You are on page 1of 5

Chuyển giao tài liệu Hóa học

BỘ 20 ĐỀ DỰ ĐOÁN BÁM SÁT VÀ NÂNG CAO


ÔN THI TN THPT QUỐC GIA NĂM 2022
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút – Mã đề 003

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27;
P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; Ba = 137; Zn = 65.

Câu 1: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. K. B. Ag. C. Al. D. Mg.
Câu 2: Dung dịch nào sau đây phản ứng với dung dịch HCl dư tạo ra chất khí?
A. Ba(OH)2. B. Na2CO3. C. K2SO4. D. Ca(NO3)2.
Câu 3: Chất nào sau đây là axit béo?
A. Axit panmitic. B. Axit axetic. C. Axit fomic. D. Axit propionic.
Câu 4: Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành
A. màu đỏ. B. màu vàng. C. màu xanh. D. màu hồng.
Câu 5: Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch KOH loãng?
A. Al(OH)3. B. Cu(OH)2. C. Fe(OH)2. D. Mg(OH)2.
Câu 6: Amino axit có phân tử khối nhỏ nhất là
A. Glyxin. B. Alanin. C. Valin. D. Lysin.
Câu 7: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Mg. B. Cu. C. Al. D. Na.
Câu 8: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?
A. Amilozơ. B. Xenlulozơ. C. Amilopectin. D. Polietilen.
Câu 9: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?
A. Đá vôi (CaCO3). B. Vôi sống (CaO).
C. Thạch cao nung (CaSO4.H2O). D. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O).
Câu 10: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. Na. B. Li. C. Hg. D. K.
Câu 11: Một trong những nguyên nhân gây tử vong trong nhiều vụ cháy là do nhiễm độc khí X. Khi vào
cơ thể, khí X kết hợp với hemoglobin, làm giảm khả năng vận chuyển oxi của máu. Khí X là
A. N2. B. CO. C. He. D. H2.
Câu 12: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là
A. 1s22s22p53s2. B. 1s22s22p63s1. C. 1s22s22p63s2. D. 1s22s22p43s1.
Câu 13: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng
chảy?
A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Ag.
Câu 14: Saccarozơ là một loại đisaccarit có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức
phân tử của saccarozơ là
A. C6H12O6. B. (C6H10O5)n. C. C12H22O11. D. C2H4O2.

Chuyển giao bộ 20 đề ôn TN THPT QG 1


Chuyển giao tài liệu Hóa học

Câu 15: Dãy nào dưới đây gồm các chất điện li mạnh?
A. HCl, NaOH, NaCl. B. HCl, NaOH, CH3COOH.
C. KOH, NaCl, HF. D. NaNO2, HNO2, HClO2.
Câu 16: Sắt có số oxi hóa + 3 trong hợp chất nào sau đây:
A. Fe2O3. B. FeO. C. Fe(OH)2. D. Fe(NO3)2.
Câu 17: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc ba?
A. C2H5-NH2. B. (CH3)3N. C. CH3-NH-CH3. D. CH3-NH2.
Câu 18: Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch FeSO4 và dung dịch HNO3 đặc, nguội?
A. Mg. B. Al. C. Cr. D. Cu.
Câu 19: Cho các este sau: etyl axetat, etyl fomat, metyl axetat, metyl acrylat. Có bao nhiêu este no, đơn
chức, mạch hở?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20: Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. NaOH. B. BaCl2. C. HCl. D. Ba(OH)2.
Câu 21: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra khí NO?
A. Fe2O3. B. FeO. C. Fe(OH)3. D. Fe2(SO4)3.
Câu 22: Cho 15,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít
khí H2 (đktc). Khối lượng của Al2O3 trong X là
A. 2,7 gam. B. 5,1 gam. C. 5,4 gam. D. 10,2 gam.
Câu 23: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp

A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24: Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư), sau
khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là:
A. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH.
B. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH2-CH2-COOHCl-.
C. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH(CH3)-COOHCl-.
D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH.
Câu 25: Cho 31,4 gam hỗn hợp gồm glyxin và alanin phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1M.
Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 40,6. B. 40,2. C. 42,5. D. 48,6.
Câu 26: Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng, thu
được sản phẩm gồm ancol etylic và chất hữu cơ Y. Công thức của Y là
A. CH3OH. B. CH3COOH. C. C2H5COOH. D. HCOOH.
Câu 27: Điện phân dung dịch X gồm Cu(NO3)2 và NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng
điện không đổi I = 2,5A. Sau t giây, thu được 7,68 gam kim loại ở catot, dung dịch Y (vẫn còn
màu xanh) và hỗn hợp khí ở anot có tỉ khối so với H2 bằng 25,75. Mặt khác, nếu điện phân X
trong thời gian 12352 giây thì tổng số mol khí thu được ở hai điện cực là 0,11 mol. Giả thiết hiệu
suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá
trình điện phân. Số mol ion Cu2+ trong Y là
A. 0,01. B. 0,02. C. 0,03. D. 0,04.

Chuyển giao bộ 20 đề ôn TN THPT QG 2


Chuyển giao tài liệu Hóa học

Câu 28: Cho 75 gam tinh bột lên men thành ancol etylic. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn
toàn vào dung dịch Ba(OH)2, thu được 108,35 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X,
thu được 19,7 gam kết tủa. Hiệu suất của toàn quá trình lên men là
A. 91%. B. 10%. C. 81%. D. 20%.
Câu 29: Cho sơ đồ chuyển hóa:
+X +Y +X +Z
NaHCO3 ⎯⎯ → E ⎯⎯ → NaHCO3 ⎯⎯ → F ⎯⎯ → NaHCO 3
Biết: X, Y, Z, E, F là các hợp chất khác nhau, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hoá học
của phản ứng xảy ra giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y, Z thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. Ca(OH)2, HCl, NaOH. B. HCl, NaOH, CO2.
C. Ba(OH)2, CO2, HCl. D. NaOH, CO2, HCl.
Câu 30: Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon mạch hở. Hỗn hợp Y gồm metylamin và trimetylamin. Đốt cháy
hoàn toàn 0,22 mol hỗn hợp T chứa m gam X và m gam Y cần dùng 0,88 mol O2, sản phẩm cháy
gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2, thu được 44,0 gam kết tủa; đồng thời
dung dịch thu được có khối lượng giảm 7,84 gam. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 1,344 lít
(đktc). Để làm no hoàn toàn m gam X cần dùng V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
A. 200. B. 160. C. 240. D. 180.
Câu 31: Cho 3,94 gam hỗn hợp X gồm bột Al và Fe3O4 (trong đó Al chiếm 41,12% về khối lượng) thực
hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp X trong chân không thu được hỗn hợp Y. Hòa tan
hoàn toàn Y trong dung dịch chứa 0,314 mol HNO3 thu được dung dịch Z chỉ có các muối và
0,021 mol một khí duy nhất là NO. Cô cạn dung dịch Z, rồi thu lấy chất rắn khan nung trong
chân không đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp khí và hơi T. Khối lượng của T gần
nhất với giá trị nào sau đây?
A. 14,15 gam. B. 15,35 gam. C. 15,78 gam. D. 14,58 gam.
Câu 32: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Nạp đầy khí amoniac vào bình thủy tinh trong suốt, đậy bình bằng nút cao su có ống
thủy tinh vuốt nhọn xuyên qua.
Bước 2: Nhúng đầu ống thủy tinh vào một chậu thủy tinh chứa nước có pha thêm dung dịch
phenolphtalein.
Cho các phát biểu sau:
(1) Ở bước 2, một lát sau nước trong chậu phun vào bình thành những tia có màu hồng.
(2) Phenolphatalein chuyển sang màu hồng, chứng tỏ dung dịch thu được có tính axit.
(3) Khí amoniac tan nhiều trong nước, làm giảm áp suất trong bình và nước bị hút vào bình.
(4) Nếu thay khí NH3 và HCl thì hiện tượng thu được ở bước hai xảy ra tương tự.
(5) Thí nghiệm này chứng minh, amoniac là một chất có tính khử mạnh.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 33: Hỗn hợp X gồm 0,15 mol propin, 0,1 mol axetilen, 0,2 mol etan và 0,6 mol H2. Nung nóng hỗn
hợp X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y tác dụng AgNO3 dư trong NH3
thu được a mol kết tủa và 15,68 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Sục khí Z qua dung dịch Brom dư thấy
có 8,0 gam brom phản ứng. Giá trị của a là
A. 0,12. B. 0,14. C. 0,10. D. 0,15.
Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn 43,52 gam hỗn hợp E gồm các triglixerit cần dùng vừa đủ 3,91 mol O2. Nếu
thủy phân hoàn toàn 43,52 gam E bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba
muối C17HxCOONa, C17HyCOONa và C15H31COONa có tỷ lệ mol tương ứng là 8: 5: 2. Mặt khác
m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch Br2 dư thì có 0,105 mol Br2 phản ứng. Giá trị của m là

