You are on page 1of 20

ĐỀ 6

Câu 1: Kim loại có tính khử mạnh nhất là


A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Au
Câu 2: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. K. B. Mg. C. Al. D. Ag.
Câu 3: Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc khí, có
thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây?
A. H2. B. O3. C. N2. D. CO.
Câu 4: Công thức cấu tạo của metyl propionat là
A. HCOOCH3. B. C2H5COOCH = CH2.
C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOCH3.
Câu 5: Ở điều kiện thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. ZnCl2. B. MgCl2. C. NaCl. D. FeCl3.
Câu 6: Trong các chất dưới đây,chất nào là amin bậc hai?
A. H2N(CH2)6NH2. B. CH3NHCH3. C. C6H5NH2. D. CH3CH(CH3)NH2.
Câu 7: Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, vừa phản ứng được với dung dịch
KOH?
A. AlCl3. B. Ba(OH)2. C. Al2O3. D. BaCl2.
Câu 8: Sắt có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?
A. Fe(OH)3. B. Fe(NO3)3. C. Fe2(SO4)3. D. FeSO4.
Câu 9: Chất nào sau đây không có phản ứng làm mất màu dung dịch Br2?
A. etylfomat. B. anđehit axetic. C. anilin. D. etylenglicol.
Câu 10: Phương trình nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm?
A. H2 + CuO ¾¾
® Cu + H2O. B. 3CO + Fe2O3 ¾¾
® 2Fe + 3CO2.
C. 2Al + Cr2O3 ¾¾
® Al2O3 + 2Cr. D. Al2O3 + 2KOH ¾¾
® 2KAlO2 + H2O.
Câu 11: Chất nào dưới đây là monosaccarit:
A. Fructozơ. B. Tinh bột. C. Saccarozơ. D. Xenlulozơ.
Câu 12: Dung dịch nào dưới đây tác dụng được với NaHCO3?
A. CaCl2. B. Na2S. C. NaOH. D. BaSO4.
Câu 13: Một mẫu nước cứng có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, Cl-. Chất làm mềm mẫu nước cứng trên là?
A. NaHCO3. B. Na3PO4. C. HCl. D. BaCl2.
Câu 14: Dung dịch FeCl2 tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra khí?
A. AgNO3. B. KMnO4/H+. C. H2SO4 loãng. D. H2S.
Câu 15: Chất nào sau đây không phải là chất điện li trong nước?
A. HCl. B. CH3COOH. C. Glucozơ. D. NaOH.
Câu 16: Để chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn (điều kiện thường) thì người ta cho chất béo lỏng
phản ứng với
A. H2, đun nóng, xúc tác Ni. B. khí oxi.
C. nước brom. D. dung dịch NaOH đun nóng.
Câu 17: Natri hiđrocacbonat được ứng dụng làm thuốc chữa đau dạ dày. Công thức hóa học của natri
hiđrocacbonat là
A. NaOH. B. NaHCO3. C. Na2CO3. D. NaHSO3.
Câu 18: Chất nào sau đây không có 6 nguyên tử oxi trong phân tử?
A. glucozơ. B. tristearin. C. (Gly)3(Ala)2. D. (Glu)2Ala.
Câu 19: X là một là α-amino axit có công thức phân tử C3H7O2N. Công thức cấu tạo của X là
A. H2NCH(CH3)COOH. B. H2NCH2CH2COOH.
C. H2NCH2COOCH3. D. CH2=CH–COONH4.
Câu 20: Ứng dụng nào sau đây không phải của Ca(OH)2?
A. Chế tạo vữa xây nhà. B. Khử chua đất trồng trọt.
C. Bó bột khi gãy xương. D. Chế tạo clorua vôi.
Câu 21: Cho 14 gam bột sắt vào 150 ml dung dịch CuCl2 2M và khuấy đều, đến khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 16,4. B. 22,0. C. 19,2. D. 16,0.
Câu 22: Cho 5,4 gam bột nhôm tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 0,4M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được V lít khí hiđro (đktc). Giá trị của V là
A. 1,344. B. 0,672. C. 6,72. D. 4,48.
Câu 23: Tiến hành thí nghiệm theo mô hình sau:

Bông trộn CuSO4 khan chuyển sang màu


A. vàng. B. đỏ. C. xanh. D. tím.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các aminoaxit là chất rắn ở điều kiện thường.
B. Các amin ở điều kiện thường là chất khí hoặc chất lỏng.
C. Các protein đều dễ tan trong nước.
D. Các amin không độc.
Câu 25: Cho dung dịch X chứa 34,2 gam saccarozơ và 18 gam glucozơ vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong
NH3, đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 21,6. B. 64,8. C. 54. D. 43,2.
Câu 26: Thủy phân hoàn toàn 0,02 mol peptit Gly-Ala-Glu trong dung dịch NaOH dư thì số mol NaOH phản
ứng là
A. 0,09 mol. B. 0,12 mol. C. 0,06 mol. D. 0,08 mol.
Câu 27: Trong điều kiện thường. X là chất rắn,dạng sợi màu trắng.Phân tử X có cấu trúc mạch không phân
nhánh,không xoắn.Thủy phân X trong môi trường axit thu được glucozơ.Tên gọi của X là
A. xenlulozơ. B. saccarozơ. C. fructozơ. D. amilopectin.
Câu 28: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
B. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa - khử.
C. Ăn mòn hóa học phát sinh dòng điện.
D. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
B. Dung dịch FeCl3 phản ứng được với kim loại Fe.
C. Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử.
D. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt (II).
Câu 30: Trong số các loại polime sau: tơ nilon - 7; tơ nilon – 6,6; tơ nilon - 6; tơ tằm,tơ visco; tơ lapsan, tơ
nitron. Tổng số polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 31: Đốt cháy hết 20g X gồm Mg,Al,Cu và Zn trong Cl2 dư được 34,2g muối clorua.Nếu đốt cháy hết 20g
X bằng O2 dư thì được bao nhiêu gam oxit kim loại?
A. 23,2g. B. 26,4g. C. 24,8g. D. 21,6g.
Câu 32: Cho m gam hỗn hợp gồm CH3COOCH=CH2 và CH3COOC6H5 tác dụng với vừa đủ 0,4 mol NaOH,
cô cạn dung dịch sau phản ứng được x gam muối khan, dẫn phần hơi đi qua dung dịch AgNO3 dư
trong môi trường NH3 thấy có 0,4 mol Ag tạo thành. Giá trị của m là
A. 44,4 g. B. 31,2 g. C. 30,8 g. D. 35,6 g.
Câu 33: Cho các phát biểu sau:
(1) Các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại.
(2) Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(3) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.
(4) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư, không thu được Fe.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 34: Dẫn 0,2 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được a mol hỗn hợp Y
gồm CO, H2 và CO2; trong đó có x mol CO2. Cho Y đi qua dung dịch hỗn hợp gồm Ca(OH)2 và KOH
ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình vẽ.

