You are on page 1of 4

HƯỚNG TỚI KÌ THI TỐT NGHIỆP 2022|TYHH

ĐỀ THI THỬ VIP SỐ 03


(Slidenote dành riêng cho lớp VIP)
Câu 1: Trong quặng hematit đỏ, nguyên tố sắt có số oxi hóa là
A. +2. B. +3. C. +1. D. +6.
Câu 2: Dung dịch nào sau đây có phản ứng màu biure?
A. Gly-Ala. B. Natri stearat. C. Glyxin. D. Anbumin.
Câu 3: Chất nào sau đây tan tốt trong nước?
A. Al. B. Al2O3. C. AlCl3. D. Al(OH)3.
Câu 4: Chất nào sau đây phân tử có số nguyên tử C bằng số nhóm -OH và hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh
lam?
A. Phenol. B. Propan-1,2-điol. C. Etanol. D. Propan-1,2,3-triol.
Câu 5: Khí X màu xanh nhạt, tập trung ở tầng bình lưu của khí quyển, có tác dụng ngăn tia tử ngoại của mặt
trời chiếu xuống Trái đất. X còn được dùng để tẩy trắng dầu ăn, chữa sâu răng. Khí X là
A. O2. B. O3. C. N2. D. CO2.
Câu 6: Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit?
A. Glucozơ. B. Saccarorơ. C. Xenlulozơ. D. Tinh bột.
Câu 7: Kim loại Fe tác dụng với S (không có oxi), sinh ra muối nào sau đây?
A. Fe2(SO4)3. B. FeS3. C. FeS. D. FeSO4.
Câu 8: Chất không làm quỳ tím hóa đỏ nhưng có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc theo tỉ lệ mol 1:4 là
A. CH3CHO. B. HCOOH. C. CH3COOH. D. HCHO.
Câu 9: Ở nhiệt độ cao, Mg khử chậm nước sinh khí H2 và chất nào sau đây?
A. MgO. B. Mg(OH)2. C. MgH2. D. Mg2O2.
Câu 10: Dung dịch HNO3 đặc để ngoài ánh sáng lâu ngày chuyển thành
A. màu đen. B. màu vàng. C. màu trắng. D. màu xanh.
Câu 11: Số liên kết C=C trong một gốc axit của chất béo triolein là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 6.
Câu 12: Oxit trung tính X là hợp chất của C với oxi, X khử được oxit kim loại nào sau đây?
A. MgO. B. CaO. C. Al2O3. D. CuO.
Câu 13: Kim loại Fe dư tác dụng với HNO3 đặc nóng thu được muối nào sau đây?
A. Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)3. C. Fe(NO2)2. D. Fe(NO2)3.
Câu 14: Trong các ion sau: K+, Na+, Fe2+, Mg2+, ion có tính khử mạnh nhất là
A. K+. B. Mg2+. C. Fe2+. D. Na+.
Câu 15: Thủy phân chất X trong dung dịch NaOH dư, thu được sản phẩm gồm NH2CH2COONa và C2H5OH.
Công thức phân tử của X là
A. C3H7NO2. B. C3H6NO2. C. C4H8NO2. D. C4H9NO2.
Câu 16: Phân tử tristearin và triolein khác nhau về điểm nào sau đây?
A. Số nguyên tử O. B. Số liên kết π. C. Số nhóm chức este. D. Số nguyên tử cacbon.
Câu 17: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng hay H2SO4 đặc nóng đều tạo thành cùng
một muối?
A. Cu. B. Fe. C. Ag. D. Mg.

1|TYHH
Câu 18: Chất nào sau đây còn gọi là phèn nhôm?
A. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
C. CaCO3.MgCO3. D. Na3AlF6.
Câu 19: Cặp chất nào sau đây gây nên tính cứng tạm thời của nước?
A. Na2SO4, K2SO4. B. Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2.
C. NaCl, KCl. D. Na2SO4, KCl.
Câu 20: Epibatidine, một loại dầu không màu được phân lập từ da của loài ếch mũi tên độc Equadorian
Epipedobates ba màu. Đây là hợp chất có tác dụng giảm đau gấp vài lần morphine, nhưng lại không gây
nghiện. Cấu trúc hóa học của epibatidine mô tả như hình dưới:

Công thức phân tử của Epibatadine là


A. C11H13N3Cl. B. C11H13N3Cl2. C. C11H13N2Cl. D. C11H13NCl.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khoảng 98% thành phần sợi bông là protein.
B. Trùng hợp isopren ta được cao su thiên nhiên.
C. Cao su là những vật liệu polime có tính đàn hồi.
D. Tơ tằm bền trong môi trường axit, bazơ.
Câu 22: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?
A. H2SO4 (loãng) + FeO → FeSO4 + H2O.
B. 3H2SO4 (loãng) + Fe2O3 → Fe2(SO4)3 + 3H2O.
C. 4H2SO4 (đặc) + 2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.
D. 4H2SO4 (đặc) + Fe2O3 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.
Câu 23: Cho sơ đồ chuyển hóa:
Na2 CO3 ⎯⎯
+X
→ E ⎯⎯
+Y
→ Na2 CO3 ⎯⎯
+Y
→ F ⎯⎯
+Z
→ Na2CO3
Biết: X, Y, Z, E, F là các hợp chất khác nhau, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hoá học của phản
ứng xảy ra trong dung dịch. Các chất X, Y, F thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. Ba(OH)2, CO2, NaOH. B. Ca(OH)2, CO2, NaHCO3.
C. Ca(OH)2, CO2, NaOH. D. Ca(OH)2, CO2, KOH.
Câu 24: Cho dãy các chất: Gly-Gly, H2NCH2COOH, CH3COOCH3, tinh bột. Số chất tác dụng được với dung
dịch NaOH, đun nóng là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 25: Chất hữu cơ X có công thức C3H9O2N. Cho X phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối
Y khí Z làm xanh giấy quỳ tím ẩm. Nung Y với NaOH rắn và CaO, thu được khí metan. Công thức của
X là
A. HCOONH2(CH3)2. B. CH3COOH3NCH3. C. HCOONH3C2H5. D. C2H5COONH4.

2|TYHH
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm glucozơ và saccarozơ cần vừa đủ 1,71 mol O 2, thu được CO2
và 30,24 gam H2O. Giá trị của m là
A. 44,10. B. 41,94. C. 50,76. D. 33,84.
Câu 27: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp CaCO3 và KHCO3 (có cùng số mol) thu được CaO, K2CO3, H2O
và 1,344 lít khí CO2. Giá trị của m là
A. 2,0. B. 4,0. C. 6,0. D. 8,0.
Câu 28: Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,5 mol NaOH. Dung dịch thu được chứa các chất là:
A. Na3PO4, NaOH. B. H3PO4, NaH2PO4.
C. Na3PO4, Na2HPO4. D. Na2HPO4, NaH2PO4.
Câu 29: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp Al và 8 gam Fe2O3 thu được hỗn hợp rắn X. Cho X
tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1,5M sinh ra 1,68 lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là:
A. 100. B. 300. C. 150. D. 200.
Câu 30: Nung nóng một lượng butan trong bình kín (với xúc tác thích hợp), thu được 0,82 mol hỗn hợp X gồm
H2 và các hiđrocacbon mạch hở (CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8, C4H10). Cho toàn bộ X vào bình chứa
dung dịch Br2 dư thì có tối đa a gam Br2 phản ứng, khối lượng bình tăng 15,54 gam và thoát ra hỗn hợp
khí Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ 0,74 mol O2, thu được CO2 và H2O. Giá trị của a là
A. 60,8. B. 59,2. C. 72,0. D. 65,6.
Câu 31: Cho a mol hỗn hợp gồm CO2 và hơi H2O qua than nung đỏ, thu được 1,6a mol hỗn hợp khí X gồm CO,
CO2, H2. Dẫn toàn bộ X qua dung dịch chứa hỗn hợp gồm 0,02 mol KHCO3 và 0,06 mol K2CO3, thu
được dung dịch Y chứa 12,76 gam chất tan, khí thoát ra còn CO và H2. Bỏ qua sự hoà tan các khí trong
nước. Giá trị của a là
A. 0,20. B. 0,10. C. 0,05. D. 0,15.
Câu 32: Hòa tan hết m gam hỗn hợp bột gồm Mg, Al, Al2O3 và MgO bằng 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl
0,5M và H2SO4 0,75M (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch X và 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn
dung dịch X thu được 88,7 gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 26,5 gam. B. 35,6 gam. C. 27,7 gam. D. 32,6 gam.
Câu 33: Cho các phát biểu sau:
(a) Phân lân cung cấp nguyên tố photpho cho cây trồng dưới dạng P2O5
(b) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư thu được 1 chất kết tủa.
(c) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 2 muối.
(d) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3 thấy có kết tủa trắng và khí bay lên.
(e) Hợp kim Cu-Zn để trong không khí ẩm xảy ra ăn mòn điện hóa.
(f) Dung dịch Na2CO3 có thể làm mềm được nước cứng có tính cứng vĩnh cửu.
Số phát biểu không đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 34: Cho các phát biểu sau:
(a) Cho xenlulozơ vào ống nghiệm chứa nước Svayde, khuấy đều thấy xenlulozơ tan ra.
(b) Hòa tan lòng trắng trứng vào nước, sau đó đun sôi, lòng trắng trứng sẽ đông tụ lại.
(c) Dầu mỡ bôi trơn động cơ xe có thành phần chính là chất béo.
(d) Vải làm từ nilon-6,6 bền trong nước xà phòng có tính kiềm cao.
(e) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng dung dịch NaOH thu được natri axetat và anđehit fomic.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 6. D. 4.

