You are on page 1of 14

THPT Trưng Vương - Tổ Hóa học Hóa học 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I (2021 – 2022).


MÔN HÓA HỌC – KHỐI 10.
I. GIÁO KHOA:
Câu 1. Hãy cho biết điều khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Trong một nguyên tử thì số nơtron luôn luôn bằng số electron.
B. Trong một nguyên tử thì số nơtron luôn luôn bằng số proton.
C. Trong một nguyên tử thì số proton luôn luôn bằng số electron.
D. Trong một nguyên tử thì số khối luôn luôn nhỏ hơn số electron.
Câu 2. Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của một nguyên tố hóa học vì
nó cho biết:
A. Số khối A. B. Nguyên tử khối của nguyên tử.
C. Số hiệu nguyên tử Z. D. Số khối A và số hiệu nguyên tử Z.
Câu 3. Số hiệu nguyên tử cho biết:
A. Số proton trong hạt nhân nguyên tử hay số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử.
B. Số electron trong vỏ nguyên tử.
C. Số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
D. Tất cả A, B và C.
Câu 4. Số electron có trong nguyên tử clo (Z = 17) là
A. 35. B. 18. C. 17. D. 16.
Câu 5. Một nguyên tử của nguyên tố X có 75 electron và 110 nơtron. Hỏi kí hiệu nguyên tử nào sau
đây là của nguyên tố X
185 75
A . 110 ; B . 11 88 55 ; C .185 X ; D . 185 X .
75
Câu 6. Nguyên tử nào sau đây chứa đồng thời 20 nơtron, 19 proton và 19 electron?
A . 3 7
Cl;
B . 3 9
K ; C. 4 0
Ar; . 24 00 C
1 D
7 19 18 a
Câu 7. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng
A. Số khối. B. Số nơtron. C. Số proton. D. Số nơtron và số proton
Câu 8. Nguyên tố hoá học là
A. Những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. B. Những nguyên tử có cùng số khối.
C. Những nguyên tử có cùng số nơtron. D. Những phân tử có cùng phân tử khối.
Câu 9. Hãy cho biết điều khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton.
B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron.
C. Chỉ có nguyên tử oxi mới có 8 electron.
D. Chỉ có vỏ nguyên tử oxi mới có 8 electron.
Câu 10. Đồng vị là những
A. Hợp chất có cùng điện tích hạt nhân.
B. Nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân.
C. Nguyên tố có cùng số khối A.
D. Nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân và khác nhau về số khối.
Câu 11. Ba nguyên tử X, Y, Z có số proton và số nơtron như sau:
X: 20 proton và 20 nơtron; Y: 18 proton và 22 nơtron; Z: 20 proton và 22 nơtron.
Những nguyên tử là các đồng vị của cùng một nguyên tố:
A. X và Y. B. X và Z. C. Y và Z. D. X, Y, Z.

1
THPT Trưng Vương - Tổ Hóa học Hóa học 10

Câu 12. Ba nguyên tử X, Y, Z có số proton và số nơtron như sau:


X: 20 proton và 20 nơtron; Y: 18 proton và 22 nơtron; Z: 20 proton và 22 nơtron.
Những nguyên tử có cùng số khối là:
A. X và Y. B. X và Z. C. Y và Z. D. X, Y, Z.
Câu 13. Hãy cho biết lớp M có mấy phân lớp?
A. 1 phân lớp. B. 2 phân lớp. C. 3 phân lớp. D. 4 phân lớp.
Câu 14. Dãy nào trong các dãy sau đây gồm các phân lớp electron đã bão hoà?
A. s1, p3, d7, f12. B. s2, p5, d9, f13. C. s2, p4, d10, f11. D. s2, p6, d10, f14.
Câu 15. Trong số các cấu hình electron nguyên tử sau, cấu hình electron nào là của nguyên tử oxi
(Z=8)
A. 1s22s22p3. B. 1s22s22p4. C.1s22s32p4. D. 1s22s22p6.
Câu 16. Cấu hình elctron của nguyên tử lưu huỳnh (Z = 16) là
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6. C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4. D. 1s22s22p63s23p3.
Câu 17. Nguyên tố Si có Z = 14. Cấu hình electron nguyên tử của silic là:
A. 1s2 2s2 2p5 3s3 3p2. B. 1s2 2s2 2p7 3s2 3p2. C. 1s2 2s3 2p6 3s2 3p2. D. 1s22s22p63s23p2.
Câu 18. 1s 2s 2p là cấu hình electron nguyên tử của
2 2 3

