You are on page 1of 4

SỞ GD&ĐT KHÁNH HÒA ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ I

TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM NĂM HỌC : 2023-2024


MÔN : HÓA HỌC - LỚP 10
(Đề kiểm tra có 04 trang) Thời gian làm bài : 45 phút (không kể thời gian phát đề)

Họ và tên học sinh:….........................................Lớp: ……... Số báo danh: …........ MÃ ĐỀ:204


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cho
1. Số hiệu nguyên tử
H He Li Be C N O F Ne Na Mg Al Si P S Cl Ar K Ca Sr
1 2 3 4 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 38

2. Cho nguyên tử khối


H C N O Na Mg Al Si P S Cl K Ca Sr I
1 12 14 16 23 24 27 28 31 32 35,5 39 40 88 127
Học sinh không sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Phần 1. TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7 Điểm)
Câu 1: Yếu tố nào sau đây không biến đổi tuần hoàn theo chu kì và nhóm?
A. Bán kính nguyên tử. B. Nguyên tử khối. C. Tính kim loại. D. Tính phi kim.
Câu 2: Orbital nguyên tử là
A. khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron lớn nhất.
B. đám mây chứa electron có dạng hình cầu.
C. quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước và năng lượng xác định.
D. đám mây chứa electron có dạng hình số 8 nổi.
Câu 3: Nguyên tử các nguyên tố thuộc cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn thì có cùng
A. số electron hoá trị. B. số lớp electron.
C. số electron. D. số electron lớp ngoài cùng.
Câu 4: Cho các ion : Na+, Al3+, SO24 , NO3 , Ca2+, NH 4 , Cl–. Hỏi có bao nhiêu cation ?
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 5: Nguyên tử nào sau đây có khuynh hướng đạt cấu hình electron bền của khí hiếm neon khi tham
gia hình thành liên kết hoá học?
A. Oxygen. B. Hydrogen. C. Chlorine. D. Sulfur.
Câu 6: Trong nguyên tử, ở lớp M (n=3) có bao nhiêu phân lớp?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 7: Chlorine được dùng làm chất tẩy trắng, khử trùng nước sinh hoạt. Hydroxide cao nhất của
chlorine có công thức phân tử là
A. HClO4. B. HClO. C. HCl. D. HClO2.
Câu 8: Trong liên kết hóa học giữa R và X. Hiệu độ âm điện  thõa điều kiện nào sau đây thì liên
kết giữa R và X là liên kết cộng hóa trị không phân cực?
A.   1,7 B. 0,4   < 1,7 C. 0   < 0,4. D. 0   < 2,7.
Câu 9: Trong chu kì của bảng tuần hoàn, theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử
các nguyên tố có xu hướng
A. vừa giảm vừa tăng. B. giảm dần. C. không đổi. D. tăng dần.
Câu 10: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. neutron và proton. B. neutron, proton và electron.
C. proton và electron. D. neutron và electron.

Trang 1/4 - Mã đề 204


Câu 11: Tính chất nào sau đây là tính chất chung của hợp chất ion?
A. Hợp chất ion dẫn điện ở mọi trạng thái. B. Hợp chất ion dễ bay hơi.
C. Hợp chất ion thường tan kém trong nước. D. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao.
Câu 12: Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học, nhưng khác nhau về
A. Số khối A. B. số proton. C. số electron. D. tính chất hoá học.
Câu 13: Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau thành phân tử?
A. Để lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử trong phân tử có nhiều electron độc thân nhất.
B. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đạt được cơ cấu electron ổn định, bền vững.
C. Để tổng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử trong phân tử là 8.
D. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đều đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 14: Liên kết cộng hóa trị là liên kết hóa học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng
A. một hay nhiều cặp electron dùng chung. B. sự cho - nhận electron.
C. lực hút giữa các ion mang điện trái dấu. D. một cặp electron góp chung.
Câu 15: Bảng tuần hoàn hiện nay có số cột, số nhóm A và số nhóm B lần lượt là
A. 16, 8, 8. B. 18, 8, 10. C. 18, 10, 8. D. 18, 8, 8.
Câu 16: Phân tử nào sau đây có liên kết ion?
A. HI. B. CS2. C. CO2. D. BaCl2.
Câu 17: Nguyên tử nguyên tố X có 38 hạt mang điện. Hòa tan hoàn toàn m gam X trong H2O dư thu
được 0,1 gam H2. Giá trị của m là
A. 8,8. B. 3,9. C. 1,95. D. 4,4.
Câu 18: Vào những ngày hanh khô, cơ thể chúng ta có thể tích tụ điện tích khi đi bộ trên một số loại
thảm hoặc khi chải tóc. Giả sử cơ thể chúng ta tích tụ một lượng điện tích là - 9,612. 10-6 C. Trong
trường hợp này, cơ thể chúng ta đã nhận thêm bao nhiêu electron? (Biết qe = -1,602. 10-19C)
A. 6.1013. B. 60. C. 6. D. 6.1012.
Câu 19: Hydroxide của nguyên tố X (thuộc nhóm A) có tính base mạnh. 1 mol hydroxide này tác
dụng vừa đủ với 3 mol HCl. Phương án nào sau đây dự đoán về vị trí nhóm của nguyên tố X trong
bảng tuần hoàn là đúng?
A. Nhóm IA. B. Nhóm IIA. C. Nhóm IIIA. D. IVA.
Câu 20: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành do sự xen phủ orbital s – s?
A. H2. B. Cl2. C. HCl. D. NH3.
Câu 21: Một nguyên tử kim loại R ở nhóm IIA và nguyên tử phi kim X ở nhóm VIIA. Công thức hợp
chất tạo bởi R và X có dạng
A. RX2. B. RX. C. R2X3. D. R2X.
Câu 22: Lithium là kim loại nhẹ nhất trong các kim loại, được sử dụng trong các ngành công nghiệp
như thủy tinh, gốm sứ, chất bôi trơn, pin, dược phẩm, điện tử. Nguyên tố Lithium có 2 đồng vị bền,
trong đó 1 đồng vị là 6Li chiếm 6%. Biết nguyên tử khối trung bình của Lithium là 6,94. Số khối đồng
vị còn lại là
A. 6. B. 9. C. 8. D. 7.
Câu 23: Cho các nguyên tố X, R, T với số hiệu nguyên tử tương ứng 11,12,13. Phát biểu nào sau đây
sai?
A. RO là một acidic oxide.
B. Độ âm điện của nguyên tử xếp theo chiều tăng dần là X < R < T.
C. T(OH)3 là hydroxide lưỡng tính.
D. Tính kim loại được xếp theo chiều giảm dần là X > R > T.
Câu 24: Cho các cấu hình electron của một số nguyên tử nguyên tố như sau:
(1). ls22s22p6 ; (2). ls22s22p63s2 ; (3). ls22s22p63s23p63d64s2
2 2 6 2 6 1 2 2 2 6 2 4
(4). ls 2s 2p 3s 3p 3d 4s . (5). ls 2s 2p 3s 3p ; (6). ls22s22p63s23p5.
Số lượng nguyên tử nguyên tố kim loại trong số các nguyên tử ở trên là

