You are on page 1of 12

1ĐÈ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA HKI HÓA HỌC - LỚP 10

PHẦN 1: MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ BẢN THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ 


Câu 1. Đa số các nguyên tử có cấu tạo như thế nào? 
A. Nguyên tử được cấu tạo bởi 2 loại hạt: proton, neutron.
B. Nguyên tử có cấu tạo bởi proton và vỏ electron. 
C. Nguyên tử cấu tạo bởi các điện tử mang điện âm. 
D. Nguyên tử cấu tạo bởi hạt nhân mang điện dương và lớp vỏ electron mang điện âm. 
Câu 2. Trong nguyên tử, hạt mang điện là 
A. electron.  B. electron và neutron. 
C. proton và neutron. D. proton và electron. 
Câu 3. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là :
A. neutron và proton. B. electron, neutron và proton. 
C. electron và proton.  D. electron và neutron. 
Câu 4. Câu nào sau đây diễn tả khối lượng của electron là đúng?
A. Khối lượng của electron bằng khối lượng của proton. 
B. Khối lượng của electron nhỏ hơn khối lượng của proton.
C. Khối lượng của electron bằng khối lượng của neutron.
D. Khối lượng của electron lớn hơn khối lượng của neutron.
Câu 5. Loại hạt nào mang điện trong nguyên tử? 
A. Proton và neutron. B. Neutron. 
C. Electron và neutron.  D. Proton và electron. 
Câu 6. Loại hạt nào được tìm thấy ở lớp vỏ nguyên tử? 
A. Proton. B. Neutron.
C. Electron. D. Proton và neutron. 
Câu 7. Loại hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử? 
A. Proton. B. Neutron.
C. Electron. D. Proton và neutron. 
Câu 8. Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là :
A. electron. B. proton.
C. neutron.   D. neutron và electron. 
Câu 9. Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại? 
A. Proton. B. Neutron. 
C. Electron. D. Neutron và electron. 
Câu 10. Câu trình bày nào sau đây là đúng cho tất cả các nguyên tử? 
A. Số electron bằng số neutron. 
B. Số electron bằng số proton. 
C. Số hạt trong hạt nhân nguyên tử bằng tổng số proton và số electron. 
D. Số electron bằng tổng số proton và số neutron. 
Câu 11. Nguyên tử không mang điện vì :
A. được tạo nên bởi các hạt không mang điện. 
B. có tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron.
C. có tổng số hạt electron bằng tổng số hạt neutron.
D. tổng số hạt neutron bằng tổng số hạt proton. 
Câu 12. Một nguyên tử (X) có 3 proton, 4 neutron trong hạt nhân. Điện tích của hạt nhân nguyên tử X là :
A. +3. B. -3.  C. 0.  D. +7. 
Câu 13. Điện tích của hạt nhân nguyên tử X là 17+. Số hạt proton trong nguyên tử X là :
A. 8. B. 17.  C. 34. D. 7. 
Câu 14. Một nguyên tử (X) có 13 proton, 14 neutron trong hạt nhân. Khối lượng của nguyên tử X là :
A. 13 amu.  B. 14 amu. C. 27 amu.  D. 40 amu. 
Câu 15. Tổng điện tích lớp vỏ của nguyên tử R có điện tích bằng -38,88.10 C, số proton trong hạt nhân
nguyên tử R là :
A. 24.  B. 20. C. 19.  D. 13. 
Câu 16. Lớp vỏ của nguyên tử nguyên tố X có 11 electron. Điện tích hạt nhân nguyên tử X là 
A. -1,76.10 C B. +1,826.10 C C. -1,826.10 C
D. +1,76.10 C

