You are on page 1of 5

BÀI TẬP NHÓM MÔN HÓA VÔ CƠ 1

Câu 1: Bảng hệ thống tuần hoàn do ai đề xuất đầu tiên? Có phải là Mendeleev
không? Medeleev đề xuất ĐLTH như thế nào? Có đúng không?
Năm 1789, Antoine Lavoisier công bố danh sách 33 nguyên tố hóa học, xếp
nhóm thành các chất khí, kim loại, phi kim và "đất". Các nhà hóa học đã dành cả
một thế kỉ sau đó để tìm kiếm một sơ đồ phân loại chính xác hơn.
Mặc dù có những người tiên phong trước đó, Dmitri Ivanovich Mendeleev
thường được xem là người công bố bảng tuần hoàn phổ biến đầu tiên.
Mendeleev người Nga và Julius Lothar Meyer người Đức độc lập với nhau
đã công bố bảng tuần hoàn lần lượt vào năm 1869 và 1870. Sự ghi công dành cho
bảng của Mendeleev đến từ hai quyết định quan trọng của ông. Thứ nhất là ông để
dành chỗ trống mà dường như tương ứng với những nguyên tố còn chưa được
khám phá. Quyết định thứ hai là đôi khi bỏ qua trật tự cứng nhắc theo khối lượng
nguyên tử và hoán chuyển các nguyên tố lân cận, chẳng hạn như teluride và iod, để
phân loại chúng thành các họ hóa học tốt hơn.
Sai. Tuy có đột phá trong sự sắp xếp các nguyên tố của ông, nhưng trên lý
thuyết Mendeleev vẫn sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử.
Trong khi ĐLTH là theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
Câu 2: Tại sao phải có bảng hệ thống tuần hoàn trong khi đến nay chỉ có 118
nguyên tố?
Thật khó để nhớ hết 118 tính chất riêng biệt của 118 nguyên tố khác nhau,
nên sự ra đời của bảng hệ thống tuần hoàn dùng để tiên đoán tương đối tính chất
hoá học của một nguyên tố nếu biết tính chất của các nguyên tố xung quanh nó.
Câu 3: Vị trí các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn? Nguyên tố nào
gây tranh cãi khi sắp xếp?
Bên trái BTH là kim loại, bên phải BTH là phi kim và khí hiếm. Hai bên
được ngăn cách bởi 8 nguyên tố bán dẫn: B, Si, Ge, As, Sb, Te, Po, At.
Nguyên tố H gây ra nhiều tranh cãi nhất vì nó vừa có thể xếp vào nhóm IA
(nếu nhường 1e và trở thành ion H +), vừa có thể xếp vào nhóm VIIA (nếu nhận 1e
và trở thành H-).
Câu 4: Tại sao các nguyên tố có tính tuần hoàn? Cái gì của nguyên tố tuần
hoàn?
Các nguyên tố có tính tuần hoàn vì cấu hình electron của chúng có sự lặp lại
và có sự sai khác nhau nhất định.
Cấu hình electron của nguyên tố tuần hoàn nên tính chất hóa học của chúng
cũng có tính tuần hoàn.
Câu 5: Tại sao các nguyên tố trong cùng một nhóm có tính chất giống nhau ?
Các nguyên nguyên tố cùng một nhóm có tính chất giống nhau do có cùng
cấu hình electron lớp ngoài cùng.
Riêng nhóm VIII B tuy không có cùng cấu hình electron lớp ngoài cùng
nhưng vẫn có tính chất hóa học tương tự nhau là do bán kính của chúng gần bằng
nhau.
Câu 6: Các nguyên tố nhóm IVA: C, Si, Ge, Sn, Pb có tính chất giống nhau?
Đều là nguyên tố họ p có 4 electron lớp ngoài, tương ứng cấu hình ns2np2
Xu hướng nhường 2,4 electron mang tính khử, X +2, X+4. Nhận 4 electrpm
mang tính oxy hóa X-4.
Câu 7. Chu kỳ là gì? Nguyên tố bắt đầu và kết thúc của mỗi chu kỳ?
Chu kỳ là các hàng ngang và gồm các nguyên tố có cùng số lớp trong lớp vỏ
electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
Nguyên tố bắt đầu của mỗi chu kỳ là các nguyên tố nhóm IA và kết thúc và
nhóm VIIIA.
Chu kì 1: bắt đầu là H (Z = 1), kết thúc là He (Z = 2).
Chu kì 2: bắt đầu là Li (Z = 3), kết thúc là Ne (Z = 10).
Chu kì 3: bắt đầu là Na (Z = 11), kết thúc là Ar (Z = 18).
Chu kì 4: bắt đầu là K (Z = 19), kết thúc là Kr (Z = 36).
Chu kì 5: bắt đầu là Rb (Z = 37), kết thúc là Xe (Z = 54).
Chu kì 6: bắt đầu là Cs (Z = 55), kết thúc là Rn (Z = 86).
Chu kì 7: bắt đầu là Fr (Z = 87), kết thúc là Uuo (Z = 118).
Câu 8. Nhóm là gì? Nguyên tố bắt đầu và kết thúc của mỗi nhóm?
Nhóm là khái niệm để chỉ nhóm các nguyên tố được xếp thành 1 hàng dọc
trong bảng tuần hoàn, là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron
tương tự nhau.

