You are on page 1of 23

GV: Bùi Mạnh Cao Nguyên SĐT: 0964347234

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ I LỚP 10 NĂM HỌC 2023-2024
CHƯƠNG 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
Câu 1: Nhà khoa học nào đã phát hiện ra neutron?
A. Chadwick. B. Rutherford. C. Thomson. D. Bohr.
Câu 2: Tại sao các nguyên tử không mang điện?
A. Vì nguyên tử không chứa các hạt mang điện. B. Vì nguyên tử có số proton và số electron bằng nhau.
C. Vì nguyên tử có nhiều neutron hơn proton. D. Vì nguyên tử có chứa hạt neutron không mang điện.
Câu 3: Khẳng định nào sau đây là đúng khi so sánh kích thước của hạt nhân so với kích thước của nguyên tử?
A. Kích thước hạt nhân rất nhỏ so với nguyên tử.
B. Hạt nhân có kích thước bằng một nửa nguyên tử.
C. Hạt nhân chiếm gần như toàn bộ kích thước nguyên tử.
D. Hạt nhân có kích thước bằng 2/3 kích thước nguyên tử.
Câu 4: Cho các phát biểu sau đây về các hạt cấu tạo nên nguyên tử
(i) Hạt nhân của tất cả các nguyên tử đều chứa neutron.
(ii) Có những nguyên tử chứa nhiều neutron hơn proton.
(iii) Các proton và neutron có cùng khối lượng.
(iv) Electron không có khối lượng.
Các phát biểu đúng là
A. (ii). B. (i) và (ii). C. (ii) và (iii). D. (i) và (iv).
Câu 5: Trong nguyên tử, hạt không mang điện có tên gọi là
A. electron. B. proton và electron. C. neutron. D. proton.
Câu 6: Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là
A. proton và electron. B. proton. C. neutron. D. proton và neutron.
Câu 7: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết nguyên tử là
A. electron, proton và neutron. B. electron và neutron.
C. proton và neutron. D. electron và proton.
Câu 8: Electron được tìm ra vào năm 1897 bởi nhà bác học Thomson. Từ khi được phát hiện đến nay electron
đã đóng vai trò to lớn trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như: năng lượng, truyền thông và thông tin… Hãy
cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về hạt electron?
A. Electron là hạt mang điện tích âm.
B. Electron chỉ thoát ra khỏi nguyên tử trong những điều kiện đặc biệt.
C. Electron có khối lượng 9,11.10-28 gam.
D. Electron chiếm phần lớn khối lượng nguyên tử.
Câu 9: Miêu tả nào sau đây là đúng đối với proton?
A. Proton mang điện âm và được tìm thấy trong hạt nhân.
B. Proton mang điện dương và tìm thấy ở ngoài hạt nhân.
C. Proton không mang điện tích và được tìm thấy bên ngoài hạt nhân.
D. Proton mang điện dương và tìm thấy trong hạt nhân.
Câu 10: Năm 1911, E. Rutherford và các cộng sự đã dùng các hạt α bắn phá lá vàng mỏng và dùng màn huỳnh
quang đặt sau lá vàng để theo dõi đường đi của các hạt α. Kết quả thí nghiệm đã rút ra các kết luận về nguyên
tử như sau:
(1) Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
(2) Hạt nhân nguyên tử có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử.
(3) Hạt nhân nguyên tử mang điện tích âm.
(4) Xung quanh nguyên tử là các electron chuyển động tạo nên lớp vỏ nguyên tử.
Số kết luận sai là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11: Nguyên tử A có 12 electron, 12 neutron, kí hiệu nguyên tử của A là
12 25 12 24
A. 25 A . B. 12 A . C. 24 A . D. 12 A.
Câu 12: Hạt nhân của nguyên tử nào có số hạt neutron là 28?
39 54 32 23
A. 19 K. B. 26 Fe . C. 15 P. D. 11 Na .
1
GV: Bùi Mạnh Cao Nguyên SĐT: 0964347234
Câu 13: Một nguyên tử có 29 proton, 36 neutron và 29 electron. Số hiệu nguyên tử và số khối của nguyên tử
có giá trị:
A. Số hiệu nguyên tử = 16, số khối = 36. B. Số hiệu nguyên tử = 29, số khối = 36.
C. Số hiệu nguyên tử = 29, số khối = 65. D. Số hiệu nguyên tử = 36, số khối = 65.
Câu 14: Một nguyên tử của nguyên tố X có 75 electron và 110 neutron. Kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
185 185 185 75
A. 110 X. B. 185 X. C. 75 X. D. 185 X.
14 16 20 15 18 23
Câu 15: Cho các nguyên tử sau: 7 A; 8 B; 10 C; 7 D; 8 E; 11 F . Các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học?
A. A và B, C và D. B. A và C, B và D. C. B và E, C và F. D. A và D, B và E.
16 17 18 14 15
Câu 16: Oxygen có ba đồng vị bền là 8 O, 8 O, 8 O . Nitrogen có hai đồng vị bền là 7 N, 6 N . Có thể có bao
nhiêu loại phân tử khí Nitrogen dioxide được tạo thành từ hai nguyên tố Nitrogen và Oxygen nói trên?
A. 6. B. 9. C. 12. D. 10.
16
1 2 3
Câu 17: Hydrogen có ba đồng vị bền 1 H, 1 H, 1 H , Oxygen có ba đồng vị bền 8 O, 178 O, 188 O và Chlorine có 2
35 37
đồng vị bền 17 Cl, 17 Cl . Hỏi có thể có bao nhiêu loại phân tử hypochloruos acid (HClO) được tạo thành các
đồng vị trên ?
A. 16. B. 18. C. 9. D. 12.
Câu 18: Ủy ban Phê duyệt Thuật ngữ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đặt tên cho nguyên tố 111 (ký hiệu
Rg) nhằm kỉ niệm 111 năm ngày sinh của nhà khoa học Roentgen. Một đồng vị của nguyên tố 111 có số khối
là 272. Phát biểu nào sau đây về nguyên tố 111 là đúng?
A. Nguyên tố này chứa 111 neutron trong hạt nhân.
B. Nó thuộc chu kỳ 6 của bảng tuần hoàn.
C. Hiệu số giữa số netron và số electron ngoài hạt nhân là 50.
D. Nguyên tố 111 và nguyên tố 110 là đồng vị của nhau.
Câu 19: Theo Viện Thiên văn học ETH, 20Ne và 22Ne là một trong những chất khí tạo nên mặt trời. Phát biểu
nào sau đây là đúng ?
A. 20 Ne và 22 Ne là đồng vị của nhau. B. 20 Ne và 22 Ne có cùng tổng số hạt trong hạt nhân.
C. 20 Ne và 22 Ne có cùng khối lượng. D. 20 Ne và 22 Ne có cùng số neutron.
Câu 20: Mỗi orbital nguyên tử chứa tối đa
A. 1 electron. B. 2 electron. C. 3 electron. D. 4 electron.
Câu 21: Số electron tối đa trên orbital 2s là bao nhiêu?
A. 8. B. 6. C. 3. D. 2.
Câu 22: Dãy nào trong các dãy sau đây gồm các phân lớp electron đã bão hòa?
A. s1, p3, d7, f12. B. s2, p6, d10, f14. C. s2, d5, d9, f13. D. s2, p4, d10, f10.
Câu 23: Số electron tối đa ở lớp thứ 3 là
A. 8. B. 18. C. 28. D. 32.
Câu 24: Nguyên tử nào sau đây có 5 electron trên lớp L?
A. 11Na. B. 7N. C. 13Al. D. 6C.
Câu 25: Orbital tiếp theo được lấp đầy sau 4s là
A. 5s. B. 3d. C. 4p. D. 3p.
Câu 26: Khẳng định nào dưới đây là đúng? Orbital py có dạng hình số tám nổi
A. được định hướng theo trục z. B. được định hướng theo trục y.
C. được định hướng theo trục x. D. Không định hướng theo trục nào.
Câu 27: Khẳng định nào dưới đây là đúng? Trong nguyên tử hydrogen electron thường được tìm thấy
A. trong hạt nhân nguyên tử.
B. bên ngoài hạt nhân song ở gần hạt nhân vì electron bị hút bởi hạt proton.
C. bên ngoài hạt nhân và thường ở xa hạt nhân vì thể tích nguyên tử là mây electron của nguyên tử đó.
D. cả bên trong và bên ngoài hạt nhân vì electron luôn được tìm thấy ở bất kì chỗ nào trong nguyên tử.
Câu 28: Các orbital trong một phân lớp electron
A. Có cùng sự định hướng trong không gian.
B. Có cùng mức năng lượng.
2
GV: Bùi Mạnh Cao Nguyên SĐT: 0964347234
C. Khác nhau về mức năng lượng.
D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp.
Câu 29: Kí hiệu và số electron tối đa có trên lớp electron ứng với giá trị n = 2 tương ứng là
A. Lớp L và 2e. B. Lớp L và 8e. C. Lớp K và 8e. D. Lớp K và 6e.
Câu 30: Orbital nguyên tử là gì?
A. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân có thể tìm thấy electron.
B. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân.
C. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác xuất tìm thấy electron khoảng 90%.
D. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác xuất tìm thấy electron khoảng 95%.
Câu 31: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Orbital s có dạng hình số tám nổi gồm 3 orbital định hướng theo ba hướng khác nhau.
B. Orbital s có dạng hình số tám nổi, orbital p có dạng hình cầu.
C. Orbital trong cùng một phân lớp electron có hình dạng tương tự nhau nhưng khác nhau về định hướng
không gian.
D. Orbital trong cùng một lớp electron có hình dạng và định hướng không gian tương tự nhau.
Câu 32: Chọn phát biểu đúng về orbital nguyên tử (AO)?
A. Quỹ đạo chuyển động của electron.
B. Vùng không gian bên trong đó các electron chuyển động.
C. Bề mặt có mật độ electron bằng nhau của đám mây electron.
D. Vùng không gian quanh nhân, trong đó có xác suất gặp electron khoảng 90%.
Câu 33: Trong nguyên tử Chlorine (Z = 17), số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là
A. 7. B. 5. C. 9. D. 2.
Câu 34: Hãy cho biết lớp N có thể chứa tối đa bao nhiêu electron?
A. 2. B. 8. C. 18. D. 32.
Câu 35: Chọn phát biểu đúng khi nói về các orbital trong một phân lớp electron?
A. Có cùng sự định hướng không gian.
B. Có cùng mức năng lượng.
C. Khác nhau về mức năng lượng.
D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp.
Câu 36: Lớp M có bao nhiêu orbital?
A. 9. B. 6. C. 12. D. 16.
Câu 37: Số electron tối đa trong lớp M là
A. 2. B. 8. C. 18. D. 32.
2 2 6 2
Câu 38: Nguyên tử của nguyên tố hóa học nào sau đây có cấu hình electron là 1s 2s 2p 3s ?
A. Ca (Z=20). B. K (Z=19). C. Mg (Z=12). D. Na (Z=11).
Câu 39: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 7 electron. Số đơn vị
điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là?
A. 7. B. 9 C. 15 D. 17.
Câu 40: Các electron của nguyên tố X được phân bố trên 2 lớp, lớp thứ 2 có 7 electron. Số hiệu nguyên tử của
nguyên tố X là
A. 7. B. 8. C. 9. D.10.
Câu 41: Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:
X. 1s2 2s2 2p6 3s2; Y. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1;
Z. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3; T. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d8 4s2.
Dãy cấu hình electron của các nguyên tử nguyên tố kim loại là
A. X, Y, Z. B. X, Y, T. C. Y, Z, T. D. X, Z, T.
Câu 42: Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số electron trên các phân lớp p là 11. Nguyên tố Y là
A. Sulfur (Z = 16). B. Chlorine (Z = 17). C. Fluorine (Z = 9). D. Potassium (Z = 19).
Câu 43: Cấu hình electron nào sau đây không đúng?
A. 1s22s22p5. B. 1s22s22p63s2. C. 1s22s22p63s23p5. D. 1s22s22p63s23p34s2.
Câu 44: Khi nguyên tử Chlorine (Z=17) nhận thêm 1e thì cấu hình electron của ion tương ứng là
A. 1s2 2s2 2p6 3s1. B. 1s2 2s2 2p6. C. 1s2 2s2 2p6 3s3. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.
3
GV: Bùi Mạnh Cao Nguyên SĐT: 0964347234
2+ 2 2 6
Câu 45: Ion X có cấu hình electron là 1s 2s 2p . Nguyên tố X là
A. Ne (Z= 10). B. Mg (Z = 12). C. Na (Z = 11). D. O (Z = 8).
Câu 46: Cấu hình electron nguyên tử ở trạng thái cơ bản nào là đúng cho nguyên tử có số hiệu nguyên tử là 16?
A. 1s2 2s2 2p6 3s1. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4. C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 4s1 D. 1s2 2s2 2p2 3p2 4p2 5p1.
Câu 47: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3s. Nguyên tử của nguyên tố Y
cũng có electron ở mức năng lượng 3s và có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn
kém nhau là 3. Nguyên tố X, Y lần lượt là
A. kim loại và phi kim. B. phi kim và kim loại. C. kim loại và khí hiếm. D. khí hiếm và kim loại.
Câu 48: Cấu hình electron của Cu (Z = 29) là
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 4s2.
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d9. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10.
Câu 49: Nguyên tử của nguyên tố hoá học A (Z = 20) có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là
A. 3s2 3p2. B. 3s2 3p6. C. 3s2 3p4. D. 4s2.
3+ 5
Câu 50: Một ion R có phân lớp cuối cùng là 3d . Cấu hình electron của nguyên tử R là
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2 4p1. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2.
2 2 6 2 2 2 8
C. 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d . D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s3
Câu 51: Nguyên tử của nguyên tố X có Z = 28, cấu hình electron của ion X2+ là
A. 1s22s22p63s23p63d8. B. 1s22s22p63s23p63d6.
2 2 6 2 6 2 6
C. 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d . D. 1s22s22p63s23p63d2.
Câu 52: Cho các phát biểu sau:
(1) Các electron ở lớp L có mức năng lượng gần bằng nhau
(2) Các electron ở lớp M (n = 3) liên kết chặt chẽ với hạt nhân hơn các electron ở lớp K (n = 1)
(3) Các electron ở lớp L có mức năng lượng cao hơn các electron ở lớp K.
(4) Các electron ở lớp K có mức năng lượng bằng nhau.
(5) Các electron ở phân lớp 3s có mức năng lượng thấp hơn các electron ở phân lớp 2p
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5 .
Câu 53: Cho các phát biểu sau
(a) Nguyên tử Iron (Z = 26) có số eletron hóa trị là 8.
(b) Cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1 là của nguyên tử nguyên tố Sodium (ZNa = 11).
(c) Cấu hình electron của nguyên tử 24Cr là 1s22s22p63s23p63d54s1.
(d) Nguyên tử Sulfur (Z=16) có 5 lớp e, phân lớp ngoài cùng có 6e.
(e) Trong nguyên tử Chlorine (Z=17) số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là 7
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 54: Có các nhận định sau:
(1) Số khối A là tổng số proton và số electron.
(2) Số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số hạt proton.
(3) Nguyên tử luôn trung hòa về điện nên có số hạt electron = số neutron.
(4) Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại proton và neutron cấu tạo nên.
(5) Tổng số proton và số electron trong một hạt nhân gọi là số khối.
Số nhận định đúng là
A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 55: Khi phát biểu về mức năng lượng của các electron trong nguyên tử, điều khẳng định nào sau đây là
sai ?
A. Các electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất.
B. Các electron ở lớp ngoài cùng có mức năng lượng trung bình cao nhất.
C. Các electron ở lớp K có mức năng lượng cao nhất.
D. Các electron ở lớp K có mức năng lượng bằng nhau.
Câu 56: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron p là 7. Kết luận nào sau đây về X là ng đúng?
A. X là kim loại. B. X là nguyên tố d.
C. Trong nguyên tử X có 3 lớp electron. D. Trong nguyên tử X có 13 electron.
4
GV: Bùi Mạnh Cao Nguyên SĐT: 0964347234
Câu 57: Nguyên tử của nguyên tố T có cấu hình electron nguyên tử là 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s2. Phát biểu nào
2 2 6 2 6 5

