You are on page 1of 6

BÀI TẬP CHƯƠNG 2: NITƠ – PHOTPHO

Câu 1: Cấu hình electron nguyên tử của nitơ là


A. 1s22s22p1.   B. 1s22s22p5.
C. 1s22s22p63s23p2.   D. 1s22s22p3.
Câu 2: Khi có tia lửa điện hoặc ở nhiệt độ cao, nitơ tác dụng trực tiếp với ôxi tạo ra hợp chất X. Công
thức của X là
A. N2O.   B. NO2.   C. NO.    D. N2O5.
Câu 3: Nitơ thể hiện tính khử trong phản ứng với chất nào sau đây ?
A. H2.    B. O2.    C. Mg.    D. Al.
Câu 4: Có thể thu được nitơ từ phản ứng nào sau đây ?
A. Đun nóng dung dịch bão hòa natri nitrit với amoni clorua.
B. Nhiệt phân muối bạc nitrat. (NO2).
C. Cho bột Cu vào dung dịch HNO3 đặc nóng. (NO2).
D. Cho muối amoni nitrat vào dung dịch kiềm. (NH3).
Câu 5: Ở nhiệt độ thường, khí nitơ khá trơ về mặt hóa học. Nguyên nhân là do
A. trong phân tử N2 có liên kết ba rất bền.
B. trong phân tử N2, mỗi nguyên tử nitơ còn 1 cặp electron chưa tham gia liên kết.
C. nguyên tử nitơ có độ âm điện kém hơn oxi.
D. nguyên tử nitơ có bán kính nhỏ.
Câu 6: Nung nóng 4,8 gam Mg trong bình phản ứng chứa 1 mol khí N 2. Sau một thời gian, đưa bình về
nhiệt độ ban đầu, thấy áp suất khí trong bình giảm 5% so với áp suất ban đầu. Thành phần phần trăm Mg
đã phản ứng là
A. 37,5%.   B. 25,0%.   C. 50%.    D. 75%.
Câu 7: Hỗn hợp N2 và H2 trong bình phản ứng ở nhiệt độ không đổi. Sau thời gian phản ứng, áp suất các
khí trong bình thay đổi 5% so với áp suất ban đầu. biết rằng số mol N 2 đã phản ứng là 10%. Thành phần
phần trăm số mol N2 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 20%.   B. 25%.   C. 10%.    D. 5%.
Câu 8: Hỗn hợp khi X gồm N2 và H2 có tỉ khối hơi so với He bằng 1,8. Đun nóng trong bình kín một thời
gian (có bột Fe làm xúc tác) thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơn sô với He bằng 2. Hiệu suất phản ứng
tổng hợp NH3 là
A. 10%.   B. 20%.   C. 25%.    D. 5%.
Câu 9: Người ta sản xuất khi nitơ trong công nghiệp bằng cách nào sau đây?
A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
B. Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hoà.
C. Dùng photpho để đốt cháy hết oxi không khí.
D. Cho không khí đi qua bột đồng nung nóng
Câu 10: Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 tăng nếu
A. giảm áp suất, tăng nhiệt độ. C. tăng áp suất, tăng nhiệt độ.
B. giảm áp suất, giảm nhiệt độ. D. tăng áp suất, giảm nhiệt độ.
Câu 11: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế N2 bằng cách
A. nhiệt phân NaNO2 C. thủy phân Mg3N2
B. Đun hỗn hợp NaNO2 và NH4Cl D. phân hủy khí NH3
Câu 12: Trong phản ứng nào sau đây, nitơ thể hiện tính khử ?
A. N2 + 3H2 → 2NH3 C. N2 + O2 → 2NO
B. N2 + 6Li → 2Li3N D. N2 + 3Mg → Mg3N2
Câu 13: Khí N2 tác dụng với dãy chất nào sau đây:
A. Li, CuO và O2
B. Al, H2 và Mg
C. NaOH, H2 và Cl2
D. HI, O3 và Mg
Câu 14: Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có MX = 12,4. Dẫn X đi qua bình đựng bột Fe rồi nung nóng biết hiệu
suất tổng hợp NH3 đạt 40% thì thu được hỗn hợp Y. MY có giá trị là :
A. 15,12           B. 18,23
C. 14,76           D. 13,48
Câu 15: Một bình kín có thể tích là 0,5 lít chứa 0,5 mol H 2 và 0,5 mol N2, ở nhiệt độ (toC). Khi ở trạng
thái cân bằng có 0,2 mol NH3 tạo thành. Hằng số cân bằng KC của phản ứng tổng hợp NH3 là :
A. 1.278           B. 3,125
C. 4.125           D. 6,75
BÀI TẬP CHƯƠNG 2: NITƠ – PHOTPHO (2)
