You are on page 1of 6

CHỦ ĐỀ 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

Bài 2: Thành phần của nguyên tử


I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nguyên tử được tạo nên từ các hạt cơ bản là
A. proton, neutron và electron.
B. proton và neutron.
C. proton và electron.
D. neutron và electron.
Câu 2: Trong một nguyên tử, số proton
A. bằng số neutron.
B. luôn lớn hơn số electron.
C. bằng số electron.
D. luôn gấp đôi số electron.
Câu 3: Hạt được tìm thấy ở lớp vỏ nguyên tử là
A. electron.
B. neutron.
C. proton.
D. hạt nhân.
Câu 4: Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là
A. neutron.
B. proton.
C. electron.
D. neutron và proton.
Câu 5: Nhận định nào dưới đây là đúng
A. Nguyên tử mang điện tích âm.
B. Nguyên tử mang điện tích dương.
C. Không xác định được điện tích của nguyên tử.
D. Nguyên tử trung hòa về điện.
Câu 6: Trong nguyên tử, hạt nào không mang điện tích?
A. Proton.
B. Electron.
C. Neutron.
D. Neutron và proton.
Câu 7: Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở
A. neutron
B. proton
C. lớp vỏ electron
D. hạt nhân nguyên tử
Câu 8: Một nguyên tử Natri có 11 electron ở lớp vỏ. Điện tích hạt nhân của nguyên tử kali là
A. – 11 eo
B. + 11 eo
C. + 23 eo
D. 0
Câu 9: Hạt nhân nguyên tử được tạo nên bởi các hạt
A. proton và electron.
B. proton và neutron.
C. electron và neutron.
D. proton, neutron và electron.
Câu 10: Nguyên tử nguyên tố carbon (C) có 6 proton. Số electron trong nguyên tử carbon là
A. 5.
B. 6.
C. 12.
D. 8.
Câu 11: Nhận định nào dưới đây là đúng
A. Điện tích hạt nhân nguyên tử luôn âm.
B. Tất cả các nguyên tử của các nguyên tố đều chứa các loại hạt cơ bản bao gồm electron, proton,
neutron.
C. Lớp vỏ nguyên tử He có 4 hạt electron nên trong hạt nhân của nó có 4 hạt proton.
D. Khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân nguyên tử đó.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kích thước của hạt nhân rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử.
B. Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau có khối lượng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.
C. Phần không gian rỗng chiếm chủ yếu trong nguyên tử
D. Kích thước hạt nhân bằng khoảng 10-5 đến 10-4 lần kích thước nguyên tử.
Câu 13: Các đám mây gây hiện tượng sấm sét được tạo nên bởi những hạt nước nhỏ li ti mang điện
tích. Một phép đo thực nghiệm cho thấy một giọt nước có đường kính 50 μm mang một điện tích âm là
-3,33.10-17 C. Hãy cho biết điện tích âm của giọt nước trên tương đương với điện tích của bao nhiêu
electron.
A. 150 electron.
B. 33 electron.
C. 50 electron.
D. 208 electron.
Câu 14: X là nguyên tố phổ biến nhất trong Mặt Trời, chiếm khoảng 74% khối lượng Mặt Trời. Biết
một loại nguyên tử của nguyên tố X chỉ tạo nên bởi proton và electron (không có neutron). Nguyên tố
X là
A. Lithium.
B. Carbon.
C. Helium.
D. Hydrogen.
Câu 15: Nguyên tử vàng (gold) có 79 electron ở vỏ nguyên tử. Điện tích hạt nhân của nguyên tử vàng

