You are on page 1of 12

ĐỀ SỐ 01 – KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – HÓA 10

(NGUYÊN TỬ + CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN)


Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)
Biết
Câu 1: Nội dung nào dưới đây thuộc đối tượng nghiên cứu của Hóa học?
A. Sự vận chuyển của máu trong hệ tuần hoàn. B. Sự tự quay của Trái Đất quanh trục riêng.
C. Sự chuyển hóa thức ăn trong hệ tiêu hóa. D. Sự phá hủy tầng ozone bởi freon-12.
Câu 2: Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là:
A. electron B. proton C. neutron D. proton và neutron
Câu 3: Lớp L (n=4) có số electron tối đa bằng
A. 8. B. 2. C. 32. D. 18.
Câu 4: Chu kì chứa nhiều nguyên tố có cùng :
A. số lớp e. B. proton. C. số electron lớp ngoài cùng. D. khối.
Câu 5: Hạt nhân của nguyên tử có số neutron n là:
A. 65 B. 29 C. 36 D. 94
A
Câu 6: Kí hiệu nguyên tử X cho biết những điều gì về nguyên tố X?
Z

A. Số hiệu nguyên tử và số khối. B. Số hiệu nguyên tử.


C. Số khối của nguyên tử. D. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tử.
Câu 7: Phân lớp 4f có số electron tối đa là
A. 6. B. 18. C. 10. D. 14.
Câu 8: Trong hệ thống tuần hoàn nhóm A nào chỉ chứa các nguyên tố kim loại:
A. I, III B. II, III, C. II D. I, II, III
Câu 9: Nguyên tử nào sau đây là đồng vị của nguyên tố F (Z=9)?

A. . B. . C. . D. .
Câu 10: Trong 20 nguyên tố đầu tiên của bảng tuần hoàn, đại lượng nào sau đây biến đổi tuần hoàn?
A. Khối lượng nguyên tử. B. Số proton trong hạt nhân nguyên tử.
C. Số neutron trong hạt nhân nguyên tử. D. Số electron lớp ngoài cùng
Câu 11: Mendeleev sắp xếp các nguyên tố hóa học vào bảng tuần hoàn dựa theo quy luật về
A. khối lượng nguyên tử. B. cấu hình electron.
C. số hiệu nguyên tử. D. số khối
Câu 12: Trong các cấu hình electron dưới đây, cấu hình nào không tuân theo nguyên lí Pauli?
A. 1s22s1 B. 1s22s22p5 C. 1s22s22p63s2 D. 1s22s22p73s2
Câu 13: Số chu kì nhỏ trong tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 14: Carbon có hai đồng vị, chúng khác nhau về:
A. Số neutron và số khối B. Số proton
C. Cấu hình electron. D. Số hiệu nguyên tử.
Câu 15: Điện tích của 1 proton có bằng 1,602.10 culông. Hạt nhân của nguyên tử X có điện tích là 30,4.10 -19
-19

culông. Vậy nguyên tử X là


A. Ca (Z=20). B. Cl (Z=17). C. K (Z=19). D. Ar (Z=18).
Câu 16: Lớp N có số phân lớp electron bằng
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Thông hiểu
Câu 17: Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np2. X là nguyên tố
A. kim loại. B. phi kim. C. khí hiếm. D. kim loại hoặc phi kim.
Câu 18: Các nguyên tố s thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn ?
A. IA. B. IIA. C. IIIA. D. IA, IIA.

“Đam mê tạo ra động lực và sức mạnh để học tập, lao động, cống hiến” Trang 1
Câu 19: Số proton, neutron và electron trong ion lần lượt là :
A. 26, 30, 29 B. 23, 30, 23 C. 26, 30, 23 D. 26, 27, 26
Câu 20: Hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X có điện tích là +15. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
A. Ô số 15, chu kì 3, nhóm VIIA. B. Ô số 15, chu kì 3, nhóm VA.
C. Ô số 15, chu kì 2, nhóm VA. D. Ô số 15, chu kì 3, nhóm IIIA.
Câu 21: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Số đơn vị
điện tích hạt nhân của nguyên tố X là
A. 6 B. 8 C. 14 D. 16
Câu 22: Hình dưới mô tả orbital (a) và orbital (b) chứa electron trong nguyên tử sodium (Na) ở trạng thái cơ
bản. Mức năng lượng của orbital (a) cao hơn orbital (b).