A. B. B. C. C. N. D. O.
Câu 19. 1s 2s 2p 3s 3p là cấu hình electron nguyên tử của
2 2 6 2 2

A. Na. B. Al. C. Si. D. Cl.


Câu 20. 1s 2s 2p 3s 3p 4s là cấu hình electron nguyên tử của
2 2 6 2 6 2

A. Cl. B. Ar. C. K. D. Ca.


Câu 21. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X được phân bố như sau: 2s22p5.
Số hiệu nguyên tử và kí hiệu của nguyên tố X là
A. 5, B. B. 7, N. C. 8, O. D. 9, F.
Câu 22. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố Y được phân bố như sau: 3s23p4.
Số hiệu nguyên tử và kí hiệu của nguyên tố Y là
A. 4, Be. B. 6, C. C. 7, N. D.16, S.
Câu 23. Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ ba có 6 electron. Số
đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là con số nào sau đây?
A. 6. B. 8. C. 14. D.16.
Câu 24. Nguyên tố có Z = 11 thuộc loại nguyên tố
A. s. B. p. C. d. D. f.
Câu 25. Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52 và có số khối là
35. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
A. 17. B. 23. C. 15. D. 18.
Câu 26. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (lớp thứ hai). Số proton
có trong nguyên tử X là
A. 7. B. 6. C. 8. D. 5.
Câu 27. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (lớp thứ hai). Số proton
có trong nguyên tử X là
A. 7. B. 6. C. 8. D. 5.
Câu 28. Cation R có cấu hình electron 1s 2s 2p 3s 3p . Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn
+ 2 2 6 2 6

các nguyên tố hóa học là


A. chu kì 3, nhóm VIIIA B. chu kì 4, nhóm IIA
C. chu kì 3, nhóm VIIA D. chu kì 4, nhóm IA
Câu 29. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên
tử của nguyên tố X là
A. 12. B. 13. C. 11. D. 14.

2
THPT Trưng Vương - Tổ Hóa học Hóa học 10

Câu 30. Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của
nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X
và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là
A. phi kim và kim loại. B. khí hiếm và kim loại.
C. kim loại và khí hiếm. D. kim loại và kim loại.
Câu 31. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.
B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.
C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.
D. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được.
Câu 32. Tìm câu sai trong những câu dưới đây:
A. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
B. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.
C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kì có số electron bằng nhau.
D. Chu kì thường bắt đầu là một kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa
hoàn thành).
Câu 33. Tìm câu sai trong các câu sau đây:
A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.
B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo
chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.
D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.
Câu 34. Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại được lặp lại giống như chu kì
trước là do
A. Sự lặp lại tính kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
B. Sự lặp lại tính phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
C. Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên từ các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì
trước.
D. Sự lặp lại tính chất hoá học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
Câu 35. Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là
A. 3. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 36. Số nguyên tố trong chu kì 3 và chu kì 5 là
A. 8 và 18. B. 18 và 8. C. 8 và 8 D. 18 và 18.
Câu 37. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là:
A. 3 và 3. B. 3 và 4 C. 4 và 4 D. 4 và 3.
Câu 38. Các nguyên tố Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl, Ar thuộc chu kì 3. Lớp electron ngoài cùng có số
electron tối đa là
A. 3. B. 10. C. 8. D. 20.
Câu 39. Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hoá học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử
của các nguyên tố nhóm A có
A. số electron như nhau. B. số lớp electron như nhau.
C. số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau. D. cùng số electron s hay p.
Câu 40. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron: 1s2 2s22p6 3s23p3. X thuộc chu kì thứ
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 41. Tìm câu sai.
Cấu hình electron của nguyên từ nhôm (Z = 13) là 1s22s22p63s23p1 . Vậy:
A. Lớp thứ nhất (lớp K) có 2 electron. B. Lớp thứ hai (lớp L) có 8 electron.
C. Lớp thứ ba (lớp M) có 3 electron. D. Lớp ngoài cùng có 1 electron.

3
THPT Trưng Vương - Tổ Hóa học Hóa học 10

Câu 42. Hãy chọn câu phát biểu đúng.


Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron: 1s2 2s22p6 3s23p3. Số electron lớp ngoài cùng của X

A. 3. B. 2. C. 6. D. 5.
Câu 43. Hãy chọn câu phát biểu đúng.
Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron: 1s2 2s22p6 3s23p3. X thuộc nhóm
A. IA. B. VA. C. IIIA. D. IVA.
Câu 44. Nguyên tố X có số thứ tự Z = 8. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là
A. 1s2 2s2 2p3. B. 1s2 2s1 2p5. C. 1s1 2s2 2p5. D. 1s2 2s2 2p4.
Câu 45. Nguyên tố X có số thứ tự Z = 8. Nguyên tố X thuộc chu kì
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 46. Nguyên tố X có số thứ tự Z = 8. Nguyên tố X thuộc nhóm
A. IA. B. IIA. C. VIA. D. IVA.
Câu 47. Trong các nguyên tố sau đây, nguyên tử của nguyên tố nào có độ âm điện lớn nhất?
A. B. B. N. C. O. D. Mg.
Câu 48. Trong các nguyên tố sau đây, nguyên tử của nguyên tố nào có bán kính lớn nhất?
A. Al. B. P. C. S. D. K.
Câu 49. Trong các nguyên tố sau đây, nguyên tử của nguyên tố nào có bán kính lớn nhất?
A. O. B. F. C. B. D. N.
Câu 50. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự 16, nguyên tố X thuộc
A. chu kì 3, nhóm IVA. B. chu kì 4, nhóm VIA.
C. chu kì 3, nhóm VIA. D. chu kì 4, nhóm IIA.
Câu 51. Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron
A. 1s2 2s2 2p6 3s1. B. 1s2 2s2 2p6.
C. 1s2 2s2 2p5 3p4. D. 1s2 2s2 2p6 3s2.
Câu 52. Cấu hình electron nguyên tử của sắt: 1s 2s22p63s23p63d64s2. Vị trí của nguyên tử sắt ở
2

A. Ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIA. B. Ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.


C. Ô 26, chu kì 4, nhóm IIA. D. Ô 26, chu kì 4, nhóm IIB.
Câu 53. Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau
đây đúng?
A. X thuộc nhóm VA. B. A, M thuộc nhóm IIA.
C. M thuộc nhóm IIB. D. Q thuộc nhóm IA.
Câu 54. Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau
đây đúng?
A. Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kì. B. M, Q thuộc chu kì 4.
C. A, M thuộc chu kì 3. D. Q thuộc chu kì 3.
Câu 55. Hãy cho biết đại lượng nào dưới đây của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của
điện tích hạt nhân:
A. Số lớp electron. B. Số electron ở lớp ngoài cùng.
C. Nguyên tử khối. D. Số electron trong nguyên tử.
Câu 56. Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử?
A. Be, F, O, C, Mg. B. Mg, Be, C, O, F. C. F, O, C, Be, Mg. D. P, Be, C, Mg, O.
Câu 57. Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện của nguyên tử?
A. Li, F, N, Na, C. B. F, Li, Na, C, N. C. Na, Li, C, N, F. D. N, F, Li, C, Na.
Câu 58. Các nguyên tố halogen được sắp xếp theo chiều bán kính nguyên tử giảm dần (từ trái sang
phải) như sau:
A. I, Br, Cl, F. B. F, Cl, Br, I. C. I, Br, F, Cl. D. Br, I, Cl, F.

4
THPT Trưng Vương - Tổ Hóa học Hóa học 10

Câu 59. Độ âm điện đặc trưng cho khả năng


A. hút electron của nguyên tử trong phân tử.
B. nhường electron của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
C. tham gia phản ứng mạnh hay yếu.
D. nhường proton của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
Câu 60. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, nhóm gồm những nguyên tố kim loại điển hình là nhóm
A. IIIA. B. VA. C. VIIA. D. IA.
Câu 61. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, nhóm gồm những nguyên tố phi kim điển hình là nhóm
A. IA. B. IIA. C. VIIA. D. VA.
Câu 62. Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì
A. phi kim mạnh nhất là iot. B. kim loại mạnh nhất là liti.
C. phi kim mạnh nhất là flo. D. kim loại yếu nhất là xesi.
Câu 63. Nguyên tố sắt ở ô thứ 26, cấu hình electron của ion Fe3+ là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6.
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5.
Câu 64. Cho nguyên tố lưu huỳnh ở ô thứ 16, cấu hình electron của S2─ là:
A. 1s2 2s2 2p6. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5.
C. 1s 2s 2p 3s 3p .
2 2 6 2 4
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.
Câu 65. Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các
phân lớp p là 8. Nguyên tố X là
A. O (Z=8) B. Cl (Z=17) C. Al (Z=13) D. Si (Z=14)
Câu 66. Anion X và cation Y đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các
─ 2+

nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA.
Câu 67. Trong một nhóm A, trừ nhóm VIIIA, theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử thì
A. Tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.
B. Tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.
C. Độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.
D. Tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.
Câu 68. Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các
nguyên tố tăng dần theo thứ tự
A. M < X < Y < R. B. R < M < X < Y. C. Y < M < X < R. D. M < X < R < Y.
Câu 69. Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử sau: X (Z = 1); Y (Z = 7); E (Z = 12); T (Z = 19).
Dãy gồm các nguyên tố kim loại là:
A. X, Y, E. B. X, Y, E, T. C. E, T. D. Y, T.
Câu 70. X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên
tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33. Nhận xét
nào sau đây về X, Y là đúng?
A. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường.
B. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.
C. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron.
D. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron.
Câu 71. Các nguyên tố thuộc chu kì 2 có thể tạo thành cation đơn nguyên tử:
A. Li, Be, B, C và N. B. Li, Be, C, N và O. C. Li, Be và B. D. N, O, F và Ne.

