You are on page 1of 2

ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 1 – ĐỀ 03.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM.


Câu 1.Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A.neutron và proton. B.proton và electron.
C.neutron và electron. D.neutron, proton và electron.
Câu 2. Kết luận nào sau đây là không đúng trong thí nghiệm của Rutherfor.

A.Hầu hết chùm hạt anpha xuyên qua lá vàng chứng tỏ nguyên tử có cấu tạo rỗng.
B. Một vài hạt anpha bị bật ngược lại hoặc lệch hướng, chứng tỏ có một vài điểm có kích thước rất nhỏ, nhưng tập
trung một lượng điện tích dương rất lớn, đó là hạt nhân nguyên tử.
C. Thí nghiệm đã phát hiện được hạt proton và hạt neutron.
D. Kích thước của nguyên tử lớn hơn rất nhiều so với kích thước của hạt nhân.
Câu 3. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng
A. số p và n. B. số khối. C. số n. D.số p.
Câu 4.Nguyên tử của nguyên tố A có 56 electron, trong hạt nhân có 81 neutron, kí hiệu của nguyên tử nguyên tố A là
A. . B. . C. . D.
Câu 5.Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Lớp M có 9 phân lớp. B. Lớp L có 4 orbital.
C. Phân lớp p có 3 orbital. D. Năng lượng của electron trên lớp K là thấp nhất.
Câu 6. Thông tin nào sau đây không đúng về ?
A. Số đơn vị điện tích hạt nhân là 82. B. Số proton và neutron là 82.
C. Số neutron là 124. D. Số khối là 206.
Câu 7. Nguyên tử R có điện tích lớp vỏ nguyên tử là -41,652.10-19 C. Điều khẳng định nào sau đây là không chính xác?
A. Lớp vỏ nguyên tử R có 26 electron. B. Hạt nhân nguyên tử R có 26 proton.
C. Hạt nhân nguyên tử R có 26 neutron. D. Nguyên tử R trung hoà về điện.
14
Câu 8. Oxygen có 3 đồng vị là ; ; . Carbon có 3 đồng vị là ; ; 6 C. Số phân tử khí carbon dioxide
khác nhau có thể được tạo thành từ những đồng vị của oxygen và carbon trên là
A. 12. B. 16 C. 18 D. 11.
Câu 9. Có những phát biểu sau đây về các đồng vị của một nguyên tố hoá học:
(1) Các đồng vị có tính chất hoá học giống nhau.
(2) Các đồng vị có tính chất vật lí khác nhau.
(3) Các đồng vị có cùng số electron ở vỏ nguyên tử.
(4) Các đồng vị có cùng số proton nhưng khác nhau về số khối.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D.4.
Câu 10. X được dùng làm chất bán dẫn trong kĩ thuật vô tuyến điện, chế tạo pin mặt trời. Nguyên tử của nguyên tố X có
3 lớp electron. Lớp ngoài cùng có 4 electron. Số hiệu nguyên tử của X là
A.16. B. 14. C. 12. D. 15.
40
Câu 11.Cho các kí hiệu nguyên tử sau: 19 18
A, 40 B, 16C , 39 D
8 19 . Các nguyên tử thuộc cùng loại nguyên tố là
A. A, B. B. C, D. C. A, D. D. B, D.
Câu 12. Nguyên tử của nguyên tố phosphorus (Z = 15) có số electron độc thân là
A. 1. B. 2. C.3. D. 4.
Câu 13. Nguyên tử Fluorine có 9 electron. Theo mô hình Rutherford - Bohr, tỉ lệ số lượng electron trên lớp thứ hai so
với số lượng electron trên lớp thứ nhất là
A. 2 : 12. B. 7 : 2. C. 5 : 2. D. 2 : 7.
Câu 14. Phát biếu nào sau đây không đúng?
A. Electron càng ở xa hạt nhân thì có năng lượng càng thấp.
B. Số lượng electron tối đa trong một phân lớp luôn là một số chẵn,
C. Phân lớp p có nhiều orbital hơn phân lớp s.
D. So electron tối đa trên phân lớp p gấp ba lần so electron tối đa trên phân lớp s.
Câu 15. Cấu hình electron của một nguyên tử được biểu diễn dưới dạng các ô orbital trong lớp vỏ nguyên tử như sau:
số electron hoá trị và tính chất đặc trưng của nguyên tố hóa học này là
A. 3, tính kim loại. B. 5, tính phi kim. C. 7, tính phi kim. D. 4, tính kim loại.
Câu 16. Trong nguyên tử , số hạt mang điện gấp số hạt không mang điện x lần. Giá trị của x là
A.2,2. B.1,667. C.0,883. D.1,8333.
Câu 17. Cho biết 1 g electron có xấp xỉ số hạt electron là ( Cho m e = 9,11.10-28g)
A. 1,1.1027 hạt. B. 1,15.1027 hạt. C. 2,05.1025 hạt. D. 0,85.1027 hạt.
Câu 18. Cho các phát biểu sau
(1). Các electron trong lớp vỏ nguyên tử được phân bố vào các lớp và phân lớp dựa theo năng lượng của chúng.
(2). Các electron thuộc cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau.
(3). Các electron thuộc cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.
(4). Các electron ở lớp ngoài cùng có vai trò quyết định đến tính chất hoá học đặc trưng của nguyên tố.
Số nhận định đúng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 19. Nguyên tử oxygen có 8 proton, 8 neutron và 8 electron. Khối lượng nguyên tử oxygen theo đơn vị gam và amu
lần lượt là
( cho biết mp = 1,673.10-24g, mN = 1,675.10-24g, me = 9,11.10-28g, 1amu = 1,66.10-24g).
A. 2,679.10-23 (g) và 16,0043 (amu). B. 2,679.10-23 (g) và 16,1386 (amu).
C. 2,872.10 (g) và 17,0012 (amu).
-23
D. 2,872.10-23(g) và 16,0043 (amu).
Câu 20.Nguyên tử có đường kính lớn gấp khoảng 10.000 lần đường kính hạt nhân. Nếu ta phóng đại hạt nhân lên thành
một quả bóng có đường kính 6cm thì đường kính nguyên tử sẽ là
A. 200m. B. 300m. C. 600m. D. 1200m.
Câu 21.X là nguyên tố có 4 lớp electron, ion X3+ có tổng số electron ở lớp ngoài cùng là 11. X là
A. Iron. B. Chromium. C. Copper. D. Aluminum.
Câu 22.Một nguyên tố R có 2 đồng vị có tỉ lệ số nguyên tử là 27:23. Hạt nhân của R có 35 hạt proton. Đồng vị thứ nhất
có 44 hạt nơtron, đồng vị thứ 2 có số khối nhiều hơn đồng vị thứ nhất là 2. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố R