Chuyển giao bộ 20 đề ôn TN THPT QG 3


Chuyển giao tài liệu Hóa học

A. 32,64. B. 21,76. C. 65,28. D. 54,40.


Câu 35: Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân triolein, thu được etylen glicol.
(b) Tinh bột bị thủy phân khi có xúc tác axit hoặc enzim.
(c) Thủy phân vinyl fomat, thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Trùng ngưng axit ε-aminocaproic, thu được policaproamit.
(e) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: alanin, lysin, axit glutamic.
(f) Phenylamin tan ít trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch HCl.
(g) Phenol có tính axit nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 36: Thực hiện các thí nghiệm sau:
a) Cho kim loại Na vào dung dịch FeCl2.
b) Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ.
c) Cho dung dịch KHCO3 vào dung dịch Ba(OH)2.
d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
e) Cho dung dịch NH4NO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
Có bao nhiêu thí nghiệm thu được cả chất rắn và chất khí?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 37: Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Cu trong O2 dư thu được 16,2 gam hỗn hợp Y gồm
các oxit. Hòa tan hết Y bằng lượng vừa đủ dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M, thu được
dung dịch chứa 43,2 gam hỗn hợp muối trung hòa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị
của m là
A. 9,8. B. 9,4. C. 13,0. D. 10,3.
Câu 38: Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol
(a) X + 2NaOH ⎯⎯
→ X1 + X2 + X3
(b) X1 + HCl ⎯⎯
→ X4 + NaCl
(c) X2 + HCl ⎯⎯
→ X5 + NaCl
(d) X3 + X4 ⎯⎯ → X6 + H2O
Biết X là hợp chất hữu mạch hở có công thức phân tử C5H8O4 và chứa hai chức este; X2, X3 đều
có hai nguyên tử cacbon trong phân tử và khối lượng mol của X5 nhỏ hơn khối lượng mol của
X3. Phát biểu nào sau đây sai?
A. X4 là hợp chất hữu cơ đơn chức. B. Phân tử khối của X6 là 104.
C. X tham gia phản ứng tráng gương D. Phân tử X6 có 3 nguyên tử oxi.
Câu 39: Cho 3,55 gam P2O5 vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol Na3PO4. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch T chứa 7,64 gam hai chất tan. Cho dung dịch Ca(OH)2 dư
vào dung dịch T thu được 9,30 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,03. B. 0,05. C. 0,04. D. 0,02.
Câu 40: Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức (MX < MY); Z là este ba chức, mạch hở được tạo bởi
X, Y với glixerol. Cho 23,06 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và glixerol (số mol của X bằng 8 lần
số mol của Z) tác dụng với dung dịch NaOH 2M thì cần vừa đủ 200 ml, thu được hỗn hợp T gồm
hai muối có tỉ lệ mol 1: 3 và 3,68 gam glixerol. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 0,45 mol O2,
thu được Na2CO3, H2O và 0,4 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Z trong E có giá trị gần nhất
với giá trị nào sau đây?

Chuyển giao bộ 20 đề ôn TN THPT QG 4


Chuyển giao tài liệu Hóa học

A. 26. B. 35. C. 29. D. 25.

Chuyển giao bộ 20 đề ôn TN THPT QG 5

You might also like