Câu 1: Tính bazơ của NH3 do
A. trên N còn cặp e tự do.
B. phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. NH3 tan được nhiều trong nước.
D. NH3 tác dụng với nước tạo NH4OH.
Câu 2: Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2 , H2, NH3 trong công nghiệp người ta đã
A. Cho hỗn hợp qua nước vôi trong dư.
B. Cho hỗn hợp qua bột CuO nung nóng.
C. nén và làm lạnh hỗn hợp để hòa lỏng NH3.
D. Cho hỗn hợp qua dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 3: Chất nào sau đây có thể làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước ?
A. P2O5.   B. H2SO4 đặc.   C. CuO bột.   D. NaOH rắn.
Câu 4: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào NH3 đóng vai trò là chất oxi hóa ?
A. 2NH3 + H2O2 +MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4
B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
C. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
D. 2NH3 + 2 Na → 2NaNH2 + H2
Câu 5: Muối được làm bột nở trong thực phẩm là
A. (NH4)2CO3.   B. Na2CO3.   C. NH4HSO3.   D. NH4Cl.
Câu 6: Dãy các chất đều phản ứng với NH3 trong điều kiện thích hợp là :
A. HCl, O2, Cl2, FeCl3.    B. H2SO4, Ba(OH)2, FeO, NaOH
C. HCl, HNO3, AlCl3, CaO   D. KOH, HNO3, CuO, CuCl2
Câu 7: X là muối khi tác dụng với dung dịch NaOH dư sinh khí mùi khai, tác dụng với dung dịch
BaCl2 sinh kết tủa trắng không tan trong HNO3. X là muối nào trong số các muối sau?
A. (NH4)2CO3.   B. (NH4)2SO3.   C. NH4HSO3.   D. (NH4)3PO4.
Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng về muối amoni ?
A. Muối amoni bền với nhiệt.
B. Các muối amoni đều là chất điện li mạnh.
C. Tất cả các muối amoni đều tan trong nước.
D. các muối amoni đều bị thủy phân trong nước.
Câu 9: Oxi hóa 6 lít NH3 (tạo ra N2 và NO theo tỉ lệ mol 1 : 4) cần vừa đủ V là không khí ( chứa 20% oxi
về thể tích). Các thể tích đó ở cùng điều kiện. Giá trị của V là
A. 6,5.   B. 22,5.    C. 32,5.    D. 24,5.
Câu 10: Cho 22,4 lít hỗn hợp khi X gồm N 2 và H2 đi qua xúc tác Fe, nung nống để tổng hợp NH 3 thu
được 20,16 lít hỗn hợp khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào dung dịch AlCl 3 dư, thu được m gam kết tủa. Các
thể tích khí đó ở cùng điều kiện. Giá trị của m là
A. 13.   B. 2,6.    C. 5,2.    D. 3,9.
Câu 11: Thực hiện phản ứng giữa H 2 và N2 (tỉ lệ mol 4 : 1) trong bình kín có xúc tác, thu được hỗn hợp
khi có áp suất giảm 9% so với ban đầu(trong cùng điều kiện). HIệu suất phản ứng là
A. 20%.   B. 22,5%.    C. 25%.    D. 27%.
Câu 12: Điều chế NH3 từ hỗn hợp hồm N2 và H2 (tỉ lệ 1 : 3) . Tỉ khối hỗn hợp trước so với hỗn hợp sau
phản ứng là 0,9. Hiệu suất phản ứng là
A. 25%.   B. 40%.    C. 10%.    D. 20%.
Câu 13: Hỗn hợp X gồm NH 4Cl(0,02) và (NH4)2SO4(0,04). Cho X tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư,
đun nhẹ thu được 9,32 gam kết tủa và 2,24 lít khí thoát ra. Hỗn hợp X có khối lượng là
