You are on page 1of 5

Chuyển giao tài liệu Hóa học

BỘ 20 ĐỀ DỰ ĐOÁN BÁM SÁT VÀ NÂNG CAO


ÔN THI TN THPT QUỐC GIA NĂM 2022
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút – Mã đề 004

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27;
P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; Ba = 137; Zn = 65.

Câu 1: Kim loại nào sau đây tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường?
A. Cu. B. Au. C. Ag. D. Ba.
Câu 2: Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với dung dịch
A. NaCl. B. KCl. C. CaCl2. D. NaNO3.
Câu 3: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?
A. Benzyl axetat. B. Tristearin. C. Metyl fomat. D. Metyl axetat.
Câu 4: Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố
A. photpho. B. kali. C. cacbon. D. nitơ.
Câu 5: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ
thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung dịch X là
A. AlCl3. B. CuSO4. C. Ca(HCO3)2. D. Fe(NO3)3.
Câu 6: Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. NaOH. B. H2NCH2COOH. C. HCl. D. CH3NH2.
Câu 7: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư
A. kim loại Mg. B. kim loại Cu. C. kim loại Ba. D. kim loại Ag.
Câu 8: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Poli(etylen terephtalat). B. Poliacrilonitrin.
C. Polistiren. D. Poli(metyl metacrylat).
Câu 9: Canxi hiđroxit được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Công thức của anxi hidroxit

A. Ca(OH)2. B. CaO. C. CaSO4. D. CaCO3.
Câu 10: Kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất?
A. Ag. B. Al. C. Cr. D. Fe.
Câu 11: Ở trạng thái rắn, hợp chất X tạo thành một khối trắng gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không
nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. Chất X là
A. H2O. B. O2. C. N2. D. CO2.
Câu 12: Natri hiđrocacbonat là chất được dùng làm bột nở, chế thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit. Công
thức của natri hiđrocacbonat là
A. NaOH. B. NaHS. C. NaHCO3. D. Na2CO3.
Câu 13: Cho các kim loại sau: K, Ba, Cu và Ag. Số kim loại điều chế được bằng phương pháp điện phân
dung dịch (điện cực trơ) là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 14: Chất nào sau đây bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường axit?

Chuyển giao bộ 20 đề ôn TN THPT QG 1


Chuyển giao tài liệu Hóa học

A. Glixerol B. Fructozơ. C. Glucozơ. D. Xenlulozơ.


Câu 15: Cặp dung dịch nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra chất khí
A. NH4Cl và AgNO3. B. NaOH và H2SO4.
C. Ba(OH)2 và NH4Cl. D. Na2CO3 và KOH.
Câu 16: Cho FeO phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư, tạo ra muối nào sau đây?
A. FeS. B. Fe2(SO4)3. C. FeSO3. D. FeSO4.
Câu 17: Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm chứa anilin, hiện tượng quan sát được là
A. xuất hiện màu xanh. B. xuất hiện màu tím.
C. có kết tủa màu trắng. D. có bọt khí thoát ra.
Câu 18: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Na. B. Al. C. Mg. D. Cu.
Câu 19: Xà phòng hóa CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối có công thức là
A. C2H5ONa. B. C2H5COONa. C. CH3COONa. D. HCOONa.
Câu 20: Trộn kim loại X với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng
để hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là
A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Al.
Câu 21: Cho từ từ đến dư kim loại X vào dung dịch Fe(NO3)3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được dung dịch Y chứa hai muối. X là kim loại nào sau đây?
A. Mg. B. Zn. C. Cu. D. Na.
Câu 22: Nung m gam Al trong 6,72 lít O2. Chất rắn thu được sau phản ứng cho hoà tan hết vào dung dịch
HCl thấy bay ra 6,72 lít H2 (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của m là
A. 8,1. B. 16,2. C. 18,4. D. 24,3.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp.
B. PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
C. Tơ tằm thuộc loại tơ nhân tạo.
D. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
Câu 24: Thủy phân không hoàn toàn tetrepeptit X mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Gly-
Ala, Phe-Val và Ala-Phe. Cấu tạo của X là
A. Gly-Ala-Val-Phe. B. Val-Phe-Gly-Ala. C. Ala-Val-Phe-Gly. D. Gly-Ala-Phe-Val.
Câu 25: Thủy phân hoàn toàn Ala–Glu–Val bằng 200 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ, sau phản ứng thu
được m gam muối. Giá trị của m là
A. 22,05. B. 38,4. C. 44,1. D. 22,3.
Câu 26: Este X là hợp chất thơm có công thức phân tử là C9H10O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH,
tạo ra hai muối đều có phân tử khối lớn hơn 80. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3COOCH2C6H5. B. HCOOC6H4C2H5. C. C6H5COOC2H5. D. C2H5COOC6H5.
Câu 27: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 400 ml dung dịch HCl 2M vào 100 ml dung dịch hỗn hợp X chứa
K2CO3 3M và Na2CO3 2 M, sau phản ứng thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 5,6. B. 8,96. C. 11,2. D. 6,72.
Câu 28: Ancol etylic được điều chế bằng cách lên men tinh bột theo sơ đồ:
(C6 H10O5 ) n ⎯⎯⎯
enzim
→ C6 H12O 6 ⎯⎯⎯
enzim
→ C 2 H 5OH . Để điều chế 10 lít ancol etylic 460 cần m kg