Giá trị của a gần nhất giá trị nào sau đây?
A. 0,26. B. 0,36. C. 0,425. D. 0,475.
Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 4,83 mol khí O2,thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol
H2O.Mặt khác a gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH,thu được b gam muối.Giá trị của b

A. 54,84. B. 57,12. C. 28,86. D. 60,36.
Câu 36: Cho các phát biểu sau:
(1) Trong điều kiện thích hợp, vinylaxetilen và glucozơ đều phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.
(2) Phenol và anilin đều tạo kết tủa với nước brom.
(3) Hiđro hóa hoàn toàn chất béo lỏng thu được chất béo rắn.
(4) Hầu hết các polime đều có nhiệt độ nóng chảy xác định.
(5) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(6) Protein đều dễ tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 37: Cho các bước ở thí nghiệm sau:
- Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.
- Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.
- Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng vào ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
(1) Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào thấy quỳ tím không đổi màu.
(2) Ở bước 2 thì anilin tan dần.
(3) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt.
(4) Ở bước 1, anilin hầu như không tan và lắng xuống đáy ống nghiệm.
(5) Sau khi làm thí nghiệm xong, rửa ống nghiệm bằng dung dịch HCl, sau đó tráng lại bằng nước sạch.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 38: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
o
(1) X + 2NaOH ¾¾® X1 + X2 + X3; (2) 2X1 + H2SO4 ¾¾
® Na2SO4 + 2X4
t

