You are on page 1of 3

A – PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm – 28 câu)

Câu 1. X là nguyên tố rất cần thiết cho sự chuyển hóa của calcium, phosphorus, sodium, potassium,
vitamin C… Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s 2. Số hiệu
nguyên tử của nguyên tố X là
A. 11. B. 12. C. 14. D. 13.
Câu 2. Xét ba nguyên tố có cấu hình electron lần lượt: (X): 1s 2 2s2 2p6 3s1 ; (Q): 1s2 2s2 2p6 3s2 ; (Z):
1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 . Tính base tăng dần của các hydroxide là
A. XOH < Z(OH)3 < Q(OH)2. B. XOH < Q(OH)2 < Z(OH)3.
C. Z(OH)3 < Q(OH)2 < XOH. D. Z(OH)3 < XOH < Q(OH)2.
Câu 3. Nguyên tố Cl (Z=17) thuộc nhóm VIIA, có số electron hóa trị là
A. 6. B. 4. C. 7. D. 5.
Câu 4. Khi tạo liên kết hóa học thì nguyên tử có xu hướng
A. nhường electron để tạo thành ion dương.
B. đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm.
C. đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm He.
D. nhận electron để tạo thành ion âm.
Câu 5. Nguyên tử trung hòa về điện vì
A. có tổng số hạt electron bằng tổng số hạt neutron.
B. có tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron.
C. được tạo nên bởi các hạt không mang điện.
D. tổng số hạt neutron bằng tổng số hạt proton.
Câu 6. Iron là kim loại được con người sử dụng với khối lượng lớn nhất, chiếm trên 90% tổng khối
lượng các kim loại. Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử Fe (ở trạng thái cơ bản) là [Ar]3d 64s2 thì
nguyên tố này được xếp vào bảng tuần hoàn ở nhóm
A. VIIIB. B. VIIB. C. VIB. D. VIIIA.
Câu 7. Liên kết các phân tử nước với nhau thuộc loại liên kết:
A. Liên kết hydrogen nội phân tử.
B. Vừa liên kết hydrogen liên phân từ và cả nội phân tử.
C. Không có liên kết.
D. Liên kết hydrogen giữa các phân tử.
Câu 8. Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là
A. electron. B. neutron.
C. proton. D. neutron và electron.
Câu 9. Dựa vào mô hình nguyên tử Rutherford - Bohr, hãy cho biết phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Năng lượng của các electron trên các lớp khác nhau có thế bằng nhau.
B. Số lượng electron tối đa trên các lớp là như nhau.
C. Eleetron ở gần hạt nhân nhất có năng lượng cao nhất.
D. Khi quay quanh hạt nhân theo một quỹ đạo xác định, năng lượng của eleetron là không đổi.
Câu 10. Nguyên tử R có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p5. Nguyên tử R có thể tạo thành ion
A. R-. B. R3-. C. R+. D. R3+.
Câu 11. Hình ảnh dưới đây mô tả orbital nào?