Trang 2/4 - Mã đề 204


A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
2
Câu 25: Ion X2O 4 có 46 hạt electron. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X thuộc
A. nhóm IIA. B. nhóm IVA. C. chu kì 4. D. chu kì 3.
Câu 26: Cho các phát biểu sau
(a) Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.
(b) Flourine là nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất.
(c) Các ion Cl-, H+, Na+ đều có cấu hình electron giống khí hiếm.
(d) Các phân tử CO2, NH3 đều là các phân tử phân cực.
(e) Trong ion NH 4 , H3O đều có liên kết cho – nhận.
Số lượng phát biểu đúng là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 27: Nguyên tử của nguyên tố X có 48 electron, trong hạt nhân có 66 neutron, kí hiệu của nguyên
tử nguyên tố A là
114 48 66 48
A. 48 X. B. 66 X. C. 48 X. D. 114 X.
Câu 28: Sulfur dạng kem bôi được sử dụng đề điều trị mụn trứng cá. Nguyên tử sulfur có phân lớp
electron ngoài cùng là 3p4. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nguyên tử sulfur có 6 electron hóa trị.
B. Hạt nhân nguyên tử sulfur có 16 electron.
C. Nguyên tố sulfur thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.
D. Nguyên tố sulfur nằm ở chu kì 3 trong bảng tuần hoàn.

Phần 2. TỰ LUẬN (3 điểm)


Câu 1: (1 điểm) Vận dụng quy tắc octet hãy viết công thức electron, công thức cấu tạo của N2, H2O.
Câu 2: (1 điểm) Nguyên tố R thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Trong oxide cao nhất của R,
%mR = 43,66%. Hãy xác định công thức oxide cao nhất của R.
Câu 3: (0,5 điểm) Khi các nguyên tử liên kết với nhau sẽ tạo thành một hệ bền vững hơn, quá trình
này giải phóng năng lượng. Do vậy để phá vỡ liên kết giữa các nguyên tử thì phải cung cấp năng
lượng. Biết tổng năng lượng liên kết trong phân tử acetylene C2H2 là 1665 kJ/mol, năng lượng liên kết
C  C là 839 kJ/mol. Hãy tính năng lượng trung bình cần thiết (kJ) để phá vỡ một liên kết C – H trong
phân tử C2H2. (Cho NA = 6,02. 1023)
Câu 4: (0,5 điểm) Muối “i - ốt” có thành phần chính là sodium chloride (NaCl) và một lượng nhỏ
potassium iodide (KI) nhằm bổ sung nguyên tố vi lượng iodine cho cơ thể, ngăn bệnh bướu cổ, phòng
ngừa khuyết tật trí tuệ và phát triển. Trong 1 ngày, một người trưởng thành cần cung cấp 110 µg ion I-
thì khối lượng muối “i - ốt” cần nạp vào là bao nhiêu miligam? Biết trong muối mà người đó dùng có
chứa 2,8% KI về khối lượng (thành phần còn lại không chứa iodine) và người này không bổ sung
iodine từ nguồn thực phẩm nào khác.
----------- HẾT ----------
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Trang 3/4 - Mã đề 204
HỌC SINH

KHÔNG LÀM BÀI VÀO PHẦN GẠCH CHÉO


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Trang 4/4 - Mã đề 204

You might also like