(a) (b)
Cho các phát biểu sau:
(1) Electron trong các orbital (a) và (b) thuộc cùng lớp electron.
(2) Số electron trong obitan (b) gấp đôi số electron trong orbital (a).
(3) Electron trên orbital (a) nằm gần hạt nhân hơn electron trên oribital (b).
Các phát biểu đúng là:
A. (1). B. (2). C. (1) và (3). D. (2) và (3).
Câu 23: Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A (trừ He) có cùng ?
A. Số electron. B. Số lớp electron.
C. Số electron hóa trị. D. Số electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 24: Nguyên tử của nguyên tố Aluminium có 13 electron. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Lớp electron ngoài cùng của Al có 3e.
B. Lớp electron ngoài cùng của Al có 1e.
C. Lớp L (lớp thứ 2) của Alcó 6e.
D. Lớp L (lớp thứ 2) của Al có 3e hay nói cách khác lớp electron ngoài cùng của Al có 3e.
Câu 25: X là nguyên tố rất cần thiết cho sự chuyển hóa của calcium, phosphorus, sodium, potassium, vitamin
C và các vitamin nhóm B. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s 2. Số
hiệu nguyên tử của X là
A. 12 B. 13 C. 11 D. 14
Câu 26: Phổ khối, hay phổ khối lượng (MS: Mass Spectrum) chủ yếu được sử dụng đề xác định phân tử
khối, nguyên từ khối của các chất và hàm lượng các đồng vị bền của một nguyên tố. Phổ khối của ion được
biểu diễn như ở Hình

Trục tung biểu thị hàm lượng phần trăm về số nguyên tử của từng đồng vị, trục hoành biểu thị tỉ số của

“Đam mê tạo ra động lực và sức mạnh để học tập, lao động, cống hiến” Trang 2
nguyên tử khối (m) của mỗi đồng vị với điện tích của các ion đồng vị tương ứng (điện tích Z của các ion
đồng vị neon đều bằng +1).
Tính nguyên tử khối trung bình của Neon.
Câu 27: Cấu hình electron của nguyên tử 39X là 1s22s22p63s23p64s1. Nguyên tử 39X có đặc điểm :
(a) Nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm IA;
(b) Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử X là 20;
(c) X là nguyên tố kim loại mạnh;
(d) X có thể tạo thành ion X+ có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p6;
(e) X là nguyên tố mở đầu của chu kì 4
Số phát biểu đúng: A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 28: Trong nguyên tử 17Cl, số e ở phân mức năng lượng cao nhất là
A. 5. B.7. C. 9. D. 17.
Phần II: Tự luận (3 điểm)
Vận dụng
Câu 29: (1 điểm) Viết cấu hình electron và xác định tính chất (kim loại, phi kim, khí hiếm) của:
 Nguyên tử nguyên tố Florine (F) có Z=9.
 Nguyên tử nguyên tố Potassium (K) có Z=19.
Câu 30: (1 điểm) Iron (Fe) là kim loại được con người sử dụng với khối
lượng lớn nhất, chiếm trên 90% tổng khối lượng các kim loại. Biết tổng số
hạt trong một nguyên tử nguyên tố Fe là 82 hạt. Số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 22 hạt.
Xác định số hạt mỗi loại và viết kí hiệu nguyên tử Fe vừa được nói đến?
Vận dụng cao
Câu 31: (0,5 điểm) Nguyên tố Chlorine tồn tại hai đồng vị bền với tỉ lệ phần
trăm số nguyên tử tương ứng là chiếm 75,77% và chiếm 24,23%. Tính % khối lượng của
trong phân tử CaCl2
(biết nguyên tử khối trung bình của Canxi là 40)
Câu 32: (0,5 điểm) Phân lớp có năng lượng cao nhất trong cấu hình electron của 2 nguyên tử A, B lần lượt là
3p và 4s. Tổng số electron của 2 phân lớp này bằng 5 và hiệu số electron của chúng bằng 3. Lập luận, xác
định số electron trong nguyên tử A, B và xác định vị trí trong bảng tuần hoàn?