A. Orbital pz. B. Orbital s. C. Orbital px. D. Orbital py.


Câu 12. Orbital nguyên tử (AO) là gì?
A. Là vùng không gian xung quanh các electron.
B. Là hạt nhân nguyên tử.
C. Là vùng không gian xung quanh hạt nhân mà xác suất tìm thấy electron lớn nhất.
D. Là tập hợp các electron.
Câu 13. Cation R3+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Công thức oxide ứng với hoá trị
cao nhất, hydroxide tương ứng của R và tinh acid – base của chúng là
A. RO3 (acidic oxide), H₂RO4 (acid). B. R2O3, R(OH)3 (đều lưỡng tính).
C. RO (basic oxide), R(OH)2 (base). D. RO2 (acidic oxide), H₂RO3 (acid).
Câu 14. Điện tích hạt nhân của các nguyên tử là X (Z = 6); Y (Z = 7); M (Z = 20); Q (Z = 19). Phát
biểu nào đúng?
A. Q thuộc chu kì 4. B. Các nguyên tố đều thuộc chu kỳ 1.
C. Y, M thuộc chu kì 3. D. M, Q thuộc chu kỳ 1.
Câu 15. Nguyên tố có Z = 27 thuộc loại
A. nguyên tố p. B. nguyên tố d. C. nguyên tố s. D. nguyên tố f.
Câu 16. Cho các phát biểu sau:
(1) Các electron ở lớp L có mức năng lượng gần bằng nhau
(2) Các electron ở lớp M (n = 3) liên kết chặt chẽ với hạt nhân hơn các electron ở lớp K (n = 1)
(3) Các electron ở lớp L có mức năng lượng cao hơn các electron ở lớp K.
(4) Các electron ở lớp K có mức năng lượng bằng nhau.
(5) Các electron ở phân lớp 3s có mức năng lượng thấp hơn các electron ở phân lớp 2p
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5 . D. 2.
Câu 17. Trong một nhóm A (trừ nhóm VIIIA), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử,
A. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.
B. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.
C. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.
D. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.
Câu 18. Tương tác van der Waals tăng khi
A. khối lượng phân tử giảm, kích thước phân tử tăng.
B. khối lượng phân tử giảm, kích thước phân tử giảm.
C. khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử giảm.
D. khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng.
Câu 19. Tính chất điển hình của hợp chất ion là gì ?
A. Thường tồn tại ở thể khí trong điều kiện thường.
B. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
C. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
. D. Thường tồn tại ở thể khí trong điều kiện thường.
Câu 20. Để đạt quy tắc octet trong phân tử nitrogen (N2), mỗi nguyên tử của nguyên tố nitrogen (Z=7)
sẽ góp chung bao nhiêu electron?
A. 3 electron. B. 2 electron. C. 4 electron. D. 1 electron.
Câu 21. Quá trình tạo thành ion O2- nào sau đây là đúng?
A. O → O2- + 2e. B. O → O2- + 1e. C. O + 1e → O2-. D. O + 2e →
2-
O .
Câu 22. Định nghĩa về đồng vị nào sau đây đúng?
A. Đồng vị là tập hợp các nguyên tử có cùng số neutron, khác nhau số proton.
B. Đồng vị là tập hợp các nguyên tử có cùng số proton, khác nhau số electron.
C. Đồng vị là tập hợp các nguyên tử có cùng số proton, khác nhau số neutron.
D. Đồng vị là tập hợp các nguyên tố có cùng số neutron, khác nhau số proton.
Câu 23. Nguyên tử X có số đơn vị điện tích hạt nhân là 17. Số hiệu nguyên tử X là
A. 17. B. 19. C. 16. D. 18.
Câu 24. Nguyên tố Ca có số hiệu nguyên tử là 20. Phát biểu nào sau đây về Ca là không đúng?
A. Vỏ của nguyên tử Ca có 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 2 electron.
B. Số electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố Ca là 20.
C. Hạt nhân của nguyên tố Ca có 20 proton.
D. Nguyên tố Ca là một phi kim.
Câu 25. Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử sau đây có xu hướng nhường 1 electron để đạt cấu
hình electron bền vững theo quy tắc octet?
A. Mg (Z = 12). B. Na (Z = 11). C. F (Z = 9). D. Ne (Z = 10).
Câu 26. Đặc điểm của electron là
A. không mang điện và có khối lượng.
B. mang điện tích âm và có khối lượng.
C. mang điện tích dương và có khối lượng.
D. mang điện tích âm và không có khối lượng.
Câu 27. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Khối lượng của các electron không đáng kể so với khối lượng của proton và neutron.
B. Proton mang điện tích dương, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 1 amu.
C. Khối lượng của proton lớn hơn rất nhiều so với khối lượng của electron.
D. Electron mang điện tích âm, nằm ở lớp vỏ, khối lượng gần bằng 1 amu.
Câu 28. Mỗi orbital chứa tối đa số electron là
A. 3. B. 5. C. 1. D. 2.

B – PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm – 3 câu)


Câu 1: (1 điểm)
X là một trong nguyên tố được sử dụng rộng rãi nhất trong hệ thống làm mát laser
và ngưng tụ Bose-Einstein. Nguyên tố X có Z = 37, có cấu hình electron lớp
ngoài cùng và sát ngoài cùng là 4s24p65s1.
a) Cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
b) Hãy cho biết tính chất hóa học cơ bản của X là gì?

Câu 2: (1 điểm)
Một mẫu Magnesium được tìm thấy chứa 78,70% số nguyên tử 24Mg ; 10,13% số nguyên tử 25Mg và
11,17% số nguyên tử 26Mg. Tính nguyên tử khối trung bình và số nguyên tử đồng vị 24Mg trong 4,8g
Magnesium ?
Câu 3: (1 điểm)
Sulfuric acid (H2SO4) là hóa chất được sử dụng rất nhiều trong sản xuất phân bón, chất tẩy rửa tổng
hợp, sản xuất tơ sợi hóa học, chất dẻo, sơn màu... Giải thích sự tạo thành liên kết hóa học trong phân tử
sulfuric acid. (Cho ZH = 1; ZO = 8; ZS = 16).

You might also like