1
Câu 17. Các đám mây gây hiện tượng sấm sét tạo nên bởi những hạt nước nhỏ li ti mang điện tích. Một phép
đo thực nghiệm cho thấy một giọt nước có đường kính 50 m,mang một lượng điện tích âm là -4,806.10
C Điện tích âm của giọt nước trên tương đương với điện tích của bao nhiêu electron? 
A. 300 electron.  B. 200 electron. C. 80 electron.  D. 408 electron. 
Câu 18. Biết trong một phân tử nước (H O), nguyên tử H chỉ tạo nên từ 1 proton và 1 electron; nguyên tử
O có 8 neutron và 8 proton. Tổng số electron, proton, neutron trong phân tử này là :
A. 24. B. 28. C. 30. D. 20. 
Câu 19. Biết trong một phân tử hydrogen chlorine (HCl), nguyên tử H chỉ tạo nên từ 1 proton và 1 electron;
nguyên tử Cl có 18 neutron và 17 proton. Tổng số electron trong phân tử này là :
A. 20. B. 18. C. 19. D. 40. 
Câu 20. Biết trong một phân tử hydrogen sulfur (H S), nguyên tử H chỉ tạo nên từ 1 proton và 1 electron;
nguyên tử S có 16 neutron và 16 proton. Tổng số proton, neutron trong phân tử này là :
A. 38. B. 34. C. 18. D. 20. 
Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng?  
A. Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là proton, neutron, electron. 
B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. 
C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt neutron. 
D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron. 
Câu 22. Chọn câu phát biểu sai ? 
A. Trong nguyên tử, số khối bằng tổng số hạt proton và neutron. 
B. Trong nguyên tử, số electron bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
C. Trong nguyên tử, số proton bằng điện tích hạt nhân. 
D. Trong nguyên tử, số proton bằng số electron. 
Câu 23. Cho nguyên tử N. Mệnh đề nào sau đây không đúng? 
A. Hạt nhân nguyên tử nitrogen mới có 7 proton. 
B. Nguyên tố nitrogen nằm ở ô thứ 7 trong bảng hệ thống tuần hoàn. 
C. Chỉ có trong hạt nhân nguyên tử nitrogen tỉ lệ giữa số proton và số neutron mới là 1:1.
D. Trong nguyên tử N có 7 electron. 
Câu 24. Một nguyên tử A có tổng số hạt là 46, số hạt không mang điện bằng  tổng số hạt mang điện. A
là:
A. N.  B. O.  C. P. 
D. S 
Câu 25. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử M là 82, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 22. M là 
A. Fe.  B. Cu. C. Ni.  D. Cr. 
Câu 26. Oxit B có công thức là X O. Tổng số hạt cơ bản trong B là 92, trong đó tổng số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Biết O. B là 
A. Ag O. ( = 47) B. K O. ( = 19) 
C. Li O. ( = 3)  D. Na O. ( = 11) 
Câu 27. Tổng số các loại hạt trong nguyên tử M là 18. Nguyên tử M có tổng số hạt mang điện gấp đôi số hạt
không mang điện. M là 
A. Carbon ( C).  B. Oxygen ( O).  C. Sulfur ( S).  D. Nitrogen ( N).
Câu 28. Oxit của M có dạng M O. Tổng số hạt cơ bản (p,n,e) trong một phân tử oxit là 92, trong đó hạt
mang điện nhiều hơn không mang điện là 28. Cho biết oxi trong oxit là O. Công thức oxit cần tìm là :
A. N O ( = 7) B. Cl O ( = 17)  C. Na O ( = 11)  D. K O (
= 19) 
Câu 29. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử X là 52, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 16. X là :
A. F.  B. Cl.  C. Br.  D. I.
Câu 30. Nguyên tử của nguyên tố hóa học X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 180. Trong đó tổng
các hạt mang điện gấp 1,4324 lần số hạt không mang điện. X là :
A. Cl. B. Br.  C. I.  D. F.  

2
Câu 31. Hợp chất X được tạo bởi nguyên tử M với nguyên tử nitơ là M N có tổng số hạt cơ bản là 156,
trong đó tổng số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là 44. Biết N. Công thức phân tử của X là :
A. Ca3N2 (ZCa = 20)  B. Mg3N2 (ZMg = 12) C. Zn3N2 (ZZn = 30) D.Cu3N2 (ZCu=29)
Câu 32. Nguyên tử X có số khối nhỏ hơn 36 và có tổng các hạt là 52. X là :
A. Cl.  B. K.  C. Na.   D. Br. 
Câu 33. Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34. X là nguyên tố hóa học nào dưới đây? 
A. 7Li.  B. F.  C. Na. D. Mg. 
Câu 34. Tổng số hạt proton, neutron và electron trong 2 nguyên tử A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang
điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của A là 12.
A, B lần lượt là 
A. K, Mn.  B. Cr, Zn. C. Na, Cl. 
D. Ca, Fe. 

NGUYÊN TỐ HÓA HỌC


Câu 35. Điện tích hạt nhân nguyên tử Z là 
A. số electron của nguyên tử. B. điện tích của proton trong hạt nhân. 
C. số proton trong hạt nhân. D. điện tích của electron trong nguyên tử.
Câu 36. Số khối của nguyên tử bằng tổng :
A. số proton và neutron.  B. số proton và electron. 
C. số neutron, electron và proton. D. số điện tích hạt nhân. 
Câu 37. Nguyên tử nhôm (Aluminium) có 13 hạt proton và 14 hạt neutron. Số khối của Al là 
A. 13.  B. 27.  C. 14.  D. 1. 
Câu 38. Nguyên tử fluorine có 9 proton, 9 electron và 10 neutron. Số khối của nguyên tử fluorine là 
A. 9.  B. 10.  C. 19. D. 28. 
Câu 39. Một nguyên tố có A = 167 và Z = 68. Nguyên tử của nguyên tố này có: 
A. 68 proton, 68 electron, 99 neutron.  B. 99 proton, 68 electron, 68 neutron.
C. 68 proton, 99 electron, 68 neutron.  D. 55 proton, 56 electron, 55 neutron. 
Câu 40. Trong kí hiệu X, nhận định nào sau đây không đúng? 
A. A là số khối có giá trị gần đúng bằng khối lượng nguyên tử X. 
B. Z là số proton trong nguyên tử X. 
C. Z là số electron ở lớp vỏ. 
D. (A+Z) là số neutron trong nguyên tử X. 
Câu 41. Phân tử S có 128 electron, số hiệu nguyên tử của lưu huỳnh (S) là bao nhiêu? 
A. 128.  B. 64.  C. 32.  D. 16. 
Câu 42. Có 2 kí hiệu U và U, nhận xét nào sau đây là không đúng? 
A. Cả hai cùng thuộc về nguyên tố uranium. B. Mỗi hạt nhân nguyên tử đều có 92 proton.
C. Hai nguyên tử khác nhau về số electron. D. Hai nguyên tử đều có electron bằng nhau. 
Câu 43. Trong nguyên tử Al tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là :
A. 13 hạt. B. 14 hạt.  C. 12 hạt.   D. 1 hạt.
Câu 44. Trong các nguyên tố sau đây, nguyên tố nào được biểu diễn đúng kí hiệu nguyên tử? 
A. P.  B. Cu.  C. Zn.  D. Fe.
Câu 45. Tổng số hạt proton, neutron và electron có trong nguyên tử B Rb là 
A. 123.  B. 37.  C. 74.  D. 86.
Câu 46. Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng :
A. số khối.  B. điện tích hạt nhân. 
C. só electron.  D. tổng số proton và neutron. 
Câu 47. Các nguyên tử nào dưới đây thuộc cùng một nguyên tố hóa học? 
A. G; M.  B. L; D C. E; Q. D.
M; L.
Câu 48. Xét các thành phần: 
(1). Số proton trong hạt nhân. (2). Số electron trong nguyên tử.
(3). Số neutron trong hạt nhân. (4). Khối lượng nguyên tử. 
Các nguyên tử có cùng kí hiệu nguyên tố có cùng những thành phần sau đây? 