3|TYHH
Câu 35: Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở và hai amin no, mạch hở, trong đó có một amin đơn
chức và một amin hai chức (hai amin có số mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 0,9
mol O2, thu được CO2, H2O và 0,09 mol N2. Biết m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch KOH
1M. Giá trị của m là
A. 25,14. B. 11,04. C. 20,16. D. 16,56.
Câu 36: Điện phân dung dịch chứa 14,28 gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl bằng dòng điện một chiều có cường độ
4A (điện cực trơ, có màng ngăn, hiệu suất 100%). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được
dung dịch X (có pH < 7) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí thoát ra ở cả hai điện cực, có tỉ khối so với He là
6,2. Bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước. Giá trị của t là:
A. 7720. B. 6755. C. 5790. D. 8685.
Câu 37: Tiến hành 3 thí nghiệm hấp thụ khí CO2 vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm x mol NaOH và y mol
Ba(OH)2, kết quả thí nghiệm được mô tả theo bảng sau:
Thực hiện thí nghiệm Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3
Số mol CO2 bị hấp thụ 0,12 0,24 0,36
Khối lượng (gam) chất tan trong
28,23 7,71 10,12
dung dịch thu được
Lượng kết tủa thu được ở thí nghiệm 3 là
A. 51,22 gam. B. 0,25 mol. C. 49,52 gam. D. 0,30 mol.
Câu 38: Hỗn hợp E gồm triglixerit X, axit stearic, axit oleic và axit panmitic có tỉ lệ số mol lần lượt là 4: 3: 2: 1.
Đốt cháy hoàn toàn m gam E bằng 9,28 mol O2, thu được 6,24 mol H2O. Mặt khác, cho m gam E tác
dụng với dung dịch KOH 25% (dùng dư 15% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng
thu được hỗn hợp Z gồm 4 chất rắn và phần hơi T nặng 79,072 gam. Phần trăm khối lượng của kali oleat
trong hỗn hợp Z có giá trị gần nhất với:
A. 40. B. 38. C. 33. D. 39.
Câu 39: Hỗn hợp E chứa ba este đều mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức gồm X (CxH2xO2), Y
(CyH2y−2O2) và Z (CzH2z−2O4). Đun nóng 0,4 mol E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 25,7 gam
hỗn hợp gồm ba ancol cùng dãy đồng đẳng và 49,1 gam hỗn hợp T gồm ba muối. Đốt cháy toàn bộ T
cần dùng 0,275 mol O2, thu được Na2CO3 và 0,49 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng
của Z trong hỗn hợp E là:
A. 8,35%. B. 7,87%. C. 8,94%. D. 9,56%.
Câu 40: Có 4 dung dịch chứa trong 4 lọ mất nhãn: lòng trắng trứng, natri stearat, glixerol, hồ tinh bột. Để phân
biệt 4 dung dịch trên bằng phương pháp hoá học, người ta tiến hành thí nghiệm với các bước sau:
Bước 1: dùng thuốc thử là Cu(OH)2/OH-
Bước 2: dùng thuốc thử là dung dịch I2.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 2, nhận biết được lọ chứa hồ tinh bột.
B. Sau bước 1, nhận biết được 2 lọ.
C. Ở bước 2, có thể thay dung dịch I2 bằng nước brom.
D. Glixerol và lòng trắng trứng tác dụng với Cu(OH)2/OH- tạo phức có màu sắc khác nhau.

Tự học – TỰ LẬP – Tự do!


---- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) ----

4|TYHH

You might also like