You are on page 1of 4

ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA HỌC KÌ I - HOÁ 11 - ĐỀ 3

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)


Câu 1: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. CH3COONa. B. Ca(OH)2. C. C2H5OH. D. H2S.

Câu 2: Để chứng minh Zn(OH)2 là một hiđroxit lưỡng tính, có thể cho Zn(OH)2 tác dụng với hai
chất nào sau đây trong dung dịch?
A. HCl và HNO3. B. NaOH và KOH. C. ZnCl2 và Na2ZnO2. D. H2SO4 và Ba(OH)2.

Câu 3: Đối với dung dịch HCl loãng ở 25oC, người ta thường lấy tích số ion của nước là
A. [H+].[OH-] < 1,0.10-14. B. [H+].[OH-] > 1,0.10-14.
C. [H+].[OH-] = 1,0.10-14. D. [H+].[Cl-] = 1,0.10-14.

Câu 4: [H+] của dung dịch H2SO4 có pH = 2,00 là


A. 1,0.10-1M. B. 1,0.10-2M. C. 1,0.10-4M. D. 1,0.10-12M.

Câu 5: Cho các dung dịch loãng có cùng nồng độ mol: H2SO4 (1), Na2CO3 (2), KHSO4 (3), HF
(4). Thứ tự tăng dần pH là
A. (1), (3), (4), (2). B. (2), (4), (3), (1). C. (1), (4), (3), (2). D. (2), (3), (4), (1).

Câu 6: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi
A. các chất phản ứng đều là những chất dễ tan.
B. một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau khiến nồng độ của chúng bị giảm.
C. phản ứng không phải là thuận nghịch.
D. các chất phản ứng đều là những chất điện li mạnh.

Câu 7: Có thể pha dung dịch chứa đồng thời các ion nào sau đây?
A. H+, Fe2+, Cl-, NO3-. B. Na+, Mg2+, Cl-, CO32-.
+ + 2- -
C. K , NH4 , SO4 , OH . D. H+, Fe3+, NO3-, SO42-.

Câu 8: Cho dung dịch X chứa các ion: H+, K+, Ca2+, Fe2+, Ba2+ và Cl-. Để tách bỏ được nhiều
cation trong X nhất có thể mà không đưa ion lạ vào đó, có thể thêm vào X một lượng vừa đủ dung
dịch nào sau đây?
A. KOH. B. K2SO4. C. K2CO3. D. Na2CO3.

Câu 9: Vị trí của 147N trong bảng tuần hoàn là


A. ô 14, chu kì 3, nhóm IVA. B. ô 7, chu kì 2, nhóm VA.
C. ô 14, chu kì 3, nhóm IVB. D. ô 7, chu kì 2, nhóm VB.

Câu 10: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân NH4NO2 là
A. NH3 và H2O. B. N2 và H2O. C. N2O và H2O. D. NO2 và H2O.

Câu 11: Kết tủa Al(OH)3 có thể được điều chế bằng cách
A. cho bột Al2O3 vào nước.
B. nhỏ từ từ dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.
C. cho một lượng dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
D. cả B và C.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai?


A. Liên kết trong phân tử N2 là liên kết cộng hoá trị không cực.

Trang 1
B. Liên kết trong phân tử NH3 là liên kết cộng hoá trị có cực.
C. Ở điều kiện thường, N2 khá trơ về mặt hoá học do chứa liên kết ba rất bền.
D. Nitơ trong NH3 có tính oxi hoá; trong dung dịch NH3 là một bazơ yếu.

Câu 13: Axit nitric đặc, nguội có thể phản ứng được với chất nào sau đây?
A. Fe. B. Cu. C. Al. D. CO2.

Câu 14: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp rắn X gồm Cu(NO3)2, AgNO3 và KNO3, thu được chất rắn
Y gồm
A. CuO, Ag2O, K2O. B. CuO, Ag, KNO2. C. CuO, Ag, K2O. D. Cu, Ag, KNO2.

Câu 15: Cặp chất nào sau đây đều tác dụng với dung dịch HNO3 loãng?
A. Cu, CO2. B. P, NaNO3. C. Fe(OH)2, NaHSO4. D. Ag, MgO.

Câu 16: Cho các phản ứng:


to
(1) S + 6HNO3 → H2SO4 + 6NO2 + H2O.
to
(2) Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + 2H2O.
to
(3) Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O.
to
(4) Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + CO2 + H2O.
to
(5) FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O.
HNO3 thể hiện tính oxi hóa trong những phản ứng:
A. (2), (4), (5). B. (1), (3), (5). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (5).