3
A. (1), (2). B. (1), (3).  C. (1), (2), (3).  D. (1), (2), (4). 
Câu 49. Trong phân tử KNO tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là :
(Cho  K; N; O)
A. 48 hat. B. 49 hạt. C. 50 hạt.  D. 51 hạt. 
Câu 50. Trong phân tử HNO tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là :
(Cho  H; N; O)
A. 31 hạt.  B. 32 hạt.  C. 33 hạt.  D. 34 hạt. 
Câu 51. Các đồng vị của cùng nguyên tố có :
A. cùng số khối.  B. cùng số hiệu nguyên tử Z. 
C. chiếm các ô khác nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn.  D. cùng số neutron. 
Câu 52. Chọn định nghĩa đúng về đồng vị? 
A. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số khối. 
B. Đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân. 
C. Đồng vị là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân và cùng số khối.
D. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton, khác nhau số neutron. 
Câu 53. Cho 3 nguyên tử: X; Y; Z. Các nguyên tử nào là đồng vị của cùng 1 nguyên tố? 
A. X và Z.  B. X và Y.  C. X, Y và Z.  D. Y và Z. 
Câu 54. Cho ba nguyên tử có kí hiệu là Mg, Mg, Mg . Phát biểu nào sau đây là sai? 
A. Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14. 
B. Đây là 3 đồng vị của cùng một nguyên tố. 
C. Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg. 
D. Hạt nhân của mỗi nguyên tử đều có 12 proton. 
Câu 55. Phổ khối, hay phổ khối lượng chủ yếu được sử dụng để xác định phân tử khối, nguyên tử khối của
các chất và hàm lượng các đồng vị bền của một nguyên tố. Phổ khối của neon được biểu diễn như hình sau: 

Neon có số đồng vị bền là :


A. 1  B. 2  C. 3  D. 4 
Câu 56. Biết rằng trong tự nhiên potassium có 3 đồng vị: K (93,08%); K (0,012%); K (6,9%).
Khối lượng nguyên tử trung bình của nguyên tố potassium là :
A. 34,91.  B. 39,14.  C. 39,53.  D. 34,14. 
Câu 57. Nguyên tố carbon có hai đồng vị bền: C chiếm 98,89% và C chiếm 1,11%. Nguyên tử khối
trung bình của nguyên tố carbon là :
A. 12,022.  B. 12,011.  C. 12,055.  D. 12,500. 
Câu 58. Nitrogen trong thiên nhiên là hỗn hợp gồm hai đồng vị là N (99,63%) và N (0,37%). Nguyên
tử khối trung bình của nitrogen là 
A. 14,7. B. 14,0.  C. 14,4.  D. 13,7. 
Câu 59. Phổ khối, hay phổ khối lượng chủ yếu được sử dụng để xác định phân tử khối, nguyên tử khối của
các chất và hàm lượng các đồng vị bền của một nguyên tố. Phổ khối của neon được biểu diễn như hình sau: 

4
Nguyên tử khối trung bình của Ne là 
A. 20,00  B. 21,02  C. 90,90.  D. 20,18. 
Câu 60. Oxygen có 3 đồng vị O, O, O với phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị tương ứng là x , x
, x . Trong đó x = 15x và x − x = 21x . Nguyên tử khối trung bình của các đồng vị là :
A. 17,14.  B. 16,14.  C. 17,41.  D. 16,41. 
Câu 61. Một nguyên tố X có hai đồng vị có tỉ lệ nguyên tử là 27:23. Hạt nhân của X có 35 proton. Đồng vị 1
có 44 nơtron, đồng vị 2 nhiều hơn đồng vị 1 là 2 nơtron. Nguyên tử khối trung bình của X là 
A. 80,22.  B. 79,92.  C. 79,56.  D. 81,32. 
Câu 62. Trong tự nhiên, copper có 2 đồng vị là Cu và Cu, oxygen có 3 đồng vị là O, O, O.
Số loại công thức phân tử được tạo bởi copper (II) và oxygen là 
A. 8.  B. 6.  C. 12.  D. 18. 
Câu 63. Oxygen trong tự nhiên là hỗn hợp của các đồng vị O, O, O. Số loại phân tử O có thể
được tạo thành từ các đồng vị trên là
A. 3. B. 6.  C. 9.  D. 12. 
Câu 64. Biết hydrogen có 3 đồng vị H, H, H và Oxi có 3 đồng vị O, O, O . Số loại phân tử H
O có thể tạo thành là :
A. 6.  B. 12.  C. 18.  D.24

CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ


Câu 65. Các phân lớp có trong lớp L là 
A. 2s; 2p.  B. 4s; 4p; 4d; 4f.  C. 3s; 3p; 3d D. 3s; 3p; 3d; 3f. 
Câu 66. Sự phân bố electron vào các lớp và phân lớp căn cứ vào 
A. khối lượng nguyên tử tăng dần. B. điện tích hạt nhân tăng dần. 
C. sự bão hòa các lớp electron. D. mức năng lượng của electron. 
Câu 67. Kí hiệu của lớp electron thứ 3 là
A. lớp L.  B. lớp M.  C. lớp N.  D. lớp K.
Câu 68. Phân lớp 4f có số electron tối đa là 
A. 6.  B. 18.  C. 10.  D. 14
Câu 69. Lớp N có số phân lớp electron tối đa bằng 
A. 1.  B. 2. C. 3.  D. 4
Câu 70. Số electron tối đa trong phân lớp 3d là 
A. 2.  B. 10.  C. 14.  D. 6
Câu 71. Cho Cl, cấu hình electron của chlorine ở trạng thái cơ bản là 
A. 1s22s 2p3s23p2. B. 1s22s22p63s23p3. 
C. 1s22s22p3s23p4. D. 1s22s22p63s23p6. 
Câu 72. Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là 15+. Ở trạng thái cơ bản X có bao nhiêu electron ở lớp ngoài
cùng?
A. 5 electron.  B. 4 electron. C. 3 electron D. 7 electron
Câu 73. Nguyên tử M có cấu hình electron lớp ngoài cùng ở trạng thái cơ bản là 3s 3p . Nguyên tử M là
2 5

A. Na.  B. Ar.  C. Cl. D. K


Câu 74. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3p 1. Số hiệu nguyên tử của
nguyên tố X là 
A. 13.  B. 14.  C. 12.  D. 11. 

5
Câu 75. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử sulfur là 16. Trong nguyên tử sulfur, số electron ở phân
mức năng lượng cao nhất là :
A. 6.  B. 2.  C. 4.  D. 1. 
Câu 76. Ở trạng thái cân bằng, các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có
6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố X là 
A. 6.  B. 8.  C. 14.  D. 16. 
Câu 77. Ở trạng thái cân bằng, nguyên tử của nguyên tố X có tổng các electron phân lớp p là 7. Vậy X thuộc
loại nguyên tố nào? 
A. Nguyên tố s.  B. Nguyên tố p.  C. Nguyên tố d. D. Nguyên tố f. 
Câu 78. Cấu hình của nguyên tử sau biểu diễn bằng ô lượng tử. Thông tin nào không đúng khi nói về cấu 
hình đã cho? 

A. Nguyên tử có 7 electron. B. Lớp ngoài cùng có 3 electron.


C. Nguyên tử có 3 electron độc thân.  D. Nguyên tử có 2 lớp electron. 
Câu 79. Nguyên tố Cl (Z = 17) có số electron độc thân ở trạng thái cơ bản là :
A. 7.  B. 5.  C. 6  D. 3. 
Câu 80. Nguyên tử nguyên tố X có hai lớp electron, trong đó có 1 electron độc thân. Có bao nhiêu nguyên tố
X thỏa mãn đặc điểm trên ?
A. 1  B. 2  C. 3  D. 4 
Câu 81. Cấu hình electron (ở trạng thái cơ bản) nào sau đấy là của nguyên tử kim loại? 
A. 1s 2s 2p63s 3p4.  B. 1s 2s 2p63s 3p5.  C.1s 2s 2p63s1.  D.
1s 2s 2p .  6