o
(3) 2X2 + H2SO4 ¾¾
® Na2SO4 + 2X5; (4) X3 + CuO ¾¾® X6 + Cu + H2O
t

Biết X (C5H8O4) chứa hai chức este; phân tử X3 và X5 cùng số nguyên tử cacbon. Phát biểu nào sau
đây đúng?
A. Ở điều kiện thường, X1, X2, X3 đều là chất lỏng.
B. Tổng số nguyên tử oxi trong X4 và X5 là 5.
C. Chất X6 bị oxi hóa bởi H2/Ni, to thu được X3.
D. Ở nhiệt độ thường, X3 hòa tan Cu(OH)2 thu được dung dịch xanh lam
Câu 39: Hỗn hợp E gồm 2 este đơn chức X, Y (MX < MY) và este no, hai chức, mạch hở Z. Đốt cháy hết m
gam E cần dùng 0,54 mol O2. Mặt khác cho m gam E tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M
thu được hỗn hợp T gồm 2 ancol mạch hở, là đồng đẳng kế tiếp hỗn hợp Q gồm 3 muối (trong đó chứa
1 muối không no, có một liên kết đôi C = C trong phân tử). Cho toàn bộ T vào bình Na dư thấy khối
lượng bình tăng 2,01 gam và thu được 0,448 lít H2 đktc. Phần trăm khối lượng của X gần nhất giá trị
nào sau đây?
A. 10,5. B. 18,5. C. 13,5. D. 21,5.
Câu 40: Hỗn hợp E gồm X (CnH2n+4O4N2) là muối amoni của hai axit cacboxylic đơn chức là đồng đẳng kế
tiếp với amin và Y (CmH2m+4O5N4) là muối amoni của đipeptit mạch hở với amin. Cho 51,5 gam E tác
dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thấy có 0,6 mol NaOH phản ứng thu được và hỗn hợp muối
T và thoát ra 7,84 lít khí là hỗn hợp hai amin có cùng số nguyên tử cacbon. Phần trăm khối lượng của
muối có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp T gần nhất giá trị nào sau đây?
A. 20,5%. B. 25,5. C. 33,5. D. 39,5.
ĐỀ 7
Câu 1: Ion Cu2+ oxi hóa được kim loại nào sau đây?
A. Cu. B. Au. C. Al. D. Ag
Câu 2: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Fe. B. Zn. C. Ca. D. Li.
Câu 3: Trong các chất sau, chất gây ô nhiễm không khí có nguồn gốc từ khí thải sinh hoạt là
A. CO. B. O3. C. N2. D. H2.
Câu 4: Vinyl axetat có công thức là
A. CH3COOCH=CH2. B. CH3COOCH(CH3)2.
C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH2CH3.
Câu 5: Kim loại Fe không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. Fe(NO3)3. B. CuCl2. C. Zn(NO3)2. D. AgNO3.
Câu 6: Để khử độc của anilin, khi làm thí nghiệm xong trước khi tráng lại bằng nước nên rửa ống nghiệm bằng
dung dịch nào
A. NaOH. B. NaCl. C. HCl. D. Na2CO3.
Câu 7: Chất nào sau đây không có tính chất lưỡng tính?
A. NaHCO3. B. Cr2O3. C. AlC13. D. Al(OH)3.
Câu 8: Nhiệt phân Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là
A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. Fe.
Câu 9: Chất nào sau đây có phản ứng trùng hợp?
A. metyl metacrylat. B. etyl fomat. C. alanin. D. axetanđehit.
Câu 10: Kim loại nhôm tan được trong dung dịch
A. NaCl. B. H2SO4 đặc, nguội. C. NaOH. D. HNO3 đặc nguội.
Câu 11: Chất thuộc loại đisaccarit là
A. saccarozơ. B. xenlulozơ. C. fructozơ. D. glucozơ.
Câu 12: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?
A. Li. B. K. C. Sr. D. Be.
Câu 13: Nước chứa nhiều ion nào sau đây được gọi là nước cứng?
A. Be2+ và Ba2+. B. Ca2+ và Ba2+.
C. Be2+ và Mg2+. D. Ca2+ và Mg2+.
Câu 14: Dung dịch NaOH tác dụng với chất nào sau đây không tạo kết tủa?
A. FeCl2. B. FeO. C. Na2SO4. D. H2SO4.
Câu 15: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. KNO3. B. CH3COOH. C. NaCl. D. KOH.
Câu 16: Công thức của triolein là
A. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5. B. (CH3[CH2]14COO)3C3H5.
C. (CH3[CH2]16COO)3C3H5. D. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5.
Câu 17: Nhôm sunfat có công thức hóa học là
A. Al2(SO3)3. B. Al2(SO4)3. C. Al(OH)3. D. AlCl3.
Câu 18: Chất nào sau đây có một liên kết đôi trong phân tử?
A. Axit acrylic. B. etyl axetat. C. etylenglicol. D. stiren.
Câu 19: Phần trăm khối lượng nitơ trong phân tử alanin bằng
A. 15,05%. B. 15,73%. C. 12,96%. D. 18,67%.
Câu 20: X là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước, tan trong dung dịch NaOH. Công thức của X là
A. CaO. B. Al2O3. C. FeO. D. MgO.
Câu 21: Cho 6 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M.Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam
hỗn hợp kim loại.Giá trị của m là
A. 7,0. B. 6,8. C. 6,4. D. 12,4.
Câu 22: Cho 1,44 gam bột Al vào dung dịch NaOH lấy dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được
V lít khí H2 (đktc. Giá trị của V là.
A. 4,032 lít. B. 2,016 lít. C. 1,792 lít. D. 2,688 lít.
Câu 23: Cho các bước để tiến hành thí nghiệm tráng bạc bằng anđehit fomic:
(1) Nhỏ tiếp 3-5 giọt dung dịch HCHO vào ống nghiệm.
(2) Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết.
(3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60-70oC trong vài phút.
(4) Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
Thứ tự tiến hành đúng là
A. (4), (2), (3), (1). B. (1), (4), (2), (3). C. (4), (2), (1), (3). D. (1), (2), (3), (4).
Câu 24: (3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60-70oC trong vài phút. Phân tử khối của peptit Ala(Glu)2 là
A. 351. B. 369. C. 311. D. 347.
Câu 25: Khi thuỷ phân 1 kg bột gạo có 80% tinh bột,thì khối lượng glucozơ thu được là bao nhiêu? Giả thiết
rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn.
A. 0,80 kg. B. 0,90 kg. C. 0,99 kg. D. 0,89 kg.
Câu 26: Cho 3,96 gam Gly-Gly phản ứn hoàn toàn với 150 ml dung dịch KOH 0,5M.Cô cạn dung dịch
sau phản ứng,thu được m gam chất rắn khan.Giá trị của m là
A. 8,16. B. 7,62. C. 7,08. D. 6,42.
Cu(OH)2 o
t
Câu 27: Cacbonhidrat Z tham gia chuyển hóa: Z ¾¾¾¾® dung dịch xanh lam ¾¾ ® kết tủa đỏ gạch.Vậy
Z là chất nào trong các chất cho dưới đây?
A. Saccarozơ. B. Glucozơ. C. xenlulozơ. D. Fructozơ.
Câu 28: Khi vật bằng gang, thép (hợp kim của Fe-C) bị ăn mòn điện hoá trong không khí ẩm, nhận định nào
sau đây đúng?
A. Tinh thể cacbon là anot, xảy ra quá trình oxi hoá.
B. Tinh thể sắt là anot, xảy ra quá trình oxi hoá.
C. Tinh thể cacbon là catot, xảy ra quá trình oxi hoá.
D. Tinh thể sắt là anot, xảy ra quá trình khử.
Câu 29: Thí nghiệm nào sau đây tạo ra muối sắt (II)?
A. Cho FeCl3 vào dung dịch AgNO3 dư. B. Cho FeO vào dung dịch HNO3 loãng, dư.
C. Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3. D. Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 30: Cho dãy các polime sau: polietilen,polistiren,poli(metyl metacrylat), policaproamit, poli(phenol-
fomanđehit), xenlulozơ.Số polime trên thực tế được sử dụng làm chất dẻo là
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 31: Đốt cháy hết m gam X gồm nhiều kim loại trong O2 dư được chất rắn Y gồm các oxit kim loại. Để
hoà tan hết Y cần vừa đủ 400ml dung dịch H2SO4 1M.Thể tích O2 phản ứng ở đktc là
A. 3,36lít. B. 8,96lít. C. 4,48lít. D. 2,24lít.
Câu 32: Cho 0,02 mol CH3COOC6H5 vào 500 ml dung dịch NaOH 0,1M đun nóng.Sau phản ứng hoàn toàn
cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m g chất rắn khan.Giá trị m là
A. 4,36. B. 2,84. C. 1,64. D. 3,96.
Câu 33: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.
(2) Dẫn khí CO dư qua Al2O3 nung nóng.
(3) Cho kim loại Mg vào dung dịch FeSO4.
(4) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
Sau phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 34: Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ,thu được 1,8a mol hỗn hợp khí
Y gồm H2, CO và CO2.Cho Y đi qua ống đựng hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 (dư,nung nóng),sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn,khối lượng chất rắn giảm 1,28 gam.Giá trị của a là
A. 0,10. B. 0,04. C. 0,05. D. 0,08.
Câu 35: Hỗn hợp X gồm 2 triglixerit có tỉ lệ mol 3:2. Thủy phân hòa toàn hỗn hợp X thu được glixerol và 2 axit
béo là axit oleic, axit linoleic. Đốt cháy m gam hỗn hợp X thu được 182,16 gam H2O. Mặt khác m gam
hỗn hợp X làm mất màu tối đa 140,8 gam brom. Khối lượng của triglixerit có phân tử khối nhỏ hơn
trong 21,15 gam hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 8,72. B. 8,63. C. 8,34. D. 8,45.
Câu 36: Cho các nhận định sau:
(1) Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.
(2) Dầu mỡ sau khi sử dụng, có thể tái chế thành nhiên liệu.
(3) Lực bazơ của các amin đều mạnh hơn amoniac.
(4) Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit.
(5) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
(6) Các amino axit có nhiệt độ nóng chảy cao và khó bị bay hơi.
Số nhận định đúng là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 37: Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh
thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên.
B. Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất.
C. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phòng hóa.
D. Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam.
Câu 38: Cho sơ đồ chuyển hóa sau (theo đúng tỉ lệ mol)
o
(1) X + 2NaOH ¾¾® X1 + X2 + X3
t

(2) 2X1 + H2SO4 ¾¾


® 2X4 + Na2SO4
(3) 2X2 + H2SO4 ¾¾
® 2X5 + Na2SO4
o
(4) X3 + CuO ¾¾® X6 + Cu + H2O
t

