You are on page 1of 3

ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA GIỮA KÌ I LỚP 11

MÔN: HÓA HỌC (Thời gian làm bài: 45 phút)


Câu 1. Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện?
A. Dung dịch đường saccarozơ. C. Dung dịch rượu etylic.
B. Dung dịch muối ăn (natri clorua). D. Dung dịch glixerol.
Câu 2. Chất nào sau đây là chất không điện li?
A. Na2SO4. B. H3PO4. C. Ba(OH)2. D. C6H12O6 (glucozơ).
Câu 3. Chất nào sau đây là muối axit?
A. KNO3. B. Na3PO4. C. Ca(HCO3)2. D. CH3COOK.
Câu 4. Axit H3PO4 là
A. axit 4 nấc. B. axit 2 nấc. C. axit 3 nấc. D. axit 1 nấc.
o
Câu 5. Ở 25 C, với các dung dịch loãng môi trường trung tính là môi trường có
A. pH = 1. B. pH = 7. C. pH = 10. D. pH = 13.
o
Câu 6. Ở 25 C, với các dung dịch loãng tích số ion của nước bằng
A. [H+] . [OH-] = 1014. B. [H+] . [OH-] = 10-7.
+ - 7
C. [H ] . [OH ] = 10 . D. [H+] . [OH-] = 10-14.
Câu 7. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi
A. các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.
B. các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh.
C. một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất: chất kết tủa
hoặc chất khí hoặc chất điện li yếu.
D. phản ứng không phải là thuận nghịch.
Câu 8. Phương trình phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng trao đổi ion?
A. BaCl2 + K2SO4 →BaSO4↓ + 2KCl.
B. NaOH + HCl → NaCl + H2O.
C. Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O.
D. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑.
Câu 9. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Nitơ là
A. 2s22p5. B. 2s22p3. C. 2s22p2. D. 2s22p4.
Câu 10. Trong công nghiệp, phần lớn lượng Nitơ sản xuất ra được dùng để
A. tổng hợp amoniac. B. sản xuất axit nitric.
C. điều chế phân đạm. D. điều chế thuốc nổ.
Câu 11. Tính chất hóa học cơ bản của NH3 là
A. tính bazơ mạnh, tính khử. B. tính bazơ yếu, tính oxi hóa.
C. tính khử, tính bazơ yếu. D. tính bazơ mạnh, tính oxi hóa.
Câu 12. Muối thường được ứng dụng làm bột nở trong thực phẩm là
A. (NH4)2CO3. B. NH4HCO3. C. Na2CO3. D. NH4Cl.
Câu 13. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân nào dưới đây là sai?
A. NH4Cl   NH3 + HCl
o
t

B. NH4HCO3   NH3 + H2O + CO2


o
t

  NH3 + HNO3
o
t
C. NH4NO3
D. NH4NO2   N2 + 2 H2O
o
t

Câu 14. Trong những nhận xét dưới đây về muối nitrat của kim loại, nhận xét nào là không đúng?
A. Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước.
B. Các muối nitrat là chất điện li mạnh, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc NH4+) và
anion nitrat.
C. Các muối nitrat đều dễ bị phân hủy bởi nhiệt.
D. Các muối nitrat chỉ được sử dụng làm phân bón hóa học trong nông nghiệp.
Câu 15. Các chất dùng để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm là
A. NaNO3(rắn) và H2SO4(đặc). B. dd NaNO3 và dd H2SO4.
C. dd NaNO3 và dd HCl. D. dd Cu(NO3)2 và NaCl(rắn).
Câu 16. Trong các muối: CaCO3, BaSO4, Mg(NO3)2, AgCl, muối nào dễ tan trong nước?
A. CaCO3. B. BaSO4. C. AgCl. D. Mg(NO3)2.
Thông hiểu
Câu 17. Cho các chất sau: HNO3, Na2CO3, CH3COOH, C6H6, C2H5OH. Sô chất thuộc loại chất điện li là
A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
Câu 18. Cho các chất sau: HCl, H2SO4, HNO3, H3PO4, CH3COOH. Số chất là axit nhiều nấc?
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 19. Dung dịch HCl 0,001M có pH bằng
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 20. Dung dịch chất nào sau đây có pH nhỏ nhất (các dung dịch có cùng nồng độ mol) ?
A. HCl. B. NaCl. C. K2SO4. D. Ba(OH)2.
Câu 21. Cho các cặp chất sau: (I) Na2CO3 và BaCl2; (II) (NH4)2CO3 và Ba(NO3)2; (III) Ba(HCO3)2 và K2CO3;
(IV) BaCl2 và MgCO3. Những cặp chất khi phản ứng có cùng phương trình ion rút gọn là
A. (I), (II), (IV). B. (II), (IV) C. (I), (II), (III) D. (I), (II), (III), (IV).
Câu 22. Để trung hoà 200 ml dung dịch HCl 0,5M cần dùng Vml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Giá trị của V là
A. 400 ml. B. 500 ml. C. 250 ml. D. 300ml.
  2 NO (1) và N2  3H 2    2 NH3 (2).
o o
3000 C t , xt , p
Câu 23. Cho các phản ứng sau: N 2  O2  
Vai trò của nitơ trong hai phản ứng (1) và (2) lần lượt là
A. tính oxi hóa và tính oxi hoá. B. tính khử và tính khử.
C. tính khử và tính oxi hóa. D. tính oxi hoá và tính khử.
Câu 24. Muối NH4Cl tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. Ca(OH)2. B. NaNO3. C. (NH4)2SO4. D. KCl.
Câu 25. Cho 1,32 gam (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, phản ứng kết thúc thu được a
mol NH3. Giá trị của a là
A. 0,02. B. 0,01. C. 0,015. D. 0,03.
Câu 26. NH3 có thể tác dụng được với dãy các chất trong dung dịch
A. HCl , CaCl2. B. HCl , AlCl3. C. KNO3 , H2SO4. D. Ba(OH)2 , AgNO3.
Câu 27. Cho các chất: Fe, FeO, Fe(OH)3, C, FeCO3 lần lượt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng. Số chất bị
oxi hoá bởi HNO3 là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 28. Nhiệt phân hoàn toàn m gam Mg(NO3)2 thì thu được 1,12 lít hỗn hợp 2 khí (đktc). Giá trị của m là
A. 2,96. B. 2,47. C. 2,22. D. 1,48.
Câu 29. Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là H+ + OH- → H2O?
A. HClO + NaOH → NaClO + H2O. B. NaOH + HCl → NaCl + H2O.
C. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O. D. Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O.
Câu 30. Các dung dịch NaCl, NaOH, HCl, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là
A. NaOH. B. Ba(OH)2. C. HCl. D. NaCl.
Câu 31. Phản ứng hoá học nào sau đây chứng tỏ amoniac là một chất khử?
A. NH3 + HCl → NH4Cl B. 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
C. 4NH3 + 3O2 
t
 2N2 + 6H2O
o