sau đây về nguyên tố T ng đúng?


A. Cấu hình electron của ion T2+ là 3d5 B. Nguyên tử của T có 2 electron hóa trị.
C. T là kim loại. D. T là nguyên tố d.
Câu 58: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng ở mức cao nhất là 3p. nguyên tử của
nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có
số electron hơn kém nhau 3 hạt. Nguyên tử X, Y lần lượt là nguyên tử của các nguyên tố
A. Khí hiếm và kim loại. B. Kim loại và kim loại. C. Kim loại và khí hiếm. D. Phi kim và kim loại.
Câu 59: Nguyên tử X, ion Y2+ và ion Z- đều có cấu hình electron là 1s22s22p6. X, Y, Z là kim loại, phi kim hay
khí hiếm?
A. X: Phi kim ; Y: Khí hiếm ; Z: Kim loại. B. X: Khí hiếm ; Y: Phi kim ; Z: Kim loại.
C. X: Khí hiếm ; Y: Kim loại ; Z: Phi kim. D. X: Khí hiếm ; Y: Phi kim ; Z: Kim loại.
Câu 60: Cho các phát biểu sau:
(1) Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và neutron.
(2) Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ.
(3) Trong nguyên tử số hạt electron bằng số hạt proton.
(4) Trong nguyên tử hạt mang điện là proton và electron.
(5) Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với khối lượng của các hạt còn lại.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 61: Cho các phát biểu sau:
(1) Trong một nguyên tử số proton luôn bằng số electron bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
(2) Tổng số proton và số electron trong một hạt nhân được gọi là số khối.
(3) Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử.
(4) Đồng vị là các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học nhưng có số neutron khác nhau.
Số phát biểu không đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 62: Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số các loại hạt trong hạt nhân là 80. Trong đó số hạt mang
điện là 35 hạt. Kí hiệu nguyên tử của X là
A. 80
35 X. B. 90
35 X.
45
C. 35 X. D. 115
35 X .

Câu 63: Nguyên tử X có tổng các loại hạt cơ bản là 52, trong đó số hạt mang điện gấp 1,889 lần số hạt không
mang điện. Nhận định sai là
A. X có 18 hạt không mang điện. B. Số hạt mang điện của X là 35.
C. X có 17 electron ở lớp vỏ. D. Số khối của X là 35.
Câu 64: Nguyên tử X có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 4p5. Tỉ số giữa số hạt không mang điện và số
hạt mang điện là 0,6429. Số khối của X là
A. 90. B. 85. C. 70. D. 80.
Câu 65: Nguyên tố X có 2 đồng vị bền X1 và X2. Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là
20. Biết rằng phần trăm số nguyên tử các đồng vị bằng nhau và các loại hạt trong X1 cũng bằng nhau. Nguyên
tử khối trung bình của X là
A. 15. B. 14. C. 12. D. 13.
Câu 66: Nguyên tử X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 34. Biết số neutron nhiều hơn số proton là 1.
Số khối của nguyên tử X là
A. 11. B. 23. C. 35. D. 46.
Câu 67: Trong tự nhiên, nguyên tố Copper có hai đồng vị là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của
Copper là 63,54. Thành phần % số nguyên tử của đồng vị 65Cu là
A. 27%. B. 50%. C. 54%. D. 73%.
Câu 68: Trong tự nhiên Magnesium có 3 đồng vị bền Mg chiếm 78,99%, Mg chiếm 10,00% và 26Mg.
24 25