Biết X (C6H10O4) là este hai chức, các phân tử X3, X4, X5 có cùng số nguyên tử cacbon. Phát biểu nào
sau đây đúng
A. Phân tử X4 và X5 đều có hai nguyên tử oxi.
B. Chất X3 hòa tan Cu(OH)2 thu được dung dịch xanh lam.
C. Các chất X3, X4, X5 đều tan tốt trong nước.
D. Chất X6 bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
Câu 39: Hỗn hợp E gồm este đơn chức X và este hai chức, mạch hở Y. Đốt cháy hết m gam E cần dùng 2,1 mol
O2. Mặt khác cho m gam E tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch NaOH 1M thu được ancol Z và dung
dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được 44,4 gam chất rắn khan Q. Đốt cháy hoàn toàn Q thu được Na2CO3
và 1,15 mol CO2 và 0,85 mol H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất giá trị nào sau đây?
A. 28%. B. 36%. C. 38%. D. 42%
Câu 40: Hỗn hợp E gồm chất X (CnH2n+4O2N2) là muối amoni của một α-aminoaxit với amin và chất Y
(CmH2m+4O5N4) là muối amoni của một đipeptit mạch hở với amin. Cho 100 gam E tác dụng với dung
dịch NaOH dư, đun nóng thấy có 41,5 gam NaOH phản ứng và thoát ra 17,36 lít khí Z là hỗn hợp
gồm 2 amin. Phần trăm khối lượng chất X trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 18%. B. 32%. C. 40%. D. 25%.
----- Hết -----
ĐỀ 8
Câu 1: Kim loại nào sau đây không khử được ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 thành Cu?
A. Al. B. Mg. C. Fe. D. K.
Câu 2: Nguyên liệu chính để điều chế kim loại Na trong công nghiệp là
A. Na2CO3. B. NaOH. C. NaCl. D. NaNO3.
Câu 3: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất nóng lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng
ngoại bị giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu
ứng nhà kính?
A. CO2. B. N2. C. SO2. D. O2.
Câu 4: Iso propyl benzoat có công thức là
A. C6H5COOCH(CH3)2. B. (CH3)2CHCOOC6H5.
C. C6H5COOCH2CH(CH3)2. D. C3H7COOC6H5.
Câu 5: Kim loại sắt không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. FeCl3. B. H2SO4 loãng, nguội. C. AgNO3. D. HNO3 đặc, nguội.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lý của amin là không đúng?
A. Độ tan trong nước của amin giảm dần khi số nguyên tử các bon trong phân tử tăng.
B. Anilin là chất lỏng khó tan trong nước, màu đen.
C. Các amin khí có mùi tương tự amoniac,độc.
D. Metyl amin,đimetyl amin,etyl amin là chất khí,dễ tan trong nước.
Câu 7: Chất nào sau đây là oxit lưỡng tính?
A. CO2. B. ZnO. C. P2O5. D. FeO.
Câu 8: Trong các chất sau, chất nào phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng?
A. CuS. B. FeS. C. S. D. Cu.
Câu 9: Chất nào sau đây không có phản ứng trùng hợp?
A. isopen. B. butađien. C. toluen. D. stiren.
Câu 10: Kim loại nào sau đây tan được trong cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl
A. Al. B. Fe. C. Cr. D. Cả Cr và Al.
Câu 11: Chất thuộc loại polisaccarit là
A. xenlulozơ. B. glucozơ. C. saccarozơ. D. fructozơ.
Câu 12: Kim loại không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là
A. K. B. Na. C. Ba. D. Fe.
Câu 13: Chất làm mềm nước có tính cứng toàn phần là
A. NaHSO4. B. NaOH. C. NaCl. D. Na2CO3.
Câu 14: Dung dịch Fe(NO3)2 không phản ứng với chất nào sau đây?
A. NaOH. B. HCl. C. H2S. D. AgNO3.
Câu 15: Chất nào dưới đây là chất không điện li?
A. NaCl. B. NaOH. C. CH3COOH. D. C2H5OH.
Câu 16: Khi xà phòng hoá tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C17H35COOH và glixerol. B. C15H31COONa và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 17: Thành phần chính của quặng đolomit có công thức là
A. Na2CO3.K2CO3. B. MgCO3.CaCl2. C. MgCO3.CaCO3. D. MgCl2.CaCO3.
Câu 18: Chất nào sau đây có hai liên kết đôi trong phân tử?
A. stiren. B. isopen. C. toluen. D. axetilen.
Câu 19: Dung dịch chứa chất nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu đỏ?
A. Axit glutamic. B. Anilin. C. Glyxin. D. Lysin.
Câu 20: Chất nào sau đây được dùng trong công nghiệp dược phẩm (chế thuốc đau dạ dày,…) và công nghiệp
thực phẩm được dùng làm bột nở?
A. NH4HCO3. B. Na2CO3. C. NaHCO3. D. KNO3.
Câu 21: Cho 5,6 gam Fe vào 200ml dung dịch AgNO3 1,2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.Số gam chất
rắn thu được là
A. 12,96. B. 25,92. C. 21,6. D. 10,8.
Câu 22: Cho m gam hỗn hợp chứa K và Al vào nước dư thu được 2 gam chất rắn và 0,2 mol khí H2. Giá trị của
m là
A. 7,0. B. 8,6. C. 6. D. 9.
Câu 23: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế
và thử tính chất của khí X như hình vẽ
bên. Nhận xét nào sau đây sai?
A. Đá bọt giúp chất lỏng sôi ổn định và
không gây vỡ ống nghiệm.
B. Bông tẩm NaOH đặc có tác dụng
hấp thụ các khí CO2 và SO2 sinh ra
trong quá trình thí nghiệm.
C. Khí X sinh ra làm nhạt màu dung
dịch Br2.
D. Để thu được khí X ta phải đun hỗn
hợp chất lỏng tới nhiệt độ 140oC.
Câu 24: Khi nói về peptit và protein,phát biểu nào sau đây là sai?
A. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 .
B. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.
C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.
D. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
Câu 25: Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3.Sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được 10,8g Ag. Giá trị của m là:
A. 18. B. 9. C. 4,5. D. 8,1.
Câu 26: Cho 30,45 gam tripeptit mạch hở Gly−Ala−Gly vào dung dịch NaOH dư sau phản ứng hoàn toàn thấy
có m gam NaOH phản ứng. Giá trị của m là
A. 24,00. B. 18,00. C. 20,00. D. 22,00.
Câu 27: Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh.Ở nhiệt độ thường,X tạo
với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím.Polime X là:
A. saccarozơ. B. glicogen. C. Tinh bột. D. Xenlulozơ.
Câu 28: Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát bên trong, để trong không khí ẩm
thì thiếc sẽ bị ăn mòn trước.
B. Nối thanh kẽm với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thuỷ được bảo vệ.
C. Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó bị ăn mòn điện hoá.
D. Các thiết bị máy móc bằng kim loại nguyên chất tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng
bị ăn mòn hoá học.
Câu 29: Cho các chất: FeCO3, Fe(NO3)2, Fe2(SO4)3, FeSO4, FeS, FeS2, CuS. Số lượng chất có thể có khí thoát