A. 79,2. B. 79,8. C. 79,92. D. 80,5.
Câu 23.Argon tách ra từ không khí là hỗn hợp ba đồng vị: 99,6% 40Ar; 0,063% 38Ar; 0,337% 36Ar. Thể tích của 10g
Argon ở điều kiện tiêu chuẩn là
A. 2,801 lít. B. 2,240 lít. C. 8,960 lít. D. 5,602 lít.
Câu 24.Lithium có 2 đồng vị 6Li và 7Li. Nguyên tử khối trung bình của Lithium là 6,925. Phần trăm số nguyên tử 6Li là
A. 92,5. B. 8,5. C. 95,2. D. 7,5.
Câu 25.Trong tự nhiên, nguyên tố Boron có 2 đồng vị: 10B và 11B có tỉ lệ về số nguyên tử là 1:4 . Số nguyên tử của
đồng vị 10B trong 2,16 gam Boron là (Biết số Avogađro =6,02.1023)
A. 2,408.1022 B. 2,408.1023. C. 9,632.1023 . D. 9,632.1022 .
Câu 26. Cho hợp chất XY2 tạo bởi hai nguyên tố X, Y. Y có hai đồng vị  Y chiếm 55% số nguyên tử Y và đồng vị 81Y.
79

Trong XY2, phần trăm khối lượng của X là bằng 28,45%. Tính nguyên tử khối trung bình của X là
A. 65,23. B. 63,54. C. 55,23. D. 63,73.
Câu 27. Tổng số hạt cơ bản trong phân tử X có công thức M2O là 140, trong phân tử X có tổng số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 44. Công thức phân tử của M2O.
A. Na2O. B. K2O. C. N2O. D. Cu2O.
Câu 28. Nguyên tử Iron ở 20°C có khối lượng riêng là 7,87 g/cm3. Với giả thiết này, tinh thể nguyên tử Iron là những
hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là những khe rỗng giữa các quả cầu. Cho biết khối lượng nguyên tử
của Iron là 55,847. Bán kính nguyên tử gần đúng của Iron là
A. 1,56 . B. 1,28 . C. 1,57 . D. 1,08 .
II. PHẦN TỰ LUẬN.
Câu 1.Nguyên tố A có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1. Nguyên tố B có phân lớp cuối là 3p5.
a. Xác định tên A, B.Viết cấu hình electron đầy đủ của A, B.
b. Phân bố electron vào AO ở lớp vỏ nguyên tử của A và B.
Câu 2.Nguyên tử X có tổng số hạt là 48. Trong X hạt mang điện chiếm 66,67%.
a. Tính e, p, n của X và viết kí hiệu nguyên tử .
b. Y là đồng vị khác của X. Y hơn X 1 neutron và Y chiếm 6%. Tính nguyên tử khối trung bình.

You might also like