Nhóm IA, bắt đầu là H (Z = 1), kết thúc là Fr (Z = 87).


Nhóm IIA, bắt đầu là Be (Z = 4), kết thúc là Ra (Z = 88).
Nhóm IIIA, bắt đầu là B (Z = 5), kết thúc là Uut (Z = 113).
Nhóm IVA, bắt đầu là C (Z = 6), kết thúc là Fl (Z = 114).
Nhóm VA, bắt đầu là N (Z = 7), kết thúc là Uup (Z = 115).
Nhóm VIA, bắt đầu là O (Z = 8), kết thúc là Lv (Z = 116).
Nhóm VIIA, bắt đầu là F (Z = 9), kết thúc là Uus (Z = 117).
Nhóm VIIIA, bắt đầu là He (Z = 2), kết thúc là Uuo (Z = 118).
Câu 9. Phân nhóm chính là gì? Phân nhóm phụ là gì? Sự khác nhau của phân
nhóm chính và phân nhóm phụ?
Phân nhóm chính gồm các nguyên tố thuộc cả chu kì nhỏ và chu kì lớn.
Phân nhóm phụ chỉ gồm các nguyên tố thuộc chu kì lớn.
*Sự khác nhau giữa phân nhóm chính và phân nhóm phụ là:
Các nguyên tố thuộc phân nhóm chính nằm ở cả chu kỳ nhỏ và chu kỳ
lớn còn các nguyên tố thuộc phân nhóm phụ chỉ nằm ở chu kỳ nhỏ.
Các nguyên tố thuộc phân nhóm chính là các nguyên tố s và p còn các
nguyên tố thuộc phân nhóm phụ là các nguyên tố d và f.
Câu 10: Tại sao phân nhóm chính và phân nhóm phụ luôn đi kèm nhau?
Phân nhóm chính gồm các nguyên tố thuộc cả chu kì nhỏ và chu kì lớn.
Phân nhóm phụ chỉ gồm các nguyên tố thuộc chu kì lớn.
Ví dụ : Nhóm VII gồm hai phân nhóm : phân nhóm chính là phân nhóm
halogen, phân nhóm phụ là phân nhóm mangan.
Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một phân nhóm  có số electron
ngoài cùng bằng nhau, do đó có tính chất hoá học căn bản giống nhau.
 Nguyên tử của các nguyên tố thuộc phân nhóm chính có số electron lớp
ngoài cùng bằng số thứ tự của nhóm.
Câu 11: Nhóm VIIIB và VIIIA giống và khác nhau thế nào?
VIIIA VIIIB
Giống nhau Có một số tính chất tương tự nhau.
Khác nhau Khí hiếm Kim loại
Câu 12: Tại sao gọi là nguyên tố chuyển tiếp? Chúng được xếp ở đâu?
Kim loại chuyển tiếp là những nguyên tố được tạo thành ít nhất một ion với
một lớp quỹ đạo (orbital) d được điền đầy đủ một phần  Tức là các nguyên tố d
(Trừ Kẽm Zn và Scanđi Sc).
Sắp xếp từ nhóm IB đến VIIIB, trong các nguyên tố họ Lantanium và
Actinium, thuộc nguyên tố từ chu kỳ 4 đến chu kỳ 7.
Câu 13: Tại sao phân nhóm phụ xếp từ IIIB đến VIIIB rồi IB đến IIB mà
không xếp liên tục từ IB đến VIIIB?
Vì bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nên
để thoả mãn thì người ta xếp như vậy.
Nhóm IB và IIB số electron lớp ngoài cùng và phân lớp d là 11 (d10s1) và 12
(d10s2) người ta thấy cấu hình electron lớp ngoài cùng tương tự nhóm IA và IIA nên
người ta đánh số là IB và IIB nên không nhất định phải liên tục.
Câu 14: Tại sao 2 nhóm lantanit và actinit xếp riêng ở phía dưới bảng hệ
thống tuần hoàn?
Hai bảng nằm dưới là hai họ nguyên tố Lantan và actini hay còn gọi là nhóm
nguyên tố đất hiếm, trong cùng một họ thì các nguyên tố có tính chất tương tự
nhau (chính vì vậy nên mới gọi là họ actini hay lantan). Xét cấu hình nguyên tử
của các chất trong họ: Lantan: ta thấy các nguyên tố trong họ này đều có cùng số
lớp e là 6 (cùng thuộc vào chu kỳ 6), cấu hình e tương tự với La, thường
là ...5d16s2, một số có ko có 5d mà e được xếp vào 4f chỉ nhằm đạt cấu hình bền
vững hơn (cùng thuộc nhóm IIIB); D; Actini: ta cũng thấy các ngtố đều cùng số
lớp e là 7 (chu kỳ 7), cấu hình e tương tự với Ac (nhóm IIIB).
Câu 15: Có mấy loại nguyên tố hóa học? Chúng được xếp ở đâu?
Có 4 loại nguyên tố hoá học: nguyên tố lớp s, p, d, f. Vị trí phân bố trong bảng tuần
hoàn:

Câu 16: Nguyên tố nào dễ học? Khó học? Tại sao?


Các nguyên tố nhóm A dễ học hơn, nhóm B khó học hơn vì các nguyên tố
nhóm A có phân lớp đang xây dựng thuộc lớp electron ngoài cùng nên các tính
chất hoá học được thể hiện một cách rõ ràng ngược lại các nguyên tố nhóm B có
phân lớp đang xây dụng nằm trong nên tính chất hoá học thay đổi không rõ ràng
nên khó học hơn.
Câu 17: Sự thay đổi bán kính nguyên tử, ion trong 1 chu kỳ ?
Trong một chu kỳ đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân
thì kích thước nguyên tử, ion giảm dần.
Trong một phân nhóm chính đi trên xuống dưới theo chiều tăng dần điện
tích hạt nhân thì kích thước nguyên tử, ion tăng dần.
Câu 18: Số oxi hóa, hóa trị khác nhau như thế nào?
Sự khác biệt chính giữa số oxy hóa và hóa trị là số oxi hóa là điện tích của
nguyên tử trung tâm của hợp chất phối trí nếu tất cả các liên kết xung quanh
nguyên tử đó là liên kết ion trong khi hóa trị là số electron tối đa mà nguyên tử có
thể mất, thu được hoặc chia sẻ để ổn định.
Câu 19: Tại sao phân nhóm phụ xếp từ IIIB đến VIIIB rồi IB đến IIB mà
không xếp liên tục từ IB đến VIIIB??
Nguyên tắc 1: Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích
hạt nhân.
Nguyên tắc 2: Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được
sắp xếp thành một hàng.
Nguyên tắc 3: Các nguyên tố có số electron hóa trị được xếp thành một cột.
Câu 20: Tại sao 2 nhóm lantanit và actinit xếp riêng ở phía dưới bảng hệ
thống tuần hoàn?
Hai bảng nằm dưới là hai họ nguyên tố Lantan và actini hay còn gọi là nhóm
nguyên tố đất hiếm, trong cùng một họ thì các nguyên tố có tính chất tương tự
nhau (chính vì vậy nên mới gọi là họ actini hay lantan). Xét cấu hình nguyên tử
của các chất trong họ: Lantan: ta thấy các nguyên tố trong họ này đều có cùng số
lớp e là 6 (cùng thuộc vào chu kỳ 6), cấu hình e tương tự với La, thường
là ...5d16s2, một số có ko có 5d mà e được xếp vào 4f chỉ nhằm đạt cấu hình bền
vững hơn (cùng thuộc nhóm IIIB); D; Actini: ta cũng thấy các ngtố đều cùng số
lớp e là 7 (chu kỳ 7), cấu hình e tương tự với Ac (nhóm IIIB).
Câu 21: Tại sao các nguyên tố từ 104 trở đi có kí hiệu như ở hình dưới? Tên
gọi của nó là gì?
Đây là nhóm đang được xây dựng dang dở với các nguyên tố chưa có tên
chính thức là: Rutherfordi (Z=104), Dubni (Z=105), Seaborgi (Z=106), Bohri
(Z=107), Hassi (Z=108), Meitneri (Z=109), Darmstadti (Z=110), Roentgeni
(Z=111), Copernicium (Z=112).
Câu 22: Nội dung HVC1 và HVC2 khác nhau như thế nào?
HVC1 nghiên cứu các nguyên tố phân nhóm A, HVC2 nghiên cứu các nguyên tố
phân nhóm B.

You might also like