You are on page 1of 4

CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ

ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

Câu 1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo mấy nguyên tắc?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.
Câu 2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo:
A. Chiều tăng dần của số electron hóa trị của nguyên tử;
B. Chiều tăng dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử;
C. Chiều tăng dần của nguyên tử khối;
D. Chiều giảm dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Câu 3. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có cấu tạo gồm:
A. Ô nguyên tố, chu kì B. Chu kì, nhóm nguyên tố
C. Ô nguyên tố, chu kì, nhóm nguyên tố D. Ô nguyên tố, nhóm nguyên tố.
Câu 4. Các nguyên tố xếp ở chu kì 5 có số lớp electron trong nguyên tử là?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6.
Câu 5: Chu kì là dãy các nguyên tố có cùng
A. số lớp electron. B. số electron hóa trị
C. số proton. D. số điện tích hạt nhân.
Câu 6. Số thứ tự nhóm trong bảng tuần hoàn cho biết điều gì?
A. Số electron hóa trị B. Số hiệu nguyên tử
C. Số lớp electron D. Số thứ tự của nguyên tố.
Câu 7: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hiện nay được sắp xếp theo tăng dần
A. Khối lượng nguyên tử. B. bán kính nguyên tử
C. số hiệu nguyên tử. D. độ âm điện của nguyên tử.
Câu 8: Chọn phát biểu không đúng
A. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng chu kì đều có số lớp electron bằng nhau.
B. Tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng chu kì nhìn chung tương tự nhau.
C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng nhóm có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.
D. Tính chất của các nguyên tố trong cùng nhóm là tương tự nhau.
Câu 9: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là 1s 22s22p63s23p4. Vị trí
của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là
A. Ô số 16, chu kì 3, nhóm IVA. B. Ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA.
C. Ô số 16, chu kì 3, nhóm IVB. D. Ô số 16, chu kì 3, nhóm VIB.
Câu 10. X thuộc chu kì 3, nhóm IIIA. X thuộc loại nguyên tố nào?
A. Nguyên tố s B. Nguyên tố p C. Nguyên tố d D. Nguyên tố f.
Câu 11. Nhóm A gồm các nguyên tố nào?
A. Nguyên tố s B. Nguyên tố p C. Nguyên tố s và p D. Nguyên tố d.
Câu 12. Nhóm B bao gồm các nguyên tố:
A. Nguyên tố s B. Nguyên tố p C. Nguyên tố s và p D. Nguyên tố d và f.
Câu 13. Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm VA của bảng tuần hoàn. Số hiệu nguyên tử của nguyên
tố M là:
A. 16 B. 14 C. 15 D. 13
Câu 14: Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử tương
ứng. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố thuộc cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn?
A. 3, 7, 15 B. 17, 20, 21 C. 11, 13, 18 D. 18, 19, 20
Câu 15. Khi xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, đại lượng nào sau đây không biến đổi
tuần hoàn?
A. Bán kính nguyên tử B. Số neutron
C. Tính kim loại, tính phi kim D. Độ âm điện.
Câu 16. Bán kính nguyên tử phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Cấu hình electron nguyên tử B. Khối lượng nguyên tử.
C. Năng lượng ion hóa D. Lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng.
Câu 17. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
A. Bán kính giảm dần, tính kim loại giảm B. Bán kính tăng dần, tính kim loại tăng
C. Bán kính tăng dần, tính phi kim tăng D. Bán kính giảm dần, tính phi kim giảm.
Câu 18: Trong một nhóm A (phân nhóm chính), trừ nhóm VIIIA (phân nhóm chính nhóm VIII),
theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì
A. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.
B. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.
C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.
D. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.
Câu 19: Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì
A. Bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng B. Bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm
C. Bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng D. Bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm
Câu 20: Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là:
A. N, P, O, F. B. P, N, F, O. C. N, P, F, O. D. P, N, O, F.
Câu 21: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ
trái sang phải là
A. Li, Na, O, F. B. F, O, Li, Na. C. F, Li, O, Na. D. F, Na, O, Li.
Câu 22: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các
nguyên tố tăng dần theo thứ tự
A. M < X < Y < R. B. R < M < X < Y. C. Y < M < X < R. D. M < X < R < Y.
Câu 23: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các
nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:
A. N, Si, Mg, K. B. K, Mg, Si, N. C. K, Mg, N, Si. D. Mg, K, Si, N.
Câu 24: Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s22s22p63s1;
1s22s22p63s2; 1s22s22p63s23p1 . Dãy gồm các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang
phải là:
A. Z, X, Y. B. Y, Z, X. C. Z, Y, X. D. X, Y, Z.
Câu 25: Cho các nguyên tố X, Y, Z, T với số hiệu nguyên tử lần lượt là 3, 4, 11, 19. Thứ tự giảm
dần tính kim loại của các nguyên tố này là
A. X < Y < Z < T B. T < X < Y < Z C. Y < X < Z < T D. Y < Z < T < X
Câu 26. Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện?
A. Na, K, Rb, Li B. Li, Rb, Na, K C. Rb, K, Na, Li D. Na, Li, K, Rb.
Câu 27. Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có bán kính nhỏ nhất?
A. Li B. Na C. K D. Cs.
Câu 28. Nguyên tố nào có công thức oxide (với hóa trị cao nhất) là R2O5?
A. Carbon (C) B. Sodium (Na) C. Sulfur (S) D. Nitrogen (N).
Câu 29. Nguyên tố nào có công thức hydroxide (với hóa trị cao nhất) là R(OH)3?
A. Aluminium(Al) B. Sodium (Na) C. Sulfur (S) D. Nitrogen (N).
Câu 30. Nguyên tử X có 17 proton. Hóa trị cao nhất của X trong hợp chất với oxygen là?
A. V B. VI C. VII D. VIII.
Câu 31. Nguyên tố X thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn. Oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là
XO2. Số electron hóa trị của X là?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6.
Câu 32. Nguyên tố X thuộc chu kì 3 nhóm VIIA. Công thức hóa học của hydroxide (ứng với hóa trị
cao nhất) của X là?
A. H2XO3 B. HX C. H2XO4 D. HXO4.
Câu 33. Nguyên tố X thuộc chu kì 3 nhóm VA. Cho các phát biểu sau:
(1) X là phosphorus
(2) Oxide ứng với hóa trị cao nhất là X2O7
(3) Hydroxide ứng với hóa trị cao nhất là H3XO4
(4) Hydroxide của X có tính base mạnh
Số các phát biểu đúng là?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.
Câu 34. Trong các acid sau, acid nào mạnh nhất?
A. HF B. HCl C. HBr D. HI.
Câu 35. Trong các chất dưới đây, chất nào có tính acid mạnh nhất?
A. HClO4 B. H2SiO3 C. H3PO4 D. H2SO4.
Câu 36. Trong các chất dưới đây, chất nào có tính base mạnh nhất?
A. Mg(OH)2 B. NaOH C. Al(OH)3 D. Fe(OH)3.
Câu 37. Dãy gồm các chất có tính base giảm dần là?
A. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 B. NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2
C. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH D. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH.
Câu 38. Dãy gồm các chất có tính acid tăng dần là?
A. H2SiO3, H3PO4, HClO4, H2SO4 B. H2SO4, HClO4, H2SiO3, H3PO4
C. H2SiO3, H3PO4, H2SO4, HClO4 D. H2SO4, HClO4, H3PO4, H2SiO3.
Câu 39. Cho công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là XO3, trong đó X chiếm 40% về khối
lượng. Xác định nguyên tố X.
A. Sulfur (S) B. Phosphorus (P) C. Carbon (C) D. Nitrogen (N).
Câu 40. Cho công thức hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của X là H3XO4, trong đó X chiếm
31,63% về khối lượng. Xác định nguyên tố X.
A. Sulfur (S) B. Phosphorus (P) C. Carbon (C) D. Nitrogen (N).
Câu 41. Cấu hình electron của chlorine (Cl) là: 1s 2s 2p 3s 3p . Cho các phát biểu sau:
2 2 6 2 5