ra khi cho vào dung dịch HCl và đun nóng nhẹ là
A. 7. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 30: Cho các polime sau: nilon-6, tơ nitron, tơ visco, tơ lapsan, tơ nilon-7, len lông cừu, tóc. Số polime có
nguồn gốc thiên nhiên là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 31: Đốt cháy hết m gam X gồm Mg, Al, Zn, Fe và Cu trong O2 dư được 16,2 gam chất rắn Y gồm các oxit
kim loại. Để hoà tan hết Y trong dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ được 48,2g muối sunfat trung hoà. Giá
trị của m là
A. 10g. B. 13g. C. 9,8g. D. 8,2g.
Câu 32: Hai este X, Y có cùng công thức phân tử C8H8O2 và chứa vòng benzen trong phân tử. Cho 6,8 gam hỗn
hợp gồm X và Y tác dụng với NaOH dư, đun nóng, lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,06 mol, thu được
dung dịch Z chứa 4,7 gam ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong
Z là
A. 0,82. B. 0,68. C. 2,72. D. 3,40.
Câu 33: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(2) Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
(3) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
(4) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
(5) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
Sau khi các phản ứng kết thúc, những thí nghiệm nào sau đây thu được kết tủa?
A. (1), (2) và (4). B. (2), (4) và (5). C. (3), (4) và (5). D. (1), (4) và (5).
Câu 34: Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ,thu được 1,75a mol hỗn hợp Y
gồm CO,H2 và CO2. Cho Y hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được 0,75 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,045. B. 0,030. C. 0,010. D. 0,015.
Câu 35: Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được glixerol và m gam
hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 1,375 mol CO2 và 1,275 mol H2O. Mặt khác,a
mol X tác dụng tối đa với 0,05 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 20,60. B. 20,15. C. 22,15. D. 23,35.
Câu 36: Cho các phát biểu sau:
(1) Saccarozơ chỉ tồn tại ở dạng mạch vòng.
(2) glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ… và nhất là trong quả chín, đặc
biệt nhiều trong quả nho chín.
(3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp (từ khí cacbonic, nước, ánh
sáng mặt trời và chất diệp lục).
(4) Để làm giảm bớt mùi tanh của cá mè, ta dùng giấm ăn để rửa sau khi mổ cá.
(5) Polietilen, xenlulozơ, cao su tự nhiên, nilon-6, nilon 6-6 đều là các polime tổng hợp.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 37: Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2 theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% + 1 ml dung dịch NaOH 10%.
Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.
Bước 3: Thêm 2 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ.
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng xanh.
B. Ở bước 3, phản ứng xảy ra chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm –OH.
C. Sau bước 3, kết tủa bị hoà tan và trở thành dung dịch có màu tím đặc trưng.
D. Sau bước 3, kết tủa bị hoà tan và trở thành dung dịch có màu xanh lam.
Câu 38: Chất X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C4H6O5 thỏa mãn các phương trình phản ứng
sau (theo đúng tỉ lệ số mol):
o
(1) X + 2NaOH ¾¾
t
® Y + Z + H2O
o
(2) Z + 2CuO ¾¾
t
® M + 2Cu + 2H2O
o
(3) M + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O ¾¾
t
® Q + 4NH4NO3 + 4Ag
(4) Q + 2NaOH ¾¾ ® Y + 2NH3 + 2H2O
Công thức cấu tạo của chất X là
A. HCOO–CH2–O–CH2–COOH. B. HCOO–CH2–CH(OH)–COOH.
C. HOOC–COO–CH2–CH2–OH. D. HOOC–CH(OH)–COO–CH3.
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 10,64 gam hỗn hợp E gồm 2 este mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit cacboxylic và
ancol; MX < MY < 248) cần dùng 11,2 lít O2 đktc thu được 10,08 lít CO2 đktc. Mặt khác cho 10,64 gam
E tác dụng hết với 200 ml dung dịch NaOH 1M rồi chưng cất dung dịch thu được hỗn hợp 2 ancol là
đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp chất rắn khan T. Đốt cháy hoàn toàn T thu được Na2CO3, CO2 và 0,54
gam H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất giá trị nào sau đây?
A. 55%. B. 52%. C. 45%. C. 48%.
Câu 40: Cho hỗn hợp E gồm 0,15 mol chất hữu cơ mạch hở X (C6H13O4N) và 0,2 mol este hai chức Y (C5H8O4)
tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch, thu được
hỗn hợp Z gồm hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và a gam hỗn hợp ba muối khan
(đều có cùng số cacbon trong phân tử, trong đó có hai muối cacboxylic). Giá trị của a là
A. 64,18. B. 53,65. C. 55,73. D. 46,29.
ĐỀ 9
Câu 1: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch FeCl3 tạo thành Fe
A. Ag. B. Cu. C. Na. D. Zn
Câu 2: Kim loại nào sau đây có 1 electron ở lớp ngoài cùng?
A. Ca. B. Na. C. Al. D. Be.
Câu 3: Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit, gây ra tác hại rất lớn với môi trường. Hai khí nào sau đây
là nguyên nhân gây ra mưa axit?
A. NH3 và HCl. B. CO2 và O2. C. H2S và N2. D. SO2 và NO2.
Câu 4: Chất X có công thức cấu tạo CH2=CH-COOCH3. Tên gọi của X là
A. metyl acrylat. B. etyl axetat. C. propyl fomat. D. metyl axetat.
Câu 5: Chất nào sau đây không bị oxi hoá bởi H2SO4 đặc, nóng là
A. Al. B. Fe3O4. C. FeCl2. D. CuO.
Câu 6: Cho các chất: CH3NH2, CH3NHCH3, C6H5NH2 (anilin), NH3.Chất có lực bazơ mạnh nhất trong dãy
trên là
A. CH3NH2. B. NH3. C. CH3NHCH3. D. C6H5NH2.
Câu 7: Chất nào sau đây không phải là chất lưỡng tính:
A. Al2O3. B. NaHCO3. C. Al. D. Al(OH)3.
Câu 8: Dung dịch nào sau đây làm mất màu dung dịch hỗn hợp KMnO4/H2SO4?
A. FeSO4. B. Fe(NO3)3. C. CuSO4. D. Fe2(SO4)3.
Câu 9: Chất nào sau đây có phản ứng làm mất màu dung dịch Br2?
A. axit axetic. B. metyfomat. C. toluen. D. benzen.
Câu 10: Al2O3 không tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. NaOH. B. BaCl2. C. HCl. D. Ba(OH)2.
Câu 11: Trong phân tử của các cacbohiđrat luôn có
A. nhóm chức xeton. B. nhóm chức axit. C. nhóm chức anđehit. D. nhóm chức ancol.
Câu 12: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong
A. nước. B. rượu etylic. C. dầu hỏa. D. phenol lỏng.

