You are on page 1of 4

ÔN TẬP CHƯƠNG 2 HÓA 11 ĐỀ 2 (THẦY TÙNG)

Câu 1: Hiện tượng nào xảy ra khi cho mảnh đồng kim loại vào dung dịch HNO3 đặc?
A. Không có hiện tượng gì.
B. Dung dịch có màu xanh, có khí không màu bay ra.
C. Dung dịch có màu xanh, H2 bay ra.
D. Dung dịch có màu xanh, có khí màu nâu bay ra.
Câu 2: Dung dịch nào sau đây khi không hoà tan được Cu?
A. Dung dịch NaNO3 + HCl. B. Dung dịch FeCl3.
C. Dung dịch NaHSO4 + NaNO3. D. Dung dịch FeCl2.
Câu 3: Những kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội?
A. Zn, Pb, Cu. B. Cu, Ag, Pb. C. Fe, Al, Cu. D. Fe, Al, Cr.
Câu 4: Khi đốt khí NH3 trong khí clo, khói trắng bay ra là
A. NH4Cl. B. HCl. C. N2. D. Cl2.
Câu 5: Hợp chất nào của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại?
A. NO. B. NH3. C. NO2. D. N2O5.
Câu 6: Câu nào sau đây sai?
A. Amoniac là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong H2O.
B. Amoniac là một bazơ.
C. Đốt cháy NH3 không có xúc tác thu được N2 và H2O.
D. Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2 là phản ứng thuận nghịch.
Câu 7: Cho các phát biểu sau:
a) Nitơ có độ âm điện lớn hơn photpho.
b) Ở điều kiện thường nitơ hoạt động hóa học yếu hơn photpho.
c) Photpho đỏ hoạt động hóa học mạnh hơn photpho trắng.
d) Photpho có hóa trị cao nhất là 5, số oxi hóa cao nhất là +5.
e) Photpho chỉ có tính oxi hóa, không có tính khử.
Phát biểu không đúng là
A. a, c, e. B. b, e. C. c, d. D. a, d, e.
Câu 8: Phản ứng giữa FeCO3 và dung dịch HNO3 loãng tạo ra hỗn hợp khí không màu, một
phần hóa nâu ngoài không khí. Hỗn hợp khí thoát ra là:
A. CO và NO2. B. CO2 và NO2.
C. CO và NO D. CO2 và NO.
Câu 9: Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch HNO3?
A. Fe2(SO4)3. B. S. C. FeCl2. D. C.

1
Câu 10: Quá trình nào sau đây thường được dùng để sản xuất axit nitric trong công nghiệp?
A. NH3→ NO → NO2 → HNO3. B. N2O5 → HNO3.
C. KNO3 → HNO3. D. N2 → NO → NO2 → HNO3.
Câu 11: Các chất trong dãy nào sau đây đều không bị nhiệt phân?
A. NaHCO3; Cu(OH)2. B. Na2CO3; CaO.
C. NH4NO2; NaCl. D. NaNO3; Ag2O.
Câu 12: Axit nitric đặc nguội có thể phản ứng được với tất cả các chất trong dãy sau?
A. P, Fe, Al2O3, K2S, Ba(OH)2. B. S, Al, CuO, NaHCO3, NaOH.
C. C, Ag, Fe3O4, NaNO3, Cu(OH)2. D. C, Mg, FeO, Fe(NO3)2, Al(OH)3.
Câu 13: Các dung dịch nào sau đây có hiện tượng bốc khói trong không khí ẩm?
A. Dung dịch HCl loãng, HNO3 loãng. B. Dung dịch HCl đặc, HNO3 đặc.
C. Dung dịch HCl đặc, H3PO4 đặc. D. Dung dịch HBr đặc, H2SO4 đặc.
Câu 14: Cho Cu tác dụng với HNO3 đặc tạo ra một khí có tính chất nào sau đây?
A. Không màu. B. Màu nâu đỏ.
C. Không mùi. D. Có mùi khai.
Câu 15: Tã lót trẻ em sau khi giặt sạch vẫn lưu giữ một lượng amoniac. Để khử sạch hoàn
toàn amoniac trong tã lót, ta nên cho vào nước giặt xả cuối cùng một ít
A. nước gừng tươi. B. phèn chua. C. muối ăn. D. giấm ăn.
Câu 16: Sục từ từ khí NH3 vào dung dịch muối A thì thấy xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ, kết
tủa này không tan trong dung dịch NH3 dư. Muối A là muối nào sau đây?
A. Fe(NO3)3. B. ZnCl2. C. AlCl3. D. CuSO4.
Câu 17: Cho các phương trình hoá học sau:
2NO + O2 → 2NO2 (1).
N2 + 3H2  2NH3 (2).
CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O (3).
Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O (4).
Các phản ứng oxi hóa - khử là:
A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4.
C. 1, 2, 4. D. 1, 2, 3, 4.
Câu 18: Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch có chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được có
chứa các chất
A. K2HPO4 và KH2PO4. B. K3PO4 và K2HPO4.
C. K3PO4 và KOH. D. H3PO4 và KH2PO4.

