You are on page 1of 5

BÀI TẬP ÔN KIỂM TRA GIỮA KÌ 1

Câu 1. Vỏ nguyên tử cấu tạo bởi các hạt


A. electron.
B. nucleon.
C. proton.
D. nơtron.
Câu 2. Trong nguyên tử, hạt mang điện là
A. electron.
B. electron và nơtron.
C. proton và nơton.
D. proton và electron.
Câu 3. Nguyên tố hóa học bao gồm các nguyên tử có cùng
A. số khối.
B. số proton.
C. số nơtron.
D. số mol.
Câu 4. Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố, có số proton bằng nhau
nhưng khác nhau về số
A. electron.
B. nơtron.
C. proton.
D. obitan.
Câu 5. Lớp thứ 3 (n = 3) có số phân lớp là
A. 7.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 6. Số electron tối đa ở lớp M là
A. 8.
B. 2.
C. 18.
D. 32.
Câu 7. Nguyên tử của các nguyên tố trong một nhóm có cùng
A. số electron.
B. số lớp electron.
C. số electron hóa trị.
D. số phân lớp electron.
19
Câu 8. Tổng số hạt p, n, e trong 9F là
A. 19.
B. 30.
C. 28.
D. 32.
Câu 9. Số nguyên tố trong chu kì 3 và chu kì 2 là
A. 8 và 18.
B. 18 và 8.
C. 8 và 8.
D. 8 và 2.
Câu 10. Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IVA. Số electron lớp ngoài cùng của X là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Câu 11. Nguyên tử có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p5. Hạt nhân nguyên tử X có
A. 17 electron.
B. 17 nơtron.
C. 17 proton.
D. 18 proton.
Câu 12. Trong một nhóm A của BTH, đi từ trên xuống dưới:
A. Tính phi kim tăng dần.
B. Độ âm điện tăng dần.
C. Bán kính nguyên tử tăng dần.
D. Tính kim loại giảm dần.
Câu 13. Cho nguyên tố A (Z = 16); B (Z = 14). Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tính phi kim của A < B.
B. Bán kính nguyên tử của A > B.
C. Độ âm điện của A > B.
D. A, B có cùng số e.
Câu 14. Nguyên tử X có cấu hình e: 1s22s22p63s23p3. Vậy X
A. là kim loại.
B. ở nhóm IIIA.
C. ở chu kì 5.
D. có 15e.
24 25
Câu 15. Nguyên tố Magie có 3 dạng nguyên tử: 12 Mg , 12 Mg , 26
12 Mg . Phát biểu nào sau

