồng CO qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng một thời gian thu được 2,688 lít hỗn hợp khí
T (ở đktc) có tỷ khối so với H2 là 18, và hỗn hợp X chỉ chứa các oxit. Cho toàn bộ X vào dung dịch
H2SO4 loãng, vừa đủ thu được dung dịch Y. Cho KOH dư vào Y thấy xuất hiện 40,76 gam kết tủa. Giá
trị của m là?
A. 27,6. B. 28,8. C. 25,6. D. 32.

Câu 30: Axit Salixylic là thành phần của thuốc kháng viêm không chứa
steroid, thường gặp trong các loại thuốc được dùng để điều trị bệnh
về da.
Acnes Sealing Jell với dạng gel trong suốt, thẩm thấu nhanh qua da,
có tác dụng mạnh trong việc làm sạch mụn đầu đen, đầu trắng. Trong
1 tuýp Acnes 18g có chứa 2% axit Salixylic. Từ 100 g phenol sản
xuất được bao nhiêu tuýp Acnes nếu hiệu suất tổng hợp của cả quá
trình là 80%?
Biết axit Salixylic được tổng hợp từ phenol theo sơ đồ phản ứng sau:

-
C6 H5OH 
NaOH
 C6 H5ONa 
+CO2 /OH
390o C,100atm
 HOC6 H 4 COONa 
H 2SO4
 HOC6 H 4 COOH (axit salixylic)

A. 326 B. 408 C. 362 D. 480

Câu 31: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp chất rắn X, Y (có cùng số mol) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành
các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch KOH dư vào V lít dung dịch Z, thu được n1 mol kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch Na2CO3 dư vào V lít dung dịch Z, thu được n2 mol kết tủa.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V lít dung dịch Z, thu được n3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 = n2 = 0,25n3. Hai chất X, Y lần là
A. KCl, Ba(HCO3)2. B. NaCl, FeCl2. C. Ca(HCO3)2, CaCl2. D. NaNO3, Fe(NO3)2.
Câu 32: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho 0,3 mol P2O5 vào dung dịch chứa 1,5 mol KOH.
(b) Sục 0,2 mol CO2 vào dung dịch chứa 0,1 mol Na2CO3 và 0,1 mol NaOH.
(c) Hòa tan 0,3 mol Na và dung dịch chứa 0,1 mol Al2O3 vào nước dư.
(d) Cho 0,45 mol bột Fe vào dung dịch chứa 1,2 mol AgNO3.
(e) Cho dung dịch chứa 1 mol KHSO4 vào dung dịch chứa 1 mol NaHCO3.
(f) Điện phân hỗn hợp dung dịch CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol 1: 1) đến khi catot bắt đầu thoát khí.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được dung dịch có chứa 2 muối là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.

Câu 33: Cho các phát biểu sau:


(a) Tinh bột và xenlulozơ có khối lượng mol phân tử bằng nhau.
(b) Cho anbumin tác dụng với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH thu được hợp chất màu tím.
(c) Thủy phân hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được ancol.
(d) Các loại tơ được cấu tạo từ các phân tử có liên kết amit thì kém bền trong môi trường axit và bazơ.
(e) C6H5OH và C6H5CH2OH là đồng đẳng của nhau (C6H5-: gốc phenyl).
(f) Cao su buna-N, buna-S đều thuộc loại cao su thiên nhiên.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Câu 34: Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ (có màng ngăn), đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả hai
cực thì dừng điện phân, thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y gồm 2 khí, trong đó có khí A. Cho
hỗn hợp gồm kim loại M và Al2O3 tác dụng với lượng dư dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn chỉ thu được dung dịch Z (chứa một chất tan) và khí T.
Cho các phát biểu sau:
(a) A là chất oxi hóa mạnh, được sử dụng làm chất tẩy trắng và khử trùng nước.
(b) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Z, ban đầu có kết tủa, sau đó kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt.
(c) Số mol hỗn hợp khí Y sinh ra gấp đôi số mol khí A sinh ra tại catot.
(d) Có thể điều chế kim loại M bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối clorua tương ứng.
(e) Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, nếu không sử dụng màng ngăn thì sản phẩm thu được là
nước clo.
Số phát biểu sai là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