Nguyên tử khối trung bình của Magnesium là


A. 24,00. B. 24,11. C. 24,32. D. 24,89.

5
GV: Bùi Mạnh Cao Nguyên SĐT: 0964347234
Câu 69: Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X là 79,91. Biết X có hai đồng vị bền trong đó đồng vị 79X
chiếm 54,5% số nguyên tử. Số khối của đồng vị còn lại là
A. 80. B. 81. C. 82. D. 83.
Câu 70: Nguyên tử khối trung bình của Neon (Ne) là 20,19. Biết Neon có ba đồng vị bền trong đó đồng vị
20
Ne chiếm 90,48% và đồng vị 21Ne chiếm 0,27% số nguyên tử. Số khối của đồng vị còn lại là
A. 18. B. 19. C. 22. D. 23.
Câu 71: Trong tự nhiên Iron gồm 4 đồng vị bền 54Fe chiếm 5,8%, 56Fe chiếm 91,72%, 57Fe chiếm 2,2% và
58
Fe chiếm 0,28%. Bromine là hỗn hợp hai đồng vị bền 79Br chiếm 50,69% và 81Br chiếm 49,31%. Thành phần
% khối lượng của 56Fe trong FeBr3 là
A. 17,36%. B. 18,92%. C. 27,03%. D. 27,55%.
Câu 72: Trong tự nhiên Chlorine có hai đồng vị bền: 37Cl chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là 35Cl.
Thành phần % theo khối lượng của 37Cl trong HClO4 là
A. 8,92%. B. 8,43%. C. 8,56%. D. 8,79%.
10 11
Câu 73: Boron có 2 đồng vị bền là B và B với nguyên tử khối trung bình là 10,81. Thành phần % về khối
lượng của đồng vị 11B chứa trong H3BO3 là
A. 14,00%. B. 14,16%. C. 14,42%. D. 15,00%.
37
Câu 74: Trong tự nhiên đồng vị Cl chiếm 24,23% số nguyên tử Chlorine. Nguyên tử khối trung bình của
Chlorine là 35,5. Phần trăm về khối lượng của 35Cl trong KClO4 là
A. 19,42%. B. 9,82%. C. 6,47%. D. 19,15%.
Câu 75: Trong tự nhiên, nguyên tố Bromine có 2 đồng vị bền là 79Br và 81Br. Nếu nguyên tử khối trung bình là
Bromine là 79,91 thì phần trăm số nguyên tử của hai đồng vị này lần lượt là
A. 35% và 65%. B. 45,5% và 54,5%. C. 54,5% và 45,5%. D. 61,8% và 38,2%.
Câu 76: Trong tự nhiên, Iridium có hai đồng vị bền có số khối lần lượt là 191 và 193. Nguyên tử khối trung
bình của Iridium là 192,22. Tỉ lệ số nguyên tử của hai đồng vị là
A. 39 : 61 B. 61 : 39 C. 1 : 1 D. 39 : 11
Câu 77: Nguyên tử của nguyên tố X có tống số hạt cơ bản là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng
53,125% số hạt mang điện. Số đơn vị điện tích hạt nhân của X là
A. 18. B. 17. C. 15. D. 16.
Câu 78: Tổng số hạt proton, neutron, electron trong nguyên tử C là 276. Trong nguyên tử C, số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 40. Số hạt neutron trong nguyên tử C có giá trị là
A. 79. B. 118. C. 197. D. 236.
Câu 79: Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số các loại hạt bằng 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn
số hạt không mang điện là 22 hạt. Điện tích hạt nhân của R là
A. -24. B. -26. C. +24. D. +26.
Câu 80: 1 mol nguyên tử Iron có khối lượng bằng 56 gam. Số hạt electron có trong 5,6 gam Iron là (biết trong
một nguyên tử Iron có chứa 26 electron)
A. 15,66.1024. B. 15,66.1021. C. 15,66.1022. D. 15,66.1023.
Câu 81: Trong hạt nhân nguyên tử M, có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1 hạt. Mặt
khác, nguyên tử M có tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8. Nguyên tố M là
A. 10Ne. B. 9F. C. 8O. D. 17Cl.
Câu 82: Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt cơ bản là 34, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số
hạt không mang điện. Nguyên tố B là
A. Na (Z = 11). B. Mg (Z = 12). C. Al (Z = 13). D. Cl (Z =17).
Câu 83: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố X là 114, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số
hạt không mang điện là 26. Nguyên tố X là
A. 35Br. B. 17Cl. C. 30Zn. D. 47Ag.
Câu 84: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một
nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử X là 8 hạt. Các nguyên tử X và Y lần lượt là
A. 26Fe và 17Cl. B. 11Na và 17Cl. C. 13Al và 17Cl. D. 13Al và 15P.
Câu 85: Tổng số hạt trong hạt nhân của nguyên tử Y là 27, trong đó số hạt mang điện dương ít hơn số hạt
không mang điện là 1 hạt. Nhận xét nào sau đây về nguyên tử Y là đúng?
A. Số hạt mang điện tích âm là 14.
6
GV: Bùi Mạnh Cao Nguyên SĐT: 0964347234
B. Trong nguyên tử Y số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26.
C. Y là phi kim.
D. Số hạt neutron của Y là 14.
Câu 86: Tổng số các loại hạt cơ bản trong nguyên tử nguyên tố X là 52 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. Nguyên tố X là
A. 9F. B. 17Cl. C. 35Br. D. 53I.
Câu 87: M là kim loại có nhiều ứng dụng, phổ biến trong đời sống do có khả năng dẫn điện tốt. Tổng số hạt cơ
bản trong M2+ là 90, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. M là
A. 24Cr. B. 29Cu. C. 26Fe. D. 30Zn.
Câu 88: X được xem là nguyên tố của sự sống, là chất vi lượng không thể thiếu trong cơ thể người, là khoáng
chất có hàm lượng cao thứ hai trong cơ thể con người. Tổng số hạt cơ bản trong ion X3- là 49, trong đó số hạt
mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17. Nguyên tố X là (cho biết số hiệu nguyên tử của N = 7, P =
15, Sb = 51, As = 33).
A. N. B. P. C. Sb. D. As.
Câu 89: Tổng số hạt cơ bản trong M+ là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là
31. Nguyên tố M là (cho biết số hiệu nguyên tử của Na = 11, K = 19, Rb = 37, Ag = 47).
A. Na. B. K. C. Rb. D. Ag.
Câu 90: Trong phân tử X2Y3 có tổng số hạt p, n, e bằng 236 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 68 hạt. Số khối của nguyên tử X lớn hơn số khối của nguyên tử Y là 40. Tổng số hạt p, n, e
trong nguyên tử X lớn hơn trong nguyên tử Y là 58 hạt. Công thức của X2Y3 là (Cho số hiệu nguyên tử của Al
= 13, Fe = 26, O = 8, S = 16).
A. Al2O3. B. Fe2O3. C. Al2S3. D. Fe2S3.
Câu 91: Hợp chất Z được tạo bởi hai nguyên tố X và Y có công thức XY2 trong đó Y chiếm 72,73% về khối
lượng. Biết rằng trong phân tử Z tổng số hạt (proton, neutron, electron) là 66, số proton là 22. Nguyên tố Y là
(Cho số hiệu nguyên tử của C= 6, O = 8, S = 16, Mg = 12).
A. carbon. B. oxygen. C. Sulfur. D. magnesium.
Câu 92: Hợp chất X được tạo thành từ 10 nguyên tử của 4 nguyên tố. Tổng số hạt mang điện của X bằng 84.
Trong X có ba nguyên tố thuộc cùng một chu kì và số hạt proton của nguyên tố có Z lớn nhất lớn hơn tổng số
proton của các nguyên tố còn lại là 6 đơn vị. Số nguyên tử của nguyên tố có Z nhỏ nhất bằng tổng số nguyên tử
của các nguyên tố còn lại. Công thức phân tử của X là (Cho số hiệu nguyên tử của N = 7, H = 1, C = 6, O = 8,
S = 16).
A. NH4HSO3. B. NH4HSO4. C. NH4HCO3. D. NH4NO3.
Câu 93: Mỗi nguyên tử nitrogen có 7 proton, 7 neutron, 7 electron và mp=1,6726.10-27kg; mn= 1,6748.10-27kg;
me = 9,1094.10-31kg. Vậy khối lượng của phân tử N2 tính theo đơn vị gam (g) là
A. 4,6876.10-26 g. B. 5,6866.10-26 g. C. 4,6876.10-23 g. D. 5,6866.10-23 g.
Câu 94: Biết nguyên tử magnesium có 12 proton, 12 neutron; 12 electron ; nguyên tử oxygen có 8 proton, 9
neutron và 8 electron. (Cho mp=1,6726.10-27 kg, mn= 1,6748.10-27 kg và me = 9,1094.10-31 kg). Vậy khối lượng
(g) của phân tử MgO bằng bao nhiêu?
A. 6,8641.10-26 g. B. 6,8641.10-23g. C. 5,4672.10-23 g. D. 5,4672.10-23 g.
Câu 95: Biết nguyên tử Aluminium có 13 proton, 14 neutron và 13 electron và nguyên tử oxygen có 8 proton,
8 neutron và 8 electron. (Cho mp=1,6726.10-27kg, mn= 1,6748.10-27 kg, me = 9,1094.10-31kg). Khối lượng tính
theo kg của phân tử Al2O3 gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,7077.10-25. B. 1,7077.10-26. C. 4,8672.10-25. D. 4,8672.10-26.
Câu 96: Giả thiết trong tinh thể, các nguyên tử iron là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn
lại là các khe rỗng giữa các quả cầu, cho khối lượng nguyên tử của Fe là 55,85 ở 20oC. Khối lượng riêng của
4
Fe là 7,78 g/cm3. Cho Vhc = 3 r3. Bán kính nguyên tử gần đúng của Fe là :
A. 1,44.10-8 cm. B. 1,29.10-8 cm. C. 1,97.10-8 cm. D. Kết quả khác.
Câu 97: Chromium có cấu trúc mạng lập phương tâm khối trong đó thể tích các nguyên tử chiếm 68% thể tích
tinh thể. Khối lượng riêng của Cr là 7,2 g/cm3 và khối lượng nguyên tử của Cr là 51,99. Nếu xem nguyên tử
Cr có dạng hình cầu thì bán kính gần đúng của chromium là
A. 0,125 nm. B. 0,155 nm. C. 0,134 nm. D. 0,165 nm.
7
GV: Bùi Mạnh Cao Nguyên SĐT: 0964347234
Câu 98: Calcium là nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên xương và răng của con người.
Các nhà khoa học xác định được rằng khối lượng riêng của calcium là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể
calcium các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Bán kính
nguyên tử canxi tính theo lí thuyết là
A. 0,185 nm. B. 0,196 nm. C. 0,155 nm. D. 0,168 nm.
Câu 99: Giả thiết nguyên tử Aluminium có bán kính 1,43Å và có nguyên tử khối là 27. Trong tinh thể các
nguyên tử chỉ chiếm 74% thể tích, còn lại là các khe trống. Khối lượng riêng của aluminium có giá trị là
A. 2,7 g/cm3. B. 3,1 g/cm3. C. 2,1 g/cm3. D. 5,6 g/cm3.
Câu 100: Trong nguyên tử X, giữa bán kính hạt nhân (r) và số khối của hạt nhân (A) có mối quan hệ như sau: r
= 1,5.10-13.A1/3 cm. Khối lượng riêng (tấn/cm3) của hạt nhân nguyên tử X là
A. 1,687.108 tấn/cm3. B. 1,175.108 tấn/cm3. C. 1,175.1014 tấn/cm3. D. 1,687.1014 tấn/cm3.

CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC


Câu 1: Mendeleev đã xây dựng bảng tuần hoàn bằng cách sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần
A. số khối. B. số hiệu nguyên tử. C. khối lượng nguyên tử. D. bán kính nguyên tử.
Câu 2: Các nguyên tố của một chu kỳ được sắp xếp như thế nào trong bảng tuần hoàn hiện đại, từ trái sang phải?
A. Theo thứ tự khối lượng nguyên tử tăng dần. B. Theo thứ tự tăng dần số hiệu nguyên tử.
C. Theo thứ tự khối lượng nguyên tử giảm dần. D. Theo sự tăng dần bán kính nguyên tử.
Câu 3: Các nguyên tố trong cùng chu kỳ
A. Có cùng số lớp electron. B. Có cùng số electron ở lớp vỏ ngoài cùng của chúng.
C. Có tính chất hóa học tương tự nhau. D. Có cùng số điện tích hạt nhân.
Câu 4: Tổ chức IUPAC đề xuất ký hiệu Ds cho nguyên tố Darmstadtium - có số hiệu nguyên tử là 110 để vinh
danh nơi phát hiện ra nguyên tố (Darmstadt, Đức). Sử dụng bảng tuần hoàn và cho biết: Phát biểu nào sau đây
về Darmstadtium không đúng?
A. Ds thuộc ô số 110 trong bảng tuần hoàn. B. Ds thuộc chu kì 7 của bảng tuần hoàn.
C. Số khối của nguyên tử Ds là 110. D. Ds thuộc khối nguyên tố p.
Câu 5: Trong bảng tuần hoàn, khối nguyên tố d nằm ở vị trí nào?
A. Bên trái bảng tuần hoàn. B. Ở giữa bảng tuần hoàn.
C. Nằm xen kẽ, không có quy luật. D. Bên phải bảng tuần hoàn.
Câu 6: Tại sao các nguyên tố Fluorine, Chlorine và Iodine lại được xếp vào cùng một nhóm của Bảng tuần hoàn?
A. Fluorine, Chlorine và Iodine đều là kim loại.
B. Fluorine, Chlorine và Iodine đều dễ dàng phản ứng với oxygen.
C. Fluorine, Chlorine và Iodine có cùng số electron ở lớp vỏ ngoài cùng.
D. Fluorine, Chlorine và Iodine có cùng số lớp electron.
Câu 7: Nguyên tố nào sau đây thuộc khối nguyên tố d?
A. 19K. B. 20Ca. C. 24Cr. D. 18Ar.
Câu 8: Trong chu kì 2 và chu kì 3, đi từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì nhận xét nào
sau đây đúng?
A. Tính kim loại và phi kim đều giảm. B. Tính kim loại và phi kim đều tăng.
C. Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần. D. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.
Câu 9: Sulfur có số hiệu nguyên tử là 16, nguyên tử Sulfur có bao nhiêu electron hóa trị?
A. 4. B. 6. C. 16. D. 8.
Câu 10: Cho số hiệu nguyên tử của Li = 3, O = 8, Na = 11, Mg = 12, P =15, S = 16, Cl = 17, Ar = 18, Fe = 26.
Dãy chứa các nguyên tố thuộc khối nguyên tố p là?
A. Na, Li, Mg. B. O, S, P. C. Fe, Ar, Cl. D. Li, O, Ar.
Câu 11: Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử R ở trạng thái cơ bản là ns2 np1. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. R thuộc khối nguyên tố p. B. R nằm ở nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn.
C. Công thức oxide cao nhất của R có dạng R2O3. D. Hydroxide tương ứng là HXO3.
Câu 12: Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, giá trị nào dưới
đây không thay đổi?
A. Độ âm điện B. Năng lượng ion hóa.
C. Điện tích hạt nhân. D. Số electron lớp ngoài cùng.
8
GV: Bùi Mạnh Cao Nguyên SĐT: 0964347234
Câu 13: Khoảng cách trung bình giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng được gọi là
A. Số nguyên tử. B. Khối lượng nguyên tử. C. Bán kính nguyên tử. D. Độ âm điện.
Câu 14: Khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì khẳng định nào đúng khi nói về
sự thay đổi tính chất trong chu kì 3?
A. Tính acid của các oxide cao nhất giảm dần. B. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần.
C. Độ âm điện của các nguyên tố giảm dần. D. Tính base của các hydroxide giảm dần.
Câu 15: Trong một nhóm khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân bán kính nguyên tử
A. Tăng. B. Giảm. C. Không đổi. D. Không có quy luật.
Câu 16: Hydroxide nào có tính base mạnh nhất trong các hydroxide sau đây? Cho biết
hợp chất này được sử dụng làm chất phụ gia cho dầu bôi trơn của động cơ đốt trong.
A. Calcium hydroxide. B. Barium hydroxide. C. Strontium hydroxide. D. Magnesium hydroxide.
Câu 17: Bán kính của các nguyên tử 12Mg, 19K và 17Cl giảm dần theo thứ tự là
A. Mg > K > Cl B. Cl > K > Mg C. K > Cl > Mg D. K > Mg > Cl
Câu 18: Cho 3 nguyên tố: X( Z = 11), Y( Z = 12), T( Z = 19) có hydroxide tương ứng là X1, Y1, T1. Chiều
giảm tính bazơ các hydroxide này lần lượt là
A. T1, Y1, X1. B. T1, X1, Y1. C. X1, Y1, T1. D. Y1, X1, T1.
Câu 19: Cho các nguyên tố 4Be, 11Na, 12Mg, 19K. Tính bazơ của các hydroxide được xếp theo thứ tự:
A. Be(OH)2 > Mg(OH)2 > KOH > NaOH. B. KOH < NaOH < Mg(OH)2 < Be(OH)2.
C. Be(OH)2 < Mg(OH)2 < NaOH < KOH. D. Mg(OH)2 < Be(OH)2 < NaOH < KOH.
Câu 20: Cho các nguyên tố 9F, 14Si, 16S, 17Cl. Chiều giảm dần tính phi kim của chúng là
A. F > Cl > S > Si. B. F > Cl > Si > S. C. Si > S > F > Cl. D. Si > S > Cl > F.
Câu 21: Cho các nguyên tố 4Be, 3Li, 11Na, 19K. Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là
A. Be. B. Li. C. Na. D. K.
Câu 22: So sánh tính kim loại của Na, Mg, Al
A. Mg > Al > Na. B. Mg > Na > Al. C. Al > Mg > Na. D. Na > Mg > Al.
Câu 23: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố kim loại kiềm được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang
phải như sau:
A. K, Rb, Cs, Li, Na. B. Li, Na, K, Rb, Cs. C. Li, Na, Rb, K, Cs. D. Cs, Rb, K, Na, Li.
Câu 24: Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ âm điện của các nguyên tố Mg, Al, B và C là
A. Mg < B < Al < C B. Mg < Al < B < C C. B < Mg < Al < C D. Al < B < Mg < C
Câu 25: Cho các nguyên tố: Nitrogen, silicon, oxygen, phosphorus; tính phi kim của các nguyên tố trên tăng
dần theo thứ tự nào sau đây?
A. Si < N < P < O. B. P < N < Si < O. C. Si < P < N < O. D. O < N < P < Si.
Câu 26: Nguyên tử của nguyên tố nào trong nhóm VA có bán kính nguyên tử lớn nhất?
A. 7N. B. 15P. C. 83Bi. D. 33As.
Câu 27: Trong các acid dưới đây, acid nào mạnh nhất ?
A. H2SO4. B. H2SiO3. C. H3PO4. D. HClO4.
Câu 28: Trong các hydroxide sau đây, hydroxide nào mạnh nhất?
A. Al(OH)3. B. Be(OH)2. C. NaOH. D. Mg(OH)2.
Câu 29: Ba nguyên tử có các electron trên các lớp electron lần lượt là X (2, 8, 5); Y (2, 8, 6); Z (2, 8,7). Dãy
nào được xếp theo thứ tự giảm dần tính acid?
A. H3XO4 > H2YO4 > HZO4. B. HZO4 > H2YO4 > H3XO4.
C. H2YO4 > HZO4 > H3XO4. D. H2ZO4 > H2YO4 > HXO4.
Câu 30: Khẳng định nào đúng khi nói về bán kính nguyên tử?
A. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử có xu hướng tăng dần.
B. Trong một nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới, bán kính nguyên tử có xu hướng giảm dần.
C. Trong một chu kì, số lớp electron giữ nguyên, điện tích hạt nhân tăng dần làm tăng lực hút, dẫn tới bán
kính nguyên tử giảm dần.
D. Trong một nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử có xu
hướng giảm dần.
Câu 31: Anion Y- có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kì 3, nhóm VIIA. B. Chu kì 3, nhóm VIA. C. Chu kì 4, nhóm IA. D. Chu kì 4, nhóm IIA.
9
GV: Bùi Mạnh Cao Nguyên SĐT: 0964347234
+ 2 2 6 2 6
Câu 32: Cation R có cấu hình electron 1s 2s 2p 3s 3p . Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn các
nguyên tố hóa học là
A. chu kì 3, nhóm VIIIA. B. chu kì 4, nhóm IIA. C. chu kì 3, nhóm VIIA. D. chu kì 4, nhóm IA.
Câu 33: Phát biểu nào đúng khi nói về tính chất của Na (Z =11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13).
A. Tính base của các hydroxide tăng dần theo thứ tự NaOH < Mg(OH)2 < Al(OH)3.
B. Năng lượng ion hóa thứ nhất tăng dần theo thứ tự Na <Mg <Al.
C. Độ âm điện giảm dần theo thứ tự Na > Mg > Al.
D. Bán kính ion: Na+ > Mg2+ > Al3+.
Câu 34: Điện tích hạt nhân của các nguyên tử là X (Z=6); Y (Z=7); M (Z=20); Q (Z=19). Phát biểu nào đúng?
A. Q thuộc chu kì 4. B. Các nguyên tố đều thuộc chu kỳ 1.
C. Y, M thuộc chu kì 3. D. M, Q thuộc chu kỳ 1.
Câu 35: Aluminium là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất và có trong thành phần của đất sét, khoáng vật
criolit.....Trong bảng tuần hoàn, Aluminium thuộc chu kì 3, nhóm IIIA. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của
nguyên tử Aluminium ở trạng thái cơ bản là
A. 3s23p3. B. 3s23p1. C. 3s23p4. D. 3s23p5.
Câu 36: Năm 2009, Nga và Hoa Kỳ đồng thời công bố tổng hợp thành công các nguyên tố mới 113 và 115. Kí hiệu
nguyên tử một đồng vị của nguyên tố 115 là 289
115 X . Nhận định nào sau đây về nguyên tố 113 và 115 là đúng?
A. Nguyên tố 113 thuộc chu kỳ tám trong bảng tuần hoàn.
B. Đối với đồng vị của nguyên tố 115 này, hiệu số giữa số neutron và số electron là 164.
C. Tỉ lệ khối lượng nguyên tử của nguyên tố 115 so với carbon-12 là 115: 12.
D. Nguyên tố 113 và nguyên tố 115 thuộc cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn.
Câu 37: Một nguyên tử có cấu hình electron: 1s22s22p4. Nguyên tố này thuộc nhóm
A. IVA. B. VIA. C. IIA. D. VIIIA.
Câu 38: Nguyên tố A thuộc ô 25 trong bảng tuần hoàn. Dữ kiện nào sau đây không chính xác khi nói về
nguyên tố A?
A. Số hạt proton là 25 hạt. B. Số hạt electron là 25 hạt.
C. Số hạt neutron là 25 hạt. D. Số hạt mang điện trong nguyên tử là 50.
Câu 39: Các nguyên tố Na, Mg, Al có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 12, 13. Điểm chung của ba nguyên tố
trên là
A. Có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau. B. Có số electron hóa trị bằng nhau.
C. Đều là phi kim. D. Có cùng số lớp electron.
Câu 40: Potassium và Krypton đều là các nguyên tố thuộc vào chu kì 4 trong đó Potassium là nguyên tố bắt
đầu chu kì, Krypton là nguyên tố kết thúc chu kì. Nguyên nhân nào khiến Potassium có tính kim loại mạnh hơn
so với Krypton?
A. Potassium có nhiều electron hơn so với Krypton.
B. Potassium có nhiều proton hơn so với Krypton.
C. Potassium có ít lớp electron hơn so với Krypton.
D. Potassium có ít electron lớp ngoài cùng hơn so với Krypton.
Câu 41: Nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm B?
A. [Ar]3d34s2. B. [Ar]3d104s24p3. C. [Ar] 3d104s24p5. D. [Ne]3s23p5.
Câu 42: Cation X2+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. X thuộc chu kì
A. 3. B. 8. C. 2 D. 4.
Câu 43: Oxygen, sulfur, selenium và tellurium đều thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Điểm chung của
các nguyên tố là
A. Các nguyên tố trên đều có 6 lớp electron.
B. Các nguyên tố có tính chất vật lí tương tự nhau.
C. Các nguyên tố trên đều là phi kim.
D. Các nguyên tố trên đều có 6 electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 44: Nguyên tử nguyên tố X có chứa 9 proton và 19 hạt neutron. X thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn?
A. VIIA. B. VIIIA. C. IIIA. D. IA.
Câu 45: Nguyên tố X thuộc vào chu kì 3, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn. X là nguyên tố
A. Be (Z = 4). B. Ca (Z = 20). C. Mg (Z = 12). D. Na (Z = 11).
10
GV: Bùi Mạnh Cao Nguyên SĐT: 0964347234
Câu 46: Nguyên tố X là một phi kim có 2 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 6 electron. Nguyên tố X là
nguyên tố nào dưới đây?
A. Fluorine (Z= 9). B. Chlorine (Z = 17). C. Carbon (Z = 6). D. Oxygen (Z = 8).
Câu 47: Cacium nằm trong nhóm IIA trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố calcium bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?
A. 4. B. 11. C. 2. D. 20.
2+ 9
Câu 48: Ion kim loại chuyển tiếp X có cấu hình điện tử [Ar]3d . Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
A. 30. B. 29. C. 28. D. 27.
Câu 49: Nguyên tử của nguyên tố B thuộc chu kì 3, nhóm VIIA. Cấu hình electron thu gọn nào sau đây phù
hợp với nguyên tố B?
A. [Ne]3s23p4. B. [Ar]3s23p5. C. [Ne]3s23p5. D. [Ar]4s24p5.
Câu 50: Nguyên tử nguyên tố X có 3 lớp electron, biết lớp thứ 3 có nhiều hơn lớp thứ nhất 3 electron. Hỏi 4
nguyên tố lân cận nhất với nguyên tố X là những nguyên tố nào sau đây?
A. B, Si, Ga, Ge. B. Al, C, Si, S. C. As, S, C, F. D. Si, N, S, As.
2 2 3
Câu 51: Một nguyên tố R có cấu hình electron: 1s 2s 2p , công thức oxide cao nhất và hợp chất khí với
hydrogen có công thức hóa học lần lượt là
A. R2O5, RH5. B. R2O3, RH. C. R2O7, RH. D. R2O5, RH3.
Câu 52: Nguyên tố R có công thức oxide cao nhất là RO2. Công thức của hợp chất khí với hydrogen là
A. RH3. B. RH4. C. H2R. D. HR.
Câu 53: Sự biến đổi độ âm điện của các nguyên tố: 11Na, 12Mg, 13Al, 15P, 17Cl là
A. không thay đổi. B. tăng dần. C. không xác định. D. giảm dần.
Câu 54: Các nguyên tố Cl, C, Mg, Al, S đều tạo hợp chất oxide với oxygen. Dãy được sắp xếp theo thứ tự tăng
dần hóa trị cao nhất với oxygen là
A. Cl, C, Mg, Al, S. B. S, Cl, C, Mg, Al. C. Mg, Al, C, S, Cl. D. Cl, Mg, Al, C, S.
Câu 55: Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p4. R có công thức oxide cao nhất là
A. RO3. B. R2O3. C. RO2.. D. R2O.
Câu 56: X, Y và Z là các nguyên tố thuộc cùng chu kì của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Oxide của X
tan trong nước tạo thành một dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ. Y phản ứng với nước tạo thành dung dịch làm quỳ
tím hóa xanh. Oxide của Z phản ứng được với cả acid lẫn kiềm. Dãy các nguyên tố được sắp xếp theo chiều
tăng dần số hiệu nguyên tử từ trái sang phải là
A. X, Y, Z. B. X, Z, Y. C. Y, Z, X. D. Z, Y, X.
222
Câu 57: Nguyên tố Radon ( 86 Rn ) có thể được sinh ra từ nước khoáng, nước ngầm và vật liệu xây dựng như
đá lát nền... Nó xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp và phát ra những tia là tác nhân gây ung thư
phổi. Phát biểu nào sau đây về nguyên tố radon là không đúng?
A. Hạt nhân Rn chứa 222 neutron.
B. Rn nằm ở chu kì thứ 6 nhóm VIIIA trong bảng tuần hoàn.
C. Rn khó tham gia vào các phản ứng hóa học.
D. Đối với những phòng mới lát nền đá hoa, nên mở cửa sổ thường xuyên để thông gió nhằm giảm tác hại
của khí radon đối với cơ thể con người.
Câu 58: Ngày 19 tháng 2 năm 2010, nguyên tố hóa học số 112 do Liên minh Hóa học Ứng dụng quốc tế tổng
hợp được đặt tên là "Copernicium", ký hiệu là "Cn" có chứa 165 neutron trong nguyên tử. Phát biểu nào sau
đây về nguyên tố số 112 là đúng?
165
A. Kí hiệu nguyên tử của nguyên tố 112 là 112 Cn .
B. Nguyên tố Cn nằm ở chu kì 7, nhóm IIB trong bảng tuần hoàn.
C. Số khối của nguyên tố này là 165.
D. Hiệu số giữa hạt mang điện và hạt không mang điện trong nguyên tử Cn là 53.
Câu 59: Chọn đáp án đúng. Nguyên tử oxygen có chứa
A. 16 electron. B. 8 electron. C. 16 proton. D. 16 neutron.
Câu 60: Phát biểu nào sau đây là đúng về nguyên tố Neon?
A. Neon là khí hiếm, cần hạn chế sử dụng do khó tái tạo.
B. Neon cần 6 electron để lấp đầy lớp electron ngoài cùng.
C. Neon có 8 electron ở lớp ngoài cùng nên bền vững, khó tạo hợp chất.
11
GV: Bùi Mạnh Cao Nguyên SĐT: 0964347234
D. Neon cần nhường đi electron để có cấu hình bền vững.
Câu 61: Cặp nguyên tố nào khi tạo thành ion (nhường hoặc nhận electron) sẽ có cấu hình electron tương tự nhau?
A. Boron và Helium. B. Carbon và Nitrogen. C. Fluorine và Sodium. D. Lithium và Oxygen.
Câu 62: Chlorine (Z = 17) là một trong những phi kim điển hình thuộc vào nhóm halogen. Với tính chất oxi
hóa mạnh, Chlorine được dùng trong khử trùng nước sinh hoạt, tẩy trắng sợi vải. Bên cạnh đó, là chất khí độc,
Chlorine cũng đã từng được sử dụng làm bom vũ khí hóa học. Cho các khẳng định sau về Chlorine.
1. Chlorine có 5 electron lớp ngoài cùng.
2. Chlorine có 11 electron trên phân lớp p.
3. Công thức oxide cao nhất của Chlorine có dạng Cl2O7.
4. Hydroxide cao nhất của Chlorine có dạng HClO và có tính acid mạnh.
5. Khi so sánh về tính phi kim: F2 > Cl2 > I2.
Số khẳng định đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 63: Cho các tính chất và đặc điểm cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố hoá học. Số tính chất biến đổi tuần
hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử là
(a) Hoá trị cao nhất đối với oxygen. (b) Khối lượng nguyên tử.
(c) Số electron hóa trị. (d) Tính phi kim.
(e) Bán kính nguyên tử. (g) Tính kim loại.
A. a, b, e, g. B. a, c, d, e, g. C. a, b, d, g. D. g, h, c.
Câu 64: Cho các phát biểu sau:
a) Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, trong đó có 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
b) Bảng tuần hoàn có 8 nhóm, số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng.
c) Các nhóm A có số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự của nhóm.
d) Các nguyên tố s và p thuộc về các nhóm A.
e) Các chu kì nhỏ (1,2,3) bao gồm các nguyên tố s,p.
Số phát biểu đúng:
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 65: Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hydrogen là RH3. Trong oxide mà R có
hoá trị cao nhất thì oxygen chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là
A. S. B. As. C. N. D. P.
Câu 66: Nguyên tử của nguyên tố hóa học X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 180. Trong đó tổng các
hạt mang điện gấp 1,4324 lần số hạt không mang điện. Công thức hợp chất khí với Hydrogen tương ứng của X là
A. HCl. B. HBr. C. HI. D. HF.
Câu 67: Oxide cao nhất của một nguyên tố R có công thức là R2O5, trong hợp chất với hydrogen R chiếm
82,35% về khối lượng. Vậy R là
A. 14N. B. 122Sb. C. 31P. D. 75As.
Câu 68: Hợp chất với hydrogen của nguyên tố có công thức RH4. Oxide cao nhất của R chứa 53,33% oxi về
khối lượng. Nguyên tố R là
A. 12C. B. 207Pb. C. 119Sn. D. 28Si.
Câu 69: Nguyên tố X thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với
hydrogen, X chiếm 82,35% khối lượng. Công thức oxide cao nhất của X là
A. P2O5. B. N2O3. C. N2O5. D. P2O3.
Câu 70: Hóa trị cao nhất của R đối với oxygen bằng hóa trị của R đối với hydrogen. Phân tử khối của oxide
cao nhất bằng 2,75 lần phân tử khối hợp chất khí của R với hydrogen. Tên nguyên tố R là
A. Carbon. B. Silicon C. Sulfur. D. Phosphorus.
Câu 71: Nguyên tố M có khả năng tạo hợp chất với oxi ở mức hóa trị cao nhất là M2O5. Trong hợp chất của M
tạo với hydrogen thì hydrogen chiếm 8,82% về khối lượng. M là
A. N. B. P. C. Al. D. C
Câu 72: Nguyên tố R nằm ở nhóm VA, trong hợp chất khí với hydrogen nguyên tố này chiếm 91,18% về khối
lượng. Thành phần % về khối lượng của oxygen trong oxide cao nhất của R là
A. 25,93%. B. 74,07%. C. 43,66%. D. 56,34%.