Câu 82. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử nguyên tố X có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s23p5. X là nguyên tố 
A. kim loại.  B. phi kim
C. khí hiếm.  D. kim loại hoặc phi kim. 
Câu 83. Cho các nguyên tố A(Z = 5), X(Z = 7), Y(Z = 11), R(Z = 12), M(Z = 19), L (Z = 14). Các nguyên tố
kim loại là :
A. A, Y, R, M.  B. A, Y, R, M, L.  C.Y, R, M. D. Y, R, M, L. 
Câu 84. Khẳng định nào sau đấy đúng? 
A. Các nguyên tử của nguyên tố khí hiếm có 8 electron ở lớp ngoài cùng. 
B. Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng là nguyên tử của các nguyên tố kim loại. 
C. Tất cả các nguyên tử của nguyên tố hóa học đều có số neutron lớn hơn số proton. 
D. Electron cuối cùng của nguyên tử Zn điền vào phân lớp d. Zn là nguyên tố d.
Câu 85. Mệnh đề nào sau đây đúng? 
A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử Mg mới có tỉ lệ giữa số proton và neutron là 1:1. 
B. Chỉ có trong nguyên tử Mg mới có 12 electron. 
C. Chỉ có hạt nhân nguyên tử Mg mới có 12 proton. 
D. Nguyên tử Mg có 3 lớp electron.
Câu 86. Cho các phát biểu sau: 
(1) Orbital 1s có dạng hình cầu, orbital 2s có dạng hình số tám nổi.
(2) Trong một nguyên tử, năng lượng của electron thuộc AO 1s thấp hơn năng lượng của electron thuộc AO 
2s. 
(3) Trong một nguyên tử, năng lượng của electron thuộc AO 2s thấp hơn năng lượng của electron thuộc AO 
2p.
(4) Trong một nguyên tử, năng lượng của electron thuộc AO 2s gần năng lượng của electron thuộc AO 2p.
Số phát biểu đúng là 
A. 1. B. 2. C. 3 D. 4
Câu 87. Cho các phát biểu sau 
(1) Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở lớp vỏ.
(2) Electron gần hạt nhân có năng lượng càng cao. 
(3) Khối lượng proton xấp xỉ khối lượng neutron.

6
(4) Có 3 nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1. 
(5) Số khối mang điện tích dương.  
(6) Nguyên tử có phân mức năng lượng cao nhất 3d là nguyên tố s.
(7) Tất cả các nguyên tử có 2e lớp ngoài cùng là kim loại.
Số phát biểu sai là 
A. 5.  B. 7.  C. 4.  D. 6. 
Câu 88. Trong các nguyên tố có Z = 1 đến Z = 20. Có bao nhiêu nguyên tố mà nguyên tử có 2 eletron ngoài 
cùng? 
A. 3.  B. 4.  C. 5.  D. 6. 
Câu 89. Có bao nhiêu nguyên tố hóa học mà nguyên tử của nó có electron cuối cùng điền vào phân lớp 4s? 
A. 9.  B. 3.  C. 12.  D. 2. 

CÂU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN


Câu 90. Các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn không được sắp xếp theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp cùng một hàng. 
B. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. 
C. Các nguyên tố được sắp theo theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. 
D. Các nguyên tố được sắp theo theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử.
Câu 91. Chỉ ra nội dung sai khi nói về các nguyên tố trong cùng một nhóm? 
A. Có tính chất hoá học gần giống nhau. 
B. Nguyên tử của chúng có cấu hình electron tương tự nhau. 
C. Nguyên tử của chúng có số electron hoá trị bằng nhau. 
D. Được sắp xếp thành một hàng. 
Câu 92. Trong bảng hệ thống tuần hoàn, số thứ tự của chu kỳ bằng 
A. số electron hoá trị.  B. số lớp electron.
C. số electron lớp ngoài cùng.   D. số hiệu nguyên tử. 
Câu 93. Cho nguyên tử của các nguyên tố X; Y; Z; , T: Nguyên tố nào có 1 electron hóa trị? 
A. X.  B. Y.  C. T.  D. Z. 
Câu 94. Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn lần lượt là 
A. 3 và 3.  B. 4 và 3.  C. 3 và 4.  D. 4 và 4. 
Câu 95. Khi nói về chu kì, phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. Trong chu kỳ 2 và 3, số electron lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8. 
B. Chu kỳ mở đầu là một kim loại điển hình và kết thúc là một phi kim điển hình.
C. Trong chu kỳ, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
D. Trong cùng một chu kỳ, các nguyên tử có số lớp electron bằng nhau. 
Câu 96. Các nguyên tố xếp ở chu kỳ 5 có bao nhiêu lớp electron trong nguyên tử? 
A. 6.  B. 5.  C. 3.  D. 4.
Câu 97. Các nguyên tố nhóm A trong bảng hệ thống tuần hoàn là :
A. các nguyên tố s. B. các nguyên tố p.
C. các nguyên tố s hoặc các nguyên tố p.    D. các nguyên tố d.
Câu 98. Các nguyên tố s thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn? 
A. IA. B. IIA. C. IIIA. D. IA hoặc IIA.
Câu 99. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B, có tổng số cột là :
A. 8.  B. 16.  C. 18.  D. 20. 
Câu 100. Số nguyên tố thuộc chu kì 1 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là :
A. 8  B. 18  C. 32  D. 2 
Câu 101. Số nguyên tố hóa học thuộc chu kì 6 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là :
A. 8.  B. 32.  C. 18.  D. 16. 
Câu 102. Số nguyên tố thuộc chu kì 4 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là :
A. 8  B. 18  C. 32  D. 50 
Câu 103. Nguyên tử X có cấu hình electron: 1s 2s 2p . Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn? 
2 2 5

A. Ô thứ 9; Chu kỳ 2; nhóm VIIB. B. Ô thứ 9; Chu kỳ 2; nhóm VB.


C. Ô thứ 9; Chu kỳ 2; nhóm VIIA.   D. Ô thứ 9; Chu kỳ 2; nhóm VA. 
Câu 104. X có cấu hình electron 1s 2s 2p63s . Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
là 
A. chu kỳ 4, nhóm IA là nguyên tố kim loại. B. chu kỳ 3, nhóm IA là nguyên tố kim loại.