A. 5,28 gam.   B. 6,60 gam.   C. 5,35 gam.   D. 6,35 gam.
Câu 14: Cho 14,8 gam Ca(OH)2 vào 150 gam dung dịch (NH 4)2SO4 26,4% rồi đun nóng thu được V lít
khí (đktc). Để đốt cháy hết V lít khí trên cần vừa đủ một lượng O 2. Lượng O2 trên thu được khi nung m
gam KClO3 (có xúc tác). Giá trị của m là
A. 73,5.           B. 49.
C. 24,5.           D. 12,25.
Câu 15: Trộn 300 ml dung dịch NaNO 2 2M với 200 ml dung dịch NH4Cl 2M rồi đun nóng cho đến khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thể tích khí thu được ở đktc là
A. 22,4 lít.   B. 13,44 lít.   C. 8,96 lít.   D. 1,12 lít.
Câu 16: Cho 100 gam dung dịch NH4HSO4 11,5% vào 100 gam dung dịch Ba(OH) 213,68% và đun nhẹ.
Thể tích khí (đktc) và khối lượng kết tủa thu được là (giả sử toàn bộ khí sinh ra thoát ra khỏi dung dịch)
A. 2,24 lít và 23,3 gam   B. 2,244 lít và 18,64 gam
C. 1,344 lít và 18,64 gam   D. 1,792 lít và 18,64 gam.
BÀI TẬP CHƯƠNG 2: NITƠ – PHOTPHO (3)
Câu 1:Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế HNO3 từ
A. NH3 và O2   B. NaNO2 và H2SO4 đặc.
C. NaNO3 và H2SO4 đặc.   D. NaNO2 và HCl đặc.
Câu 2: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HNO 3 không đóng vai trò chất oxi hóa ?
A. ZnS + HNO3(đặc nóng)   B. Fe2O3 + HNO3(đặc nóng)
C. FeSO4 + HNO3(loãng)    D. Cu + HNO3(đặc nóng)
Câu 3: Chỉ sử dụng dung dịch HNO3 loãng, có thể nhận biết được bao nhiêu chất rắn riêng biệt sau :
MgCO3, Fe3O4, CuO, Al2O3 ?
A. 1.   B. 2.    C. 3.    D. 4.
Câu 4: HNO3 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ?
A. NH3, Al2O3, Cu2S, BaSO4.
B. Cu(OH)2, BaCO3, Au, Fe2O3.
C. CuS,Pt, SO2, Ag.
D. Fe(NO3)2, S, NH4HCO3, Mg(OH)2.
Câu 5: Khi nhiệt phân, nhóm các muối nitrat cho sản phẩm kim loại, khí NO 2, O2 là
A. Cu(NO3)2 , Pb(NO3)2.   B. Ca(NO3)2 , Hg(NO3)2, AgNO3.
C. Zn(NO3)2, AgNO3, LiNO3.   D. Hg(NO3)2 , AgNO3.
Câu 6: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm
A. FeO, NO2, O2.   B. Fe2O3, NO2.
C. Fe, NO2, O2.   D. Fe2O3, NO2 , O2.
Câu 7: Nhận định nào sau đây là sai ?
A. HNO3 phản ứng với tất cả bazơ.
B. HNO3 (loãng, đặc, nóng) phản ứng với hầu hết kim loại trừ Au, Pt.
C. Tất cả các muối amoni khi nhiệt phân đều tạo khí amoniac.
D. Hỗn hợp muối nitrat và hợp chất hữu cơ nóng chảy có thể bốc cháy.
Câu 8: Có các mệnh đề sau :
(1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.
(2) Ion NO có tính oxi hóa trong môi trường axit.
(3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO 2
(4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt.
Trong các mệnh đè trên, những mệnh đề đúng là
A. (1) và (3).   B. (2) và (4).   C. (2) và (3).   D. (1) và (2).
Câu 9: Để điều chế 5 lít dung dịch HNO 3 21% (D = 1,2g/ml) bằng phương pháp oxi hóa NH 3 với hiệu
suất toàn quá trình là 80%, thể tích khí NH3 (đktc) tối thiểu cần dùng là
A. 336 lít.   B. 560 lít.   C. 672 lít.   D. 448 lít.
Câu 10: Cho 11,6 gam muối FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO 3 được hỗn hợp khí CO2, NO và
dung dịch X. Khi thêm dung dịch HCl (dư) vào dung dịch X, thì dung dịch thu được hòa tan tối đa bao
nhiêu bột đồng kim loại, biết rằng có khí NO bay ra?
