You are on page 1of 4

SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC


I. SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ
HỌC

* cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố đầu mỗi chu kì là ns 1. Kết thúc mỗi chu
kì, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố là ns2np6 (trừ chu kì 1).

Vậy, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A
được lặp lại sau mỗi chu kì, ta nói rằng: Chúng biến đổi một cách tuần hoàn.

* Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi
điện tích hạt nhân tăng chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.

II. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM A

1. Cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A

a. Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có cùng số electron lớp ngoài cùng. Chính sự giống
nhau này làm cho nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau. 

b. Số thứ tự của nhóm A cho biết số electron ở lớp ngoài cùng và đồng thời cũng là số electron
hóa trị trong nguyên tử của các nguyên tố đó.

c.

IA, IIA IIIA ➞ VIA


Electron hóa trị là electron s, các nguyên tố là Electron hóa trị là electron s và p, các
nguyên tố s. nguyên tố là nguyên tố p (trừ He).

2. Một số nhóm A tiêu biểu ( Học sinh tự đọc)

a. Nhóm VIIIA (nhóm khí hiếm)

 Gồm các nguyên tố: heli, neon, agon, kripton, xenon và rađon.
 Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: ns2np6 (trừ He). Là cấu hình electron bền vững.
 Vì có cấu hình electron bền vững nên hầu hết các khí hiếm không tham gia phản ứng hoá học (trừ
một số điều kiện đặc biệt). Ở điều kiện thường chúng tồn tại ở trạng thái khí và phân tử chỉ gồm một
nguyên tử.
b. Nhóm IA (nhóm kim loại kiềm)

 Gồm các nguyên tố: liti, natri, kali, rubiđi, xesi, franxi.

 Cấu hình e lớp ngoài cùng: ns1. Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử các nguyên tố kim loại
kiềm có xu hướng nhường đi 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm. Do
đó, trong các hợp chất, các nguyên tố kim loại kiềm chỉ có hóa trị 1.
 Các kim loại kiềm là các kim loại điển hình, thường có các phản ứng hóa học sau:

Tác dụng mạnh với oxi tạo thành các oxit tan trong nước như Li2O, Na2O, K2O...

Tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường tạo thành hidro và hidroxit tương ứng như NaOH,
KOH...

2Na   +   2H2O  →  2NaOH   +   H2

Tác dụng với các phi kim khác tạo thành muối như NaCl, KCl...

c. Nhóm VIIA (nhóm halogen)

 Gồm các nguyên tố: flo, clo, brom, iot, atatin.


 Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns 2np5. Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử halogen có xu
hướng nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm. Do đó, trong các
hợp chất, các nguyên tố halogen chỉ có hóa trị 1.
 Ở dạng đơn chất, các phân tử halogen chỉ gồm hai nguyên tử: F2, Cl2, Br2, I2.
 Nhóm halogen gồm các phi kim điển hình có những tính chất hóa học sau:

Tác dụng với kim loại tạo thành các muối như: KBr, FeCl3...

Tác dụng với hidro tạo thành những hợp chất khí: HF, HCl, HBr, HI. Trong nước chúng tan thành
các dung dịch axit tương ứng.

Hidroxit của các halogen là những axit: HClO, HClO3...

BÀI TẬP

Câu 1: Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do

A. Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước

B. Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước

C. Sự lặp lại cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì truớc ( ở 3
chu kì đầu )

D. Sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
Câu 2: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các
nguyên tố nhóm A có

A. Số e như nhau

B. Số lớp e như nhau

C. Số e thuộc lớp ngoài cùng như nhau

D. Cùng số electron s hay p

Câu 3: Chu kì là
A. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều khối
lượng nguyên tử tăng dần.
B. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số
khối tăng dần.
C. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện
tích hạt nhân nguyên tử tăng dần.
D. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số
nơtrron tăng dần.
Câu 4: Nguyên tố X thuộc chu kỳ 4, nhóm VIA, cấu hình electron của X là
2 2 6 2 5
A. 1s 2s 2p 3s 3p .
2 2 6 2 6 1
B. 1s 2s 2p 3s 3p 4s .
2 2 6 2 6 2 5
C. 1s 2s 2p 3s 3p 4s 4p .
2 2 6 2 6 10 2 4
D. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p .
Câu 5: Nguyên tố X có số thự tự Z =8 . Hãy chọn câu phát biểu Đúng, X thuộc chu kì ?, nhóm ?
A. chu kì 2, nhóm IVA
B. chu kì 2, nhóm VIA
C. chu kì 2, nhóm VA
D. chu kì 2, nhóm IIA
Câu 6: Nguyên tử nguyên tố X có Z = 15, X có bao nhiêu electron lớp ngoài cùng ?, chu kì ?, nhóm ?
A. 3e ,chu kì 3 nhóm VA
B. 5e,chu kì 3,nhóm IIIA
C. 5e,chu kì 3,nhóm VA
D. 3e, chu kì 3,nhóm VIA
+ 6
Câu 7: Ion R có cấu hình electron kết thúc ở phân lớp 3p . Vậy R thuộc:
A. Chu kỳ 2, nhóm VIA.
B. Chu kỳ 3, nhóm IA.
C. Chu kỳ 4, nhóm IA.
D. Chu kỳ 4, nhóm VIA.
2 2 6 2
Câu 8: Nguyên tử X có cấu hình electron 1s 2s 2p 3s thì ion tạo nên từ X sẽ có cấu hình electron
nào sau đây?
2 2 5
A. 1s 2s 2p
.
2 2 6 2
B. 1s 2s 2p 3s .
2 2 6
C. 1s 2s 2p .
2 2 6 2 6
D. 1s 2s 2p 3s 3p .
Câu 9: Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố là sự biến đổi tuần hoàn
A. của điện tích hạt nhân.
B. của số hiệu nguyên tử.
C. cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
D. cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử.
Câu 10: Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là
A. 8 và 18 B. 18 và 8
C. 8 và 8 D. 18 và 18
Câu 11: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo nguyên tắc
A. Tăng dần độ âm điện
B. Tăng dần bán kính nguyên tử
C. Tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử.
D. Tăng dần khối lượng
Câu 12: Nguyên tố thuộc chu kỳ 3, nhóm VIIA. Vậy X có cấu hình electron
6 4
A. 1s²2s²2p 3s²3p .
6 5
B. 1s²2s²2p 3s²3p .
6 3
C. 1s²2s²2p 3s²3p .
6 6
D. 1s²2s²2p 3s²3p .

You might also like