 NaOH du  HCl du
Câu 35: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: X (C10H16O7N2)  Y   Z.
Biết: X là đipeptit của một  -amino axit T có cấu tạo không phân nhánh; Y và Z là các hợp chất hữu
cơ; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Cho các phát
biểu sau:
(a) Ở điều kiện thường, chất T dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao.
(b) X tác dụng tối đa với dung dịch NaOH theo tỉ lệ 1: 2.
(c) Chất Y dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hoặc bột ngọt).
(d) X là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(e) Phần trăm khối lượng của clo trong phân tử chất Z chiếm 19,216%.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 36: Hòa tan hoàn toàn 10,56 gam hỗn hợp X gồm C, S và P vào 130 gam dung dịch H2SO4 98%, đun
nóng, thu được 1,3 mol hỗn hợp khí Y và dung dịch Z. Cho hỗn hợp Y vào dung dịch chứa Br2 dư,
thấy có 1,1 mol Br2 tham gia phản ứng. Cho Z tác dụng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m
gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 100,69. B. 94,68. C. 153,30. D. 117,98.

Câu 37: Tiến hành xác định lại nồng độ etanol trong nước súc miệng theo các bước:
Bước 1: Hòa tan 0,75 gam K2Cr2O7 bằng 125 ml nước trong bình định mức 250 ml, sau đó pha loãng
dung dịch đến vạch định mức, thu được dung dịch K2Cr2O7 xM.
Bước 2: Pha loãng 0,6 ml nước súc miệng E (khối lượng riêng D = 0,966 g/cm3; chứa C2H5OH, nước
và các phụ gia trơ) bằng nước, thu được 100 ml dung dịch X. Cho dung dịch H2SO4 (loãng, dư) vào 10 ml
dung dịch X, thu được dung dịch Y. Cho từ từ K2Cr2O7 xM vào Y, đến khi phản ứng vừa đủ thì hết
20,25 ml.
Biết trong phản ứng trên C2H5OH bị oxi hóa thành CH3COOH, Cr+6 bị khử thành Cr+3; không còn quá
trình oxi hóa – khử nào khác. Nồng độ phần trăm của C2H5OH có trong 0,6 ml nước súc miệng E là
A. 24,6%. B. 25,4%. C. 26,4%. D. 24,5%.

Câu 38: Đun nóng m gam hỗn hợp E gồm Al và các oxit sắt trong điều kiện không có không khí thu được hỗn
hợp rắn F (oxi chiếm 20,2166% về khối lượng trong F). Chia F thành hai phần:
Phần 1: Cho phản ứng với 200 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch chứa 31,12 gam hai chất
tan và 2,688 lít khí H2 (đktc).
Phần 2: Cho tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch T chứa các muối trung hòa
và 17,472 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở đktc). Dung dịch T hòa tan tối đa 33,84 gam
Mg. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần nhất với?
A. 33. B. 50. C. 66. D. 83.

Câu 39: Chất béo là thực phẩm quan trọng. Thiếu chất béo khiến cơ thể bị suy nhược, thừa chất béo lại dễ bị
bệnh béo phì và tim mạch. Một loại dầu thực vật T chứa chất béo X và một lượng nhỏ axit panmitic,
axit oleic (tỉ lệ mol của X và axit tương ứng là 15: 2). Cho m gam T phản ứng hết với dung dịch
NaOH dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 135,968 gam chất rắn khan Y chỉ chứa 3 chất. Đốt
cháy hoàn toàn Y thu được Na2CO3, 7,586 mol CO2 và 7,458 mol H2O. Biết 1 gam chất béo X cung
cấp khoảng 10 kcal cho cơ thể. Số kcal cung cấp cho cơ thể nếu dùng hết m gam dầu thực vật T là
A. 1184. B. 1248. C. 1036. D. 1370.

Câu 40: Hỗn hợp E gồm axit X đơn chức, axit Y hai chức, este Z đơn chức và este T ba chức (X, Y, Z, T đều
mạch hở và chỉ chứa một loại nhóm chức). Hiđro hóa hoàn toàn 0,15 mol E cần dùng 0,2 mol H2 (xúc
tác Ni, to), thu được hỗn hợp F. Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 1,23 mol O2, thu được H2O và 1,04
mol CO2. Nếu đun nóng 0,15 mol E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm hai ancol
đều no và hỗn hợp G gồm hai muối. Dẫn toàn bộ Q đi qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng
8,65 gam. Đốt cháy toàn bộ G cần dùng 0,6 mol O2, thu được Na2CO3, H2O và 0,535 mol CO2. Phần
trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là
A. 7,62%. B. 9,57%. C. 6,38%. D. 11,44%.

TRÍ TUỆ TỎA SÁNG


---------- (Thầy Ngọc Anh | TYHH) -----------

You might also like