Chuyển giao bộ 20 đề ôn TN THPT QG 2


Chuyển giao tài liệu Hóa học

gạo (chứa 75% tinh bột, còn lại là tạp chất trơ). Biết hiệu suất của cả quá trình là 80% và khối
lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Giá trị của m là
A. 3,600. B. 6,912. C. 10,800. D. 8,100.
Câu 29: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3,
KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là
A. 4. B. 7. C. 5. D. 6.
Câu 30: Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được
chất rắn Y (gồm 3 kim loại) và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dd H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu
được 6,384 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S6+, ở đktc). Cho dd NaOH dư vào Z, thu
được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,4 gam hỗn hợp
rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
A. 79,13%. B. 28,00%. C. 70,00%. D. 60,87%.
Câu 31: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2% và 1 ml dung dịch NaOH 30%.
Bước 2: Sau khi phản ứng xảy ra, gạn bỏ phần dung dịch dư, giữ lại kết tủa Cu(OH)2.
Bước 3: Thêm khoảng 1 ml dung dịch protein (lòng trắng trứng 10%) vào ống nghiệm, dùng đũa
thủy tinh khuấy đều.
Cho các nhận định sau:
(a) Ở bước 1, xảy ra phản ứng trao đổi, tạo thành kết tủa màu xanh.
(b) Ở bước 3, xảy ra phản ứng tạo phức, kết tủa bị hòa tan, dung dịch thu được có màu tím.
(c) Ở thí nghiệm trên, nếu thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch FeSO4 thì thu được kết quả
tương tự.
(d) Phản ứng xảy ra ở bước 3 gọi là phản ứng màu biure.
(e) Có thể dùng phản ứng màu biure để phân biệt peptit Ala-Gly với Ala-Gly-Val.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 32: Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức -COOH và-NH2 trong phân tử), trong đó tỉ
lệ mO: mN = 80: 21. Để tác dụng vừa đủ với 3,83 gam hỗn hợp X cần 30 ml dung dịch HCl 1M.
Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 3,83 gam hỗn hợp X cần 3,192 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm
cháy (CO2, H2O và N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 13 gam. B. 20 gam. C. 15 gam. D. 10 gam.
Câu 33: Cho các phát biểu sau:
(a) Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh.
(b) Dầu thực vật và dầu nhớt bôi trơn máy đều có thành phần chính là chất béo.
(c) Cao su sau khi được lưu hóa có tính đàn hồi và chịu nhiệt tốt hơn.
(d) Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) xảy ra hiện tượng đông tụ
protein.
(e) Thành phần chính của bông nõn là xenlulozơ.
(f) Để giảm đau nhức khi bị kiến đốt, có thể bôi vôi tôi vào vết đốt.
(g) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Câu 34: Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 và KCl (tỉ lệ mol tương ứng là 1: 5) với điện cực trơ, màng
ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2A. Sau 1930 giây, thu được dung dịch Y và hỗn
hợp khí gồm H2 và Cl2 (có tỉ khối so với H2 là 24). Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian t