2
Câu 19: Cho phản ứng: 8NH3 + 3Cl2 ⎯⎯ → 6NH4Cl +N2. Câu nào diễn tả đúng tính chất
o
t

của phản ứng trên?


A. Cl2 cháy trong NH3. B. là quá trình khử NH3N2.
C. NH3 là chất bị oxi hóa, Cl2 là chất bị khử. D. là quá trình oxi hóa Cl Cl—.
Câu 20: Khí X không màu mùi xốc đặc trưng, nhẹ hơn không khí, phản ứng với axit mạnh
Y tạo nên muối Z. Dung dịch muối Z không tạo kết tủa với BaCl2 và AgNO3. Chất X, Y, Z
là :
A. NH3(X); HNO3(Y); NH4NO3(Z). B. SO2(X); NaHSO4(Y); Na2SO4(Z).
C. NO2(X); H2SO4(Y); NH4Cl(Z). D. PH3(X); HCl(Y); PH4Cl(Z).
Câu 21: Khi cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 để có Fe(NO3)2, cần
A. HNO3 dư. B. Fe dư.
C. HNO3 loãng. D. HNO3 đặc, nguội.
Câu 22: Đem nung nóng m gam Cu(NO3)2 một thời gian, để nguội, đem cân lại thấy khối
lượng giảm 54 gam. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị m là
A. 117,5 gam. B. 49 gam.
C. 94 gam. D. 98 gam.
Câu 23: Cho sơ đồ phản ứng sau

+ CO2, + H2O + H2SO4


NH3 P>,t0> X1 X2 X3 (khí) + X4
Các chất X1, X2, X3 lần lượt là
A. NH2CO, (NH3)2CO3, CO2. B. (NH2)2CO, (NH3)2CO3, NO2.
C. (NH2)2CO, (NH4)2CO3, CO2. D. (NH2)2CO, (NH4)2CO3, NH3.
Câu 24: Cho 12,9 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch hỗn hợp gồm
H2SO4 và HNO3 thu được 0,1 mol mỗi khí SO2; NO; N2O. Khối lượng Al có trong hỗn hợp

A. 4,05 gam. B. 5,40 gam. C. 8,10 gam. D. 6,75 gam.
Câu 25: Cần hòa tan bao nhiêu gam P2O5 vào 500 gam dung dịch H3PO4 15% để thu được
dung dịch H3PO4 30%?
A. 73,1 gam. B. 69,44 gam.
C. 107,14 gam. D. 58,26 gam.
Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO 3, thu
được V lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và
axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là
A. 2,24 lít. B. 5,60 lít. C. 4,48 lít. D. 3,36 lít.
Câu 27: Cho m gam Al tan hoàn toàn trong dd HNO3 thấy tạo ra 4,48 lit hỗn hợp 3 khí NO,
N2O, N2 có tỉ lệ mol lần lượt là 1:2:2. Giá trị m là
A. 3,78 g. B. 13,5 g. C. 3,24 g. D. 14,04 g.
3
Câu 28: Trong một bình kín chứa 10 lít nitơ và 10 lít hiđro ở nhiệt độ 0oC và 10 atm. Sau
phản ứng tổng hợp NH3, lại đưa bình về 0oC. Biết rằng có 60% hiđro tham gia phản ứng, áp
suất trong bình sau phản ứng là
A. 10 atm. B. 8 atm. C. 9 atm. D. 8,5 atm.
Câu 29: Cho hỗn hợp gồm 1,68 gam Fe và 1,344 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa
hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M
vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là
A. 365. B. 356. C. 386. D. 360.
Câu 30: Cho 1,38 g hỗn hợp Al, Fe tác dụng với dung dịch hổn hợp H2SO4 đặc và HNO3
đặc, đun nóng thu được hổn hợp khí gồm 0,063 mol NO2 và 0,021 mol SO2. Nếu cho hỗn
hợp kim loại trên tác dụng với dung dịch HCl có dư thì số mol khí H2 sinh ra là
A. 0,035 mol. B. 0,045 mol. C. 0,04 mol mol. D. 0,042 mol.

You might also like