ĐỀ SỐ 02 – KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – HÓA 10


(NGUYÊN TỬ + CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN)
Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây thuộc đối tượng nghiên cứu của Hóa học?
A. Sự hình thành hệ Mặt Trời. B. Cấu tạo của chất và sự biến đổi của chất.
C. Quá trình phát triển của loại người. D. Tốc độ của ánh sáng trong chân không.
Câu 2: Nguyên tử nguyên tố F có 9 proton, 9 electron và 10 nơtron. Điện tích hạt nhân nguyên tử F là bao
nhiêu?
A. +9. B. -9. C. +10. D. -10.
Câu 3: Trong nguyên tử, hạt không mang điện có tên gọi là
A. electron. B. proton và electron.
C. neutron. D. proton.
Câu 4: Miêu tả nào sau đây là đúng đối với proton?
A. Proton mang điện âm và được tìm thấy trong hạt nhân.

“Đam mê tạo ra động lực và sức mạnh để học tập, lao động, cống hiến” Trang 3
B. Proton mang điện dương và tìm thấy ở ngoài hạt nhân.
C. Proton không mang điện tích và được tìm thấy bên ngoài hạt nhân.
D. Proton mang điện dương và tìm thấy trong hạt nhân
Câu 5: Mô hình cấu tạo của nguyên tử sodium
được biểu diễn tại hình 1.1. Số hạt proton trong
hạt nhân nguyên tử Na là
A. 10. B. 11.
C. 12. D. 13.

Hình 1.1. Mô hình cấu tạo của nguyên tử sodium


Câu 6: Nguyên tử A có 12 electron, 12 neutron, kí hiệu nguyên tử của nguyên tố A là

A. . B. . C. . D. .
Câu 7: Hình ảnh mô hình nguyên tử các đồng vị của nguyên tử hydrogen được cho dưới đây. Các đồng vị này
khác nhau về
A. Số proton.
B. Số neutron.
C. Số electron.
D. Số hiệu nguyên tử.
Hình 1.2. Các đồng vị của nguyên tử hydrogen

Câu 8: Cho các nguyên tử sau: . Các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa
học?
A. A và B, C và D. B. A và C, B và D.
C. B và E, C và F. D. A và D, B và E.
Câu 9: Kí hiệu nguyên tử sodium được cho tại
hình 1.3. Số hạt proton, neutron và electron trong
nguyên tử sodium lần lượt là
A. 23, 11, 11.
B. 23, 11, 12.
C. 11, 12, 11. Hình 1.3. Kí hiệu nguyên tử sodium
D. 11, 23, 11.

Câu 10: Cho phổ khối của nguyên tố A được


biểu diễn tại hình 1.4. Nguyên tử khối trung bình
của nguyên tố A là
A. 91,32.
B. 91,40.
C. 90,00.
D. 94,23.

Hình 1.4. Phổ khối của nguyên tố A.