A. 14,4 gam.   B. 7,2 gam.   C. 16 gam.   D. 32 gam.
Câu 11: Chia 20 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một
trong O2 dư thu được 21 gam hỗn hợp oxit. Phần hai hòa tan trong dung dịch HNO 3 đặc, nóng dư thu
được V (lít) NO2 (sản phẩm khử duy nhất, (đktc)). Giá trị của V là
A. 44,8.   B. 89,6.   C. 22.4.   D. 30,8.
Câu 12: Hòa tan 23,2 gam hỗn hợp X gồm Fe 3O4 và CuO có cùng khối lượng vào dung dịch HNO 3 vừa
đủ chứa 0,77 mol HNO 3 thu được bằng dung dịch Y và khí Z gồm NO và NO 2. Khối lượng mol trung
bình của Z bằng
A. 42.   B. 38.   C. 40,667.   D. 35,333.
Câu 13: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,2 mol Mg và 0,03 mol MgO trong V lít dung dịch
HNO3 0,5M vừa đủ thu được dung dịch Y và 0,896 lít (đktc) khi N 2O duy nhất. Giá trị của V và tổng
khối lượng muối thu được trong Y lần lượt là
A. 1,12 và 34,04 gam.    B. 4,48 và 42,04 gam.
C. 1,12 và 34,84 gam.    D. 2,24 và 34,04 gam.
Câu 14: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm FeO, Fe(OH) 2,FeCO3, Fe3O4 (trong đó Fe3O4 chiếm 1/4 tổng số mol
hỗn hợp) tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X gồm NO và
CO2 (đktc) có tỉ kh so với H2 là 18 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được (m + 280,80) gam muối
khan. Giá trị của m là
A. 148,80.   B. 173,60.   C. 154,80.   D. 43,20.
Câu 15: Nung nóng AgNO3 được chất rắn X và khí Y. Dẫn khí Y vào cốc nước được dung dịch Z. Cho
toàn bộ X vào Z thấy X tan một phần và thoát ra khí NO duy nhất. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của X không tan trong Z là
A. 20%.   B. 25%.   C. 30%.   D. 40%.
Câu 16: Cho 30,6 gam hỗn hợp Cu, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư thu được dung dịch
chứa 92,6 gam muối khan ( không chứa muối amoni ). Nung hỗn hợp muối đến khối lượng không đổi,
thu được m gam rắn. Giá trị của m là
A. 38,6.   B. 46,6.   C. 84,6.   D. 76,6.
BÀI TẬP CHƯƠNG 2: NITƠ – PHOTPHO (4)
Câu 1: Tìm phương trình hóa học viết sai.
A. 2P + 3Ca → Ca3P2      B. 4P + 5O2(dư) → 2P2O5
C. PCl3 + 3H2O → H3PO3 + 3HCl        D. P2O3 + 3H2O → 2H3PO4
Câu 2: Cho photpho tác dụng với các chất sau : Ca, O 2, Cl2, KClO3, HNO3 và H2SO4 đặc, nóng. Photpho
tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất trên ?
A. 6.   B. 5.   C. 4.   D. 3.
Câu 3: Trong công nghiệp, photpho được điều chế từ phản ứng nung hỗn hợp các chất nào sau đây ?
A. quặng photphorit, đá xà vân và than cốc
B. quặng photphorit, cát và than cốc
C. diêm tiêu, than gỗ và lưu huỳnh
D. cát trắng, đá vôi và sođa
Câu 4: Thành phần chính của quặng apatit là
A. CaP2O7       B. Ca(PO3)2
C. 3Ca(PO4)2.CaF2    D. Ca3(PO4)2
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. cấu hình electron nguyên tử của photpho là 1s22s22p63s23p6.
B. Photpho chỉ tồn tại ở 2 dạng thù hình photpho đỏ và photpho trắng.
C. Photpho trắng hoạt động mạnh hơn photpho đỏ
D. Ở nhiệt độ thường photpho hoạt động mạnh hơn nitơ.
Câu 6: trong bình kín chứa 2,24 lít khí Cl 2 (đktc). Cho a gam P vào bình rồi nung nóng thu được 2 muối
PCl3 và PCl5 có tỉ lệ mol 1 : 2 hạ nhiệt độ trong bình về 0 oC, áp suất khí trong bình giảm còn 0,35 atm.