Chuyển giao bộ 20 đề ôn TN THPT QG 3


Chuyển giao tài liệu Hóa học

giây thì khối lượng dung dịch giảm 2,715 gam. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí
sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của t là
A. 3860. B. 5790. C. 4825. D. 2895.
Câu 35: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch chứa 4a mol HCl vào dung dịch chứa a mol NaAlO2.
(b) Cho Al2O3 vào lượng dư dung dịch NaOH.
(c) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.
(d) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(e) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.
(g) Cho Mg dư vào dung dịch HNO3 (phản ứng không thu được chất khí).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 36: Nung nóng hỗn hợp X gồm 0,3 mol C2H2 và 0,4 mol H2 (có Ni xúc tác) thu được hỗn hợp Y rồi
cho qua bình đựng dung dịch Br2 (dư) thấy thoát ra hỗn hợp khí Z đồng thời khối lượng bình Br2
tăng 5,4 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z cần hết V lít O2 (đktc) thu được 0,6 mol hỗn hợp
CO2 và H2O. Vậy giá trị của V là
A. 11,20. B. 10,08. C. 8,96. D. 7,84.
Câu 37: Chia hỗn hợp gồm axit oleic, axit stearic và triglixerit X thành ba phần bằng nhau. Đun nóng
phần một với dung dịch NaOH dư tới phản ứng hoàn toàn, thu được 30,48 gam hỗn hợp hai muối.
Đốt cháy hoàn toàn phần hai cần vừa đủ 2,64 mol O2, thu được H2O và 1,86 mol CO2. Mặt khác,
hidro hóa hoàn toàn phần ba thì cần vừa đủ V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 1,344. B. 0,896. C. 2,240. D. 0,448.
Câu 38: Chất hữu cơ E mạch hở có công thức phân tử C8H12O6 (chứa ba chức este). Cho E tác dụng với
dung dịch NaOH, thu được ancol X (tác dụng với Cu(OH)2) và hai chất hữu cơ Y và Z có cùng
số nguyên tử cacbon (MY < MZ). Cho Z tác dụng với HCl, thu được NaCl và chất hữu cơ T
(C2H4O3).
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X là etilenglicol.
(b) Chất T tác dụng với Na hoặc NaHCO3 đều cho số mol khí bằng số mol X đã phản ứng.
(c) Tỉ lệ mol Y: Z trong sản phẩm thủy phân E là 1: 2.
(d) Từ etilen có thể điều chế trực tiếp được chất X.
(e) Axit hóa chất Y thu được axit axetic.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.
Câu 39: Cho 12,49 gam hỗn hợp X gồm C, P, S vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư. Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2, NO2 (sản phẩm khử duy
nhất). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 91,675 gam kết tủa. Để hấp thụ hết khí Z cần
dung dịch chứa tối thiểu 2,55 mol NaOH. Phần trăm khối lượng của C trong X bằng bao nhiêu?
A. 30,74. B. 51,24. C. 11,53. D. 38,43.
Câu 40: X, Y là 2 axit cacboxylic đều mạch hở, Z là ancol no, T là este hai chức, mạch hở được tạo ra
bởi X, Y, Z. Đun nóng 38,86 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M
(vừa đủ), thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm 2 muối có tỉ lệ mol 1: 1. Dần toàn bộ Z qua bình
đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 19,24 gam, đồng thời thu được 5,824 lít khí H2 (đktc).
Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,7 mol O2, thu được CO2, Na2CO3 và 0,4 mol H2O. Phần trăm
khối lượng của T trong hỗn hợp E là

Chuyển giao bộ 20 đề ôn TN THPT QG 4


Chuyển giao tài liệu Hóa học

A. 8,88%. B. 26,4%. C. 13,90%. D. 50,82%.

Chuyển giao bộ 20 đề ôn TN THPT QG 5

You might also like