5
THPT Trưng Vương - Tổ Hóa học Hóa học 10

Câu 72. Các nguyên tố thuộc chu kì 3 có thể tạo thành anion đơn nguyên tử:
A. Al, Si, P, S, Cl. B. Si, P, S, Cl. C. P, S, Cl. D. Mg, Si, P, S, Cl.
Câu 73. Chọn định nghĩa đúng nhất về liên kết cộng hoá trị: “Liên kết cộng hoá trị là liên kết …”
A. Giữa các phi kim với nhau.
B. Trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.
C. Được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.
D. Được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.
Câu 74. Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Trong liên kết cộng hoá trị, cặp e chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.
B. Liên kết cộng hoá trị có cực được tạo thành giữa 2 nguyên tử có hiệu độ âm điện trong khoảng từ
0,4 đến nhỏ hơn 1,7.
C. Liên kết cộng hoá trị không cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hoá học.
D. Hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu.
Câu 75. Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào là hợp chất ion?
A. HCl. B. H2O. C. NH3. D. NaCl.
Câu 76. Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có liên kết cộng hoá trị?
A. LiCl. B. NaF. C. KBr. D. CCl4.
Câu 77. Các liên kết trong phân tử NH3 thuộc liên kết
A. Cộng hoá trị. B. Cộng hoá trị phân cực.
C. Ion. D. Cho - nhận.
Câu 78. Công thức nào sau đây là công thức cấu tạo đúng của hợp chất C3H6?
A. HCHCHCH2H. B. HCH=CHCH2H.
C. HCH=CH=CH2H. D. HCH2 –CH=CH2H.
Câu 79. Liên kết trong phân tử KF thuộc về liên kết
A. Cộng hoá trị. B. Cộng hoá trị phân cực.
C. Ion. D. Cho - nhận.
Câu 80. Liên kết trong phân tử LiF là liên kết
A. Ion. B. Cộng hoá trị không phân cực.
C. Cộng hoá trị phân cực. D. Cho - nhận.
Câu 81. Liên kết trong phân tử HBr là liên kết
A. Cộng hoá trị không phân cực. B. Cộng hoá trị phân cực.
C. Cho - nhận. D. Ion.
Câu 82. Trong các hợp chất sau đây: TiCl, NaF, CCl4 và KBr. Hợp chất có liên kết cộng hoá trị là
A. LiCl. B. NaF. C. CCl4. D. KBr.
Câu 83. Cho các hợp chất sau đây: HCl, CsF, H2O và NH3. Hợp chất có liên kết ion là
A. HCl. B. CsF. C. H2O. D. NH3.
Câu 84. Điện hoá trị của các nguyên tố O, S (thuộc nhóm VIA) trong các hợp chất với các nguyên tố
nhóm IA đều là
A. 2-. B. 2+. C. 6+. D. 4+.
Câu 85. Số oxi hoá của nguyên tố N trong HNO3 bằng
A. +3. B. +4. C. +5. D. +6.
Câu 86. Số oxi hoá của clo (Cl) trong hợp chất HClO3 là
A. +1. B. 2. C. +6. D. +5.
Câu 87. Số oxi hoá của nguyên tố S trong Na2SO3 bằng
A. +3. B. +4. C. +5. D. +6.
Câu 88. Điện hoá trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong hợp chất với natri có giá trị:
A. -2 và -1. B. 2- và 1-. C. 6+ và 7+. D. +6 và +7.
6
THPT Trưng Vương - Tổ Hóa học Hóa học 10

Câu 89. Số oxi hoá của nitơ trong NH4+, NO2─ và HNO3 lẩn lượt là
A. +5, -3, +3. B. -3, +3, +5. C. +3, -3, +5. D. +3, +5, -3.
3
Câu 90. Số oxi hoá của Mn, Fe trong Fe3+, S trong SO3, P trong PO4 lần lượt là
A. 0, +3, +6, +5. B. 0, +3, +5, +6. C. +3, +5, 0, +6. D. +5, +6, +3, 0.
Câu 91. Một nguyên tử lưu hùynh (S) chuyển thành ion sunfua (S ) bằng cách:
2

A. nhận thêm 1 electron. B. nhường đi 1 electron.


C. nhận thêm 2 electron. D. nhường đi 2 electron.
Câu 92. Số oxi hoá của mangan (Mn) trong hợp chất KMnO4 là
A. +1. B. 1. C. 5. D. +7.
 
Câu 93. Số oxi hoá của nitơ trong NO2 , NO3 , NH3 lần lượt là:
A. 3, +3, +5. B. +3, 3, 5. C. +3, +5, 3. D. +4, +6, +3.
2- 2-
Câu 94. Số oxi hoá của lưu huỳnh (S) trong H2S, SO2, SO3 , SO4 lần lượt là:
A. 0, +4, +3, +8. B. -2, +4, +6, +8. C. -2, +4, +4, +6. D. +2, +4, +8, +10.
Câu 95. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s 2s 2p 3s 3p 4s , nguyên tử của nguyên tố
2 2 6 2 6 1

Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hóa học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên
kết
A. kim loại. B. cộng hóa trị. C. ion. D. cho nhận.
Câu 96. Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là
A. NH4Cl. B. NH3. C. HCl. D. H2O.
Câu 97. Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là:
A. HCl, O3, H2S. B. O2, H2O, NH3. C. H2O, HF, H2S. D. HF, Cl2, H2O.
Câu 98. Các chất mà phân tử không phân cực là:
A. HBr, CO2, CH4. B. Cl2, CO2, C2H2. C. NH3, Br2, C2H4. D. HCl, C2H2, Br2.
Câu 99. Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết
A. ion. B. cộng hoá trị phân cực.
C. hidro. D. cộng hoá trị không phân cực.
Câu 100. Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên
kết cộng hóa trị không cực là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 101. Theo quan niệm mới, quá trình oxi hoá là quá trình
A. thu electron. B. nhường electron. C. kết hợp với oxi. D. khử bỏ oxi.
Câu 102. Khi tham gia vào phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại
A. Bị khử. B. Bị oxi hoá. C. Cho proton. D. Đạt tới số oxi hoá âm.
Câu 103. Câu nào đúng, câu nào sai trong các câu sau đây?
A. Sự oxi hoá một nguyên tố là sự lấy bớt electron của nguyên tố đó, làm cho số oxi hoá của nó tăng
lên.
B. Chất oxi hoá là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hoá của nó tăng sau phản ứng.
C. Sự khử một nguyên tố là sự thu thêm electron của nguyên tố đó, làm cho số oxi hoá của nguyên tố
đó giảm xuống.
D. Chất khử là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hoá của nó giảm sau phản ứng.
Câu 104. Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hoá - khử là
A. Tạo ra chất kết tủa. B. Tạo ra chất khí.
C. Có sự thay đổi màu sắc của các chất. D. Có sự thay đổi số oxi hoá của 1 số nguyên tố.
Câu 105. Trong phản ứng: 2Na + Cl2  2NaCl, các nguyên tử Na
A. Bị oxi hoá. B. Không bị oxi hoá, cũng không bị khử.
C. Bị khử. D. Vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.

7
THPT Trưng Vương - Tổ Hóa học Hóa học 10

o
Câu 106. Trong phản ứng: 2Fe(OH) t Fe O + 3H O, nguyên tố sắt
3 2 3 2

A. Bị oxi hoá. B. Không bị oxi hoá, cũng không bị khử.
C. Bị khử. D. Vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.
Câu 107. Trong các phản ứng hoá hợp dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử?
A. CaCO3 + H2O + CO2  Ca(HCO3)2. B. P2O5 + 3H2O  2H3PO4.
C. 2SO2 + O2  2SO3. D. BaO + H2O  Ba(OH)2.
Câu 108. Trong các phản ứng phân hủy dưới đây, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá -
khử?
A. 2KMnO 4  to  2 K 4 + MnO 2 + O2. o
B. 2Fe(OH) 3  t  2 3 + 3H 2O.
MnO Fe O
o o
C. 4KClO3 t  3KClO4 + KCl. D. 2KClO3 t  2KCl + 3O2.
Câu 109. Trong phản ứng: AgNO3 + NaCl  NaNO3 + AgCl. Ion bạc:
A. Chỉ bị oxi hoá. B. Không bị oxi hoá, không bị khử.
C. Chỉ bị khử. D. Vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.
Câu 110. Trong phản ứng: Zn + CuCl2  ZnCl2 + Cu. Ion đồng:
A. Chỉ bị oxi hoá. B. Không bị oxi hoá, không bị khử.
C. Chỉ bị khử. D. Vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.
Câu 111. Trong phản ứng: Cl2 + 2NaOH  NaCl + NaClO + H2O. Nguyên tố Clo
A. Chỉ bị oxi hoá. B. Không bị oxi hoá, không bị khử.
C. Chỉ bị khử. D. Vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.
Câu 111. Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử?
o
A. 4Na + O2  2Na2O. B. 2Fe(OH)3 t  Fe2O3 + 3H2O.
C. Na2CO3 + H2SO4  Na2SO4 + H2O + CO2. D. NH3 + HCl  NH4Cl.
Câu 112. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng oxi hoá - khử?
A. 2HgO  2Hg + O2. B. CaCO3  CaO + CO2.
C. 2Al(OH)3  Al2O3 + 3H2O. D. 2NaHCO3  Na2CO3 + CO2 + H2O.
Câu 113. Trong phản ứng giữa kim loại kẽm và đồng clorua: Zn + CuCl 2  ZnCl2 + Cu
Một mol ion Cu2+ đã:
A. nhường 1 mol electron. B. nhận 1 mol electron.
C. nhường 2 mol electron. D. nhận 2 mol electron.
Câu 114. Cho các phản ứng sau:
A. 4NH3 + 5O2  4NO + 6H2O. B. 2NH3 + 3Cl2  N2 + 6HCl.
C. 2NH3 + 3CuO  3Cu + N2 + 3H2O. D. 2NH3+H2O2+MnSO4MnO2+ (NH4)2SO4.
Ở phản ứng nào NH3 không đóng vai trò chất khử?
Câu 115. Cho phản ứng: H2S + KMnO4 + H2SO4(loãng)  H2O + S + MnSO4 + K2SO4
Hệ số của các chất tham gia trong phương trình hóa học của phản ứng trên lần lượt là
A. 3, 2, 5. B. 5, 2, 3. C. 2, 2, 5. D. 5, 2, 4.
Câu 116. Trong số các phản ứng sau, phản ứng nào không là phản ứng oxi hoá - khử?
A. Al4C3 + 12H2O  4Al(OH)3 + 3CH4. B. 2Na + 2H2O  2NaOH + H2.
C. NaH + H2O  NaOH + H2. D. 2F2 + 2H2O  4HF + O2.
Câu 117. Cho các phản ứng:
(1) CaCO3  CaO + CO2. (2) SO2 + H2O  H2SO3.
(3) 2Cu(NO3)2  2CuO + 4NO2 + O2. (4) Cu(OH)2  CuO + H2O.
(5) 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2. (6) NH4Cl  NH3 + HCl.
8
THPT Trưng Vương - Tổ Hóa học Hóa học 10