Giá trị của a là
A. 1,55.   B. 1,86.   C. 0,93.   D. 1,24.
Câu 7: Nung 1000gam loại quặng photphorit chứa Ca 3(PO4)2 hàm lượng 77,5% với C và SiO 2 đều lấy dư
ở 1000oC. Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%. Khối lượng P thu được là
A. 310 gam.   B. 148 gam.   C. 155 gam.   D. 124 gam.
Câu 8: Đốt cháy một lượng photpho (có khối lượng lớn hơn 2,48 gam) bằng oxi dư, lấy sản phẩm cho
vào 75 gam dung dịch NaOH 8% rồi làm khô thu được m gam cặn khan X, trong đó có 7,1 gam
Na2HPO4. Giá trị của m là
A. 13,1.   B. 12,6.   C. 8414,2.   D. 15,6.
Câu 9: Magie photphua có công thức là:
A. Mg2P2O7           B. Mg2P3
C. Mg3P2           D. Mg3(PO4)2
Câu 10: Nhận định nào sau đây đúng:
A. Số oxi hóa cuả Photpho có thể tăng từ 0 đến +3 hoặc +5 nên photpho chỉ có tính khử
B. Photpho có thể giảm số oxi hóa từ 0 xuống -3 nên photpho chỉ có tính oxi hóa
C. Số oxi hóa của photpho có thể tăng từ 0 đến +3 hoặc +5, có thể giảm từ 0 đến -3 nên photpho thể hiện
tính khử và tính oxi hóa
D. Photpho rất trơ về mặt hóa học nên không thay đổi số oxi hóa trong phản các phản ứng hóa học
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phảm tạo thành tác dụng vừa đủ với
m gam dung dịch NaOH 32,0% tạo ra muối Na2HPO4. Gía trị của m là:
A. 25          B.50
C.75           D.100
Câu 12: Khi cho clo dư qua photpho nóng chảy, sẽ thu được sản phẩm nào sau đây:
A. PCl3           B. PCl5
C. PCl2           D. PCl
Câu 13: Photpho có mấy dạng thù hình quan trọng nhất:
A. 3 dạng: photpho đỏ, photpho trắng và photpho vàng
B. 2 dạng: photpho đỏ và photpho trắng
C. 1 dạng photpho đỏ
D. 1 dạng photpho trắng
Câu 14: Trong các nhận định sau nhận định nào đúng:
A. Mặc dù độ âm điện của photpho nhỏ hơn nitơ nhưng photpho hoạt động hóa học mạnh hơn nitơ là do
liên kết trong phân tử photpho kém bền hơn trong phân tử nitơ.
B. Nitơ hoạt động hóa học yếu hơn photpho là do nitơ có độ âm điện kém hơn photpho
C. Ở nhiệt độ thường Nitơ và photpho đều trơ về mặt hóa học
D. Nito có độ âm điện nhỏ hơn photpho nên hoạt động hóa học mạnh hơn
Câu 15: Hai khoáng vật chính của photpho là:
A. Apatit và hematit           B. Pirit và photphorit
C. Apatit và photphorit           D. Manhetit và apatit
BÀI TẬP CHƯƠNG 2: NITƠ – PHOTPHO (5)
Câu 1: Phản ứng nào sau đây được sử dụng để điều chế H3PO4 trong phòng thí nghiệm?
A. P + HNO3 đặc, nóng    B. Ca3(PO4)2 + H2SO4 đặc
C. P2O5 + H2O      D. HPO3 + H2O
Câu 2: Khi đun nóng từ từ H3PO4 bị mất nước theo sơ đồ :
H3PO4 → X → Y → Z.
Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. H2PO4, HPO3, H4P2O7   B. HPO3, H4P2O7, P2O5
C. H4P2O7, P2O5, HPO3   D. H4P2O7,HPO3, P2O5.
Câu 3: Thành phần chính của quặng photphorit là
A. CaPHO4   B. NH4H2PO4.
C. Ca(H2PO4)2.    D. Ca3(PO4)2.
Câu 4: Cho 4 dung dịch sau : Na 3PO4, Na2HPO4, NaH2PO4 và H3PO4 có cùng nồng độ mol, có các giá trị
pH lần lượt là : pH1, pH2, pH3 và pH4. Sự sắp xếp nào sau đây đúng với sự tăng dần ph ?