Câu 13: Một mẫu nước cứng chứa các ion sau: Ca2+; Mg2+; HCO 3- ; Cl-; SO 24- . Dung dịch được dùng để làm
mềm mẫu nước cứng trên là
A. HCl. B. Na2CO3. C. H2SO4. D. NaHCO3.
Câu 14: Dung dịch FeCl3 phản ứng được với chất nào sau đây?
A. Na2SO4. B. KI. C. Ba(NO3)2. D. NaCl.
Câu 15: Chất nào sau đây thuộc chất điện li mạnh:
A. H2O. B. K2CO3. C. HClO. D. CH3COOH.
Câu 16: Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
A. Khí H2 (xúc tác Ni nung nóng). B. Kim loại Na.
C. Dung dịch KOH (đun nóng). D. Dung dich Brom.
Câu 17: Nhôm hiđroxit là chất rắn, màu trắng, kết tủa dạng keo. Công thức của nhôm hiđroxit là
A. Al(OH)3. B. Al2O3. C. NaAlO2. D. Al2(SO4)3.
Câu 19: Chất rắn kết tinh, nhiệt độ nóng chảy cao, dễ tan, là tính chất của chất nào sau đây?
A. C6H5NH2. B. C2H5OH. C. CH3COOH. D. H2NCH2CH2COOH.
Câu 20: Chất nào sau đây là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy,
sợi?
A. CaCO3. B. NaHCO3. C. K2CO3. D. Na2CO3.
Câu 21: Cho m gam nhôm vào 200 ml dung dịch Fe(NO3)2 0,2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
4,49 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 5,4. B. 2,25. C. 0,72. D. 2,97.
Câu 22: Cho m gam hỗn hợp Al và Na vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít
khí H2 (đktc) và 1,35 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 4,80. B. 3,85. C. 6,45. D. 6,15.
Câu 23: Cho 1 mảnh Na nhỏ bằng hạt đậu vào ống nghiệm đựng 2 - 3 ml chất lỏng X. Quan sát thấy có sủi bọt
khí và khí đó gây nổ khi đưa đến gần ngọn lửa đèn cồn. Chất X là
A. Ancol etylic. B. Anđehit axetic. C. Etyl axetat. D. Benzen.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Liên kết –CO–NH– giữa hai đơn vị α-amino axit gọi là liên kết peptit.
B. Các peptit đều cho phản ứng màu biure.
C. Các peptit đều bị thủy phân trong môi trường axit hoặc môi trường kiềm.
D. Các peptit thường ở thể rắn,có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.
Câu 25: Thủy phân hoàn toàn 62,5 g dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit với H% = 70%.thu
được dung dịch X.Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào X đun nhẹ được m (g) Ag. Giá trị của m là
A. 6,75. B. 13,5. C. 10,8. D. 9,45.
Câu 26: Khi thủy phân hoàn toàn 49,65g một peptit mạch hở X trong điều kiện thích hợp chỉ thu được sản
phẩm gồm 26,70g Alanin; 33,75g Glyxin. Số liên kết peptit trong X là
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Câu 27: Sobitol là sản phẩm của phản ứng?
A. Oxi hóa glucozơ bằng AgNO3 trong ammoniac.
B. Khử glucozơ bằng H2, xt Ni đun nóng.
C. Lên men ancol etylic.
D. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2.
Câu 28: Trường hợp nào sau đây không xảy ra ăn mòn điện hóa?
A. Gang và thép để trong không khí ẩm.
B. Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây bằng đồng nối với một đoạn dây bằng thép.
C. Một tấm tôn che mái nhà khi trời mưa.
D. Những thiết bị bằng kim loại nguyên chất thường xuyên tiếp xúc với hơi nước.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
B. Dung dịch FeCl3 phản ứng được với kim loại Fe.
C. Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử.
D. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt (II).
Câu 30: Trong số các loại tơ sau:tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ capron, tơ axetat, tơ olon. Những loại tơ nào
là tơ nhân tạo là
A. to visco,tơ nilon-6,6. B. tơ tằm,tơ olon.
C. tơ nilon-6,6,tơ capron. D. tơ visco,tơ axetat.
Câu 31: Đốt cháy hết m gam X gồm Mg, Al, Zn trong O2 dư ở nhiệt độ cao được 26,4 gam Y gồm các oxit
kim loại.Hoà tan hết m gam X trong dung dịch H2SO4 dư được 8,96lít H2 đktc. Giá trị của m là
A. 23,2g. B. 20g. C. 18,4g. D. 21,6g.
Câu 32: Cho 13,6 gam phenyl axetat tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M đun nóng.Sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X.Cô cạn X thu được a gam chất rắn khan.Giá trị của a là
A. 12,2 gam. B. 16,2 gam. C. 19,8 gam. D. 23,8 gam.
Câu 33: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.
(2) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng dư.
(3) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc, nóng dư.
(4) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 34: Cho 0,6 mol hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước qua than nung đỏ thu được 0,9 mol hỗn hợp X (gồm CO,
H2, CO2). Cho X hấp thụ vào 200 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch Z. Cho từ từ dung dịch
Z vào 150 mol dung dịch HCl 1M, thu được V lít khí CO2. Giá trị của V là
A. 2,24. B. 1,12. C. 4,48. D. 2,80 E. 2,52