Câu 11: Hình 1.5. Biểu diễn hình dạng của một số orbital. Tên gọi lần lượt của các orbital tại hình 1, 2, 3 là

“Đam mê tạo ra động lực và sức mạnh để học tập, lao động, cống hiến” Trang 4
Hình 1.5. Hình dạng của một số orbital
A. px, py và pz. B. s, pz và py. C. s, px và pz. D. s, px và py.
Câu 12: Số electron tối đa trong orbital p là bao nhiêu?
A. 8. B. 6. C. 3. D. 2.
Câu 13: Kí hiệu và số electron tối đa có trên lớp electron ứng với giá trị n = 2 tương ứng là
A. Lớp L và 2e. B. Lớp L và 8e. C. Lớp K và 8e. D. Lớp K và 6e.
Câu 14: Cấu hình electron của nguyên tử nitrogen (Z=7) có cấu hình là
A. 1s22s22p3. B. 1s22s32p4. C. 1s22s22p4. D. 1s12s12p5
Câu 15: Cấu hình theo ô orbital của một số nguyên tố được cho dưới đây. Cấu hình electron của
nguyên tử nguyên tố là

A. 1s1 2s1 2p3 3s1. B. 1s2 2s2 2p5 3s1.


C. 1s22s22p63s2. D. 1s22s22p63s1.
Câu 16: Mendeleev đã xây dựng bảng tuần hoàn bằng cách sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần
A. số khối. B. số hiệu nguyên tử.
C. khối lượng nguyên tử. D. bán kính nguyên tử.
Câu 17: Hàng ngang trong bảng tuần hoàn được gọi là gì?

Hình 1.8. Bảng tuần hoàn mô phỏng.


A. Chu kỳ. B. Kim loại kiềm. C. Ô nguyên tố. D. Nhóm nguyên tố.
Câu 18: Cho mô hình cấu tạo nguyên tử (hình 1.9)

Hình 1.9. Mô hình cấu tạo nguyên tử.


Ô nguyên tố nào dưới đây phù hợp với thông tin trong hình 2?

“Đam mê tạo ra động lực và sức mạnh để học tập, lao động, cống hiến” Trang 5
A. B. C. D.
Câu 19: Cấu hình e nào sau đây là đúng:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p7 B. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p3
2 2 6 2 6 5
C. 1s 2s 2p 3s 3p 3d D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
Câu 20: Các đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học thì chúng có cùng đặc điểm nào sau đây?
A. cùng số khối B. Khác tính chất hóa học
C. Cùng số hạt neutron D. Cùng số hạt proton
Câu 21: Số electron tối đa của lớp K, M lần lượt là
A. 8, 32 B. 2, 18. C. 8, 18 D. 2, 8.
26 55 26
Câu 22: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử: 13 X , 26 Y , 12 Z ?
A. X và Y có cùng số nơtron B. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá
học.
C. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học. D. X và Z có cùng số khối.
Câu 23: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng
cũng là 6, cho biết X là nguyên tố hóa học nào sau đây?
A. oxi(Z = 8) B. lưu huỳnh (Z = 16) C. Fe (Z = 26) D. Cr (Z = 24)
2 2 5
Câu 24: Nguyên tử X có cấu hình electron: 1s 2s 2p . Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn?
A. Ô thứ 9; Chu kỳ 2; nhóm VIIB. B. Ô thứ 9; Chu kỳ 2; nhóm VB.
C. Ô thứ 9; Chu kỳ 2; nhóm VIIA. D. Ô thứ 9; Chu kỳ 2; nhóm VA.
Câu 25: Cho các phát biểu sau:
 Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, trong đó có 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
 Bảng tuần hoàn có 8 nhóm, số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng.
 Các nhóm A có số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự của nhóm.k
 Các nguyên tố s và p thuộc về các nhóm A.
 Các chu kì nhỏ (1,2,3) bao gồm các nguyên tố s,p.
Số phát biểu đúng: A.5. B. 4. C. 3. D. 2.
Tổng hợp
Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi từ 26 đến 28
Iodine là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người, thiếu iodine có thể gây ra bướu cổ, sưng tuyến
giáp. Trong hơn 30 đồng vị của iodine đã biết, chỉ đồng vị 127I tồn tại trong tự nhiên, đồng vị phóng xạ nhân tạo
131
I có thể tiêu diệt tế bào ung thư tuyến giáp, được sử dụng điều trị bệnh bệnh cường giáp, lượng 131I có trong
cơ thể có thể bị đào thải nhanh do bị thay thế bởi 127I.