đây sai?
A. Đó là 3 đồng vị của nguyên tố Mg.
B. 3 nguyên tử đều thuộc nguyên tố Mg.
C. Hạt nhân mỗi nguyên tử đều có 12 nơtron.
D. Số hạt mang điện trong 3 nguyên tử như nhau.
Câu 16. Nguyên tử X có 3 lớp electron và 6 electron lớp ngoài cùng. Số đơn vị điện tích
hạt nhân của nguyên tử X là
A. 6.
B. 8.
C. 14.
D. 16.
Câu 17. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns 2np2. Trong hợp
chất khí của nguyên tố X với H, X chiếm 75,0% khối lượng. Phần trăm khối lượng của
nguyên tố X trong hợp chất hidroxit là
A. 25,90%.
B. 22,28%.
C. 27,27%.
D. 19,35%.
Câu 18. Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố X thuộc nhóm
VA là 46. X là
A. 16S.
B. 15P.
C. 7N.
D. 14Si.
Câu 19. Nguyên tử nguyên tố M có electron phân bố ở phân lớp có mức năng
lượng cao nhất là 3d6. Tổng số hạt mang điện trong ion M2+ là
A. 24.
B. 26.
C. 50.
D. 52.
Câu 20. Một nguyên tử R có 2 đồng vị, tỷ lệ số nguyên tử là 3:1. Hạt nhân của R có 17
proton, đồng vị 1 có 18 nơtron. Đồng vị 2 có số khối lớn hơn đồng vị 1 là 2. Thành phần
% theo khối lượng của đồng vị 2 trong R2O là (cho O = 16)
A. 21, 26%.
B. 10,63%.
C. 78,74%.
D. 39,37%.
Câu 21. Cho các nguyên tố : K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12).
Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ
trái sang phải là :
A. K, Mg, N, Si. B. Mg, K, Si, N. C. K, Mg, Si, N. D. N, Si, Mg, K.
Câu 22. Cho nguyên tử R, ion X2+ và ion Y2- có số electron ở lớp vỏ bằng nhau.
Sự sắp xếp bán kính nguyên tử và ion nào sau đây là đúng ?
A. R < X2+ < Y2-. B. X2+ < R < Y2-. C. X2+ < Y2-< R. D. Y2- < R < X2+.
Câu 23. Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ
âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự :
A. R < M < X < Y. B. M < X < R < Y.
C. Y < M < X < R. D. M < X < Y < R.
Câu 24. Cho các dữ kiện sau: (1) bán kính nguyên tử ; (2) tổng số electron ; (3)
tính kim loại, tính phi kim ; (4) số electron lớp ngoài cùng ; (5) độ âm điện ; (6)
nguyên tử khối ; (7) tính axit, bazơ của oxit và hiđroxit ; (8) hóa trị của các
nguyên tố. Số tính chất hoặc đại lượng vật lí biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng
dần của điện tích hạt nhân nguyên tử là:
A. 4. B. 5.
C. 6. D. 7.
Câu 25. A, B là hai nguyên tố trong cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp
trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt proton trong hạt nhân của A và B là 32. Hai
nguyên tố đó là :
A. Mg và Ca. B. O và S. C. N và Si. D. C và Si.
Câu 26. Hòa tan hoàn toàn 3,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì
liên tiếp vào nước thu được 1,12 lít hiđro (đktc). Hai kim loại kiềm đã cho là
A. Li và Na. B. Na và K. C. K và Rb. D. Rb và Cs.
Câu 27. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học có bao nhiêu chu kì nhỏ ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 28. Nguyên tố canxi thuộc chu kì
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 29. Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố là sự biến
đổi tuần hoàn
A. của điện tích hạt nhân. B. của số hiệu nguyên tử.
C. cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. D. cấu trúc lớp vỏ
electron của nguyên tử.
Câu 30. Số thứ tự của nhóm A cho biết :
A. số hiệu nguyên tử. B. số electron hoá trị của nguyên tử.
C. số lớp electron của nguyên tử. D. số electron trong nguyên tử.
Câu 31. Electron hoá trị của các nguyên tố nhóm IA, IIA là các electron ở
A. s B. p C. d D. f
Câu 32. Dãy không được xếp theo quy luật tính kim loại tăng dần là
A. Li, Na, K, Rb. B. F, Cl, Br, I. C. Al, Na Mg, K. D. O, N, C, B.
Câu 33. Nguyên tố phi kim mạnh nhất là
A. Oxi. B. Flo. C. Clo. D. Nitơ
Câu 34. Chỉ ra nội dung sai : Tính phi kim của nguyên tố càng mạnh thì
A. khả năng thu electron càng mạnh. B. độ âm điện càng lớn.
C. bán kính nguyên tử càng lớn. D. tính kim loại càng yếu.
Câu 35. Trong một chu kì nhỏ, đi từ trái sang phải thì hoá trị cao nhất của các nguyên tố
trong hợp chất với oxi
A. tăng lần lượt từ 1 đến 4. B. giảm lần lượt từ 4 xuống 1.
C. tăng lần lượt từ 1 đến 7. D. tăng lần lượt từ 1 đến 8.
Câu 36. Cho nguyên tố có Z = 17, nó có hoá trị cao nhất với oxi là
A. 3 B. 5 C. 7 D. 8
Câu 37. Cặp nguyên tố hoá học có tính chất hoá học giống nhau nhất là
A. Na, Mg B. Na, K C. K, Ag D. Mg, Al
Câu 38. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là
ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối
lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là :
A. 40,00%. B. 50,00%. C. 27,27%. D. 60,00%.
Câu 39. Hai nguyên tố X, Y ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn. X thuộc nhóm
V. Ở trạng thái đơn chất X và Y không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân
của X và Y bằng 23. Hai nguyên tố X, Y là :
A. N, O. B. N, S. C. P, O. D. P, S.
Câu 40. Cho 0,64 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó MO, có số mol
bằng nhau, tác dụng hết với H2SO4 loãng. Thể tích khí H2 (đktc) thu được là
0,224 lít. Cho biết M thuộc nhóm IIA. Xác định M là nguyên tố nào sau đây ?
A. Mg. B. Ca. C. Sr. D. Ba.

HẾT

ĐÁP ÁN

1.A 2.D 3.B 4.B 5.C 6.C 7.C 8.C 9.C 10.B
11.C 12.C 13.C 14.D 15.C 16.D 17.D 18.B 19.C 20.A
21.C 22.B 23.A 24.C. 25.A 26.B 27.C 28.C 29.C 30.B
31.A 32.C 33.B 34.C 35.C 36.C 37.B 38.A 39.B 40.A

You might also like