7
C. chu kỳ 3, nhóm IA là nguyên tố phi kim.   D. chu kỳ 4, nhóm VIIA là nguyên tố phi kim. 
Câu 105. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt mang điện trong hạt nhân là 13. Vị trí của X trong bảng 
tuần hoàn là: 
A. Chu kì 3, nhóm VIIA. B. Chu kì 3, nhóm IIIA. 
C. Chu kì 3, nhóm IIA.  D. Chu kì 2, nhóm IIIA.
Câu 106. Hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X có điện tích là 35+. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là: 
A. Chu kì 4, nhóm VIIA.  B. Chu kì 4, nhóm VIIB. 
C. Chu kì 3, nhóm IIA. D. Chu kì 2, nhóm IIIA.
Câu 107. Cho nguyên tử các nguyên tố X1, X2, X3, X4, X5, X6 lần lượt có cấu hình electron như sau:
X1: 1s22s22p63s2 X2: 1s22s22p63s23p64s1 X3: 1s22s22p63s23p64s2
X4: 1s22s22p63s23p5 X5: 1s22s22p63s23p63d64s2 X6: 1s22s22p63s23p4
Các nguyên tố cùng một chu kì là
A. X1, X3, X6. B. X2, X3, X5. C. X1, X2, X6. D. X3, X4.
Câu 108. Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 52 và có số khối là 35.
Vị trí của X trong bảng tuần hoàn hóa học là :
A. chu kì 3, nhóm VIIA. B. chu kì 4, nhóm VIIA.
C. chu kì 4, nhóm IVA. D. chu kì 3, nhóm IVA.
Câu 109. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên
tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Vị trí (chu kì, nhóm) của X trong bảng
tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. chu kì 3, nhóm VA. B. chu kì 3, nhóm VIIA.
C. chu kì 2, nhóm VA. D. chu kì 2, nhóm VIIA.
Câu 110. Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VA. Số electron lớp ngoài cùng của X là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 111. Nguyên tố X ở chu kì 4, nhóm VIIA. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là
A. 1s2 2s2 2p63s23p63d104s24p5. B. 1s22s22p63s23p63d104p2
C. 1s2 2s2 2p63s23p64s24p5. D. 1s2 2s2 2p63s23p64p2.
Câu 112. Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm IIIA. R có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là
A. 2p2. B. 2s2 C. 3s23p1. D. 3p2.
Câu 113. A và B là hai nguyên tố đứng kế tiếp nhau ở một chu kỳ trong hệ thống tuần hoàn. Tổng số p của
hai nguyên tử đó là 25. A và B lần lượt là
A. Mg, Al. B. Na, Mg. C. Al, Si. D.
Si, P.
Câu 114. Hai nguyên tố X, Y thuộc 2 ô liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt mang điện trong cả 2
nguyên tử X và Y là 67 (biết Z < Z ). Kết luận nào sau đây đúng?
A. X thuộc chu kì 3, Y có tính kim loại. B. Y thuộc chu kì 3, X thuộc nhóm VIA
C. X thuộc nhóm VA, Y có tính kim loại D. Y thuộc nhóm VIA, X có tính phi kim
Câu 115. Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ của bảng tuần hoàn có tổng số
đơn vị điện tích hạt nhân là 25. Hai nguyên tố X và Y lần lượt là
A. Na và Mg. B. Mg và Ca. C. Na và K. D. Mg và
Al.
Câu 116. X, Y là hai nguyên tố liên tiếp nhau trong chu kì 3 và có tổng số hiệu nguyên tử bằng 29 (Z <Z
). Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Y có tính phi kim. B. X thuộc nhóm IVA.
C. Y có 14 electron. D. Y có bán kính nhỏ hơn X.
Câu 117. A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng 1 phân nhóm và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong BTH. Biết Z +Z
=32. Số proton trong nguyên tử của A, B lần lượt là

8
A. 7, 25. B. 12, 20. C. 15, 17. D. 8, 14.
Câu 118. A và B là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kỳ liên tiếp trong hệ thống tuần
hoàn. Tổng số điện tích hạt nhân của chúng là 24. A và B lần lượt là
A. Cl, F. B. O, S. C. C, Si. D. N,
P.
Câu 119. Trong 20 nguyên tố đầu tiên của bảng hệ thống tuần hoàn có bao nhiêu nguyên tố là kim loại kiềm
thô?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 120. Trong 20 nguyên tố đầu tiên của bảng hệ thống tuần hoàn có bao nhiêu nguyên tố là khí hiếm?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
PHẦN II: MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO
Câu 121. Tổng số hạt cơ bản trong ion X3- là 49, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện
là 17. X là
A. 15P. B. 7N. C. 8O. D. 16S.
Câu 122. Một ion M có tổng số hạt proton, neutron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số
3+