Câu 26: Thành phần nguyên tử là


Proton Neutron Electron
A. 53 53 53
B. 53 78 53
C. 78 53 53
D. 78 53 78
Câu 27: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. 127I và 131I là những nguyên tố khác nhau của nguyên tử iodine.

“Đam mê tạo ra động lực và sức mạnh để học tập, lao động, cống hiến” Trang 6
B. 127I có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư.
C. 127I và 131I là có cùng số neutron trong hạt nhân.
D. 127I và 131I là các nguyên tử đồng vị.
Câu 28: Cho mô hình cấu tạo nguyên tử của iodine
như hình 1.9. Nguyên tố iodine thuộc nhóm nào trong
bảng tuần hoàn?
A. VA.
B. VIA.
C. IA.
D. VIIA

Hình 1.9. Mô hình cấu tạo nguyên tử iodine.


Phần II: Tự luận (3 điểm)
Câu 29 (1 điểm): Silicon (Si) được dùng trong công nghệ sản xuất chip máy tính hiện đại. Aluminium (Al)
được dùng để làm vỏ phủ vệ tinh nhân tạo hay khí cầu nhằm tăng nhiệt độ nhờ có tính hấp thụ bức xạ điện từ
Mặt Trời khá tốt. Phosphorus (P) là một khoáng chất thiết yếu đối với sự phát triển của xương và răng.
 Viết cấu hình electron nguyên tử của Al (Z = 13) và P (Z = 15).
 Xác định tính chất hoá học cơ bản của Al, P.
Câu 30 (1 điểm): Calcium (Ca) là nguyên tố kim loại chiếm khối lượng nhiều nhất trong cơ thể con người.
Răng và xương là các bộ phận chưa nhiều calcium nhất. Biết tổng số hạt trong một nguyên tử nguyên tố Ca là
60 hạt. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20 hạt. Xác định số hạt mỗi loại và viết kí hiệu
nguyên tử Ca vừa được nói đến?

Câu 31 (0,5 điểm): Nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5. Clo trong tự nhiên có 2 đồng vị là và . Tính

phần trăm về khối lượng của trong HClO4 (với hiđro là đồng vị , oxi là đồng vị )?
Câu 32 (0,5 điểm): Nguyên tố X được dùng để làm vỏ phủ vệ tinh nhân tạo hay khí cầu nhằm tăng nhiệt độ
nhờ tính hấp thụ bức xạ điện từ mặt trời khá tốt. Nguyên tố Y là một trong những thành phần để điều chế nước
Javel tẩy trắng quần áo, vải sợi.
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một
nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt.
Viết cấu hình electron nguyên tử đầy đủ của X, Y và vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn?
Phần I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
1. Thành phần của nguyên tử
Nhận biết
Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là
A. electron, proton và neutron. B. electron và neutron.
C. proton và neutron. D. electron và proton.
Câu 2: Nguyên tử oxygen (O) có 8 electron. Điện tích hạt nhân của nguyên tử oxygen là
A. –8. B. +8. C. –16. D. 16.
Câu 3: Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại ?
A. proton. B. neutron.
C. electron. D. neutron và electron.
Câu 4: Trường hợp nào sau đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và điện tích của chúng?
A. Proton, m ≈ 0,00055 amu, q = +1. B. Neutron, m ≈ 1 amu, q = 0.
C. Electron, m ≈ 1 amu, q = -1. D. Proton, m ≈ 1 amu, q = -1.
Thông hiểu
Câu 5: Mô hình cấu tạo của nguyên tử Sodium (Na) được biểu diễn như sau