12
GV: Bùi Mạnh Cao Nguyên SĐT: 0964347234
Câu 73: Tổng số các loại hạt trong nguyên tử M là 18. Nguyên tử M có tổng số hạt mang điện gấp đôi số hạt
không mang điện. M thuộc
A. chu kì 2, nhóm IIA. B. chu kì 3, nhóm VIIIA. C. chu kì 3, nhóm VIA. D. chu kì 2, nhóm IVA.
Câu 74: Một loại nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, neutron và electron là 40. Trong hạt nhân
của nguyên tử này số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. Ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA. B. Ô số 11, chu kì 3, nhóm IA.
C. Ô số 12, chu kì 3, nhóm IIB. D. Ô số 13, chu kì 3, nhóm III
Câu 75: Nguyên tố Y có tổng số hạt là 36, trong đó số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện. Vị trí
của nguyên tố Y trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. Ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA. B. Ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA.
C. Ô số 12, chu kì 3, nhóm IIB. D. Ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIB.
Câu 76: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử
X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Vị trí (chu kỳ, nhóm) của nguyên tố X trong
bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. chu kỳ 3, nhóm VA. B. chu kỳ 3, nhóm VIIA. C. chu kỳ 2, nhóm VIIA. D. chu kỳ 2, nhóm VA.
Câu 77: Hai nguyên tử A, B thuộc hai nhóm liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn có tổng số hạt electron trong
hai nguyên tử là 29 hạt. Điện tích hạt nhân của nguyên tử A, B lần lượt là (Cho ZA < ZB)
A. +14, +15. B. +13, +16. C. +15, +14. D. +16, +13.
Câu 78: Hợp chất A tạo bởi kim loại M và phi kim X (X thuộc chu kỳ 3). Công thức hóa học của A có dạng
MXn trong đó kim loại M chiếm 46,67% về khối lượng, tổng số hạt proton trong hợp chất A là 58.. Trong hạt
nhân của nguyên tử M có n - p = 4; trong hạt nhân của nguyên tử X có n' = p'. Công thức của A là
A. AlCl3. B. FeS2. C. MnCl2. D. ZnS2.
Câu 79: 4 nguyên tố A, B, C, D thuộc vào các chu kì nhỏ trong bảng tuần hoàn và có số hiệu nguyên tử thỏa
mãn ZA < ZB < ZC < ZD. Tổng số điện tích hạt nhân của 4 nguyên tố là 32 và tổng số electron lớp ngoài cùng
của nguyên tử là 10. A và C ở cùng phân nhóm chính, B và D ở cùng phân nhóm chính và tổng số electron lớp
ngoài cùng của nguyên tử A và C bằng số electron phân lớp ngoài cùng của nguyên tử B.
Phát biểu nào dưới đây là đúng:
A. Nguyên tố D nằm ở chu kỳ 3, nhóm VIA của bảng tuần hoàn.
B. Bán kính nguyên tử của 4 nguyên tố: A < B < C < D.
C. Các oxide có hóa trị cao nhất của B và D có tính chất vật lý và hóa học tương tự nhau.
D. Trong những điều kiện nhất định, phần tử B có thể thay thế phần tử D, phần tử C có thể thay thế phần tử A.

CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HOÁ HỌC


Câu 1: Liên kết hóa học là
A. Sự kết hợp các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững.
B. Sự kết hợp các chất tạo thành vật thể bền vững.
C. Sự kết hợp các phân tử hình thành các chất bền vững.
D. Sự kết hợp các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững.
Câu 2: Khuynh hướng nào dưới đây không xảy ra trong quá trình hình thành liên kết hóa học:
A. Chia tách electron. B. Cho nhận electron.
C. Góp chung electron. D. Dùng chung electron tự do.
Câu 3: Theo quy tắc octet thì nguyên tử có xu hướng đạt cấu trúc bền giống như:
A. Kim loại kiềm gần kề. B. Kim loại kiềm thổ gần kề.
C. Nguyên tử halogen gần kề. D. Nguyên tử khí hiếm gần kề.
Câu 4: Trong nguyên tử, electron hóa trị là các electron
A. Độc thân. B. Ở phân lớp ngoài cùng.
C. Ở obitan ngoài cùng. D. Tham gia tạo liên kết hóa học.
Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm Neon
khi tham gia hình thành liên kết hoá học?
A. Hydrogen (Z = 1). B. Fluorine (Z = 9). C. Chlorine (Z = 17). D. Potassium (Z = 19).
Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 2 electron khi hình thành liên kết hoá học?
A. Calcium (Z = 20). B. Aluminum (Z = 13). C. Oxygen (Z = 8). D. Neon (Z = 10).
13
GV: Bùi Mạnh Cao Nguyên SĐT: 0964347234
Câu 7: Nguyên tử oxygen và nguyên tử magnesium có xu hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron để đạt
được cấu hình electron bền vững của khí hiếm?
A. Nhận 2 elctron và nhường 2 electron. B. Nhận 2 electron và nhường 1 electron.
C. Nhường 2 electron và nhận 2 electron. D. Nhận 1 electron và nhường 2 electron.
Câu 8: Chọn phát biểu sai ? Các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử để
A. chuyển sang trạng thái có năng lượng thấp hơn. B. có cấu hình electron của khí hiếm.
C. có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2 hoặc 8. D. chuyển sang trạng thái có mức năng lượng cao hơn.
Câu 9: Số electron hóa trị trong nguyên tử chlorine (Z = 17) là
A. 5 B. 7 C. 3 D. 1
Câu 10: Số electron hóa trị trong nguyên tử chromium (Z = 24) là
A. 1 B. 3 C. 6 D. 4
Câu 11: Cho biết nguyên tử Na, Mg, F lần lượt có số hiệu nguyên tử là 11, 12, 9. Các ion Na+, Mg2+, F- có đặc
điểm chung là
A. Có cùng số proton. B. Có cùng neutron. C. Có cùng số electron. D. Có cùng số khối.
Câu 12: Cho 2 nguyên tố Na (Z = 11); Cl (Z = 17). Cấu hình electron của Na+ và Cl- lần lượt là:
A. 1s2 2s2 2p6; 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 B.1s2 2s2 2p6 3s1; 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
C.1s2 2s2 2p6 3s2; 1s2 2s2 2p6 3s2 D.1s2 2s2 2p5; 1s2 2s2 2p6
Câu 13: Nguyên tố A có 2 electron hóa trị, nguyên tố B có 5 electron hóa trị. Công thức của hợp chất ion tạo
bởi A và B có thể là
A. A2B3 B. A3B2. C. A2B5. D. A5B2.
Câu 14: Cho các phân tử sau: F2, H2O, NaF, NH3, C2H4. Có bao nhiêu nguyên tử trong các phân tử trên đạt
cấu hình bền của khí hiếm Neon?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 15: Phân tử nào dưới đây “không tuân theo” quy tắc octet?
A. PCl5. B. CH4. C. H2S. D. NH3.
Câu 16: Potassium iodide (KI) được sử dụng như một loại thuốc long đờm, giúp làm lỏng và phá vỡ chất nhầy
trong đường thở, thường dùng điều trị cho các bệnh nhân hen suyễn, viêm phế quản mãn tính. Trong phân tử
KI các nguyên tử potassium và iodine đều đã đạt được cấu hình bền của khí hiếm gần nhất. Đó lần lượt là các
khí hiếm nào? (Cho 19K, 53I, 10Ne, 18Ar, 36Kr, 54Xe).
A. Neon và argon. B. Argon và xenon. C. Krypton và argon. D. Xenon và neon.
Câu 17: Vì sao các nguyên tử (không xét các nguyên tử khí hiếm) lại thường có xu hướng liên kết với nhau
thành phân tử?
A. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đạt được cơ cấu electron ổn định, bền vững.
B. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đều đạt được được cấu hình bền vững ở lớp ngoài cùng.
C. Để tổng số electron ngoài cùng của các nguyên tử trong phân tử là 8.
D. Để lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử trong phân tử có nhiều electron độc thân nhất.
Câu 18: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm neon
khi tham gia hình thành liên kết hoá học?
A. Sulfur (Z = 16). B. Oxygen (Z = 8). C. Hydrogen (Z = 1). D. Chlorine (Z = 17).
Câu 19: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm
argon khi tham gia hình thành liên kết hoá học?
A. Fluorine (Z = 9). B. Oxygen (Z = 8). C. Hydrogen (Z = 1). D. Chlorine (Z = 17).
Câu 20: Trong phân tử iodine (I2), mỗi nguyên tử iodine đã góp một electron để tạo cặp electron chung. Khi
đó, mỗi nguyên tử I trong I2 đã đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm nào dưới đây?
A. Xe. B. Ne. C. Ar. D. Kr.
Câu 21: Trong các hợp chất, để đạt được cấu hình bền của khí hiếm gần nhất mỗi nguyên tử magnesium đã:
A. Nhường đi 2 e. B. Nhận vào 1 e. C. Nhường đi 3 e. D. Nhận vào 2 e.
Câu 22: Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử có số hiệu nào sau đây có xu hướng nhường 2 electron để
đạt cấu hình electron bền vững theo quy tắc Otet?
A. Z = 12. B. Z = 9. C. Z = 11. D. Z = 10.
Câu 23: Sodium hydride (NaH) là một hợp chất được sử dụng như một chất lưu trữ hydrogen trong các
phương tiện chạy bằng pin nhiên liệu do khả năng giải phóng hydrogen. Trong sodium hydride nguyên tử
14
GV: Bùi Mạnh Cao Nguyên SĐT: 0964347234
sodium (Z = 11) có cấu hình bền của khí hiếm
A. Helium(Z = 2). B. Argon(Z = 18). C. Krypton(Z = 36). D. Neon(Z = 10).
Câu 24: Khi tham gia hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử lithium (Z = 3) và chlorine (Z = 17) có
khuynh hướng đạt cấu hình electron bền của lần lượt các khí hiếm nào dưới đây?
A. Helium và argon. B. Helium và neon. C. Argon và helium. D. Neon và argon.
Câu 25: Hợp chất nào sau đây là trường hợp ”ngoại lệ” của quy tắc Octet?
A. H2O. B. NO2. C. CO2. D. Cl2.
Câu 26: Phân tử nào sau đây có nguyên tử đều đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet?
A. BeH2. B. AlCl3. C. PCl5. D. SiF4.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây phù hợp với sơ đồ sự hình thành liên KCl?
A. Nguyên tử K nhường electron, nguyên tử Cl nhận electron để trở thành các ion.
B. Nguyên tử K nhận electron, nguyên tử Cl nhường electron để trở thành các ion.
C. Nguyên tử K nhường electron, nguyên tử Cl nhường electron để trở thành các ion.
D. Nguyên tử K nhận electron, nguyên tử Cl nhận electron để trở thành các ion.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây phù hợp với ion magnesium?
A. Cation magnesium nhận 2 electron để trở thành nguyên tử magnesium.
B. Cation magnesium nhường 2 electron để trở thành nguyên tử magnesium.
C. Nguyên tử magnesium nhận 2 electron để trở thành cation magnesium.
D. Nguyên tử magnesium nhường 2 electron để trở thành cation magnesium.
Câu 29: Nguyên tử oxygen có cấu hình electron là: 1s22s22p4. Sau khi tạo liên kết, cấu hình ion oxide là
A. 1s22s22p2. B. 1s22s22p43s2. C. 1s22s22p6. D. 1s22s22p63s2.
Câu 30: Nguyên tố calcium có số hiệu nguyên tử là 20. Khi calcium tham gia phản ứng tạo hợp chất ion thì
cấu hình electron của cation là
A. 1s22s22p63s23p64s1. B. 1s22s22p6. C. 1s22s22p63s23p6. D. 1s22s22p63s23p63d10.
Câu 31: Làm thế nào để một ion calcium có điện tích +2 trở nên trung hòa?
A. Bằng cách nhường đi một electron. B. Bằng cách nhường hai electron.
C. Bằng cách nhận thêm một electron. D. Bằng cách nhận thêm hai electron.
Câu 32: Để đạt được cấu hình bền vững, nguyên tử bromine thường nhận thêm một electron. Phương trình nào
dưới đây biểu diễn đúng quá trình trên?
A. Br → Br - + e -. B. Br → Br + + e –. C. Br + + e - → Br. D. Br + e - → Br -.
Câu 33: Các ion S2-, Cl-, K+, Ca2+ đều có cấu hình là [Ne] 3s23p6. Dãy sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính
của các ion là:
A. S2- > Cl - > K+ > Ca2+. B. K+ > Ca2+ > S2- > Cl -. C. Ca2+ > K+ > Cl- > S2-. D. S2- > Cl - > Ca2+ > K+.
Câu 34: Hai ion X+ và Y- có cùng cấu hình electron, khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Nguyên tử X, Y thuộc cùng 1 chu kỳ trong bảng tuần hoàn.
B. Số electron trong nguyên tử X nhiều hơn trong nguyên tử Y là 2.
C. Số proton trong nguyên tử X bằng số proton trong nguyên tử Y.
D. Nguyên tử X nhiều hơn nguyên tử Y 2 neutron.
Câu 35: Chọn định nghĩa đúng về ion. Ion là
A. Phần tử tạo bởi các hạt mang điện.
B. Phần tử mang điện tạo ra từ nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử.
C. Hạt vi mô mang điện dương hay âm.
D. Phân tử bị mất hay nhận thêm electron.
Câu 36: Khẳng định nào sai khi nói về ba ion Na+, Mg2+, F-. Cho số hiệu nguyên tử của Na, Mg và F lần lượt
là 11, 12 và 9)
A. 3 ion trên có cấu hình electron giống nhau. B. 3 ion trên có số neutron khác nhau.
C. 3 ion trên có số electron bằng nhau. D. 3 ion trên có số proton bằng nhau.
Câu 37: Khẳng định nào sai khi nói về ion?
A. Ion là phần tử mang điện tạo bởi nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử.
B. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.
C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
D. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.
15
GV: Bùi Mạnh Cao Nguyên SĐT: 0964347234
Câu 38: Trong các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại điển hình có khuynh hướng
A. Nhận thêm electron tạo thành anion.
B. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể.
C. Nhường bớt electron tạo thành cation.
D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.
Câu 39: Trong phản ứng hoá học, nguyên tử sodium không hình thành được
A. Ion sodium. B. Cation sodium.
C. Anion sodium. D. Ion đơn nguyên tử sodium.
Câu 40: Hoàn thành nội dung sau : Xét các nguyên tử, cation và anion có cùng số electron ở lớp vỏ. “Bán kính
nguyên tử... (1) bán kính cation tương ứng và ... (2) bán kính anion tương ứng”.
A. (1): nhỏ hơn, (2): lớn hơn. B. (1): lớn hơn, (2): nhỏ hơn.
C. (1): lớn hơn, (2): bằng. D. (1): nhỏ hơn, (2): bằng.
Câu 41: Trong các ion sau: Fe3+, Na+, Ba2+, S2–, Pb2+, Cr3+, Ni2+, Zn2+, Ca2+, Cl–, H+, có bao nhiêu ion không
có cấu hình electron giống khí hiếm? Cho số hiệu nguyên tử của các nguyên tố lần lượt là 26, 11, 56, 16, 46,
26, 28, 30, 17, 1.
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
– 2+
Câu 42: Anion X và cation M (M không phải là Berium) đều có chung một cấu hình electron của khí hiếm
R. Khẳng định nào sau đây là sai ?
A. Nếu M ở chu kì 3 thì X là fluorine.
B. Nếu R có n electron thì phân tử hợp chất ion đơn giản giữa X và M có 3n electron.
C. X là nguyên tố p và M là nguyên tố s.
D. Hiệu số hạt mang điện của M và số hạt mang điện của X là 4.
Câu 43: Cho hai nguyên tử của nguyên tố X (Z=11) và Y(Z=8). Công thức hợp chất ion tạo thành giữa X và Y là
A. X2Y. B. X2Y2. C. X2Y4. D. XY.
Câu 44: Cho hai nguyên tử của nguyên tố X (Z=9) và Y(Z=3).Nguyên tố X và Y có thể tham gia liên kết với
nhau, tạo nên hợp chất ion. Hợp chất tạo thành có công thức là
A. X2Y. B. X2Y2. C. X2Y4. D. XY.
Câu 45: Thành phần chủ yếu của muối ăn là
A. NaCl. B. KCl. C. KI. D. KIO3.
+ -
Câu 46: Liên kết giữa ion Na và ion Cl thuộc loại
A. Liên kết cộng hoá trị có cực. B. Liên kết ion.
C. Liên kết cộng hoá trị không cực. D. Liên kết kim loại.
Câu 47: Tìm định nghĩa sai về liên kết ion?
A. Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa 2 ion mang điện tích trái dấu.
B. Liên kết ion trong tinh thể NaCl là lực hút tĩnh điện giữa ion Na+ và ion Cl–.
C. Liên kết ion là liên kết được hình thành do sự tương tác giữa các ion cùng dấu.
D. Liên kết ion là liên kết giữa 2 nguyên tố có hiệu số độ âm điện > 1,7 .
Câu 48: Cho cấu tạo mạng tinh thể NaCl như sau