Các phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là
A. (1), (2), (3). B. (4), (5), (6). C. (3), (5). D. (4), (6).
Câu 118. Cho các phản ứng sau:
(1) KCl + AgNO3  AgCl + KNO3. (2) 2KNO3  2KNO2 + O2.
(3) CaO + 3C  CaC2 + CO. (4) 2H2S + SO2  3S + 2H2O.
(5) CaO + H2O  Ca(OH)2. (6) 2FeCl2 + Cl2  2FeCl3.
(7) CaCO3  CaO + CO2. (8) CuO + H2  Cu + H2O.
Câu 119. Dãy nào sau đây chỉ gồm các phản ứng oxi hoá – khử?
A. (1), (2), (3), (4), (5). B. (2), (3), (4), (5), (6).
C. (2), (3), (4), (6), (8). D. (4), (5), (6), (7), (8).
Câu 120. Cho sơ đồ của các phản ứng oxi hoá - khử sau đây:
Hãy cho biết, ở phản ứng nào chỉ xảy ra sự thay đổi số oxi hoá của một nguyên tố?
A. KClO3  KCl + O2. B. KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2.
C. KNO3  KNO2 + O2. D. NH4NO3  N2O + H2O.
Câu 121. Cho dãy các chất và ion: Fe, Cl2, SO2, NO2, C, Al, Mg2+, Na+, Fe2+,
Fe3+. Số chất và ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là:
A. 4. B. 5. C. 6. D. 8.
Câu 122. Số mol electron cần dùng để khử 1,5 mol Al thành Al là:
3+

A. 0,5. B. 1,5. C. 3,0. D. 4,5.


Câu 123. Số mol electron cần dùng để khử 0,75 mol Al2O3 thành Al là
A. 0,5 mol. B. 1,5 mol. C. 3,0 mol. D. 4,5 mol.
Câu 124. Cho dãy các chất và ion: Cl2, F2, SO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+, S2─, Cl─. Số chất
và ion trong dãy đều có tính oxi hóa và tính khử là
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 125. Lưu huỳnh trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. Na2SO4. B. H2SO4. C. SO2. D. H2S.
Câu 126. Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + HNO3  Fe(NO3)3 + NO + H2O
Trong phương trình hóa học của phản ứng trên, các hệ số tương ứng với phân tử các chất là dãy số nào
sau đây?
A. 3, 14, 9, 1, 7. B. 3, 28, 9, 1, 14. C. 3, 26, 9, 2, 13. D. 2, 28, 6, 1, 14.
Câu 127. Cho phản ứng: FeO + HNO3  Fe(NO3)3 + NO + H2O.
Trong phương trình của phản ứng trên, khi hệ số của FeO là 3 thì hệ số của HNO3 là
A. 6. B. 10. C. 8. D. 4.
Câu 128. Cho phương trình hóa học: aFe + bH2SO4 → cFe2(SO4)3+ dSO2↑ + eH2O.
Tỉ lệ a: b là
A. 1: 3. B. 1: 2. C. 2: 3. D. 2: 9.
Câu 129. Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl  CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò
chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là
A. 4/7. B. 1/7. C. 3/14. D. 3/7.
Câu 130. Cho phản ứng hóa học: Cl2 + KOH  t  KCl + KClO
o
3
+2H O
Tỉ lệ giữa số nguyên tử clo đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử clo đóng vai trò chất khử trong
phương trình hóa học của phản ứng đã cho tương ứng là
A. 1 : 5. B. 5 : 1. C. 3 : 1. D. 1 : 3.
II. BÀI TẬP:
Câu 131. Nguyên tố cacbon có hai đồng vị bền: 12
C chiếm 98,89% và 13
C chiếm 1,11%.
9
THPT Trưng Vương - Tổ Hóa học Hóa học 10
6 6
Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố cacbon là
A. 12,500. B. 12,011. C. 12,022. D. 12,055.