A. pH1 < pH2 < pH3 < pH4    B. pH4 < pH3 < pH2 < pH1
C. pH3 < pH4 < pH1 < pH2    D. pH2 < pH1 < pH4 < pH3
Câu 5: Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. Thành phần chính của quặng apatit là 3Ca3(PO4)2, CaF2.
B. Trong công nghiệp photpho được điều chế từ Ca3P2, SiO2 và C.
C. Ở điều kiện thường photpho đỏ tác dụng với O2 tạo ra sản phẩm P2O5.
D. Các muối Ca3(PO4)2 và CaHPO4 đều tan trong nước.
Câu 6: Cho các chất sau : NaOH, H3PO4, NaH2PO4, Na2HPO4, Na3PO4. Trộn các chất trên với nhau theo
từng đôi, số cặp xảy ra phản ứng là
A. 4.   B. 4.    C. 7.   D. 6.
Câu 7: Cho sơ đồ sau : HCl + muối X → H3PO4 + NaCl
Hãy cho biết có bao nhiêu muối X thỏa mãn.
A. 2.    B. 1.    C. 4.   D. 3.
Câu 8: Cho các phản ứng sau :
(1) Ca3(PO4)2 + C + SiO2 (lò điện); (2) NH3 + O2 (to cao)
(3) Cu(NO3)2 (to cao)       (4) NH4Cl + NaOH.
Trong các phản ứng trên, những phản ứng tạo ra đơn chất là.
A.(1),(2),(4).       B. (1),(3),(4).
C. (2),(3),(4).       D. (1),(2),(3).
Câu 9: Cho dung dịch chưa a mol H2SO4 và dung dịch chứa 2,5a mol Na3PO4 thu được dung dịch X. các
chất tan có trong dung dịch X là
A. Na3PO4, Na2HPO4 và Na2SO4    B. H3PO4, H2SO4 và Na2SO4
C. Na2HPO4 , H3PO4 và Na2SO4    D. Na2HPO4 Na2HPO4 và Na2SO4
Câu 10: cho sơ đò chuyển hóa : P2O5 → X → Y → Z.
Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. KH2PO4, K2HPO4, K3PO4       B. KH2PO4, K3PO4, K2HPO4
C. K3PO4, KH2PO4, K2HPO4,      D. K3PO4, K2HPO4, KH2PO4
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 3,1 gam P trong 100 gam dung dịch HNO 3 63% (đặc nóng) thu được dung
dịch X và V lít (đktc) khí NO2 duy nhất. Giá trị của V là
A. 11,2.    B. 5,6.    C. 10,08.    D. 8,96.
Câu 12: Thủy phân hoàn toàn 5,42 gam PX3 trong nước thu được dung dịch A. Trung hòa dung dịch A
cần dùng 100 ml dung dịch NaOH 1M. Biết rằng H3PO3 là một axit 2 nấc. Công thức của PX3 là
A. PBr3.   B. PI3.    C. PF3.    D. PCl3.
Câu 13: Lấy 124 gam P đem điều chế H 3PO4với hiệu suất phản ứng đạt 100%. Thể tích dung dịch
H3PO4 35% (D = 1,25 gam/ml) có thể thu được là
A. 1220ml.   B. 936ml.    C. 1000ml.   D. 896ml.
Câu 14: Lấy V ml dung dịch H3PO4 1M đem trộn với 100 ml dung dịch KOH 2M thu được dung dịch X
có chứa 14,95 gam hỗn hợp muối.
a) Giá trị của V là
A. 85.   B. 75.   C. 125.   D. 150.
b) Các muối trong dung dịch X là
A. K2HPO4 và KH2PO4   B. KH2PO4 và K3PO4
C. K3PO4 , K2HPO4 và KH2PO4   D. K3PO4 và K2HPO4.
Câu 15: Cho dãy biến hóa sau :
Ca3(PO4)2 -+H2SO4→ H3PO4 -+Ca3PO4→ Ca(H2PO4)2
Biết hiệu suất 70% khối lượng dung dịch H 2SO4 70% đã dùng đẻ điều chế được 467 gam
Ca(H2PO4)2 theo sơ đồ biến hóa trên là
A. 800 gam.   B. 350 gam.   C. 400 gam.   D. 700 gam.

--HẾT--

You might also like