1) Nguyên tử Cl có số hiệu nguyên tử là 17


2) Nguyên tử Cl ở chu kì 3, nhóm VA
3) Cl là nguyên tố phi kim
4) Oxide cao nhất là Cl2O5
5) Hydroxide ứng với hóa trị cao nhất là HClO4
Số phát biểu đúng là?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2.
Câu 42. Nguyên tố nitrogen (N) ở ô số 7, chu kì 2, nhóm VA. Tính chất cơ bản của đơn chất
nitrogen là gì?
A. Tính kim loại B. Tính phi kim C. Tính acid D. Tính base.
Câu 43. Nguyên tố oxygen (O) ở ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA. Cho các phát biểu sau:
(1) Cấu hình electron của oxygen (O) là: 1s22s22p5
(2) O là nguyên tố phi kim
(3) Oxide cao nhất là SO2
(4) Nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng
(5) O thuộc nguyên tố s
Số phát biểu đúng là?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5.
Câu 44. Cấu hình eletron lớp ngoài cùng của nguyên tố X là 3s . Tính chất cơ bản của hợp chất
1

hydroxide chứa X là gì?


A. Tính kim loại B. Tính phi kim C. Tính acid D. Tính base.
Câu 45. Cho các nguyên tố X, Y Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 12, 13. Phát biểu nào sau
đây là sai?
A. Các nguyên tố này đều là kim loại;
B. Các nguyên tố này đều thuộc cùng một chu kì;
C. Thứ tự giảm dần tính kim loại: X > Y > Z;
D. Thứ tự tăng dần tính base: XOH < Y(OH)2 < Z(OH)3.
Câu 46. Cho X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kì và đứng kế tiếp nhau (biết M Y > MX).
Tổng số proton của X và Y là 33. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của Y là?
A. Y2O3 B. YO2 C. YO3 D. Y2O7.
Câu 47: Cho X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng nhóm và ở hai chu kì liên tiếp. Tổng số proton của
X và Y là 32. X và Y là?
A. Ca và Mg. B. Si và S. C. P và Cl. D. K và Al.
Câu 48: Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hydro là RH3. Trong oxide mà
R có hoá trị cao nhất thì oxygen chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là
A. S. B. As. C. N. D. P.
Câu 49: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất
khí của nguyên tố X với hydro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X
trong oxide cao nhất là
A. 50,00%. B. 27,27%. C. 60,00%. D. 40,00%.
Câu 50: Cho các nguyên tố: 11Na, 12Mg, 13Al, 19K. Dãy các nguyên tố nào sau đây được xếp theo
chiều tính kim loại tăng dần:
A. Al, Mg, Na, K. B. Mg, Al, Na, K.
C. K, Na, Mg, Al. D. Na, K, Mg,Al.
Câu 51: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công
thức oxide cao nhất của R là:
A. R2O. B. R2O3. C. R2O7. D. RO3.
Câu 52: Nguyên tố R thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức hợp
chất khí với H của R là:
A. RH. B. RH2. C. RH3. D. RH4.
Câu 53: Nguyên tố X thuộc nhóm VA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức
hydroxide của X có dạng
A. HXO. B. HXO3. C. H2XO4. D. H3XO4.

You might also like