Câu 132. Nguyên tử bạc có hai đồng vị là 109Ag chiếm 44,0% và còn lại là 107Ag. Nguyên tử khối
trung bình của nguyên tố bạc là.
A. 108. B. 107,88. C. 108,46. D. 107,88.
Câu 133. Clo tự nhiên là hỗn hợp của hai đồng vị: 35
C l có nguyên tử khối là 34,97; 37 C l có
17 17

nguyên tử khối là 36,97. Biết rằng đồng vị 35


17 C l chiếm 75,77%. Nguyên tử khối trung bình của
clo tự nhiên là
A. 35.46. B. 35,48. C. 36,52. D. 36,48.
Câu 134. Trong tự nhiên, đồng có hai đồng vị bền, trong đó đồng vị 63
29 C u . chiếm 75%. Biết
nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,5 thì đồng vị thứ hai là
64
A.
29
Cu B.
66
Cu C.
65
Cu D.
67
Cu.
. . .
29 29 29
Câu 135. Nguyên tử khối trung bình của Magie là 24,327. Số khối của các đồng vị lần lượt là 24 ,
25 và A3. Phần trăm số nguyên tử tương ứng của đồng vị thứ nhất và thứ hai là 78,6% và 10,9%.
Hãy tìm số khối của đồng vị thứ 3.
A. 23. B. 25. C. 27. D. 26.
Câu 136. Nguyên tử khối trung bình của brom là 79,91. Brom có hai đồng vị, biết đồng vị 79Br
chiếm 54,5%. Hãy tìm số khối của đồng vị thứ hai.
A. 78. B. 81. C. 80. D. 82.
Câu 137. Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là 63C u và 65C u . Nguyên tử khối trung
29 29

bình của đồng là 63,54. Thành phần phần trăm số nguyên tử của đồng vị 6329Cu là
A. 27%. B. 50%. C. 54%. D. 73%.
Câu 138. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 10. Số khối của
nguyên tử nguyên tố X bằng
A. 3. B. 4. C. 6. D. 7.
Câu 139. Tổng số hạt cơ bản (proton, nơtron, electron) trong nguyên tử của nguyên tố X là 58.
Biết số nơtron nhiều hơn số proton 1 hạt. X là nguyên tố
40 37 38
A. 18
Ar . B. Sc. C. 39
K. D. Ca.
21 19 20
Câu 140. Một nguyên tử của nguyên tố R có tổng số hạt proton, electron và nơtron là 46 và số hạt
mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14 hạt. Số khối của nguyên tố R là
A. 28 B. 31 C. 39 D. 32
Câu 141. Một ion M có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện
3+

nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là
A. [Ar]3d54s1. B. [Ar]3d64s2. C. [Ar]3d64s1. D. [Ar]3d34s2.
Câu 142. Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở
trạng thái cơ bản) là 2p6. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là
A. 11. B. 10. C. 22. D. 23.
Câu 143. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52. Trong hạt nhân
nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Vị trí (chu kỳ, nhóm) của
X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
10
THPT Trưng Vương - Tổ Hóa học Hóa học 10

A. chu kỳ 3, nhóm VA. B. chu kỳ 3, nhóm VIIA.


C. chu kỳ 2, nhóm VIIA. D. chu kỳ 2, nhóm VA.
Câu 144. Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kỳ 3, có công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyên tố Y
tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% khối lượng. M là
A. Zn. B. Cu. C. Mg. D. Fe.
Câu 145. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp
chất khí của nguyên tố X với hidro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên
tố X trong oxit cao nhất là
A. 50,00%. B. 27,27%. C. 60,00%. D. 40,00%.
Câu 146. Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hidro là RH3. Trong oxit mà
R có hóa trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là
A. S. B. As. C. N. D. P.
Câu 147. Oxit cao nhất của mộ nguyên tố X có dạng R2O5. Hợp chất của nó với hiđro trong đó R
chiếm 91,18% về khối lượng. Nguyên tố R là
A. Nitơ. B. Photpho. C. Asen. D. Antimon.
Câu 148. Hoà tan hoàn toàn 1,17 gam kim loại nhóm IA vào nước thu được 0,336 lít khí H2 (điều
kiện tiêu chuẩn). Kim loại đó là
A. Li B. Na C. K D. Rb
Câu 149. Cho 0,5 g một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,28 lít
H2 (điều kiện tiêu chuẩn). Kim loại đó là
A. Ba. B. Mg. C. Ca. D. Sr.
Câu 150. Hoà tan hoàn toàn 5,04 gam kim loại hóa trị II trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được
0,21 mol khí H2. Kim loại đó là
A. Zn B. Fe. C. Ba D. Mg.
Câu 151. Cho 5,4 gam một kim loại tác dụng với oxi, thu được 10,2 gam oxit cao nhất có công
thức M2O3. Kim loại đó là
A. Al. B. Mn. C. Cr. D. Fe.
Câu 152. Hoà tan hoàn toàn 5,2 gam 2 kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được 2,24
lít khí H2 (điều kiện tiêu chuẩn). Hai kim loại đó là
A. Li và Na B. Na và K. C. K và Rb D. Rb và Cs.
Câu 153. Cho 6,40 gam hỗn hợp 2 kim loại nhóm IIA, thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng với dung
dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí H2 (điều kiện tiêu chuẩn). Hai kim loại đó là
A. Be và Mg B. Mg và Ca C. Ca và Sr D. Sr và Ba
Câu 154. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt
mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Các
nguyên tố X và Y lần lượt là
A. Fe và Cl. B. Na và Cl. C. Al và Cl. D. Al và P.
Câu 155. Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hidro (R có số oxi hóa thấp
nhất) và trong oxit cao nhất tương ứng là a% và b%, với a: b = 11: 4. Phát biểu nào sau đây là
đúng?
A. Phân tử oxit cao nhất của R không có cực.
B. Oxit cao nhất của R ở điều kiện thường là chất rắn.
C. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì 3.
D. Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 6 electron s.
Câu 156. Cho 2,84 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dd HCl thấy bay ra 672 ml
khí CO2 (đkc). Phần trăm khối lượng 2 muối CaCO3 và MgCO3 trong hỗn hợp là