Câu 17: Chọn đáp án đúng nhất: Khi tham gia phản ứng hoá học, photpho đơn chất thể hiện
A. tính oxi hoá hoặc tính khử. B. tính oxi hoá trước, tính khử sau.
C. tính khử. D. tính oxi hoá.

Câu 18: Phản ứng nào sau đây được sử dụng để điều chế axit photphoric trong công nghiệp?
to
A. P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2 + H2O.
to
B. 2P + 5H2SO4 → 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O.
to
C. Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 3CaSO4 + 2H3PO4.
to
D. Ca3(PO4)2 + 6HNO3 → 3Ca(NO3)2 + 2H3PO4.

Câu 19: Cho x mol H3PO4 tác dụng với y mol NaOH trong dung dịch (biết tỉ lệ x : y = 2 : 3). Dung
dịch sau phản ứng chứa các chất tan là
A. H3PO4 và NaH2PO4. B. NaH2PO4 và Na2HPO4.
C. Na2HPO4 và Na3PO4. D. Na3PO4 và NaOH.

Câu 20: Thành phần chính của supephotphat đơn là


A. Ca3(PO4)2. B. CaHPO4. C. Ca(H2PO4)2. D. Ca(H2PO4)2, CaSO4.

Câu 21: Chọn đáp án đúng nhất: Trong hợp chất vô cơ, cacbon có những số oxi hóa nào sau đây?
A. -4, 0, +2 và +4. B. -4, +2 và +4. C. -4, 0 và +4. D. -4 và +4.

Câu 22: Ở nhiệt độ cao (1000oC), khí CO không khử được chất nào sau đây?
A. CuO. B. Fe2O3. C. Al2O3. D. PbO.

Câu 23: Dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2, hiện tượng quan sát được là
A. có kết tủa, lượng kết tủa tăng dần, sau đó tan ra.

Trang 2
B. có kết tủa trắng.
C. có kết tủa trắng tăng dần, sau đó không tan.
D. lúc đầu không có hiện tượng, sau đó có kết tủa trắng.

Câu 24: Dãy nào sau đây chỉ gồm các muối đều tan trong nước?
A. BaCO3, Mg(HCO3)2. B. Ca(HCO3)2, BaCO3.
C. CaCO3, NaHCO3. D. Ca(HCO3)2, Na2CO3.

Câu 25: Cho dãy chất: Ca(NO3)2, SO3, HCl, Ca(OH)2, NaOH, KHSO4. Ở điều kiện thường, số
chất trong dãy tác dụng được với Ba(HCO3)2 trong dung dịch sinh ra kết tủa là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 26: Các phản ứng hữu cơ thường


A. xảy ra nhanh và tạo hỗn hợp sản phẩm. B. xảy ra nhanh và tạo 1 sản phẩm duy nhất.
C. xảy ra chậm và tạo hỗn hợp sản phẩm. D. xảy ra chậm và tạo 1 sản phẩm duy nhất.

Câu 27: Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị
A. số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
B. tỉ lệ số nguyên tử C và H trong phân tử.
C. tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố trong phân tử.
D. tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.

Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 8,1 gam hiđrocacbon X bằng một lượng vừa đủ oxi, thu được H2O
và 13,44 lít khí CO2 (đktc). Công thức đơn giản nhất của X là
A. C3H4. B. CH3. C. C2H3. D. CH2.

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)


Câu 1: (1,0 điểm) Viết phương trình hoá học của các phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hoá sau,
ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
(1) (2) (3) (4)
Na2CO3 → NaHCO3 → Na2CO3 → CO2 → CO

Câu 2: (0,5 điểm) Hòa tan hết 11 gam hỗn hợp gồm Al và Fe bằng lượng dư dung dịch HNO3
loãng, thu được 6,72 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại
trong hỗn hợp ban đầu.

Trang 3
Câu 3: (0,5 điểm) Cho 7,84 lít khí CO2 (đktc) tác dụng hết với 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M.
a. Cho biết (những) muối nào được sinh ra.
b. Tính khối lượng kết tủa thu được.

Câu 4: (0,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 5,7 gam morphine (X) bằng O2 vừa đủ, thu được 14,96
gam CO2, 3,42 gam H2O và 0,224 lít khí N2 (các thể tích khí được đo ở đktc). Tìm công thức phân
tử của X. Biết tỉ khối hơi của X so với NO là 9,5.

Câu 5: (0,5 điểm) Đốt cháy 10,4 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe (tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1) trong
O2, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng tối đa với 747 ml dung dịch
HNO3 1M, thu được 0,784 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và N2O (có tỉ khối so với H2 là 16,4)
và dung dịch Z.
a. Cho biết dung dịch Z chứa những muối nào?
b. Tìm giá trị của m.

Trang 4

You might also like