“Đam mê tạo ra động lực và sức mạnh để học tập, lao động, cống hiến” Trang 7
Số hạt mang điện âm trong nguyên tử Sodium là
A. 1. B. 3. C. 11. D. 13.
2. Nguyên tố hóa học
Nhận biết
Câu 6: Nguyên tử X có chứa 13 hạt electron và 14 hạt neutron. Kí hiệu của nguyên tử X là
14 13 27 27
A. 13 X. B. 27 X. C. 13 X. D. 14 X.
12
X, 136Y, 146 R, 147 U
Câu 7: Số đồng vị trong các nguyên tử: 6 là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
26 27 26
X Y Z
Câu 8: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử: 13 , 13 , 12 ?
A. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học.
B. Y và Z có cùng số khối.
C. X và Y có cùng số neutron.
D. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học.
Thông hiểu
108
Ag
Câu 9: Nguyên tử 47 có tổng số hạt là
A. 108. B. 94. C. 155. D. 169.
Câu 10: Trong tự nhiên, bromine khi phân tích phổ khối lượng Br như biểu đồ sau:

m/z
Dựa vào biểu đồ nguyên tử khối trung bình của Br là
A. 79,98. B. 80. C. 79,94. D. 81.
3. Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử
Nhận biết
Câu 11: Trong các AO sau, AO nào là AOs ?
z
z z z

x
x x x

y y y y

1 2 3 4
A. Chỉ có 1. B. Chỉ có 2. C. Chỉ có 3. D. Chỉ có 4.
Câu 12: Số electron tối đa chứa trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là
A. 2, 6, 8, 18. B. 2, 8, 18, 32. C. 2, 4, 6, 8. D. 2, 6, 10, 14.
Thông hiểu
Câu 13: Lớp L có bao nhiêu orbital?
A. 9. B. 4. C. 6. D. 16.
Câu 14: Nguyên tử của nguyên tố 11X có cấu hình electron là
A. 1s22s22p63s2 B. 1s22s22p6 C. 1s22s22p63s1 D. 1s22s22p53s2
Câu 15: Cho cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố sau:
k) 1s22s1 l) 1s22s22p63s23p1 m) 1s22s22p5 n) 1s22s22p63s23p4

“Đam mê tạo ra động lực và sức mạnh để học tập, lao động, cống hiến” Trang 8
o) 1s22s22p63s2
Cấu hình của các nguyên tố phi kim là
A. k, l. B. l, m. C. m, m. D. l, o.
4. Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Nhận biết
Câu 16: Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng
A. số lớp electron. B. số electron hóa trị.
C. số proton. D. số điện tích hạt nhân.
Câu 17: Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn gồm
A. các nguyên tố s. B. các nguyên tố p.
C. các nguyên tố s và các nguyên tố p. D. các nguyên tố d.
Thông hiểu
Câu 18: Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p4, vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần
hoàn là
A. chu kì 4 , nhóm IB. B. chu kì 3 , nhóm IVA.
C. chu kì 4 , nhóm IIA. D. chu kì 3 , nhóm VIA.
5. Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm
Nhận biết
Câu 19: Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích nhân, tính phi kim của các nguyên tố
A. giảm dần. B. tăng dần.
C. biến đổi không theo quy luật. D. không thay đổi.
Câu 20: Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện thường
A. giảm xuống. B. tăng lên.
C. biến đổi không theo quy luật. D. không thay đổi.
Câu 21: Đại lượng nào sau đây trong nguyên tử của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt
nhân?
A. Số lớp electron. B. Số electron ở lớp ngoài cùng.
C. Nguyên tử khối. D. Số electron trong nguyên tử.
Câu 22: Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố
A. giảm dần. B. tăng dần.
C. không thay đổi. D. biến đổi không theo quy luật.
Thông hiểu
Câu 23: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo
chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là
A. N, Si, Mg, K. B. K, Mg, Si, N. C. K, Mg, N, Si. D. Mg, K, Si, N.
6. Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì
Nhận biết
Câu 24: Trong các chất dưới đây, chất nào có tính acid yếu nhất?
A. H2SO4. B. HClO4. C. H3PO4. D. H2SiO3.
Thông hiểu
Câu 25: Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p3. Công thức hợp chất khí của R với hydrogen là
A. RH4. B. RH. C. RH2. D. RH3.
7. Tổng hợp
Thông hiểu
Câu 26: Cho mô hình cấu tạo nguyên tử của chlorine như hình sau :