Chọn phát biểu đúng về tinh thể NaCl


A. Các ion Na+ và ion Cl– góp chung cặp electron hình thành liên kết.
B. Các nguyên tử Na và Cl góp chung cặp e hình thành liên kết.
C. Các nguyên tử Na và Cl hút nhau bằng lực hút tĩnh điện.
D. Các ion ion Na+ và ion Cl –hút nhau bằng lực hút tĩnh điện.
Câu 49: Bằng cách nào sau đây có thể pha chế được dung dịch NaCl 15%.
16
GV: Bùi Mạnh Cao Nguyên SĐT: 0964347234
A. Hoà tan 15 gam NaCl vào 90 gam H2O. B. Hoà tan 15 gam NaCl vào 100 gam H2O
C. Hoà tan 30 gam NaCl vào 170 gam H2O. D. Hoà tan 15 gam NaCl vào 190 gam H2O
Câu 50: Hàng năm thế giới cần tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn chlorine (Cl2). Nếu dùng muối ăn để điều chế
chlorine thì cần bao nhiêu tấn muối (Giả thiết hiệu suất phản ứng đạt 100%)?
A. 74 triệu tấn. B. 74,15 triệu tấn. C. 74,51 triệu tấn. D. 74,14 triệu tấn.
Câu 51: Bản chất của liên kết ion là
A. Sự dùng chung các electron.
B. Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
C. Lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại với các electron tự do.
D. Lực hút giữa các phân tử.
Câu 52: Hoàn thành nội dung sau: “Các … thường tan nhiều trong nước. Khi nóng chảy và khi hoà tan trong
nước, chúng dẫn điện, còn ở trạng thái rắn thì không dẫn điện”.
A. Hợp chất vô cơ. B. Hợp chất hữu cơ. C. hợp chất ion. D. hợp chất cộng hoá trị.
Câu 53: Liên kết ion được tạo thành giữa hai nguyên tử
A. Kim loại điển hình. B. Phi kim điển hình.
C. Kim loại và phi kim. D. Kim loại điển hình và phi kim điển hình.
Câu 54: Khi một electron được thêm vào hoặc bị loại bỏ khỏi nguyên tử, nguyên tử đó sẽ trở thành:
A. ion. B. liên kết.
C. nó vẫn là một nguyên tử. D. phân tử.
Câu 55: Khi nguyên tử sodium và nguyên tử chlorine tác dụng với nhau tạo hợp chất thì
A. Năng lượng được giải phóng và liên kết ion được hình thành.
B. Năng lượng được giải phóng và liên kết cộng hóa trị được hình thành.
C. Năng lượng được hấp thụ và liên kết ion được hình thành.
D. Năng lượng được hấp thụ và liên kết cộng hóa trị được hình thành.
Câu 56: Nguyên tử X có 20 hạt proton và nguyên tử Y có 17 hạt electron. Hợp chất hình thành giữa 2 nguyên
tố này có công thức và loại liên kết tương ứng là
A. X2Y, liên kết cộng hóa trị. B. XY2, liên kết ion.
C. XY, liên kết ion. D. X3Y2, liên kết cộng hóa trị.
Câu 57: Cấu hình electron của cặp nguyên tử nào sau đây có thể tạo liên kết ion?
A. 1s22s22p3 và 1s22s22p5. B.1s22s1 và 1s22s22p5.
C. 1s22s1 và 1s22s22p63s23p2. D.1s22s22p1 và 1s22s22p63s23p6.
Câu 58: Cặp nguyên tố nào sau đây có thể tạo thành hợp chất ion?
A. Carbon và hydrogen. B. Calcium và oxygen.
C. Oxygen và neon. D. Sodium và magsenium.
Câu 59: Theo quy tắc octet, một nguyên tử oxygen (Z = 8) có xu hướng
A. nhường sáu electron để trở nên ổn định.
B. nhận thêm hai electron để trở nên bền vững.
C. mất hai electron để trở nên bền vững.
D. chia sẻ hai cặp electron với một nguyên tử khác để trở nên bền vững.
Câu 60: X là một trong những khoáng chất cần thiết đối với cơ thể; trong mỗi tế bào X chiếm tỉ lệ khoảng
0,004% khối lượng. X có vai trò hỗ trợ cho quá trình tổng hợp hemoglobin và myoglobin. Cấu hình electron
của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d7. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc:
A. Chu kì 4, nhóm VIIIB. B. Chu kì 4, nhóm VIIIA. C. Chu kì 3, nhóm VIB. D. Chu kì 4, nhóm IIA.
Câu 61: Ion berilium có điện tích +2, Ion floride có điện tích -1. Công thức hóa học tạo bởi berilium và floride là:
A. Be2F2. B. Be4F8. C. BeF2. D. Be2F.
Câu 62: Chỉ ra nội dung sai khi nói về tính chất chung của hợp chất ion?
A. Khó nóng chảy, khó bay hơi. B. Tồn tại dạng tinh thể, tan nhiều trong nước.
C. Trong tinh thể chứa các ion nên dẫn được điện. D. Các hợp chất ion đều khá rắn.
Câu 63: Hầu hết các hợp chất ion
A. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. B. Dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ.
C. Ở trạng thái nóng chảy không dẫn điện. D. Tan trong nước thành dung dịch không điện li.
Câu 64: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của ion?
17
GV: Bùi Mạnh Cao Nguyên SĐT: 0964347234
A. Chúng thường tạo thành mạng tinh thể.
B. Chúng thường là chất rắn mềm.
C. Chúng có điểm nóng chảy cao.
D. Chúng dẫn điện khi nóng chảy hoặc hòa tan trong nước.
Câu 65: Trong các phân tử hợp chất ion sau đây: CaCl2, MgO, CaO, Ba(NO3)2, Na2O, KF, Na2S, MgCl2, K2S, KCl
có bao nhiêu phân tử được tạo thành bởi các ion có chung cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố Argon?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 66: Các hợp chất ion thường có đặc điểm chung là
A. Điểm nóng chảy cao và liên kết không định hướng.
B. Điểm nóng chảy cao và điểm sôi thấp.
C. Liên kết có hướng và điểm sôi thấp.
D. Khả năng hòa tan cao trong dung môi phân cực và không phân cực.
Câu 67: Nguyên nhân làm cho các hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao là gì?
A. Liên kết giữa các nguyên tử rất mạnh.
B. Một lượng nhỏ năng lượng là cần thiết để phá vỡ liên kết giữa các ion.
C. Liên kết giữa các ion rất mạnh.
D. Các hợp chất ion bao gồm một cấu trúc tinh thể khổng lồ.
Câu 68: Thông tin trên một bao bì thực phẩm có ghi: "Không có hóa chất nhân tạo". Ở bên dưới, trong các thành
phần được liệt kê thấy có "muối biển" (sodium chloride có rất nhiều trong nước biển). Sodium chloride cũng có
thể điều chế nhân tạo bàng cách pha trộn hai hóa chất độc hại là dung dịch NaOH và dung dịch acid HCl.
Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Có hai loại sodium chloride, một loại nhân tạo và một loại có trong tự nhiên.
B. Muối biển luôn luôn là dạng sodium chloride tinh khiết hơn sodium chloride nhân tạo.
C. Sodium chloride nhân tạo là chất nguy hiểm vì được tạo bởi các hóa chất độc, trong khi sử dụng muối
biển hoàn toàn an toàn.
D. Không có khác biệt hóa học nào giữa sodium chloride tinh khiết từ nguồn tự nhiên hoặc nhân tạo.
Câu 69: Tìm định nghĩa sai về liên kết ion :
A. Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa 2 ion mang điện tích trái dấu.
B. Liên kết ion trong tinh thể NaCl là lực hút tĩnh điện giữa ion Na+ và ion Cl–
C. Liên kết ion là liên kết được hình thành do sự tương tác giữa các ion cùng dấu.
D. Liên kết ion là liên kết giữa 2 nguyên tố có hiệu số độ âm điện > 1,7 .
Câu 70: Trong dãy oxide sau: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. Những oxide phân tử có chứa có
liên kết ion là
A. Na2O, SiO2, P2O5. B. MgO, Al2O3, P2O5. C. Na2O, MgO, Al2O3. D. SO3, Cl2O3, Na2O.
Câu 71: Cho các phân tử: NH3 (I); NaCl (II) ; K2S (III); CH4 (IV) ; MgO (V) ; PH3 (VI). Phân tử nào có chứa
liên kết ion?
A. I, II. B. IV, V, VI. C. II, III, V. D. II, III, IV.
Câu 72: Có 2 nguyên tố X (Z = 19); Y (X = 17) hợp chất tạo bởi X và Y có công thức và kiểu liên kết là
A. XY, liên kết ion. B. X2Y, liên kết ion.
C. XY, liên kết cộng hóa trị có cực. D. XY2, liên kết cộng hóa trị có cực.
Câu 73: Nguyên tử nguyên tố X và Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng lần lượt là 3s 23p1 và 2s22p4. Hợp
chất tạo bởi X và Y có công thức là
A. X2Y3. B. X3Y2. C. X2Y. D. XY3
Câu 74: Liên kết trong phân tử chất nào sau đây mang nhiều tính ion nhất?
A. LiCl. B. NaCl. C. CsCl. D. RbCl.
Câu 75: Cho các phân tử sau: LiCl, NaCl, KCl, RbCl . Hãy cho biết liên kết trong phân tử nào mang nhiều tính
chất ion nhất?
A. LiCl. B. NaCl. C. KCl. D. RbCl.
Câu 76: Các chất trong phân tử có chứa liên kết ion là
A. KHS, Na2S, NaCl, HNO3. B. Na2SO4, K2S, KHS, NH4Cl.
C. Na2SO4, KHS, H2S, SO2 D. H2O, K2S, Na2SO3, NaHS
Câu 77: Dãy chất nào sau đây phân tử có chứa liên kết ion?
18
GV: Bùi Mạnh Cao Nguyên SĐT: 0964347234
A. NaCl, H2O, KCl, CsF. B. KF, NaCl, NH3, HCl. C. NaCl, KCl, KF, CsF. D. CH4, SO2, NaCl, KF.
Câu 78: Trong dãy các hợp chất sau: KF, BaCl2, CH4, H2S. Chất nào là hợp chất ion?
A. Chỉ có KF. B. Chỉ có KF và BaCl2. C. Chỉ có CH4 và H2S. D. Chỉ có H2S.
Câu 79: Công thức electron của ozone là
A. . B. . C. . D. .
Câu 80: Trong phân tử N2H4, mỗi nguyên tử nitrogen còn mấy cặp electron chưa tham gia liên kết?
A. 0. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 81: Tổng số cặp electron đã ghép đôi nhưng chưa tham gia liên kết trong phân tử HNO3 là
A. 6. B. 7. C. 8. D. 9.
Câu 82: Trong quá trình trục vớt tàu chìm ở Cần Giờ, Việt Nam vào năm 2019, 5 thợ lặn bất ngờ gặp nạn nghi
do ngộ độc khí H2X từ thùng hàng container bị bung ra. Đây là chất khí độc, ở nồng độ thấp gây kích thích
màng phổi, mắt, đường thở… với nồng độ lớn có thể gây tử vong. Trong nguyên tử X tổng số hạt (proton,
neutron và electron) trong nguyên tử nguyên tố X là 48. Hợp chất H2X chứa loại liên kết hóa học nào sau đây?
A. Liên kết cộng hóa trị phân cực. B. Liên kết ion.
C. Liên kết cộng hóa trị không phân cực. D. Liên kết cho – nhận.
Câu 83: Có bốn nguyên tử X (Z=11), Y(Z=14), A(Z=17), M(Z=18). Hai nguyên tử nguyên tố nào có thể kết
hợp với nhau tạo thành hợp chất chứa liên kết cộng hoá trị?
A. M và X. B. M và Y. C. X và Y. D. X và A.
Câu 84: Hợp chất có liên kết cộng hoá trị được gọi là
A. Hợp chất phức tạp. B. Hợp chất cộng hóa trị.
C. Hợp chất không điện li. D. Hợp chất trung hoà điện.
Câu 85: Tuỳ thuộc vào số cặp electron dùng chung tham gia tạo thành liên kết cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử
mà liên kết được gọi là
A. Liên kết phân cực, liên kết lưỡng cực, liên kết ba cực.
B. Liên kết đơn giản, liên kết phức tạp.
C. Liên kết ba, liên kết đơn, liên kết đôi.
D. Liên kết xich ma, liên kết pi, liên kết delta.
Câu 86: Trong phân tử nitrogen, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết
A. Cộng hóa trị không phân cực. B. Ion yếu.
C. Hydrogen. D. Cộng hóa trị phân cực.
Câu 87: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử kim loại với phi kim.
B. Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một cặp e chung.
C. Liên kết cộng hóa trị không cực là kiên kết giữa 2 nguyên tử của các nguyên tố phi kim.
D. Liên kết cộng hóa trị phân cực trong đó cặp e chung bị lệch về phía 1 nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
Câu 88: Cặp nguyên tử nào dưới đây liên kết với nhau tạo hợp chất cộng hoá trị?
A. H và He. B. Na và F. C. Li và F. D. H và Cl.
Câu 89: Có bao nhiêu cặp electron không tham gia liên kết trong phân tử HF?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 90: Khi hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử CO2, mô tả nào dưới đây là đúng?
A. Nguyên tử carbon góp 2 electron, nguyên tử oxygen góp 1 electron.
B. Chỉ có một nguyên tử oxygen góp chung 2 electron.
C. Nguyên tử carbon góp chung với hai nguyên tử 3 cặp electron.
D. Nguyên tử carbon góp chung với mỗi nguyên tử oxygen 2 electron.
Câu 91: Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng
hóa trị không cực là?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 92: Liên kết cộng hóa trị là liên kết
A. Giữa các phi kim với nhau.
B. Trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.
C. Được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.

