You are on page 1of 4

Câu 1.

Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng

A. số proton. B. số electron. C. số neutron. D. số khối.

Câu 2. Số proton, neutron và electron của 23


11𝑁𝑎 lần lượt là

A. 11,23, 11. B. 11, 12, 11.

C. 11,12 23. D. 12, 11, 12.

Câu 3. Những loại hạt cấu tạo nên hầu hết các hạt nhân nguyên tử là

A. neutron và proton. B. electron, neutron và proton.

C. electron và neutron. D. electron và proton.

Câu 4. Tổng số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 10. Số khối của
nguyên tử nguyên tố X là

A. 6. B. 4. C. 7. D. 3.

Câu 5. Hạt nhân nguyên tử chứa hạt mang điện là

A. proton. B. proton và electron.

C. electron. D. neutron.

Câu 6. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học?

A. 178𝑄 , 169𝑀, 10
19
𝐸. B. 168𝑍, 178𝑄 , 188𝐿.

C. 146𝑋, 147𝑌, 168𝑍. D. 168𝑍, 169𝑀, 167𝐺 .

Câu 7. Nguyên tử aluminum có điện tích hạt nhân bằng +13 và số khối bằng 27. Kí hiệu nguyên tử của
aluminum là

A. 14
13𝐴𝑙 . B. 13
27𝐴𝑙 . C. 27
13𝐴𝑙 . D. 27
14𝐴𝑙 .

Câu 8. Oxygen trong tự nhiên có 3 đồng vị 16O, 17O, 18O. Số phân tử O2 được tạo thành từ 3 đồng vị là

A. 6. B. 9. C. 12. D. 3.

Câu 9. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Trong nguyên tử, số khối bằng tổng khối lượng các hạt proton và neutron.

B. Trong nguyên tử, số khối bằng tổng số hạt proton và neutron.

C. Trong nguyên tử, số khối bằng nguyên tử khối.

D. Trong nguyên tử, số khối bằng tổng các hạt proton, neutron và electron.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây sai?


A. Electron mang điện tích âm, nằm trong hạt nhân, khối lượng rất nhỏ so với proton và neutron.

B. Neutron không mang điện, khối lượng gần bằng 1 amu.

C. Nguyên tử trung hòa điện, có kích thước lớn hơn nhiều so với hạt nhân, nhưng có khối lượng
gần bằng khối lượng hạt nhân.

D. Proton mang điện tích dương, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 1 amu.

Câu 11. Nguyên tử của nguyên tố M có cấu hình electron là 1s22s22p4. Số electron độc thân của
M là

A. 5. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 12. Số electron tối đa của phân lớp 2p là

A. 2. B. 8. C. 12. D. 6.

Câu 13. Nguyên tử cobalt có cấu hình electron hóa trị là 3d74s2. Số hiệu nguyên tử của cobalt là

A. 25. B. 27. C. 29. D. 24.

Câu 14. Lớp M (n=3) có số orbital bằng

A. 3. B. 4. C. 9. D. 18.

Câu 15. Cấu hình electron của nguyên tử Ca (Z=20) là

A. 1s22s22p63s23p64s14p1. B. 1s22s22p63s23p64s2.

C. 1s22s22p63s23p63d2. D. 1s22s22p63s23p63d14s1.

Câu 16. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron đã xây dựng đến phân lớp 3p3. Tổng số
electron của nguyên tử nguyên tố X là

A. 16. B. 13. C. 14. D. 15.

Câu 17. Sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp electron dựa vào nguyên lí hay
nguyên tắc nào sau đây?

A. Nguyên lí vững bền và quy tắc Hund.

B. Nguyên lí vững bền và nguyên lí Pauli.

C. Nguyên lí Pauli và quy tắc Hund.

D. Nguyên lí vững bền và quy tắc Pauli.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Electron ở orbital 3p có mức năng lượng thấp hơn electron ở orbital 3s.

B. Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau.
C. Những electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất.

D. Những electron ở gần hạt nhân có mức năng lượng cao nhất.

Câu 19. Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố như sau:

(1) 1s22s22p63s2 (2) 1s22s22p63s23p5

(3) 1s22s22p63s23p63d64s2 (4) 1s22s22p6

Các nguyên tố kim loại là

A. (1), (2), (4). B. (2), (3), (4). C. (2), (4). D. (1), (3).

Câu 20. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Orbital nguyên tử là đám mây chứa electron có dạng hình số 8 nổi.

B. Orbital nguyên tử là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt
electron là lớn nhất.

C. Orbital nguyên tử là quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thuưước
năng lượng xác định.

D. Orbital nguyên tử là đám mây chứa electron có dạng hình cầu.

Câu 21. Nguyên tố Mg (Z=12) thuộc chu kì 3, có số electron lớp ngoài cùng là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

Câu 22. Số chu kì nhỏ và chu kì lớn trong bảng tuần hoàn lần lượt là

A. 5 và 2. B. 2 và 5. C. 3 và 4. D. 4 và 3.

Câu 23. Nguyên tử X có cấu hình là ns2np5. Trong bảng tuần hoàn, X ở nhóm

A. IIIA. B. VA C. IIA. D. VIIA.

Câu 24. Trong bảng tuần hoàn, số thứ tự ô nguyên tố bằng

A. số neutron. B. số electron hóa trị.

C. số hiệu nguyên tử. D. số khối.

Câu 25. Trong bảng tuần hoàn, số thứ tự của chu kì bằng

A. số electron lớp ngoài cùng. B. số hiệu nguyên tử.

C. số electron hóa trị. D. số lớp electron.

Câu 26. Cho các phát biểu về bảng tuần hoàn:

(a) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
(b) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một hàng.

(c) Các nguyên tố có cấu hình electron tương tự nhau được xếp vào cùng một cột.

(d) Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.

Số phát biểu đúng là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 27. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là 1s22s22p63s23p5. Vị
trí nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là

A. Ô số 17, chu kì 3, nhóm IVB. B. Ô số 17, chu kì 3, nhóm VIIA.

C. Ô số 17, chu kì 3, nhóm VA. D. Ô số 17, chu kì 3, nhóm VIA.

Câu 28. Cấu hình electron của nguyên tử ở trạng thái cơ bản biểu diễn bằng ô lượng tử như sau

1s2 2s2 2p3


Thông tin nào không đúng khi nói về cấu hình đã cho?

A. Nguyên tử có 3 electron độc thân. B. Nguyên tử có 2 lớp electron.

C. Nguyên tử có 7 electron. D. Lớp ngoài cùng có 3 electron.

You might also like