You are on page 1of 2

BÀI 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN


Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Nguyên tử có dạng hình ...(1)............. và có kích thước ...(2).................................... Nguyên tử nhỏ nhất là
...(3)........................có bán kính khoảng 0,53 Ao = 0,053 nm = 0,053.10-9m (1 nm = 10-9m; 1Ao =10-10m; 1nm =10 Ao ).
- Nguyên tử có đường kính khoảng 10-10 m; đường kính hạt nhân khoảng 10-14 m; đường kính của electron và pron
khoảng 10-17 m. Từ đó suy ra nguyên tử có cấu tạo ...(4)....................
- Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton trong hạt nhân ...(5)....................... số electron ở lớp vỏ.

Câu 2: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
Bảng 1: Thành phần cấu tạo nguyên tử
THÀNH PHẦN CẤU TẠO BỞI KÍ HIỆU ĐIỆN TÍCH KHỐI LƯỢNG
NGUYÊN TỬ HẠT

Câu 3: Mô tả thí nghiệm tìm ra electron và hạt nhân nguyên tử.


Câu 4: Nguyên tử khối của neon là 20,179. Hãy tính khối lượng của một nguyên tử neon theo kg.
Câu 5: Kết quả phân tích cho thấy trong phân tử khí CO2 có 27,3% C và 72,7% O theo khối lượng. Biết nguyên tử khối
của C là 12,011. Hãy xác định nguyên tử khối của oxi.
Câu 6: Biết rằng khối lượng một nguyên tử oxi nặng gấp 15,842 lần và khối lượng của nguyên tử cacbon nặng gấp
1
11,9059 lần khối lượng của nguyên tử hiđro. Hỏi nếu chọn khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị thì H, O có
12
nguyên tử khối là bao nhiêu ?

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Năm 1897, nhà bác học người Anh J.J Thomson đã tìm ra loại hạt nào trong nguyên tử?
A. electron. B. nơtron. C. proton. D. hạt nhân.
Câu 2: Năm 1911, nhà bác học người Anh E.Rutherford đã tìm ra loại hạt nào trong nguyên tử?
A. electron. B. nơtron. C. proton. D. hạt nhân.
Câu 3: Năm 1918, nhà bác học người Anh E.Rutherford đã tìm ra loại hạt nào trong nguyên tử?
A. electron. B. nơtron. C. proton. D. hạt nhân.
Câu 4: Năm 1932, nhà bác học J.Chadwick (cộng tác viên E.Rutherford) của đã tìm ra loại hạt nào trong nguyên tử?
A. electron. B. nơtron. C. proton. D. hạt nhân.
Câu 5: Những loại hạt cấu tạo nên hầu hết các hạt nhân nguyên tử là
A. Electron và nơtron. B. Electron và proton.
C. Nơtron và proton. D. Electron, nơtron và proton.
Câu 6: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là
A. Nơtron và proton. B. Electron, nơtron và proton.
C. Electron và proton. D. Electron và nơtron.
Câu 7: Hầu hết các nguyên tử được cấu tạo bởi bao nhiêu loại hạt cơ bản ?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8: Trong nguyên tử, hạt mang điện là
A. electron. B. electron và nơtron. C. proton và nơtron. D. proton và electron.
Câu 9: Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là
A. electron. B. proton. C. nơtron. D. proton và nơtron.
Câu 10: Trong nguyên tử, quan hệ giữa số hạt electron và proton là
A. Bằng nhau. B. Số hạt electron lớn hơn số hạt proton.
C. Số hạt electron nhỏ hơn số hạt proton. D. Không thể so sánh được các hạt này.
Câu 11: Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại ?
A. proton. B. Nơtron. C. electron. D. nơtron và electron.
Câu 12: So sánh khối lượng của electron với khối lượng hạt nhân nguyên tử, nhận định nào sau đây là đúng ?
1
A. Khối lượng electron bằng khoảng khối lượng của hạt nhân nguyên tử
1840
B. Khối lượng electron bằng khối lượng của nơtron trong hạt nhân.
C. Khối lượng electron bằng khối lượng của proton trong hạt nhân.
D. Khối lượng của electron nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng của hạt nhân nguyên tử, do đó, có thể bỏ qua trong
các phép tính gần đúng.
Câu 13: Electron được phát minh năm 1897 bởi nhà bác học người Anh Tom–xơn (J.J. Thomson). Từ khi được phát
hiện đến nay, electron đã đóng vai trò to lớn trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như: năng lượng, truyền thông và thông
tin,... Trong các câu sau đây, câu nào sai?
A. Electron là hạt mang điện tích âm.
B. Electron có khối lượng 9,1095. 10–28 gam.
C. Electron chỉ thoát ra khỏi nguyên tử trong những điều kiện đặc biệt.
D. Electron có khối lượng đáng kể so với khối lượng nguyên tử.
Câu 14: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm tìm ra một loại hạt cấu tạo nên nguyên tử, đó là hạt

A. electron. B. nơtron. C. proton. D. hạt nhân.


Câu 15: Hạt nhân của nguyên tử X có điện tích là 30,438.10 culông. Vậy nguyên tử X là
-19

A. Ar. B. K. C. Ca. D. Cl.


Câu 16: Hạt nhân của nguyên tử X có điện tích là 17,622.10 culông. Vậy nguyên tử X là
-19

A. Na. B. K. C. Ca. D. Cl.


Câu 17: Một nguyên tử X có 13 proton trong hạt nhân. Khối lượng của proton trong hạt nhân nguyên tử X là
A. 23,38.10-24 gam. B. 21,71.10-24 gam. C. 25,05.10-24 gam. D. 26,72.10-24 gam.
Câu 18: Một nguyên tử X có 15 electron trong hạt nhân. Khối lượng của electron trong nguyên tử X là
A. 12,74.10-30 gam. B. 13,56.10-30 gam. C. 11,83.10-30 gam. D. 14,56.10-30 gam.
Câu 19: Biết 1 mol nguyên tử sắt có khối lượng bằng 56 gam, một nguyên tử sắt có 26 electron. Số hạt electron có
trong 5,6 gam sắt là
A. 15,66.1024. B. 15,66.1021. C. 15,66.1022. D. 15,66.1023.
Câu 20: Trong nguyên tử, giữa bán kính hạt nhân (r) và số khối của hạt nhân (A) có mối quan hệ: r = 1,5.10-13.A1/3 cm.
Khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử (tấn/cm3) là
A. 117,5.106. B. 117,5.1012. C. 116.106. D. 116.1012.

You might also like