Câu 35: Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong dung dịch NaOH thu được glixerol và hỗn hợp hai muối gồm
natri oleat và natri stearat.Đốt cháy m gam X cần vừa đủ 154,56 gam O2 thu được 150,48 gam CO2.Mặt
khác,m gam X tác dụng tối đa với V ml dung dịch Br2 1M.Giá trị của V là

A. 300. B. 180. C. 150. D. 120.


Câu 36: Cho các phát biểu sau:
(1) Sử dụng xà phòng để giặt quần áo trong nước cứng sẽ làm vải nhanh mục.
(2) Nếu nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt của quả chuối xanh thì xuất hiện màu xanh tím.
(3) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc.
(4) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm.
(5) Vải làm từ nilon-6,6 kém bền trong nước xà phòng có tính kiềm.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 37: Trong phòng thí nghiệm, etyl axetat được điều chế theo các bước:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH nguyên chất và 1 giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều, đồng thời đun cách thủy 5 - 6 phút trong nồi nước nóng 65 – 70oC.
Bước 3: Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.
Cho các phát biểu sau:
(1) Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit sunfuric loãng.
(2) Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế.
(3) Dung dịch NaCl bão hòa được thêm vào ống nghiệm để phản ứng đạt hiệu suất cao hơn.
(4) Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch HCl bão hòa.
(5) Để hiệu suất phản ứng cao hơn nên dùng dung dịch axit axetic 15%.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 38: Cho sơ đồ chuyển hóa sau
o
(1) X (C6H8O4) + 2NaOH ¾¾
t
® X 1 + X2 + X3
(2) X1 + H2SO4 (loãng) ¾¾
® X4 + Na2SO4
o
(3) X3 + O2 ¾¾¾¾
xuù
c taù
c, t
® X4
(4) X2 + H2SO4 (loãng) ¾¾
® X5 + Na2SO4
Biết rằng X1 có hai nguyên tử oxi trong phân tử. Công thức của X5 là
A. HO-CH2-COOH. B. HOOC-CH2-COOH.
C. CH3-COOH. D. HO-CH2-CH2-COOH
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 7,02 gam hỗn hợp E gồm 2 este no, mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit cacboxylic
và ancol; MX < MY < 248) cần dùng 0,295 mol O2 thu được 6,272 lít CO2 đktc. Mặt khác cho 7,02 gam
E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH rồi chưng cất dung dịch thu được hỗn hợp 2 ancol là đồng đẳng
kế tiếp một muối T. Đốt cháy hoàn toàn T thu được Na2CO3, CO2 và 0,9 gam H2O. Phần trăm khối
lượng của X trong E gần nhất giá trị nào sau đây?
A. 32,5%. B. 37,5%. C. 41,5%. C. 52,5%.
Câu 40: Hỗn hợp X gồm axit glutamic, glyxin. Hỗn hợp Y gồm axit maleic (HOOC-CH=CH-COOH), axit
acrylic, buten. Đốt cháy m gam hỗn hợp M gồm a mol X và b mol Y cần 7,56 lít O2 đktc, thu được
18,67 gam CO2 và H2O. Mặt khác cùng lượng M trên tác dụng vừa đủ với 0,11 mol NaOH. Cho a mol
X tác dụng tối đa được với bao nhiêu mol HCl?
A. 0,02. B. 0,04. C. 0,03. D. 0,05.
----- Hết -----
ĐỀ 10
Câu 1: Kim loại nào có tính dẫn điện tốt nhất trong các kim loại sau?
A. Nhôm. B. Bạc. C. Đồng. D. Vàng.
Câu 2: Kim loại nào sau đây có 2 electron ở lớp ngoài cùng?
A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Zn.
Câu 3: Trong các tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường nước có ion của kim loại nặng nào sau đây?
A. Na+. B. Ca2+. C. Pb2+. D. Mg2+.
Câu 4: Số este có công thức phân tử C4H8O2 mà khi thủy phân thu được sản phẩm có khả năng tráng bạc là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5: Ở điều kiện thường chất nào sau đây không có khả năng phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. FeCl3. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. Fe(OH)3.
Câu 6: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?
A. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2. B. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH.
C. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2. D. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3.
Câu 7: Chất có tính lưỡng tính là
A. Zn. B. ZnCl2. C. Zn(OH)2. D. NaOH.
Câu 8: Quặng hematit đỏ có thành phần chính là
A. FeCO3. B. FeS2. C. Fe3O4. D. Fe2O3.
Câu 9: Chất nào sau đây không có phản ứng tráng gương?
A. glucozơ. B. fructozơ. C. axit fomic. D. anilin.
Câu 10: Dung dịch AlCl3 không tác dụng với
A. dung dịch NH3. B. dung dịch KOH. C. dung dịch AgNO3. D. dung dịch HNO3.
Câu 11: Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào?
A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Mantozơ. D. Saccarozơ.
Câu 12: Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư?
A. Ca. B. Be. C. Ni. D. Mg.
Câu 13: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
A. Na2CO3 và HCl. B. Na2CO3 và Na3PO4.
C. Na2CO3 và Ca(OH)2. D. NaCl và Ca(OH)2.
Câu 14: Dung dịch HNO3 tác dụng với chất nào sau đây không tạo ra khí?
A. FeO. B. Fe(OH)2. C. Fe3O4. D. Fe2O3.
Câu 15: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. H2O. B. CH3COOH. C. Na2SO4. D. Mg(OH)2.
Câu 16: Công thức phân tử của triolein là
A. C54H104O6. B. C57H104O6. C. C57H110O6. D. C54H110O6.
Câu 17: Nhôm oxit là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước và không tác dụng với nước, nóng chảy ở trên
2050oC. Công thức của nhôm oxit là
A. Al(OH)3. B. Al2O3. C. NaAlO2. D. Al2(SO4)3.
Câu 19: Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH2COOH, CH3COOH, C2H5NH2 ta cần dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch NaOH. C. Natri. D. Quỳ tím.
Câu 20: Chất nào sau đây được dùng để tạc tượng, trang trí, làm phụ gia thuốc đánh răng?
A. CaCO3. B. NaCl. C. CaO. D. Ca(HCO3)2.
Câu 21: Nhúng một đinh sắt sạch vào dung dịch Cu(NO3)2.Sau một thời gian lấy đinh sắt ra,làm khô,thấy khối
lượng đinh sắt tăng 1 gam. Khối lượng sắt đã phản ứng là
A. 3,5 gam. B. 2,8 gam. C. 7,0 gam. D. 5,6 gam.
Câu 22: Cho m gam Na và Al vào nước thu được 4,48 lít khí H2(đktc). Mặt khác cho m gam hỗn hợp trên
vào NaOH dư thu được 11,2 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 10,4. B. 10,0. C. 8,85. D. 12,0.
Câu 23: Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ sau:

Sau khi lắc nhẹ, rồi để yên thì thấy tại ống nghiệm (A) và (B) lần lượt xuất hiện dung dịch
A. (A): màu xanh lam và (B): màu tím. B. (A): màu xanh lam và (B): màu vàng.
C. (A): màu tím và (B): màu xanh lam. D. (A): màu tím và (B): màu vàng.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.
B. Trong phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.
C. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.
D. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
Câu 25: Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men
tạo thành ancol etylic là
A. 60%. B. 40%. C. 80%. D. 54%.
Câu 26: Cho 36,3 gam hỗn hợp X gồm 2 peptit Ala - Gly và Ala - Gly - Ala tác dụng hết với dung dịch HCl
dư thu được 59,95 gam muối. Phần trăm số mol của Ala - Gly trong X là
A. 41,8%. B. 80,0%. C. 50,0%. D. 75,0%.
Câu 27: Khi thủy phân hợp chất hữu cơ X (không có phản ứng tráng bạc)trong môi trường axit rồi trung
hòa axit thì dung dịch thu được có phản ứng tráng bạc. X là
A. Anđehit axetic. B. Ancol etylic. C. Saccarozơ. D. Glixerol.
Câu 28: Mệnh đề nào sau đây không đúng?
A. Độ âm điện của các kim loại kiềm giảm dần từ Li đến Cs.
B. Các nguyên tố kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước giải phóng H2.
C. Các kim loại Na, K, Ba đều tác dụng với dung dịch HCl giải phóng H2.
D. Năng lượng ion hóa I1 của kim loại kiềm giảm dần từ Li đến Cs.
Câu 29: Cho hỗn hợp Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn người ta thu được
dung dịch X và chất rắn Y. Như vậy trong dung dịch X có chứa:
A. HCl, CuCl2. B. HCl, FeCl3, CuCl2. C. HCl, FeCl2, FeCl3. D. HCl, CuCl2, FeCl2.
Câu 30: Cho các loại polime sau:bông,tơ capron,tơ xenlulozơ axetat,tơ tằm,tơ nitron,tơ nilon-6,6
Số lượng tơ tổng hợp là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 31: Hòa tan hoàn toàn 2,72 gam hỗn hợp X chứa Fe và Mg bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được
dung dịch Y và 1,344 lít (đktc). Cho AgNO3 dư vào Y thấy có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của
m là
A. 17,22. B. 18,16. C. 19,38. D. 21,54.
Câu 32: Đun nóng 14,64 gam este X (C7H6O2) cần dùng 120 gam dung dịch NaOH 8%. Cô cạn dung dịch thu
được lượng muối khan là
A. 22,08 gam. B. 28,08 gam. C. 24,24 gam. D. 25,82 gam.
Câu 33: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Al vào dung dịch HCl.
(2) Cho Al vào dung dịch AgNO3.
(3) Cho Na vào H2O.
(4) Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng
(5) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 34: Dẫn 0,55 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và CO2)qua cacbon nóng đỏ,thu được 0,95 mol hỗn hợp Y
gồm CO,H2,CO2.Cho Y hấp thụ vào dung dịch chứa 0,1 mol Ba(OH)2 sau phản ứng xảy ra hoàn
toàn,thu được m gam kết tủa.Giá trị của m là
A. 15,76. B. 19,70. C. 9,85. D. 29,55.
Câu 35: Cho m gam hỗn hợp E gồm các triglixerit tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được hỗn hợp
muối X gồm natri stearat, natri oleat và natri panmitat (có tỉ lệ mol tương ứng là 5: 2: 2). Đốt cháy hoàn
toàn X cần vừa đủ 2,27 mol O2, thu được Na2CO3, CO2 và H2O. Giá trị của m là
A. 28,50. B. 26,1. C. 31,62. D. 24,96.
Câu 36: Cho các phát biểu sau:
(1) Dung dịch glucozơ hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
(2) Đốt cháy hoàn toàn este no mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(3) Dung dịch axit glutamic có pH > 7.
(4) Gly-Ala là một đipeptit có phản ứng màu biure.
(5) Các loại tơ nilon-6, tơ nitron đều được tổng hợp bằng phương pháp trùng ngưng.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 37: Tiến hành thí nghiệm điều chế isoamyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml CH3CH(CH3)CH2CH2OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào
ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. H2SO4 đặc chỉ có vai trò làm chất xúc tác cho phản ứng.
B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.
C. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn CH3CH(CH3)CH2CH2OH và CH3COOH.
D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm trở thành đồng nhất.
Câu 38: Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X + 2NaOH ¾¾
® X1 + X2 + H2O; (2) X1 + H2SO4 ¾¾
® X3 + Na2SO4
(3) nX3 + nX4 ¾¾
® nilon-6,6 + 2nH2O; (4) 2X2 + X3 ¾¾
® X5 + 2H2O
Phân tử khối của X5 là
A. 174. B. 216. C. 202. D. 198.
Câu 39: Hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z, đều mạch hở đều tạo bởi axit cacboxylic no với ancol no, trong đó có
hai este đơn chức và một este hai chức, biết MX < MY < MZ; nX > nZ). Đốt cháy hoàn toàn 4,33 gam X
cần dùng 0,2175 mol O2. Mặt khác, cho 4,33 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được
hỗn hợp Y gồm hai ancol đồng đẳng kế tiếp và dung dịch chứa 4,21 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ
Y vào bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 2,265 gam. Phần trăm khối lượng của este có phân
tử khối nhỏ nhất trong X là
A. 25,64%. B. 40,65%. C. 34,18%. D. 33,72%.
Câu 40: Hỗn hợp E gồm amino axit X, đipeptit Y (C4H8O3N2) và muối của axit vô cơ Z (C2H8O3N2). Cho
E tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M và KOH 1M đun nóng (phản ứng vừa đủ), thu được
4,48 lít khí T (đo ở đktc, phân tử T có chứa một nguyên tử nitơ và làm xanh quỳ tím ẩm). Cô cạn
dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan gồm bốn muối. Giá trị của m là
A. 38,4. B. 49,3. C. 47,1. D. 42,8.
----- Hết -----

You might also like