D. NH3 + H2O   NH4+ + OH-

Câu 32. Phản ứng giữa FeCO3 và HNO3 loãng tạo ra hỗn hợp hai khí không màu, một phần hóa nâu trong
không khí, hỗn hợp khí đó gồm
A. CO2, NO2. B. CO, NO. C. CO2, NO. D. CO2, N2.
Câu 33. Trong phòng thí nghiệm có các chất gồm dung dịch NaOH 0,1M, dung dịch CH3COOH 0,1M,
glixerol, và NaCl khan. Làm thí nghiệm với các chất trên bằng dụng cụ thử độ dẫn điện ta thấy đèn sáng
nhất ở trường hợp
A. dung dịch NaOH. B. dung dịch CH3COOH.
C. glixerol. D. NaCl khan.
Câu 34: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. NaCl và Al(NO3)3. B. NaOH và MgSO4.
C. K2CO3 và HNO3. D. NH4Cl và KOH.
Câu 35. Cho sơ đồ phản ứng sau:

Mỗi mũi tên là một phản ứng hóa học. Số phản ứng mà nitơ đóng vai trò chất khử là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 36. Nung hỗn hợp gồm 29 gam FeCO3 và 36 gam Fe(NO3)2 trong bình chân không. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X và hỗn hợp khí Y gồm hai khí. Hỗn hợp X phản ứng vừa hết với V lít
dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 1,2. B. 1,3. C. 1,4. D. 1,5.
Câu 37. Nung 29,3 gam chất rắn X gồm Cu, Fe, Zn và Ag trong oxi một thời gian được 32,5 gam hỗn
hợp chất rắn Y. Hoà tan hết Y trong dung dịch HNO3 loãng dư được V lít NO (sản phẩm khử duy
nhất, đktc) và dung dịch chứa 78,9 gam muối. Giá trị của V gần nhất với giá trị
A. 2,98. B. 3,35. C. 4,47. D. 8,94.
Câu 38: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 3 : 7. Cho m gam X tác dụng với
dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y; 0,75m gam chất rắn
Z và 1,12 lít NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, đktc). Giá trị của m là
A. 16,8. B. 5,6. C. 11,2. D. 8,4.
Câu 39: Dung dịch X có chứa : 0,05 mol K ; 0,01 mol SO 4 và x mol OH  . Dung dịch Y có chứa Cl  , 0,02
+ 2

mol NO 3 và y mol H+. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 4,305 gam kết tủa. Trộn X
và Y được 200 ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH (bỏ qua sự điện li H2O) là
A. 1. B. 2. C. 12. D. 13.
Câu 40: Dung dịch X chứa các ion : Ba , Na , HCO 3 và NO 3 . Cho 1/2 dung dịch X phản ứng với dung dịch
2+ + 

NaOH (dư), thu được 9,85 gam kết tủa. Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch HCl (dư) sinh
ra 1,68 lít CO2 (đktc). Mặt khác, nếu cho dung dịch X tác dụng với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 có pH = 13 thì
thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 5,91. B. 22,655. C. 9,85. D. 19,7.

------------HẾT------------

You might also like