Nguyên tố chlorine thuộc chu kì nào trong bảng


tuần hoàn?
A. 1. B. 3. C. 5. D. 7.
Câu 27: Cho nguyên tử của các nguyên tố 11 X; 12 Y; 13 Z. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Các nguyên tố X, Y, Z cùng thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
B. X, Y là nguyên tố s, Z là nguyên tố p.
C. X ở nhóm IA, Y và Z thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

“Đam mê tạo ra động lực và sức mạnh để học tập, lao động, cống hiến” Trang 9
D. X, Y, Z đều là các nguyên tố kim loại.
52
X
Câu 28: Cho các phát biểu về nguyên tử 24 :
(1) X có tổng các hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20.
(2) X có số hạt neutron nhiều hơn proton là 4.
(3) X thuộc chu kì 4 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
(4) X là nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
(5) X là kim loại.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
ĐỀ 2
Phần I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
1. Thành phần của nguyên tử
Nhận biết
Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết nguyên tử là
A. electron, proton và neutron. B. electron và neutron.
C. proton và neutron. D. electron và proton.
Câu 2: Hạt nhân nguyên tử nguyên tố X có 24 hạt, trong đó số hạt mang điện là 12. Số electron trong X là
A. 12. B. 24. C. 13. D. 6.
Câu 3: Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là
A. proton và electron. B. proton.
C. neutron. D. proton và neutron.
Câu 4: Đặc điểm của electron là
A. mang điện tích dương và có khối lượng. B. mang điện tích âm và có khối lượng.
C. không mang điện và có khối lượng. D. mang điện tích âm và không có khối lượng.
Thông hiểu
Câu 5: Mô hình cấu tạo của nguyên tử sodium được biểu diễn như sau

Số hạt proton trong hạt nhân nguyên tử Na là


A. 10. B. 11. C. 12. D. 13.
2. Nguyên tố hóa học
Nhận biết
Câu 6: Nguyên tử X có 92 proton, 92 electron, 143 neutron. Kí hiệu nguyên tử X là
143 92 235
235
X X X X
A. 143 . B. 92
. . C. 235 D. 92 .
Câu 7: Trong những cặp chất sau đây, cặp chất nào là đồng vị của nhau?
40 40 40 40 16 17
K Ar. K Ca. O2 O3 O O
A. 19 và 18 B. 19 và 20 C. và . D. 8 và 8 .
14 16 20 15 18 23
Câu 8: Cho các nguyên tử sau: 7 X ; Y ; Z ; K ; L; M . Các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học?
8 10 7 8 11

A. X và Y, Z và K. B. X và Z, Y và K. C. Y và L, Z và M. D. X và K, Y và L.
Thông hiểu
63
Câu 9: Nguyên tử 29
Cu
có tổng số hạt là
A. 29. B. 63. C. 92. D. 97.
Câu 10: Phổ khối lượng của nguyên tố X được cho ở hình sau:

“Đam mê tạo ra động lực và sức mạnh để học tập, lao động, cống hiến” Trang 10
Phổ khối lượng của nguyên tố X
Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố này là bao nhiêu?
A. 10. B. 10,8. C. 10,199. D. 11.
3. Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử
Nhận biết
Câu 11: Hình nào sau đây biểu diễn orbital s?