hạt không mang điện là 19. M là


A. 13Al. B. 26Fe. C. 24Cr. D. 79Au.
Câu 123. Một ion X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số
2+

hạt không mang điện là 20. Số hạt neutron và electron trong ion X 2+ lần lượt là
A. 36 và 27. B. 36 và 29. C. 32 và 31. D. 31 và 32.
Câu 124. Phân tử MX3 có tổng số hạt proton, neutron và electron bằng 196, trong đó hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 60. Số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử của X là 17. Công thức
nguyên tử của MX3 là
A. FeF3. (ZFe = 26, ZF= 9) B. FeCl3. (ZFe = 26, Zc= 17)
C. AlCl3. (ZAI = 13, ZC= 17) D. AlBr3. (ZAI = 13, ZBr= 35)
Câu 125. Có hợp chất MX3. Cho biết:
- Tổng số hạt proton, neutron và electron là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang
điện là 60. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8
- Tổng 3 loại hạt trên trong ion X- nhiều hơn trong ion M3+ là 16
Nguyên tố M và X là nguyên tố nào sau đây?
A. 13Al và 35Br. B. 12Mg và 35Br. C. 13A1 và 17Cl. D. 26Fe và 17Cl
Câu 126. Hợp chất A được tạo thành từ các ion X và Y (X, Y là kí hiệu các nguyên tố chưa biết). Tổng số
3+ 2-

hạt proton, neutron, electron trong một phân tử A bằng 224, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 64 hạt. Số khối của X lớn hơn số khối của Y là 36 đơn vị. Tổng số hạt proton, neutron,
electron trong X3+ nhiều hơn trong Y2- là 47 hạt. Công thức phân tử của A là
A. Al2O3. (ZAI = 13, Zo= 8) B. Cr2O3. (Zcr=24, Zo= 8)
C. Fe2O3. (ZFe = 26, Zo= 8) D. Cr2S3. (Zcr=24, Zs= 16)
Câu 127. Tổng số hạt proton, neutron, electron trong một phân tử XY là 45. Tổng số hạt proton, neutron,
electron trong một phân tử XY2 là 69. Trong các nguyên tử X, Y đều có số hạt proton bằng số hạt neutron.
Số khối của nguyên tử X, Y lần lượt là
A. Ax = 22; Ay = 23. B. Ax = 21; Ay = 24.
C. Ax = 14; Ay = 16. D. Ax = 12; Ay = 16.
Câu 128. Trong phân tử MX2 có tổng số hạt proton, neutron, electron bằng 164 hạt, trong đó số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52 hạt. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X
là 5. Tổng số hạt p,n,e trong nguyên tử M lớn hơn trong nguyên tử X là 8 hạt. Số hiệu nguyên tử của M là
A. 12. B. 20. C. 26. D. 9.

9
Câu 129. Khối lượng nguyên tử trung bình của Bromine là 79,91. Bromine có hai đồng vị, trong đó đồng vị,
trong đó đồng vị Br chiếm 54,5%. Khối lượng nguyên tử của đồng vị thứ hai sẽ là
A. 77. B. 78. C. 80. D. 81.
Câu 130. Nguyên tố X có 2 đồng vị là X1, X2 ( = 24,8). Đồng vị X2 nhiều hơn đồng vị X1 là 2 neutron.
Biết tỉ lệ số nguyên tử của 2 đồng vị là . Số khối của mỗi đồng vị X1, X2 lần lượt là
A. 26; 28. B. 28; 30. C. 24; 26. D. 22; 24.
Câu 131. Trong tự nhiên Cu có 2 đồng vị Cu và Cu. Nguyên tử khối trung bình của Cu ;à 63,54; của
Clo là 35,5. Phần trăm khối lượng của Cu trong CuCl là
A. 12,64%. B. 26,77%. C. 27,00%. D. 34,18%.
Câu 132. Nguyên tố chlorine có hai đồng vị bền với tỉ lệ phần trăm số nguyên tử tương ứng là: Cl chiếm
75,77% và Cl chiếm 24,23%. Biết nguyên tử khối trung bình của calcium là 40. Trong phân tử CaCl 2, %
khối lượng của Cl là
A. 23,90. B. 47,79. C. 16,15. D. 75,77.
Câu 133. Trong tự nhiên Cu có hai đồng vị: Cu; Cu . Khối lượng nguyên tử trung bình của Cu là
63,54. Biết M =35,5. Thành phần % về khối lượng của Cu trong CuCl là
A. 73,0 %. B. 27,0 %. C. 32,33 %. D. 34,18 %.
Câu 134. Cấu hình electron của nguyên tử Zn ở trạng thái cơ bản là
A. 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d
2 2 6 2 6 2 10
B. 1s22s22p63s23p63d104s2
C. 1s22s22p63s23p63d94s2. D. 1s22s22p63s23p63d10.
Câu 135. Nguyên tử X có Z= 24. Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của X là
A. 1s22s22p63s23p63d54s1. B. 1s22s22p63s23p54s23d5
C. 1s22s22p63s23p63d44s2. D. 1s22s22p63s23p63d6
Câu 136. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 11. Nguyên
tử nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện ít hơn tổng số hạt mang điện trong X là 10 hạt. X, Y lần lượt là các
nguyên tố
A. 13Al và 35Br. B. 13A1 và 17C1. C. 17C1 và 12Mg. D. 14Si và 35Br.
Câu 137. Một ion M có tổng số hạt proton, neutron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số
3+

hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M ở trạng thái cơ bản là
A. [Ar]3d54s1. B. [Ar]3d54s2. C. [Ar]3d64s1. D. [Ar]3d34s2.
Câu 138. Một hợp chất có công thức XY2, trong đó Y chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân của X và Y
đều có số proton bằng số neutron. Tổng số proton trong phân tử XY 2 là 32. Cấu hình electron của X, Y ở
trạng thái cơ bản lần lượt là
A. 1s22s22p63s23p4; 1s22s22p4. B. 1s22s22p63s23p3; 1s22s22p3.
C. 1s22s22p63s23p4; 1s22s22p2. D. 1s22s22p63s23p3; 1s22s22p4
Câu 139. Biết Fe có Z = 26. Cấu hình electron nào là của ion Fe2+?
A. 1s22s22p63s23p63d64s2 B. 1s22s22p63s23p63d6
C. 1s22s22p63s23p63d5 D. 1s22s22p63s23p63d64s2
Câu 140. Cấu hình electron của Mg2+ (Z = 12) ở trạng thái cơ bản là
A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p6.
C. 1s22s22p63s23p2. D. 1s22s22p63s23p6.
Câu 141. Cho biết số hiệu nguyên tử Cr là 24. Vị trí của Cr trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kì 4, nhóm VIB. B. Chu kì 3, nhóm VIB.
C. Chu kì 4, nhóm IB. D. Chu kì 4, nhóm IIA.
Câu 142. Nguyên tử nguyên tố X có tổng electron ở phân lớp d bằng 6. Vị trí của X trong tuần hoàn các
nguyên tố hóa học là:

10
tố
A. Ô 24, chu kỳ 4 nhóm VIB. B. Ô 29, chu kỳ 4 nhóm IB.
C. Ô 26, chu kỳ 4 nhóm VIIIB. D. Ô 19, chu kỳ 4 nhóm IA.
Câu 143. Nguyên tố R có số hiệu bằng 25. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kì 4, nhóm VIIA. B. Chu kì 4, nhóm VB.
C. Chu kì 4, nhóm IIA. D. Chu kì 4, nhóm VIIB.
Câu 144. Có các phát biểu sau:
(1) Trong một nguyên tử luôn luôn có số proton bằng số electron và bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
(2) Tổng số proton và số electron trong một hạt nhân được gọi là số khối.
(3) Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử.
(4) Số proton bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
(5) Đồng vị là các nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.
Số phát biểu không đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 145. Cho các phát biểu sau:
(1) Các electron ở lớp L có mức năng lượng gần bằng nhau
(2) Các electron ở lớp M (n = 3) liên kết chặt chẽ với hạt nhân hơn
(3) Các electron ở lớp L có mức năng lượng cao hơn các electron ở lớp K
(4) Các electron ở lớp K có mức năng lượng bằng nhau
(5) Các electron ở phần lớp 3s có mức năng lượng thấp hơn các electron ở phân lớp 2p
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 146. Cho các phát biểu sau
(a) Nguyên tử sắt (Z = 26) có số eletron hóa trị là 8.
(b) Cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1 là của nguyên tử nguyên tố Natri
(c) Cấu hình electron của nguyên tử 24Cr là 1s22s22p63s23p63d54s1
(d) Nguyên tử lưu huỳnh (Z = 16) có 5 lớp e, phân lớp ngoài cùng có 6e
(c) Trong nguyên tử clo (Z = 17) số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là 7
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 147. Cho 5,9 gam muối dư thì thu được 14,4 gam kết tủa. Biết rằng phần trăm các đồng vị là bằng nhau
và X2 nhiều hơn X1 2 nơtron. Sổ khối đồng vị X1 và X2 lần lượt là
A. 34; 36. B. 36; 38. C. 33; 35. D. 35; 37.
Câu 148. Một loại khi X có chứa 2 đồng vị ; . Cho X2 tác dụng với H2 rồi lấy sản phẩm hòa tan
vào nước thu được dung dịch Y. Chia dung dịch Y thành hai phần bằng nhau:
- Phần thứ nhất cho tác dụng vừa đủ với 125 ml dung dịch Ba(OH)2 0,88M.
- Phần thứ hai cho tác dụng với AgNO, vừa đủ ta thu được 31,57 gam kết tủa.
Thành phần % số nguyên tử của mỗi đồng vị là
A. (75%); (25%) B. (64%); (36%)
C. (70%); (30%) D. (25%); (75%)
Câu 149. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử sắt là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn
lại là các khe rỗng giữa các quá cầu, cho khối lượng nguyên tử của Fe là 55,85 ở 20°C khối lượng riêng của
Fe là 7,78g/cm. Bản kính nguyên tử gần đúng của Fe là
A. 1,29.10-8cm B. 1,97.10-8cm C. 1,44.10-8cm D. 1,47.10-8cm

11
Câu 150. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Sodium (Na) là những hình cầu chiếm 64% thể tích tinh thể,
phần còn lại là các khe rỗng giữa các quả cầu, cho khối lượng nguyên tử của Na là 23 amu. Khối lượng riêng
của Na là 0,85g/cm. Bán kính nguyên tử của Na là
A. 1,35.10-8cm B. 1,9.10-8cm C. 0,19.10-8cm D. 1,32.10-8cm

12

You might also like