A. -1,26.10-17 C
B. +79
C. -79
D. +1,26.10-17 C
Câu 16: Một loại nguyên tử carbon trong nguyên tử có 6 electron và 7 neutron. Khối lượng nguyên tử
xấp xỉ
A. 7 amu.
B. 13 amu.
C. 12 amu.
D. 6 amu.
Câu 17: Biết một hạt proton có khối lượng gần đúng là 1 amu. Hãy cho biết bao nhiêu hạt proton thì
có tổng khối lượng bằng 1 gam?
A. 1,6605×1023.
B. 6,022×1022.
C. 6,022×1023.
D. 1,6605×1024.
Câu 18: Giả sử ta có thể phóng đại hạt nhân thành một quả bóng bàn có đường kính 4 cm thì đường
kính của nguyên tử là bao nhiêu? Biết rằng đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt
nhân khoảng 104 lần.
A. 4000 m.
B. 4m.
C. 400 m.
D. 40 m.
Câu 19: Cho biết khối lượng của các hạt cấu tạo nên nguyên tử như sau:
Loại hạt Electron (e) Proton (p) Neutron (n)
Khối lượng (amu) 0,00055 1 1
Nguyên tử lithium (Li) có 3p, 4n và 3e. Khối lượng lớp vỏ của Li bằng khoảng bao nhiêu phần trăm
khối lượng của cả nguyên tử Li?
A. 0,2081%
B. 1,2334%.
C. 0,0812%.
D. 0,0236%.
Câu 20: Nguyên tử gồm
A. lớp vỏ được tạo nên bởi các hạt neutron và hạt nhân được tạo nên bởi các hạt proton và eletron.
B. lớp vỏ được tạo nên bởi các hạt eletron và hạt nhân được tạo nên bởi các hạt proton và neutron.
C. lớp vỏ được tạo nên bởi các hạt eletron và neutron và hạt nhân được tạo nên bởi các hạt proton.
D. lớp vỏ được tạo nên bởi các hạt proton và eletron và hạt nhân được tạo nên bởi các hạt neutron.
Câu 21: Biết trong phân thử nước (H2O), nguyên tử H chỉ gồm 1 proton và 1 electron; nguyên tử O có
8 neutron và 8 proton. Tổng số electron, proton và neutron trong một phân tử nước (H2O) là
A. 18.
B. 26.
C. 20.
D. 28.
Câu 22: Nguyên tử nguyên tố Potassium (K) có 19 proton và 20 nơtron. Khối lượng gần đúng của
nguyên tử K là (biết me = 0,00055 amu; mp = 1 amu; mn = 1 amu)
A. 29,01 amu.
B. 38,02 amu.
C. 39,01 amu.
D. 32,10 amu.
Câu 23: Nhận định nào sau đây không đúng
A. Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và neutron
B. Vỏ electron mang điện tích âm và chuyển động xung quanh hạt nhân
C. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện
D. Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân
Câu 24: Tổng số proton, neutron và electron trong một phân tử carbon dioxide (CO 2). Biết trong phân
tử này, nguyên tử C có 6 proton và 6 neutron; nguyên tử O có 8 proton và 8 neutron.
A. 42 hạt.
B. 66 hạt.
C. 60 hạt.
D. 55 hạt.
Câu 25: Nguyên tử trung hòa về điện vì
A. có tổng số hạt electron bằng tổng số hạt neutron.
B. có tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron.
C. được tạo nên bởi các hạt không mang điện.
D. tổng số hạt neutron bằng tổng số hạt neutron.
Câu 26: Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Khối lượng nguyên tử vô cùng nhỏ. Đơn vị của khối lượng nguyên tử là amu.
B. Khối lượng nguyên tử vô cùng lớn. Đơn vị của khối lượng nguyên tử là kg.
C. Khối lượng nguyên tử vô cùng lớn. Đơn vị của khối lượng nguyên tử là amu.
D. Khối lượng nguyên tử vô cùng nhỏ. Đơn vị của khối lượng nguyên tử là kg.
Câu 27: Cho mô hình nguyên tử nhôm (aluminium)
Phát biểu nào dưới đây đúng:
A. Hạt nhân nguyên tử nhôm chứa 13 hạt neutron.
B. Lớp vỏ nguyên tử chứa 13 hạt electron.
C. Điện tích nguyên tử nhôm là +13 C.
D. Tổng số hạt trong nguyên tử nhôm là 26.
Câu 28: Cho các trường hợp sau:
a) Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
b) Khí methane (CH4) cháy tạo thành khí carbon dioxide và hơi nước.
c) Hòa tan acetic acid (CH3COOH) vào nước được dung dịch acetic acid loãng dùng làm giấm ăn.
d) Cho vôi sống (CaO) vào nước được dung dịch Ca(OH)2.
e) Mở nút chai nước giải khát có gas thấy có bọt sủi lên.
Số hiện tượng hóa học là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 29: Năm 1911, Rơ-đơ-pho (E. Rutherford) và các cộng sự đã dùng các hạt α bắn phá lá vàng
mỏng và dùng màn huỳnh quang đặt sau lá vàng để theo dõi đường đi của các hạt α. Kết quả thí
nghiệm đã rút ra các kết luận về nguyên tử như sau:

(1) Nguyên tử có cấu tạo rỗng.


(2) Hạt nhân nguyên tử có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử.
(3) Hạt nhân nguyên tử mang điện tích âm.
(4) Xung quanh hạt nhân nguyên tử là các electron chuyển động tạo nên lớp vỏ nguyên tử.
Số kết luận sai là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 30: Cho các phát biểu sau:
(1) Tất cả hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố đều luôn có 2 loại hạt cơ bản là proton và neutron.
(2) Khối lượng nguyên tử tập trung ở lớp vỏ electron.
(3) Trong nguyên tử, số electron bằng số proton.
(4) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron.
Số phát biểu sai là:
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.

II. TỰ LUẬN
Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (proton, electron, neutron) là 49, trong đó số
hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Xác định điện tích hạt nhận, số proton, số
electron, số neutron và số khối của X?
Câu 2. Nguyên tử X có tổng số hạt bằng 60. Trong đó tổng số mang điện gấp đôi số hạt không mang
điện. Xác định số khối nguyên tử của X?
Câu 3. Tổng số hạt proton, neutron, electron trong hai nguyên tử của nguyên tố X và Y là 96, trong đó
có tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 32. Số hạt mang điện của nguyên tử Y
nhiều hơn của X là 16. Xác định số proton của X và Y?
* Số khối nguyên tử = số p + số n

You might also like