A. . B. . C. . D. .
Câu 12: Dãy nào trong các dãy sau đây gồm các phân lớp electron đã bão hòa?
A. s1, p3, d7, f12. B. s2, p6, d10, f14. C. s2, d5, d9, f13. D. s2, p4, d10, f10.
Thông hiểu
Câu 13: Lớp M có bao nhiêu orbital?
A. 9. B. 6. C. 12. D. 16.
Câu 14: Cấu hình electron của nguyên tử oxygen (Z=8) là
A. 1s22s22p3. B. 1s22s32p4. C. 1s22s22p4. D. 1s12s12p5
Câu 15: Nguyên tử các nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron là
X : 1s22s22p63s23p4 Y : 1s22s22p63s23p6 Z : 1s22s22p63s23p64s2
Trong các nguyên tố X, Y, Z nguyên tố kim loại là
A. X. B. Z. C. Y. D. X và Y.
4. Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Nhận biết
Câu 16: Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng
A. Số hiệu nguyên tử. B. Số khối.
C. Số neutron. D. Số electron hóa trị.
Câu 17: Chu kì là tập hợp các nguyên tố, mà nguyên tử của các nguyên tố này có cùng
A. số electron. B. số lớp electron.
C. số electron hóa trị. D. số electron ở lớp ngoài cùng.
Thông hiểu
Câu 18: Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4. Vị trí X trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kỳ 4, nhóm IVA. B. Chu kỳ 3, nhóm IVA.
C. Chu kỳ 3, nhóm VIA. D. Chu kỳ 6, nhóm VIA.
5. Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm
Nhận biết
Câu 19: Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố
A. giảm dần. B. tăng dần.
C. không thay đổi. D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 20: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện thường
A. giảm xuống. B. tăng lên.
C. biến đổi không theo quy luật. D. không thay đổi.
Câu 21: Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố
A. tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
B. giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
C. giảm theo chiều tăng của tính kim loại.
D. tăng theo chiều giảm của điện tích hạt nhân.
Câu 22: Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố trong nhóm IA thay đổi như thế nào?
A. Tăng dần. B. Giảm dần.
C. Không thay đổi. D. Vừa tăng vừa giảm.
Thông hiểu
“Đam mê tạo ra động lực và sức mạnh để học tập, lao động, cống hiến” Trang 11
Câu 23: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là
A. F, O, Li, Na. B. F, Na, O, Li. C. F, Li, O, Na. D. Li, Na, O, F.
6. Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì
Nhận biết
Câu 24: Trong các acid dưới đây, acid nào mạnh nhất?
A. H2SO4. B. H2SiO3. C. H3PO4. D. HClO4.
Thông hiểu
Câu 25: Hợp chất khí với hydrogen của nguyên tố R là RH3. Công thức oxide cao nhất của R là
A. R2O. B. R2O3. C. R2O5. D. RO3.
7. Tổng hợp
Thông hiểu
Câu 26: Cho mô hình cấu tạo nguyên tử của chlorine như sau :

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học,


nguyên tố chlorine ở ô số ?
A. 3. B. 7. C. 17. D. 18.
Câu 27: Cho nguyên tử của các nguyên tố sau: 11 Na
, 20 Ca Fe S
, 26 , 16 . Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Các nguyên tố Na và Ca, Si, Fe cùng thuộc chu kì 3.
B. Các nguyên tố Na, Ca, Fe là kim loại, nguyên tố S là phi kim.
C. Na, Ca, S là các nguyên tố thuộc nhóm A (nhóm chính); Fe là nguyên tố thuộc nhóm B (nhóm phụ).
D. Nguyên tố Na có 1 electron hoá trị, nguyên tố Fe có 8 electron hoá trị.
56
Câu 28: Cho các phát biểu sau về nguyên tử 26 :
Fe
(1) Fe có số neutron nhiều hơn số proton là 2.
(2) Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử Fe là 82.
(3) Điện tích hạt nhân của Fe là +30.
(4) Fe ở ô số 56 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
(5) Fe ở chu kì 4 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

“Đam mê tạo ra động lực và sức mạnh để học tập, lao động, cống hiến” Trang 12

You might also like