11
THPT Trưng Vương - Tổ Hóa học Hóa học 10

A. 35,2% và 64,8% B. 70,4% và 29,6% C. 85,49% và 14,51% D. 17,6% và 82,4%


Câu 157. Hòa tan 8,2 gam hỗn hợp bột CaCO3 và MgCO3 trong nước cần 2,016 lít khí CO2 (đktc).
Số gam mỗi muối ban đầu là:
A. 4,0 gam và 4,2 gam B. 6,1 gam và 2,1 gam
C. 1,48 gam và 6,72 gam D. 2,0 gam và 6,2 gam

Câu 158. Cho a gam hỗn hợp BaCO3 và CaCO3 tác dụng hết với V lít dd HCl 0,4M thấy giải phóng
4,48 lít CO2 (đkc), dẫn khí thu được vào dd Ca(OH)2 dư. Thể tích dd HCl cần dùng là :
A. 1,0 lít B. 1,5 lít C. 1,6 lít D. 1,7 lít
Câu 159. Hoà tan hoàn toàn 6 gam hỗn hợp MCO 3 và M’CO3 vào dd HCl thấy thoát ra V lít khí
(đktc). Dung dịch tạo thành đem cô cạn thu được được 7,65 gam muối khan. Giá trị của V l
A. 1,12. B. 1,68. C. 2,24. D. 3,36.
Câu 160. Hòa tan hoàn toàn 2,06 gam hỗn hợp gồm Na 2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư,
thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa 2,28 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 0,448. B. 0,179. C. 0,560. D. 0,224.
Câu 161. Cho 19,2 gam hỗn hợp muối cacbonat của 1 kim loại hoá trị I và muối cacbonat của 1
kim loại hoá trị II tác dụng với dd HCl dư, thu được 4,48 lít 1 chất khí (đktc). Khối lượng muối tạo
ra trong dd là
A. 21,4 g. B. 22,2 g. C. 23,4 g D. 25,2 g.
Câu 162. Hoà tan hoàn toàn 10,00 gam hỗn hợp Fe và Mg trong dung dịch HCl thu được 0,50 gam
khí H2. Khi cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 27,25 gam B. 27,75 gam C. 28,25 gam D. 288,75 gam
Câu 163. Hòa tan hoàn toàn 30,8 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 13,44
khí H2 (đktc) bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là
A. 73,4 gam. B. 71,4 gam. C. 127,4 gam. D. 107,4 gam.
Câu 164. Hòa tan hoàn toàn 1,58 gam hỗn hợp Mg, Fe và Al bằng dung dịch HCl dư thấy có 1,344
khí H2 (đktc) bay ra. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng muối khan thu được là
A. 6,72 gam. B. 6,40 gam. C. 4,20 gam. D. 5,84 gam.
Câu 165. Hòa tan hoàn toàn 24,3 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch
H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 11,2 lít H 2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong
dung dịch X là
A. 58,3 gam. B. 73,3 gam. C. 48,3 gam. D. 72,3 gam.
Câu 166. Đốt cháy hoàn hoàn m gam hỗn hợp Mg và Al cần vừa đủ 0,28 lít khí O 2 (đktc) thu được
0,91 gam hỗn hợp hai oxit. Giá trị của m là
A. 0,39. B. 0,51. C. 0,67. D. 0,71.
Câu 167. Ngâm một đinh sắt trong 150 ml dung dịch CuCl 2 2M, giả thiết Cu tạo ra bám hết vào
đinh sắt. Sau khi phản ứng xong lấy đinh sắt ra, sấy khô, khối lượng đinh sắt tăng thêm.
A. 0,8 gam. B. 15,5 gam. C. 2,7 gam. D. 2,4 gam.
Câu 168. Cho 6 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO 4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A. 6,8 gam. B. 12,4 gam. C. 7,0 gam. D. 6,4 gam.
Câu 169. Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3, có công thức oxit cao nhất là YO 3. Nguyên tốt Y
tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Kim loại
M là
A. Zn B. Cu C. Mg D. Fe
Câu 170. Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại X cần vừa đủ 0,25m gam khí O 2. X là kim loại nào

12
THPT Trưng Vương - Tổ Hóa học Hóa học 10

sau đây?
A. Al B. Fe C. Cu D. Ca
Hết./.
Chúc các em ôn tập thật tốt & đạt kết quả thật cao.

13
THPT Trưng Vương - Tổ Hóa học Hóa học 10

14

You might also like