19
GV: Bùi Mạnh Cao Nguyên SĐT: 0964347234
D. Được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.
Câu 93: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.
B. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.
C. Liên kết cộng hóa trị không cực chỉ được tạo nên từ hai nguyên tử giống hệt nhau.
D. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu.
Câu 94: Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết
A. Cộng hoá trị không cực. B. Hydrogen.
C. Cộng hoá trị có cực. D. Ion.
Câu 95: Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết
A. Cộng hoá trị không phân cực. B. Hydrogen.
C. Cộng hoá trị có cực. D. Ion.
Câu 96: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết
A. Cộng hoá trị không cực. B. Hydrogen.
C. Cộng hoá trị có cực. D. Ion
Câu 97: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử NH3 thuộc loại liên kết?
A. Cộng hoá trị không cực. B. Hydrogen.
C. Cộng hoá trị có cực. D. Ion.
Câu 98: Phát biểu nào sau đây ng đúng về liên kết có trong phân tử HCl?
A. Giữa nguyên tử H và Cl có một liên kết đơn.
B. Liên kết trong phân tử hình thành bởi 1 cặp electron góp chung.
C. Cặp electron chung lệch về phía nguyên tử Cl nhiều hơn.
D. Liên kết trong phân tử hình thành bởi 1 cặp electron do nguyên tử Cl cho nguyên tử H.
Câu 99: Liên kết trong phân tử nitrogen có chứa
A. Có 1 liên kết σ và 1 liên kết π. B. Có 1 liên kết ba.
C. Có 1 liên kết σ và 2 liên kết π. D. Có 2 liên kết σ và 1 liên kết π.
Câu 100: Cấu trúc của hai oxoacid được hiển thị dưới đây:
Acid nào mạnh hơn và tại sao?
A. HOCl, vì liên kết H – O yếu hơn trong HOF vì bán kính chlorine lớn hơn fluorine.
B. HOCl, vì liên kết H – O mạnh hơn trong HOF vì chlorine có độ âm điện lớn hơn fluorine.
C. HOF, vì liên kết H – O mạnh hơn trong HOCl vì fluorine có độ âm điện lớn hơn chlorine
D. HOF, vì liên kết H – O yếu hơn trong HOCl vì bán kính fluorine nhỏ hơn chlorine.
Câu 101: Liên kết σ được hình thành do
A. Sự xen phủ bên của hai orbital. B. Cặp electron dùng chung.
C. Lực hút tĩnh điện giữa hai ion. D. Sự xen phủ trục của hai orbital.
Câu 102: Hoàn thành nội dung sau: “Trong hợp chất cộng hoá trị, hoá trị của một nguyên tố được xác định
bằng ............ của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử”.
A. Số electron hoá trị. B. Số electron độc thân.
C. Số electron tham gia liên kết. D. Số orbital hoá trị.
Câu 103: Số liên kết σ và π có trong phân tử C2H4 lần lượt là
A. 4 và 1. B. 2 và 0. C. 1 và 1. D. 5 và 1.
Câu 104: Liên kết π được hình thành do
A. Sự xen phủ bên của hai orbital. B. Cặp electron dùng chung.
C. Lực hút tĩnh điện giữa hai ion. D. Sự xen phủ trục của hai orbital.
Câu 105: Liên kết hóa học trong phân tử hydrogen sulfide là liên kết
A. Ion. B. Cộng hoá trị. C. Hydrogen. D. Cho – nhận.
Câu 106: Anion X2- có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Nguyên tố X tạo với nguyên tố hydrogen
hợp chất chứa liên kết?
A. Cộng hóa trị phân cực. B. Cộng hóa trị không phân cực.
C. Cho – nhận. D. Ion.
Câu 107: Dãy chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. H2, H2O, CH4, NH3. B. NaCl, PH3, HBr, H2S. C. CH4, H2O, NH3, Cl2O. D. H2O, NH3, CO2, CCl4.
20
GV: Bùi Mạnh Cao Nguyên SĐT: 0964347234
Câu 108: Dãy phân tử nào cho dưới đây phân tử nào đều không phân cực?
A. N2, CO2, Cl2, H2. B. N2, Cl2, H2, HCl. C. N2, HI, Cl2, CH4. D. Cl2, SO2, N2, F2.
Câu 109: Dãy chứa các phân tử không phân cực là
A. HBr, CO2, CH4. B. Cl2, CO2, C2H2. C. HCl, C2H2, Br2. D. NH3, Br2, C2H4.
Câu 110: X, Y, Z là những nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt là 8, 19, 16. Nếu các cặp nguyên tố X và Y,
Y và Z, X và Z tạo thành liên kết thì các cặp nào sau đây có nhiều khả năng nhất là liên kết cộng hóa trị có cực?
A. X và Y; Y và Z. B. X và Y. C. X và Z. D. Y và Z
Câu 111: Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị?
A. CaF2. B. NaCl. C. CCl4. D. KBr.
Câu 112: Trong phân tử nào chỉ tồn tại liên kết đơn?
A. N2 B. O2 C. F2 D. CO2.
Câu 113: Dãy các chất nào chỉ chứa liên kết đơn?
A. C2H4 ; C2H6. B. CH4 ; C2H6. C. C2H4 ; C2H2. D. CH4 ; C2H2.
Câu 114: Các liên kết trong phân tử nitrogen được hình thành do sự xen phủ của
A. Các orbital s với nhau.
B. 2 orbital s và 1 orbital p với nhau.
C. 1 orbital s và 2 orbital p với nhau.
D. 3 orbital p giống nhau về hình dạng và kích thước, chỉ khác nhau về sự định hướng trong không gian.
Câu 115: Liên kết trong phân tử Hydrogen chloride (HCl) được hình thành
A. Do sự xen phủ giữa orbital p của nguyên tử H và orbital s của nguyên tử Cl.
B. Do sự xen phủ giữa orbital s của nguyên tử H và orbital s của nguyên tử Cl.
C. Do sự xen phủ giữa orbital s của nguyên tử H và orbital p của nguyên tử Cl.
D. Do sự xen phủ giữa orbital p của nguyên tử H và orbital p của nguyên tử Cl.
Câu 116: Hợp chất hữu cơ A có công thức phần tử là C4H6, trong phân tử có một liên kết ba. Số liên kết σ
trong phân tử A là
A. 6. B. 8. C. 9. D. 11.
Câu 117: Cho các phân tử sau : C2H4, C2H2, O3, N2, CO2, CH4, NH3. Có bao nhiêu phân tử có liên kết đôi và
có bao nhiêu phân tử có liên kết ba ?
A. 2 và 2. B. 3 và 2. C. 3 và 1. D. 2 và 1.
Câu 118: Dãy nào sau đây gồm các chất đều có liên kết π trong phân tử?
A. C2H4, O2, N2, H2S. B. C2H4, C2H2, O2, N2. C. C3H8, CO2, SO2, O2. D. CH2, H2O, C2H4, C3H6.
Câu 119: Cho sơ đồ biểu diễn sự hình thành liên kết trong phân tử khí carbon dioxide.
Phát biểu nào sau đây là sai với phân tử khí carbon dioxide?
A. Phân tử có cấu tạo góc.
B. Phân tử CO2 không phân cực.
C. Liên kết giữa nguyên tử O và C là liên kết phân cực.
D. Trong phân tử có hai liên kết đôi.
Câu 120: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s – p?
A. H2. B. NH3. C. Cl2. D. HCl.
Câu 121: Trong phân tử NH4Cl có bao nhiêu liên kết cộng hóa trị?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 122: Chất mà trong phân tử vừa có liên kết cộng hóa trị phân cực, vừa có liên kết cộng hóa trị không phân
cực là
A. CO2. B. H2O. C. NH3. D. C2F6.
Câu 123: Công thức cấu tạo đúng của phân tử CO2 là
A. O ← C → O. B. O = C → O. C. O = C = O. D. O = C – O.
Câu 124: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital p – p?
A. H2. B. NH3. C. Cl2. D. HCl.
Câu 125: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s – s?
A. H2. B. NH3. C. Cl2. D. HCl.
Câu 126: Nhóm hợp chất nào sau đây có liên kết cho – nhận?
A. NaCl, CO2. B. HCl, MgCl2. C. NH4NO3, HNO3. D. H2S, HCl.
21
GV: Bùi Mạnh Cao Nguyên SĐT: 0964347234
Câu 127: Phân tử chất nào sau đây có liên kết cho – nhận?
A. H2O. B. NH3. C. H2O2. D. HNO3.
Câu 128: Cho độ âm điện của H = 2,2, Na = 0,93, C = 2,55 và O = 3,44. Liên kết nào dưới đây là liên kết
cộng hóa trị không phân cực?
A. Na-O. B. O-H. C. Na-C. D. C-H.
Câu 129: Cho giá trị độ âm điện của một số nguyên tố sau: Na (0,93), Li (0,98), Mg (1,31), Al (1,61), P (2,19),
S (2,58), Br (2,96) và Cl (3,16). Phân tử nào trong số các phân tử dưới đây có chứa liên kết ion?
A. Na3P. B. MgS. C. AlCl3. D. LiBr.
Câu 130: Dãy chất được sắp xếp theo chiều tăng dần sự phân cực liên kết trong phân tử
A. HCl, Cl2, NaCl. B. NaCl, Cl2, HCl. C. Cl2, HCl, NaCl. D. Cl2, NaCl, HCl.
Câu 131: Phân tử chất nào sau đây ít phân cực nhất?
A. HCl. B. HF. C. HI. D. HBr.
Câu 132: Độ âm điện của các phi kim giảm dần theo thứ tự F, Cl, Br, H. Lực kéo electron về phía nguyên tử
nitrogen mạnh nhất ở liên kết nào dưới đây?
A. N-H. B. N-F. C. N-Cl. D. N-Br.
Câu 133: Liên kết nào sau đây phân cực nhất? Cho biết độ âm điện tăng theo thứ tự H, C, Br, Cl, F.
A. C-H. B. C-F. C. C-Cl. D. C-Br
Câu 134: Khả năng hoạt động của các phi kim giảm dần theo thứ tự sau: F > O > Cl. Liên kết trong phân tử
nào sau đây có độ âm phân cực lớn nhất?
A. FCl. B. F2O. C. Cl2O. D. Cl2.
Câu 135: Dãy chứa các phân tử được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải mức độ phân cực của
liên kết hoá học trong các phân tử HX là (Biết độ âm điện của các nguyên tố như sau: H (2,2); Cl 3(,16); Br
(2,96) và I (2,66)).
A. HBr, HI, HCl. B. HI, HBr, HCl. C. HCl, HBr, HI. D. HI, HCl, HBr
Câu 136: Hợp chất nào sau đây chứa cả liên kết ion và liên kết cộng hóa trị?
A. CH2O. B. CH4. C. Na2O. D. KOH.
Câu 137: Hợp chất nào dưới đây chứa đồng thời cả liên kết cộng hóa trị và liên kết ion?
A. MgO. B. H2SO4. C. Na2SO4. D. HCl.
Câu 138: Biết rằng độ âm điện của các nguyên tố Al, O, S, Cl lần lượt là 1,6; 3,5; 2,6 và 3. Trong các hợp chất
Al2O3, Al2S3, AlCl3 chất nào là hợp chất ion ?
A. Chỉ có Al2O3 và AlCl3. B. Chỉ có Al2O3.
C. Chỉ có Al2O3 và Al2S3. D. Chỉ có AlCl3
Câu 139: Hãy cho biết trong các phân tử sau đây, phân tử nào có độ phân cực của liên kết cao nhất: CaO;
MgO; AlCl3; BCl3. Cho biết độ âm điện: O (3,5); Ca (1,0); Mg (1,2); Cl (3,0) ; Al (1,5) và B (2,8).
A. CaO. B. AlCl3. C. BCl3. D. MgO.
Câu 140: Dãy được sắp xếp theo chiều tăng dần sự phân cực liên kết trong phân tử là
A. HCl, Cl2, NaCl. B. NaCl, Cl2, HCl. C. Cl2, HCl, NaCl. D. Cl2, NaCl, HCl
Câu 141: Năng lượng liên kết được định nghĩa là
A. Năng lượng tỏa ra khi hai nguyên tử tham gia liên kết với nhau.
B. Năng lượng thu vào khi hình thành liên kết giữa hai nguyên tử.
C. Năng lượng cần cung cấp để tạo thành liên kết giữa hai nguyên tử.
D. Năng lượng cần cung cấp đủ để tách hai nguyên tử tham gia liên kết thành hai nguyên tử độc lập tồn tại ở
thể khí trong điều kiện chuẩn.
Câu 142: Cho năng lượng liên kết của Cl-Cl, Br-Br, I-I lần lượt có giá trị lần lượt: 243 kJ/mol, 193 kJ/mol,
151 kJ/mol. Hãy chọn phương án đúng khi so sánh độ bền liên kết giữa Cl2, Br2 và I2.
A. I2 > Br2 > Cl2. B. Br2 > Cl2 > I2. C. Cl2 > Br2 > I2. D. Cl2 > I2 > Br2.
Câu 143: Đặt độ dài liên kết N – N, N = N và N ≡ N lần lượt là I1, I2, I3. Thứ tự tăng dần độ dài liên kết là
A. I1, I2, I3. B. I1, I3, I2. C. I2, I1, I3. D. I3, I2, I1.
Câu 144: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về độ bền của một liên kết ?
A. Khi nhiều liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử, độ bền liên kết sẽ giảm.
B. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết tăng.
C. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết giảm.
22
GV: Bùi Mạnh Cao Nguyên SĐT: 0964347234
D. Độ bền của liên kết không phụ thuộc vào độ dài liên kết.
Câu 145: Phát biểu nào sau đây không liên quan gì đến năng lượng liên kết và độ dài liên kết?
A. Nhiệt độ sôi của H2O cao hơn H2S. B. SiC có nhiệt độ nóng chảy cao hơn silicon kết tinh.
C. Tính chất hóa học của O2 dễ phản ứng hơn N2. D. HF bền hơn HCl.
Câu 146: Năng lượng liên kết của liên kết H-Cl là 431,4kJ/mol, phát biểu nào sau đây về năng lượng liên kết
là đúng?
A. Năng lượng 431,4kJ được giải phóng cho mỗi 2 mol H-Cl liên kết được tạo ra.
B. Hấp thụ 431,4kJ năng lượng trên mỗi 1 mol liên kết H-Cl bị phá vỡ.
C. Năng lượng 431,4kJ được giải phóng cho mỗi 1 mol liên kết H-Cl bị phá vỡ.
D. Hấp thụ 431,4kJ năng lượng trên mỗi 1 mol liên kết H-Cl được tạo ra.
Câu 147: Quy luật thay đổi của các tính chất vật liệu sau đây liên quan đến năng lượng liên kết của
liên kết cộng hóa trị?
A. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của F2, Cl2, Br2 và I2 tăng dần.
B. Độ bền nhiệt của HF, HCl, HBr và HI giảm dần.
C. Độ cứng, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của kim cương cao hơn kim cương tinh thể.
D. Nhiệt độ nóng chảy của NaF, NaCl, NaBr và NaI giảm dần theo thứ tự.
Câu 148: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Độ dài liên kết càng dài thì liên kết hoá học.
B. Càng mạnh. Sự xen phủ obitan nguyên tử giữa các nguyên tử liên kết càng ít thì liên kết cộng hoá trị
càng bền.
C. Đối với phân tử dioxide, năng lượng liên kết càng lớn thì phân tử chứa liên kết càng bền.
D. Liên kết hóa học được hình thành bằng cách chia sẻ các cặp electron giữa các nguyên tử được gọi là liên
kết ion.
Câu 149: Người ta biết rằng tinh thể C3N4 có thể có độ cứng lớn hơn kim cương, và các nguyên tử đều liên kết
với nhau bằng liên kết đơn. Phát biểu nào sau đây về tinh thể C3N4 là đúng?
A. Tinh thể C3N4 là tinh thể phân tử.
B. Trong tinh thể C3N4, độ dài liên kết của liên kết C-N dài hơn độ dài liên kết C-C trong kim cương.
C. Trong tinh thể C3N4, mỗi nguyên tử C liên kết với 4 nguyên tử N, còn mỗi nguyên tử N liên kết với 3
nguyên tử C.
D. Các liên hạt trong tinh thể C3N4 liên kết với nhau bằng liên kết ion hơn C.
Câu 150: So sánh các công thức sau: Cl + Cl → Cl2 (tỏa nhiệt 247kJ), O + O → O2 (tỏa nhiệt 493kJ)
và N + N → N2 (tỏa nhiệt 946 kJ), có thể kết luận rằng:
A. Nitrogen bền hơn oxygen và chlorine ở nhiệt độ thường.
B. Chlorine, nitrogen và oxygen là những chất khí ở nhiệt độ thường.
C. Chlorine bền hơn nitrogen và oxygen ở nhiệt độ thường.
D. Chlorine, nitrogen và oxygen có mật độ khác nhau.

23

You might also like